Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 8

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 3

I/ CÂU HỎI ÔN TẬP

1) Trình bày khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ?

2) Phân loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ?

3) Trình bày công thức xác định trị giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua ngoài nhập kho? Giải thích công thức?

4) Có mấy phương pháp tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho? Cho ví dụ từng phương pháp?

II/ BÀI TẬP

Bài số 1: Xác định giá gốc của các nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ

1. Mua 1000kg NVL, giá chưa thuế là 100.000đ/kg, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán tiền. Chi phí vận chuyển là 2.000.000đ

2. Mua NVL về nhập kho, giá mua đã có thuế là 165.000.000đ, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng chuyển khoản. Chi phí vận chuyển 1.500.000đ, chi phí bốc dỡ 500.000đ bằng tiền mặt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

3. Mua 1 số công cụ dụng cụ, giá mua đã có thuế GTGT 10% là 1.100USD, chi phí vận chuyển bao gồm cả thuế GTGT 5% là 525.000đ, tỷ giá ngoại tệ 18.000đ/USD, đã thanh toán hết bằng tiền mặt.

4. Nhập khẩu 1 lô nguyên vật liệu giá nhập tại cửa khẩu là 50.000.000đ, thuế nhập khẩu 10%, thuể GTGT 10%, chi phí vận chuyển 200.000đ, thanh toán hết bằng chuyển khoản.

Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 8

Bài số 2: Xác định giá gốc của các nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ

1. Mua 10 tấn NVL A, giá chưa thuế là 50.000đ/kg, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển giá chưa thuế là 5.000.000đ

2. Mua NVL B về nhập kho, giá mua đã có thuế là 66.000.000đ, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển 1.000.000đ, chi phí bốc dỡ 500.000đ

3. Mua 1 số công cụ dụng cụ, giá mua đã có thuế GTGT 10% là 5.500.000đ, chi phí vận chuyển bao gồm cả thuế GTGT 5% là 210.000đ

4. Nhập khẩu 1 lô nguyên vật liệu giá nhập tại cửa khẩu là 100.000.000đ, thuế nhập khẩu 15%, thuể GTGT 10%, chi phí vận chuyển 200.000đ

5. NVL B được đưa đi góp vốn liên doanh với công ty X, được công ty X đánh giá giá trị góp vốn là 70.000.000đ

Bài số 3: Tính giá xuất kho

Nhà hàng A có tình hình NVL trong tháng 5/N như sau

1) Tồn đầu kỳ: - NVL A: 10.000kg x 50.000đ/kg

- NVL B: 20.000 kg x 35.000đ/kg

2) Trong kỳ có tình hình như sau:

- 5/5: Nhập kho 20.000kg NVLA, đơn giá bao gồm cả thuế GTGT 10% là 66.000đ/kg và 20.000kg NVLB giá chưa thuế là 40.000đ/kg

- 8/5: Xuất kho 20.000kg NVL A và 25.000kg NVL B để sx

- 10/5: Nhập kho 10.000kg NVLA, đơn giá chưa thuế là 55.000đ/kg và 10.000kg NVL B, đơn giá chưa thuế là 30.000đ/kg

- 15/5: Xuất kho 5000kg NVLA và 5000kg NVLB phục vụ phân xưởng

- 20/5: Xuất kho 2000kg NVL A và 5000kg NVL B phục vụ quản lý doanh nghiệp

Yêu cầu: Tính giá xuất kho theo PP FIFO, LIFO và bình quân gia quyền


Giới thiệu:

CHƯƠNG 4

KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Mã chương MH10-04

Chương 4 giới thiệu phương pháp kế toán của phần hành kế toán tài sản cố định bao gồm: khái niệm, nguyên tắc kế toán, chứng từ và tài khoản sử dụng.

Trong mỗi phần hành, giới thiệu cụ thể từng nội dung các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan, phương pháp kế toán của từng nghiệp vụ, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Kết thúc chương có phần câu hỏi ôn tập và bài tập vận dụng cho phần kiến thức đã học.

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm, đặc điểm của tài sản cố định;

- Biết xác định nguyên giá tài sản cố định;

- Liệt kê được các loại chứng từ kế toán sử dụng;

- Trình bày được phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến tài sản cố định trong doanh nghiệp du lịch – khách sạn

Nội dung chính:

1. Khái niệm và đặc điểm của tài sản cố định

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm, đặc điểm TSCĐ

- Trình bày được tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ

1.1. Khái niệm

TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị của nó được dịch chuyển dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kỳ.

TSCĐ phải thoả mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn sau đây:

a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.

b. Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách tin cậy.

c. Có thời gian sử dụng 1năm trở lên.

d. Có giá trị theo quy định hiện hành (Từ 10.000.000 đồng trở lên).

1.2. Đặc điểm

+ Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh

+ Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị TSCĐ bị hao mòn dần và chuyển dịch từng phần vào giá trị của sản phẩm mới sáng tạo ra.

+ Giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi bị hư hỏng.

2. Phân loại tài sản cố định

Mục tiêu:

- Phân loại được TSCĐ theo hình thái biểu hiện

- Phân loại được TSCĐ theo quyền sở hữu

2.1. Căn cứ vào hình thái biểu hiện

- TSCĐ hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với 4 tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp bao gồm:

+ Nhà cửa, vật kiến trúc: Là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như văn phòng, khách sạn, nhà hàng, nhà bếp, xưởng chế biến, nhà kho,…

+ Máy móc thiết bị: Là toàn bộ máy móc thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc thiết bị công tác, dây truyền công nghệ, máy móc đơn lẻ...

+ Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Là toàn bộ các loại phương tiện như ô tô, tàu thuyền, ca nô dùng trong vận chuyển, và các thiết bị truyền dẫn như đường ống dẫn nước, dẫn hơi, dẫn khí, hệ thống thông tin, hệ thống điện, băng tải...

+ Thiết bị dụng cụ quản lý là những thiết bị dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như thiết bị điện tử, máy vi tính, máy hút ẩm, hút bụi….

+ TSCĐ hữu hình khác

- TSCĐ vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. TSCĐ vô hình trong doanh nghiệp bao gồm:

+ Quyền sử dụng đất: Là toàn bộ chi phí thực tế đã chi ra có liên quan tới sử dụng đất như: tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng …

+ Nhãn hiệu hàng hoá: Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được quyền sử dụng một loại nhãn hiện, thương hiệu hàng hoá nào đó.

+ Bản quyền, bằng sáng chế: Giá trị bằng phát minh, sáng chế là các chi phí doanh nghiệp phải trả cho các công trình nghiên cứu, sản xuất thử được Nhà nước cấp bằng.

+ Phần mềm máy vi tính: Giá trị của phần mềm máy vi tính do doanh nghiệp bỏ tiền ra mua hoặc tự xây dựng, thiết kế (phần mềm kế toán, phần mềm quản lý khách sạn,…)

+ Giấy phép và giấy nhượng quyền: Chi phí mà doanh nghiệp chi ra để có được các loại giấy phép, giấy phép nhượng quyền để doanh nghiệp có thể thực hiện các nghiệp vụ nhất định.

2.2. Căn cứ vào quyền sở hữu

- TSCĐ tự có: Là các TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp, cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn kinh doanh, các quỹ của doanh nghiệp và các TSCĐ được biếu tặng ... Đây là những TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp; chiếm tỷ trọng lớn, có vị trí chủ yếu trong doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền chủ động sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- TSCĐ thuê ngoài: là những TSCĐ doanh nghiệp không có quyền sở hữu, chỉ có quyền sử dụng trong thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản đã thỏa thuận, DN phải trả tiền thuê hàng tháng theo hợp đồng; hết thời hạn thuê DN phải có trách nhiệm thanh lý hợp đồng thuê, trả lại hoặc mua lại TSCĐ đã thuê theo quy định thỏa thuận giữa hai bên.

3. Xác định nguyên giá tài sản cố định

Mục tiêu:

- Xác định được nguyên giá TSCĐ theo từng trường hợp

- Làm được BT tính toán

a) Xác định giá TSCĐ hữu hình do mua sắm:


Nguyên giá TSCĐ

Giá mua

= ghi trên hóa đơn

Thuế nhập khẩu, thuế

+ TTĐB (nếu

có)

Chi phí liên quan đến đưa TSCĐ

+ vào trạng thái sẵn

sang sử dụng


- Các khoản giảm trừ


Công thức 4.1: Xác định nguyên giá TSCĐ do mua sắm

Trong đó:

+ Giá mua ghi trên hóa đơn là giá chưa có thuế GTGT (nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) hoặc giá đã bao gồm thuế GTGT (nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp);

+ Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB: áp dụng với việc nhập khẩu TSCĐ hay TSCĐ là mặt hàng chịu thuế TTĐB;

+ Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng: Chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển, bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử, chi phí chuyên gia, chi phí liên quan trực tiếp khác;

+ Các khoản giảm trừ: là các khoản được giảm giá, chiết khấu,...

VD1: DN X tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, mua sắm TSCĐ theo giá mua chưa thuế là 50.000.000đ, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển

5.000.000đ, chi phí lắp đặt chạy thử 1.500.000đ. Do DN là khách hàng thường xuyên nên được giảm giá 500.000đ.

NG.TSCĐ = 50.000.000đ + 5.000.000đ + 1.500.000đ – 500.000đ

= 56.000.000đ

VD2: DN Y tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nhập khẩu 1 TSCĐ hữu hình theo giá CIF là 2.000$, thuế nhập khẩu 20%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. Chi phí vận chuyển và lắp đặt 5.000.000đ, chi phí thuê chuyên gia chạy thử là 2.000.000đ, tỷ giá thực tế 19.000đ/$.

NG.TSCĐ = 2.000 x 19.000 + 2.000 x 19.000 x 20% + 5.000.000 + 2.000.000

= 38.000.000 + 7.600.000 + 5.000.000 + 2.000.000 = 52.600.000đ

b) TSCĐ do đầu tư xây dựng:

Nguyên giá TSCĐ = Giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng hoặc giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng và các chi phí khác có liên quan, kể cả lệ phí trước bạ (nếu có).

VD: DN A đầu tư xây dựng 1 khách sạn, có giá quyết toán toàn bộ công trình là 5.000.000.000đ.

NG.TSCĐ = 5.000.000.000đ

c) TSCĐ hữu hình mua trả chậm:

Nguyên giá TSCĐ mua trả chậm = Giá mua trả tiền ngay tại thời điểm

mua.

Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán (nếu không được vốn hoá).

VD: DN X mua 1 TSCĐ theo hình thức trả góp, biết giá trả ngay của TSCĐ (đã bao gồm thuế GTGT 10%) là 110.000.000đ, DN hợp đồng trả trong 5 tháng, lãi suất trả góp là 2%/tháng.

NG.TSCĐ = 100.000.000đ

d) TSCĐ hữu hình từ các nguồn khác:

Các nguồn hình thành TSCĐ hữu hình: được cho, được biếu, tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa …

Nguyên giá TSCĐ = Giá trị hợp lý hoặc giá đánh giá thực tế khi nhận TSCĐ và chi phí trực tiếp (Chi phí tân trang, vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử ..) mà bên nhận phải chi ra trước khi đưa vào sử dụng.

VD: DN A nhận góp vốn liên doanh 1 TSCĐ hữu hình có nguyên giá 200.000.000đ, đã khấu hao 10%, được hội đồng liên doanh ghi nhận vốn góp là 185.000.000đ.

NG.TSCĐ = 185.000.000đ

e) Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình:

Nguyên giá TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự kiến.

4. Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng

Mục tiêu:

- Kể tên được chứng từ và tài khoản sử dụng

- Trình bày được nội dung và kết cấu TK 211, 213

4.1. Chứng từ kế toán sử dụng

- Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01 - TSCĐ)

- Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 02 - TSCĐ)

- Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn đã hoàn thành (Mẫu số 03- TSCĐ)

- Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu số 04-TSCĐ)

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số 05-TSCĐ)

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu số 06-TSCĐ)

- Các tài liệu kỹ thuật có liên quan.

- Thẻ TSCĐ

- Sổ TSCĐ

- Sổ Cái các tài khoản có liên quan …

4.2. Nội dung kết cấu tài khoản

a) TK 211- TSCĐ hữu hình

- Nội dung: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.

- Kết cấu:


TK 211- Tài sản cố định hữu hình

ợ ó



Nguyên giá TSCĐ tăng do tăng tài sản và điều chỉnh tăng nguyên giá:

- Mua sắm, đầu tư TSCĐ

- Nhận góp vốn bằng TSCĐ

- Nhận biếu tặng bằng TSCĐ

- Điều chỉnh tăng nguyên giá

Số dư: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở doanh nghiệp

b) TK 213 – TSCĐ vô hình

Nguyên giá TSCĐ giảm do giảm tài sản và điều chỉnh giảm nguyên giá

- Thanh lý TSCĐ

- Nhượng bán TSCĐ

- Mang TSCĐ đi góp vốn

- Điều chỉnh giảm nguyên giá

- Nội dung: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng, giảm TSCĐ vô hình của doanh nghiệp.

- Kết cấu: (tương tự TSCĐ hữu hình)

5. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

Mục tiêu:

- Định khoản được các nghiệp vụ kinh tế tăng, giảm TSCĐ

- Làm được bài tập định khoản

5.1. Kế toán tăng tài sản cố định

(1) Tăng TSCĐ do mua sắm trong nước: Kế toán căn cứ vào các chứng từ (hoá đơn mua TSCĐ, phiếu chi tiền vận chuyển, giấy báo nợ) lập biên bản giao nhận TSCĐ:

+ Nếu TSCĐ mua dùng sản xuất hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi:

Nợ TK 211, 213- Tài sản cố định hữu hình, TSCĐ vô hình Nợ TK 133 (1332)- Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331, 341…: Tổng giá thanh toán

+ Nếu TSCĐ mua vào dùng sản xuất hàng hoá dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi:

Nợ TK 211, 213- Tài sản cố định hữu hình, TSCĐ vô hình Có TK 111, 112, 331, 341…

+ Các chi phí phát sinh liên quan đến TSCĐ mua về như: chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử … được hạch toán vào Nguyên giá TSCĐ mua về, ghi:

Nợ TK 211, 213- Tài sản cố định hữu hình, TSCĐ vô hình Nợ TK 133 (1332): (nếu có)

Có TK 111, 112, 331, 341…: Tổng giá thanh toán

(2) Tăng TSCĐ do nhập khẩu: Trường hợp đơn vị nhập khẩu máy móc thiết bị

... căn cứ vào chứng từ nhập khẩu (hoá đơn thương mại, chứng từ nộp thuế ... các các chứng từ khác: phiếu chi, giấy báo nợ...) để lập biên bản giao nhận TSCĐ. Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ kế toán ghi:

+ Phản ánh trị giá TSCĐ nhập khẩu: Nợ TK 211, 213

Có TK 331, 112: Tổng số tiền phải thanh toán Có TK 333 (3333, 3332)

+ Phản ánh thuế GTGT của TSCĐ nhập khẩu phải nộp theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 03/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí