So Sánh Kỹ Năng Nhận Thức Về Bản Thân Ở Trẻ 5-6 Tuổi Của Nhóm Đối Chứng Và Nhóm Thực Nghiệm Sau Thử Nghiệm

thức: -5.372, - Thực hiện: -6.025; KN3: - Nhận thức: -4.885, - Thực hiện: -6.639; KN4: - Nhận thức: -4.554, - Thực hiện: -4.163; và mức ý nghĩa ở các kỹ năng đều nhỏ hơn 0.05, nên có sự khác biệt ý nghĩa của nhóm Đối chứng so với nhóm Thực nghiệm ở kỹ năng Chăm sóc vệ sinh cá nhân.

Bảng 3.8. So sánh kỹ năng Nhận thức về bản thân ở trẻ 5-6 tuổi của nhóm Đối chứng và nhóm Thực nghiệm sau thử nghiệm



Kỹ năng


Nhóm

Điểm trung

bình

Trị số t

Mức ý nghĩa

(Sig.)

KN 1

Nhận biết thông tin quan trọng về bản thân và gia đình của mình

Nhận thức

ĐC

2.28


-9.044


0.022

TN

3.52

Thực hiện

ĐC

2.42


-6.180


0.007

TN

3.58


KN 2

Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân

Nhận thức

ĐC

2.28


-6.278


0.008

TN

3.64

Thực hiện

ĐC

2.52


-4.791


0.010

TN

3.64


KN 3

Nhận biết khả năng và sở thích của bản thân

Nhận thức

ĐC

2.52


-4.720


0.005

TN

3.92

Thực hiện

ĐC

2.52


-5.512


0.008

TN

3.68

KN 4

Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của cá nhân

Nhận thức

ĐC

2.42


-6.369


0.034

TN

3.60

Thực hiện

ĐC

2.52


-5.037


0.005

TN

3.72

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

So sánh kết quả nhóm Thực nghiệm với nhóm Đối chứng sau thử nghiệm từ Bảng 3.8. trên đây về kỹ năng Nhận thức về bản thân cho ta thấy, điểm trung bình của nhóm Đối chứng, - về mặt nhận thức, có bốn kỹ năng trẻ vẫn ở mức thấp là KN 1: 2.28; KN 2: 2.42; KN 4: 2.42; và – về mặt thực hiện, có KN 1: 2.42; còn lại, trẻ nhóm Đối chứng chỉ đạt ở điểm đầu của mức trung bình, cụ thể là KN2: 2.52; KN3: 2.52; KN4: 2.52; như vậy, - về mặt thực hiện, cả bốn kỹ năng này đều đạt điểm ở đầu mức trung bình là: 2.52. Trong khi đó, điểm trung bình của nhóm Thực nghiệm,

- xét cả về mặt nhận thức và về mặt thực hiện, trẻ đều đạt ở mức cao (3.52 - 3.72).


Dựa vào số liệu thống kê cho thấy, giá trị t tìm được khi so sánh điểm trung bình của nhóm Đối chứng và nhóm Thực nghiệm ở kỹ năng Nhận thức về bản thân, lần lượt là KN1: - Nhận thức: -9.044, - Thực hiện: -6.180; KN2: - Nhận thức: -6.278, - Thực hiện: -4.791; KN3: - Nhận thức: -4.720, - Thực hiện: -5.512; KN4: - Nhận thức: -6.369, - Thực hiện: -5.037; và mức ý nghĩa ở các kỹ năng đều nhỏ hơn 0.05, nên có sự khác biệt ý nghĩa của nhóm Đối chứng so với nhóm Thực nghiệm ở kỹ năng Nhận thức về bản thân.

Như vậy, xét về điểm trung bình, nhóm Thực nghiệm cao hơn nhóm Đối chứng đến 1.40, và cao hơn hẳn ở một mức độ; xét về số liệu thống kê cũng cho chúng ta thấy, có sự khác biệt ý nghĩa của nhóm Đối chứng so với nhóm Thực nghiệm ở cả hai kỹ năng Chăm sóc vệ sinh cá nhân và Nhận thức về bản thân (về mặt nhận thức và thực hiện; mức ý nghĩa nhỏ hơn 0.05). Vì vậy, ta có thể khẳng định được rằng, các biện pháp thử nghiệm tác động rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi là có hiệu quả.

Biểu đồ 3.1. So sánh kỹ năng sống của trẻ giữa nhóm Đối chứng và nhóm Thực nghiệm sau thử nghiệm (điểm trung bình)

Tiểu kết chương 3 Sau quá trình tác động đồng bộ bốn biện pháp rèn luyện 1


Tiểu kết chương 3


Sau quá trình tác động đồng bộ bốn biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi: 1- Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ thông qua giờ học; 2- Tăng cường tổ chức trò chơi; 3- Quan sát – khen ngợi, động viên – nhắc nhở theo nguyên tắc: “Thiếu thì bù, quên thì nhắc” và “Rèn mọi lúc, mọi nơi”; 4- Nêu gương. Kết quả thử nghiệm cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ phát triển kỹ năng sống của trẻ giữa nhóm Thực nghiệm và nhóm Đối chứng. Kỹ năng sống của trẻ ở nhóm Thực nghiệm đã được nâng cao với kết quả cụ thể. Trước thử nghiệm, kỹ năng sống của trẻ ở nhóm Thực nghiệm tương đồng với nhóm Đối chứng và tập trung chủ yếu ở mức trung bình và thấp, nhưng sau thử nghiệm, kỹ năng sống của trẻ ở nhóm Thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm Đối chứng, số trẻ có kỹ năng sống ở mức cao tăng lên, có một số trẻ đạt đến mức rất cao, còn ở mức trung bình và mức thấp giảm đi rõ rệt, thậm chí ở mức thấp và mức rất thấp không còn trẻ nào. Đa số trẻ ở nhóm Thực nghiệm trở nên tự tin khi nói về khả năng và sở thích của mình, mạnh dạn hơn nhiều khi nói về bản thân và gia đình của mình, đề xuất những trò chơi, hay diễn đạt về những sự hiểu biết của mình một cách thoải mái, tự nhiên, lưu loát hơn; về mặt thực hiện các thao tác trẻ cũng biểu lộ một sự thoải mái, nhanh nhẹn, gọn gàng hơn. Điều này chứng tỏ tính tích cực – hiệu quả của các biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non tại TP. Hồ Chí Minh.

Kết quả thử nghiệm đã chứng minh giả thuyết khoa học của đề tài là đúng và cũng khẳng định tính khả thi của các biện pháp đã được xây dựng trong đề tài.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận


Qua quá trình nghiên cứu khảo sát thực trạng và thử nghiệm bốn biện pháp rèn luyện kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi, chúng tôi đi đến một số nhận định sau.

- Kỹ năng sống là một trong những nhân tố góp phần quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ và hình thành nhân cách cho trẻ. Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non nói chung, trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng là cơ sở để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, đặc biệt góp phần vào việc chuẩn bị tích cực cho trẻ bước vào lớp Một.

- Thực trạng cho thấy, phần nhiều các kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non trên địa bàn TP. HCM vẫn còn nhiều hạn chế; đặc biệt ở kỹ năng Chăm sóc vệ sinh cá nhân và kỹ năng Nhận thức về bản thân, chủ yếu trẻ đạt ở mức trung bình và mức thấp. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu và nổi trội là do nhà trường và gia đình chưa thực sự thấy tầm quan trọng và quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.

- Việc xây dựng một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non được xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn gồm các biện pháp cụ thể:

Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ thông qua giờ học

Tăng cường tổ chức trò chơi

Quan sát – khen ngợi, động viên – nhắc nhở theo nguyên tắc: “Thiếu thì bù; quên thì nhắc” và “Rèn mọi lúc, mọi nơi”

Nêu gương.


Khi thực hiện đồng bộ các biện pháp này trong quá trình thử nghiệm tác động ở nhóm Thực nghiệm đã khẳng định tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp rèn luyện kỹ năng sống của trẻ. Khi áp dụng các biện pháp này, kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi ở nhóm Thực nghiệm cao hơn hẳn so với trước khi thực nghiệm cũng như cao hơn hẳn so với trẻ ở nhóm Đối chứng đo cùng thời

điểm. Sự khác biệt này cho thấy hiệu quả của các biện pháp tác động là có thể tin cậy được. Kết quả trên cũng đã chứng minh được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đề ra trong đề tài.

2. Kiến nghị


Đối với trường mầm non


- Cần quan tâm đến việc rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non nói chung, đặc biệt là trẻ 5 – 6 tuổi đang chuẩn bị vào lớp Một.

- Tích cực phổ biến đến gia đình của trẻ về vai trò quan trọng của việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ; và đề nghị phụ huynh phối hợp – cộng tác với nhà trường – giáo viên để cùng thực hiện việc rèn kỹ năng cho trẻ ở nhà.

Đối với giáo viên


- Nên thực hiện lồng ghép việc rèn kỹ năng sống cho trẻ vào mọi hoạt động học, hoạt động chơi và các sinh hoạt hằng ngày của trẻ.

- Khi tiến hành việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ có thể tham khảo các biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mà đề tài đã đề xuất.

Đối với phụ huynh


- Cần ý thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ ngay từ giai đoạn đầu đời, vì nó góp phần rất lớn trong sự phát triển toàn diện cho trẻ và là cơ sở nền tảng xây dựng nhân cách cho con mình hôm nay và mai sau.

- Phối hợp và cộng tác với nhà trường – giáo viên để đồng thời rèn luyện các kỹ năng của trẻ; quan tâm – tạo điều kiện để trẻ được thực hành các kỹ năng trẻ đã học ở trường. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần nắm vững một số biện pháp, nhất là việc nêu gương cho con, quan sát trẻ để hướng dẫn, nhắc nhở và động viên – khen ngợi trẻ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

Tiếng Việt

1. Nguyễn Văn An (1992), Hệ thống kỹ năng giáo dục trên lớp của môn giáo dục học và quy trình rèn luyện kỹ năng sư phạm đó cho giáo sinh, Luận án Phó Tiến Sĩ. Đại học Sư phạm Hà Nội.

2. Nguyễn Minh Anh (2007), 66 hoạt động phát triển tinh thần tập thể, NXB. Giáo dục.

3. Tô Thị Ánh và Nguyễn Thị Bích Hồng (1991), Tâm lý học lứa tuổi, NXB. Giáo dục.

4. Hoàng Hòa Bình – Lê Minh Châu – Phan Thanh Hà – Nguyễn Thị Việt Hà – Trần Hiền Lương – Nguyễn Tuyết Nga – Trần Thị Tố Oanh – Phạm Thị Thu Phương – Nguyễn Thị Phương Thảo – Lưu Thu Thủy – Đào Vân Vi (2011), Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học, NXB. Giáo dục Việt Nam.

5. Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo trình chuyên đề kỹ năng sống, NXB. Đại học Sư phạm Hà nội.

6. Bộ giáo dục và Đào tạo - Vụ giáo viên (1998), Đổi mới công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non.

7. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Chương trình giáo dục mầm non, NXB. Giáo dục Việt Nam.

8. Bộ giáo dục và đào tạo, Hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi, Hà Nội, tháng 11/2011.

9. Nguyễn Ngọc Châm (2002), Tuyển tập các trò chơi phát triển cho trẻ mẫu giáo, NXB. Hà Nội.

10. Dennis Berg – Lâm Quang Thiệp, Chương trình tập huấn XÂY DỰNG ĐẦU CHUẨN ĐẦU RA & Thiết kế chương trình Đào tạo theo Chuẩn Đầu ra, Đại học Quốc Gia TP. HCM, 10/2011.

11. Vũ Dũng (chủ biên) (2008), Từ điển Tâm lý học, NXB. Từ điển bách khoa Hà nội.

12. Nguyễn Kế Hào (2008), Giáo trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB. Đại học Sư phạm Hà Nội.

13. Bùi Hiền, Từ điển giáo dục học, NXB. Từ điển bách khoa Hà Nội.

14. Dương Thị Diệu Hoa (Chủ biên) – Nguyễn Ánh Tuyết – Nguyễn Kế Hào – Phan Trọng Ngọ - Đỗ Thị Hạnh Phúc (2008), Giáo trình Tâm lý học phát triển, NXB. Đại học Sư phạm.

15. Dian Tillman và Dian Hsu (2010), Những giá trị sống dành cho trẻ từ 3 đến 7 tuổi, NXB. Trẻ.

16. Leonchiev A.N. (1989), Hoạt động – Ý thức – Nhân cách, người dịch: Phạm Minh Hạc, NXB. Giáo dục.

17. Mai Hiền Lê (2010), Một số biểu hiện kỹ năng sống của trẻ lớp mẫu giáo lớn trường mầm non Thực Hành thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ tâm lý học, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

18. LinDa Maget (2008), Nâng cao khả năng giao tiếp cho trẻ, NXB. Hồng Đức.

19. Nguyễn Hữu Long (2010), Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố hồ chí minh, Luận văn thạc sĩ tâm lý học, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

20. Luật bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004.

21. Carrie Lynn (2008), Giúp trẻ hòa nhập với xã hội – giai đoạn từ 4 – 6 tuổi, Người biên dịch: Thu Hằng, NXB. Lao động.

22. Mai Thị Nguyệt Nga (Chủ biên) (2007), Giáo trình Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB. Giáo Dục.

23. Jane Nelsen (2008), Rèn luyện kỷ luật cho trẻ, NXB. Lao động.

24. Mai Nguyệt Nga (2007), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB. Giáo dục.

25. Phan Trọng Ngọ (chủ biên) (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, NXB. Đại học Sư phạm Hà Nội.

26. Nguyễn Hữu Nghĩa, Triệu Xuân Quýnh, Bùi Ngọc Oánh (1994), Tâm lý học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 19/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí