Kế hoạch quản lý môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ

===***===


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:


KẾ TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Họ tên sinh viên : Nguyễn Thị Hòa

Lớp : Nhật 2 – QTKDB

Kế hoạch quản lý môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học Việt Nam - 1

Khóa : 45

Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Kim Anh


Hà Nội, tháng 5 năm 2010

DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ THỊ


ĐỒ THỊ

Hình 2.1: Tác động môi trường và hiệu quả sinh thái của Nippon Oil 31

Hình 2.2: Cân bằng sinh thái của Canon Schweiz 35

Hình 2.3: Các yếu tố sinh thái hiệu quả cho máy quét của Fujitsu 39

Hình 2.4: Dòng năng lượng và vật liệu trong một công ty sản xuất nhựa đường 45

Hình 2.5: So sánh các phương pháp cải tạo đường ống (%) 46

Hình 2.6: Thời gian hoàn vốn của các dự án đầu tư phát triển CP ở Lithuania 49

Hình 2.7a: Phân bổ chi phí trong công nghiệp thực phẩm ở Lithuania trước khi thực hiện EMA 51

Hình 2.7b: Phân bổ chi phí trong công nghiệp ở Lithuania (giai đoạn 1) 51

Hình 2.8: Vai trò của EMA trong quá trình ra quyết định 52

Hình 2.9: Tích hợp các vật liệu và dòng năng lượng trong quản lý hệ thống thông tin môi trường 54

BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tổng quan về chi phí môi trường của EMA 15

Bảng 2.1: Thay đổi trong lợi nhuận và các chỉ số quản lý môi trường của Ricoh Group..33 Bảng 2.2: Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động môi trường đối với máy giặt ở Hitachi 37

Bảng 2.3: Xác định chi phí môi trường của các công ty công nghiệp Lithuania 41

Bảng 2.4: So sánh các phương pháp cải tạo đường ống 47

Bảng 2.5: Chi phí biến đổi và chi phí cố định tại Mackenzie Paper Division, 2000 (Cdn$)

...............................................................................................................................................57

Bảng 2.6: Tóm tắt các chi phí năng lượng 68


1. Sự cần thiết của đề tài


LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng đổi mới và nâng cao trình độ quản lý. Trong tương lai không xa, doanh nghiệp có chỉ số cạnh tranh cao nhất là doanh nghiệp đạt được các yêu cầu về phát triển kinh doanh bền vững, nghĩa là đảm bảo cân bằng ba yếu tố: kinh tế, môi trường và trách nhiệm xã hội.

Hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao đang đe dọa cuộc sống của cộng đồng dân cư trên toàn cầu. Vì vậy, bảo vệ môi trường là trách nhiệm không chỉ của chính phủ, mà mỗi cá nhân, doanh nghiệp đều phải có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Chiến lược phát triển của Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 là phát triển kinh tế nhanh, bền vững, bảo vệ tốt môi trường và giải quyết hài hòa các vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội. Nhà nước quan tâm và ban hành ngày càng nhiều các quy định pháp lý để hạn chế khai thác quá mức nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội, hạn chế tới mức tối đa các hành vi vi phạm. Các quy định về tài chính, các chuẩn mực và các chế độ kế toán hiện tại chưa đáp ứng được những thông tin cần thiết về các chi phí liên quan đến môi trường như việc phát hiện chi phí ẩn, phân bổ chi phí…cho việc ra quyết định và lập báo cáo tài chính. Thực tế cho đến nay, chi phí môi trường trong các doanh nghiệp đang có xu hướng ngày càng tăng, mà yếu tố chi phí môi trường và doanh thu môi trường không nằm trong tài khoản hay tiểu khoản riêng rẽ nào của kế toán. Kế toán Quản lý Môi trường giúp doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu thông tin tạo điều kiện ra quyết định tốt hơn trong doanh nghiệp.

Từ những nhận định trên cùng với sự giúp đỡ của TS. Trần Thị Kim Anh em chọn đề tài: “Kế toán Quản lý Môi trường: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.


2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích lý thuyết và một số bài học từ các quốc giá khác nhau, mục đích cuối cùng của đề tài là đưa ra các đề xuất và giải pháp nhằm tìm kiếm và cung cấp các thông tin quan trọng về chi phí và doanh thu môi trường, qua đó hướng dẫn các doanh nghiệp, chủ dự án trong các quyết định kinh tế, nâng cao hiệu quả trong kinh tế cũng như đạt hiệu suất môi trường…có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.

3. Phạm vi nghiên cứu

Do hạn chế về thời gian và đây là một đề tài rất mới nên khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề trong việc ứng dụng phương pháp EMA, kết hợp hiệu quả sinh thái với EMA để phát triển bền vững và các công cụ quản lý môi trường khác tích hợp với EMA.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở xem xét các bài báo trong tạp chí chuyên ngành, sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích….

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận của em được chia thành ba chương chính:

Chương I: Tổng quan chung về Kế toán Quản lý Môi trường Chương II: Kinh nghiệm quốc tế về Kế toán Quản lý Môi trường

Chương III: Các giải pháp từ một số bài học quốc tế cho Kế toán Quản lý Môi trường ở Việt Nam

Khóa luận còn có phần phụ lục trình bày các báo cáo, số liệu của bảng cân đối kế toán của các công ty quốc tế áp dụng EMA để chứng minh cho những vấn đề thực tế được đề cập trong phần nội dung của khóa luận.


CHƯƠNG I‌‌

TỔNG QUAN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG


1. Tổng quan về Kế toán Quản lý Môi trường (EMA)

1.1. Định nghĩa chi phí môi trường và Kế toán Quản lý Môi trường (EMA)

Đa số các doanh nghiệp đều chỉ có thể nhận thấy các chi phí cho môi trường là các chi phí xử lý cuối đường ống (như chôn lấp chất thải rắn, xử lý nước thải...) trong khi thực tế có nhiều chi phí môi trường đã không được nhìn thấy rõ ràng để đưa vào hạch toán. Và Kế toán Quản lý Môi trường (Environmental Management Accouting _ EMA) chính là công cụ giúp nhận dạng, phân tích tất cả các chi phí môi trường trong quá trình quản lý và sản xuất của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp tính ra được giá thực của một sản phẩm doanh nghiệp bán ra trên thị trường để xác định được doanh thu cũng như lỗ lãi thực trong kinh doanh, từ đó có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ra quyết định. Vậy Kế toán Quản lý Môi trường là gì? Và chi phí môi trường là gì?

Theo quan niệm truyền thống, chi phí môi trường đồng nghĩa với chi phí bảo vệ môi trường. Xét từ góc độ dòng vật chất và năng lượng, chi phí môi trường chính là các chi phí liên quan đến dòng nguyên liệu và năng lượng gây nên những tác động môi trường. Còn chi phí bảo vệ môi trường tương đương với các chi phí phải tốn kém để giảm ô nhiễm môi trường (chi phí xử lý cuối đường ống).

Những quan niệm về chi phí môi trường trên hiện nay không hoàn toàn phù hợp. Chi phí môi trường bao gồm những chi phí bên trong công ty và chi phí bên ngoài liên quan đến những thiệt hại và bảo vệ môi trường. Chi phí bảo vệ môi trường bao gồm các chi phí cho công tác phòng chống, xử lý, lập kế hoạch, kiểm soát, thực hiện và khắc phục thiệt hại có thể xảy ra tại các công ty, chính phủ hoặc cá nhân (Association of German Engineers, 2001). [14]

Trọng tâm của EMA là chi phí môi trường của công ty. Chi phí môi trường có năm loại. Bao gồm: Các chi phí truyền thống, các chi phí ẩn, chi phí ngẫu nhiên, chi phí uy tín quan hệ, chi phí xã hội (ngoại ứng).


Chi phí truyền thống bao gồm các chi phí trực tiếp của vốn đầu tư, lao động, nguyên vật liệu và đổ thải. Có thể bao gồm các chi phí định kỳ và không định kỳ. Bao gồm các chi phí vốn và chi phí quản lý. Chi phí nguyên vật liệu bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu mà cuối cùng trở thành chất thải hoặc khí thải. Chi nhân lực liên quan đến môi trường cần phải được tính thêm.

Các chi phí ẩn là các chi phí gián tiếp không được phân bổ vào sản phẩm và dây chuyền. Có thể bao gồm các chi phí định kỳ và không định kỳ. Có thể bao gồm các chi phí vốn và chi phí quản lý.

Các chi phí ngẫu nhiên là các chi phí trách nhiệm pháp lý bao gồm các khoản tiền phạt do không tuân thủ pháp luật và các trách nhiệm pháp lý tương lai cho các hoạt động làm sạch bắt buộc, đền bù những thiệt hại của cải vật chất và sức khỏe cá nhân, Chi phí để khắc phục các vùng đất bị ô nhiễm, công nghệ kiểm soát nước thải và xử lý nước thải. Những chi phí này góp phần quan trọng trong kế toán quản lý (đánh giá chi phí của một tổ chức cho các thiết bị kiểm soát ô nhiễm, thu nhập từ vật liệu tái chế, khoản tiết kiệm hàng năm từ các thiết bị tiết kiệm năng lượng mới), kế toán tài chính (đánh và và báo cáo của tổ chức có trách nhiệm liên quan đến môi trường).

Các chi phí quan hệ uy tín là những chi phí do doanh nghiệp chi trả. Bao gồm các hạng mục chi phí khó xác định, bao gồm sự chấp nhận của người tiêu dùng, sự trung thành của khách hàng, tinh thần và thu nhập cao của công nhân, các quan hệ đoàn thể, hình ảnh của doanh nghiệp, các quan hệ cộng đồng và ước tính các chi phí tránh các khoản phạt.

Chi phí xã hội (ngoại ứng) là kết quả từ các hoạt động của công ty nhưng doanh nghiệp không phải chi trả trực tiếp. Những chi phí này do xã hội chi trả và bao gồm sự suy thoái môi trường do sự lan truyền các chất ô nhiễm. Và giá cả sản phẩm không được coi là giá ấn định hiện thời. Chi phí đó có thể được coi như một yếu tố để đánh giá hiệu quả đầu tư. Chính phủ áp dụng các công cụ chẳng hạn như thuế sinh thái, các quy định kiểm soát khí thải, phạt tiền gây ô nhiễm…tất cả các yếu tố đó ảnh hưởng đến chi phí bên ngoài của công ty.


Các biện pháp bảo vệ môi trường bao gồm tất cả các hoạt động thực hiện đúng pháp luật, phù hợp với các cam kết hoặc tự nguyện của công ty, hiệu quả về phòng, chống và giảm tác động môi trường (Association of German Engineers, 2001).

Chi phí bảo vệ môi trường bao gồm tất cả chi phí cho các biện pháp bảo vệ môi trường của một công ty để ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát và tài liệu khía cạnh môi trường, tác động và nguy hiểm, cũng như xử lý, vệ sinh và chi dọn sạch. Số tiền chi tiêu cho bảo vệ môi trường không trực tiếp liên quan đến việc thực hiện môi trường (Association of German Engineers, 2001).

Tổng số chi tiêu bảo vệ môi trường của doanh nghiệp = Chi cho Bảo vệ môi trường (rác thải và xử lý khí thải, quản lý môi trường và phòng chống ô nhiễm) + Chi phí vật liệu lãng phí + Chi phí vốn và lao động lãng phí

Chi phí môi trường trong EMA không chỉ bao gồm chi tiêu bảo vệ môi trường mà còn cung cấp thông tin tiền tệ quan trọng để quản lý hiệu quả chi phí và nâng cao hiệu suất môi trường. Trong một số dự án, các chi phí xử lý chất thải thông thường chiếm 1-10% tổng chi phí môi trường, trong khi chi phí mua nguyên vật liệu lãng phí khoảng 40-70% chi phí môi trường (tùy vào doanh nghiệp).

Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) định nghĩa: “Kế toán Quản lý Môi trường” là quản lý hoạt động kinh tế và môi trường thông qua việc triển khai và thực hiện các hệ thống hạch toán và các hoạt động thực tiễn phù hợp liên quan đến vấn đề môi trường”1.

Cụ thể hơn, cơ quan Phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UNDSD), qua sự thống nhất của Nhóm Công tác Kế toán Quản lý Môi trường gồm những chuyên gia đến từ 30 quốc gia đã đưa ra định nghĩa như sau: “Kế toán Quản lý Môi trường là việc nhận dạng, thu thập, phân tích và sử dụng 2 loại thông tin cho việc ra quyết định nội bộ:

- Thông tin vật chất về sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng, nước và nguyên vật liệu (bao gồm chất thải)


1 Nguồn: IFAC, 1998


- Thông tin tiền tệ về các chi phí, lợi nhuận và tiết kiệm liên quan đến môi trường2.”

Theo đó, hai loại thông tin trong EMA là vật lý và tiền tệ. Vật lý thông tin bao gồm dữ liệu về sử dụng, lưu lượng và số phận cuối cùng của năng lượng, nước, vật liệu và chất thải. EMA đặc biệt chú trọng thông tin vật lý vì:

- Việc sử dụng năng lượng, nước và vật liệu, cũng như việc tạo ra chất thải và khí thải, trực tiếp liên quan đến rất nhiều các tác động môi trường trong hoạt động của tổ chức.

- Chi phí mua nguyên vật liệu là rất lớn trong nhiều tổ chức.

EMA bao gồm hai loại công cụ, đó là Kế toán Quản lý Môi trường Tiền tệ- MEMA và Kế toán Quản lý Môi trường phi tiền tệ _ PEMA. 16 điểm trọng tâm của hệ thống Kế toán Quản lý Môi trường toàn diện đã được trình bày trong phụ lục 1. Công cụ MEMA được trình bày trong các bảng được đánh số từ 1-8; công cụ thứ hai PEMA được trình bày ở bảng 9-16. Công cụ PEMA được hiểu là tác động sinh thái của công ty lên môi trường tự nhiên. PEMA sử dụng đại lượng vật lý phục vụ cho các quyết định quản lý nội bộ. MEMA nhằm nghiên cứu riêng những tác động tài chính của hoạt động môi trường. Nó cho phép nhà quản lý đánh giá tốt hơn những tác động tiền tệ của sản phẩm và dự án mỗi khi đưa ra quyết định kinh doanh.

Nhược điểm của kế toán quản lý thông thường đó là bỏ qua phần lớn sự tách biệt về cách xác định, phân loại, đo lường và báo cáo của những thông tin về môi trường, đặc biệt là những chi phí môi trường, khi cung cấp những thông tin có liên quan đối với công tác quản lý để đưa ra quyết định, đưa ra kế hoạch và nắm được sự chủ động.

Do vậy, EMA phục vụ các nhà quản lý kinh doanh trong những quyết định về đầu tư vốn, xác định chi phí, quyết định thiết kế quá trình/ sản phẩm, đánh giá hoạt động và đưa ra một số quyết định kinh doanh trong tương lai. Vì vậy, EMA còn có chức năng và trọng tâm trong nội bộ công ty, trái ngược với việc được coi là một công cụ sử dụng trong báo cáo về chi phí môi trường cho các cổ đông bên ngoài. Nó


2 Nguồn: UNDSD, 2001

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022