Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 7

Đơn giá

=

bình quân

(Số lượng tồn đầu kỳ x Đơn giá tồn đầu) + (Số lượng nhập kỳ x Đơn giá nhập) Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ

Công thức 3.4: Đơn giá bình quân

VD: Kho nguyên vật liệu của bộ phận bếp có số liệu tồn như sau:

- Thịt đông lạnh: 10kg x 90.000đ/kg

- Rau xanh : 3kg x 15.000đ/kg

Trong ngày có tình hình nhập xuất tồn như sau:

1/3/N: Mua 5 kg thịt đông lạnh, giá mua (đã có thuế GTGT 5%) là 105.000đ/kg. 5/3/N: Mua 2 kg rau xanh, giá mua (đã có thuế GTGT 5%) là 14.700đ/kg

8/3/N: Xuất 12 kg thịt đông lạnh để chế biến món Á

10/3/N: Mua 5 kg thịt đông lạnh, giá mua (đã có thuế GTGT 5%) là 115.500đ/kg.

15/3/N: Xuất 5 kg thịt đông lạnh để chế biến món Âu 20/3/N: Xuất 2 kg rau xanh để chế biến món Á 25/3/N: Xuất 2 kg rau xanh để chế biến món Âu

Yêu cầu: Tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp đơn giá bình quân?

Lời giải:


Đơn giá BQ (thịt đông lạnh) =

(10 x 90.000 + 5 x 100.000 + 5 x 110.000)



10 + 5 + 5

= 97.500 đ/kg

- Giá trị xuất kho (8/3) = 12 x 97.500 = 1.170.000 đ

- Giá trị xuất kho (15/3) = 5 x 97.500 = 487.500 đ

(3 x 15.000 + 2 x 14.000)

Đơn giá BQ (rau xanh) =

3 + 2

= 14.600 đ/kg

- Giá trị xuất kho (20/3) = 2 x 14.600 = 29.200 đ

- Giá trị xuất kho (25/3) = 2 x 14.600 = 29.200 đ

3. Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng

Mục tiêu: Sau khi học xong mục này người học có khả năng:

- Kể tên được chứng từ và tài khoản sử dụng

- Trình bày được nội dung và kết cấu TK 151, 152, 153

3.1. Chứng từ kế toán sử dụng

- Hoá đơn thuế GTGT (01GTKT-3LL)

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (03PXK-3LL)

- Phiếu nhập kho (Mẫu 01 – VT)

- Phiếu xuất kho (Mẫu 02 –VT)

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá (03-VT)

- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (04-VT)

- Bảng kê mua hàng (06-VT)

- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (07-VT)

3.2. Tài khoản kế toán sử dụng

a) Tài khoản 151- Hàng mua đang đi trên đường

- Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá thực tế của các loại hàng hoá, vật tư mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa về nhập kho còn đang trên đường vận chuyển, đang ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nghiệm nhập kho.

- Kết cấu:

Nợ TK 151- Hàng mua đang đi trên đường Có


- Trị giá hàng hoá, vật tư đã mua đang đi đường

- Trị giá hàng hoá, vật tư đã mua đang đi đường đã về nhập kho hoặc đã chuyển giao thẳng cho khách hàng;

SD: Trị giá hàng hoá, vật tư đã mua nhưng còn đang đi trên đường (chưa về nhập kho đơn vị).


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 7

b) Tài khoản 152- Nguyên liệu, vật liệu

- Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp theo giá gốc

- Kết cấu :

Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu Có


- Trị giá gốc của nguyên liệu, vật liệu

- Trị giá gốc của nguyên liệu, vật liệu

nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê

xuất kho dùng vào sản xuất, kinh

ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn

doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế

hoặc từ các nguồn khác;

biến, hoặc đưa đi góp vốn.

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê;

- Số tiền điều chỉnh giảm do đánh giá lại lại nguyên vật liệu

- Trị giá của nguyên liệu, vật liệu trả lại cho người bán hoặc được giảm giá hàng mua;

- Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng;

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu thiếu hụt khi kiểm kê;

SD: Trị giá gốc của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ.


- Số tiền điều chỉnh tăng giá kho đánh giá lại nguyên liệu, vật liệu.

c) Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ: phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động của các loại công cụ, dụng cụ trong kỳ.

4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

Mục tiêu:

- Định khoản được các nghiệp vụ nhập kho NVL, CCDC

- Định khoản được các nghiệp vụ xuất kho NVL, CCDC

- Vận dụng làm được bài tập ứng dụng

4.1. Phương pháp kế toán nguyên vật liệu

a) Kế toán nguyên vật liệu nhập kho:

<NV1> Khi mua ngoài nguyên liệu, vật liệu về nhập kho đơn vị, căn cứ vào hoá đơn để kiểm nhận và lập phiếu nhập kho, kế toán ghi:

+ Đối với DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ghi: Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua chưa có thuế)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ ( thuế GTGT đầu vào) Có TK 111,112,141,331... (Tổng giá thanh toán)

+ Đối với DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (Tổng giá thanh toán)

Có TK 111,112,141,311,331... (Tổng giá thanh toán)

<NV2> Trường hợp vật tư đã về, đến cuối tháng vẫn chưa có hoá đơn:

+ DN đối chiếu hợp đồng, tiến hành kiểm nhận, lập phiếu nhập kho theo số thực nhận và giá tạm tính để tiến hành ghi sổ kế toán:

Nợ TK 152 – Giá tạm tính

Có TK 331- Phải trả người bán

+ Khi hoá đơn về sẽ điều chỉnh theo giá thực tế, căn cứ hoá đơn nếu nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi nhận thuế

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331- Phải trả người bán

+ So sánh giá vốn thực tế theo hoá đơn với giá tạm tính đã tạm ghi trước đây để điều chỉnh

Nếu giá tạm tính < giá thực tế: Nợ TK 152 – Giá tạm tính

Có TK 331- Phải trả người bán Nếu giá tạm tính > giá thực tế:

Nợ TK 331 – Giá tạm tính

Có TK 152 - Phải trả người bán

<NV3> Trường hợp doanh nghiệp đã nhận được hoá đơn mua hàng nhưng vật tư chưa về nhập kho thì kế toán lưu hoá đơn vào tập hồ sơ “Hàng mua đang đi đường”

+ Nếu trong tháng vật tư về, tiến hành kiểm nhận và lập phiếu nhập kho ghi vào TK 152 (như NV1)

+ Nếu cuối tháng vật tư vẫn chưa về nhưng doanh nghiệp đã trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, kế toán ghi:

Nợ TK 151- Hàng mua đang đi đường: Ghi theo giá trị trên hoá đơn Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112, 331

+ Sang tháng sau, kho vật tư về nhập kho, kế toán ghi Nợ TK 152: Ghi theo số thực nhập kho

Có TK 151- Hàng mua đang đi đường

<NV4> Khi mua hàng nếu doanh nghiệp thanh toán sớm tiền hàng theo quy định của hợp đồng thì sẽ được bên bán cho hưởng khoản tiền chiết khấu thanh toán

Nợ TK 331, 111, 112

Có TK 515

<NV5> Nếu doanh nghiệp mua hàng được hưởng khoản giảm giá, hoặc hàng sai quy cách phải trả lại

Nợ TK 111, 112, 331: Thu được bằng tiền hoặc trừ nợ phải trả người bán Có TK 152: Giá trị vật tư nhập kho giảm

Có TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)


51

<NV6> Trường hợp vật tư nhập khẩu DN phải tính thuế nhập khẩu, theo giá tại cửa khẩu (Giá CIF) và tính thuế GTGT phải nộp cho NSNN.

+ Căn cứ vào phiếu nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 152: Giá mua + Thuế nhập khẩu vật tư

Có TK 331: Theo giá ghi trên hoá đơn

Có TK 3333: Thuế nhập khẩu phải nộp cho Nhà nước Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

+ Tính thuế GTGT hàng nhập khẩu nếu được khấu trừ: Nợ TK 133- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Có TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu

<NV7> Các chi phí khác phát sinh liên quan đến việc mua và nhập nguyên,vật liệu như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, bảo hiểm ... được tính vào giá nhập kho:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua chưa có thuế)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ ( thuế GTGT đầu vào) Có TK 111,112,141,331... (Tổng giá thanh toán)

<NV8> Trường hợp vật tư tự sản xuất, chế biến, gia công hoặc thuê ngoài gia công, chế biến:

+ Khi xuất nguyên liệu, vật liệu đưa đi gia công, chế biến ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu

+ Khi phát sinh chi phí gia công, chế biến ghi: Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang

Nợ TK 133: nếu có

Có TK 111, 112, 331, 141, 334 ...

+ Khi nhập kho vật tư đã chế biến, gia công xong: Nợ TK 152

Có TK 154

<NV9> Trường hợp nhập kho nguyên liệu, vật liệu, do sản xuất sản phẩm dùng không hết nhập lại kho hoặc nhập kho phế liệu do sản xuất đào thải, căn cứ vào giá trị thực tế nhập, kế toán ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

52

<NV10> Trường hợp nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê:

+ Nếu xác định được nguyên nhân thì căn cứ nguyên nhân thừa để ghi sổ.

+ Nếu chưa xác định được nguyên nhân, ghi: Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 338 (3381): Tài sản thừa chờ giải quyết.

+ Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định ghi: Nợ TK 338 (3381)

Có TK 331: Nếu người bán giao thừa và DN mua lại hàng thừa Có TK 711: Nếu vật tư thừa không xác định được nguyên nhân.

+ Nếu xác định số vật liệu thừa của đơn vị khác thì khi nhập kho, ghi đơn: Nợ TK 002: Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công

Khi trả lại nguyên liệu vật liệu cho đơn vị khác kế toán ghi đơn:

Có TK 002

b) Kế toán nguyên vật liệu xuất kho:

<NV1> Khi xuất kho nguyên vật liệu ra sử dụng cho sản xuất kinh doanh:

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

<NV2> Trường hợp vật tư thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê:

+ Nếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán;

+ Nếu giá trị nguyên liệu, vật liệu hao hụt nằm trong phạm vi hao hụt cho phép (hao hụt trong định mức), ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu

+ Nếu số hao hụt, mất mát chưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ xử lý, căn cứ vào giá trị hao hụt, ghi:

Nợ TK 138 (1381): Tài sản thiếu chờ xử lý Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu

+ Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định, ghi: Nợ TK 111: Người phạm lỗi bồi thường bằng tiền mặt

Nợ TK 1388: Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi Nợ TK 334: Nếu trừ vào thu nhập của người phạm lỗi

Nợ TK 632: Phần nguyên liệu, vật liệu còn lại phải tính vào giá vốn.

Có TK 138 (1381): Phải thu khác

<NV3> Trường hợp báo hỏng công cụ, dụng cụ kế toán tiến hành phân bổ nốt giá trị còn lại ghi:

Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu Nợ TK 138: Phải thu khác (1388) Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641: Chi phí bán hàng

Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 142: Chi phí trả trước (1421)

4.2. Phương pháp kế toán công cụ dụng cụ

a) Kế toán công cụ dụng cụ nhập kho (tương tự như kế toán nguyên vật liệu nhập kho)

b) Kế toán công cụ dụng cụ xuất kho:

<NV1> Đối với công cụ dụng cụ loại phẩn bổ một lần khi xuất kho sử dụng cho sản xuất kinh doanh, kế toán ghi ngay vào chi phí 100% của giá trị CCDC:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 153- Công cụ, dụng cụ

<NV2> Đối với CCDC loại phân bổ nhiều lần:

+ Khi xuất dùng căn cứ vào mức độ tham gia của công cụ, dụng cụ vào quá trình sản xuất, kế toán xác định số lần phân bổ và mức phân bổ từng kỳ vào chi phí sản xuất.


Giá trị công cụ, dụng cụ xuất phân bổ cho từng lần

Giá trị thực tế CCDC xuất dùng

=

Số lần phân bổ


Công thức 3.5: Giá trị xuất kho phân bổ

Nợ TK 142: Chi phí trả trước ngắn hạn (CCDC có giá trị lớn và có thời gian sử dụng dưới một năm)

Nợ TK 242: Chi phí trả trước dài hạn (CCDC có giá trị lớn và có thời gian sử dụng trên một năm và có giá trị lớn).

Có TK 153 (1531,1532): Công cụ, dụng cụ

+ Đồng thời phân bổ một lần giá trị CCDC vào chi phí sản xuất theo mức phân bổ ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 142- Chi phí trả trước ngắn hạn Có TK 242: Chi phí trả trước dài hạn


Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:

- Hình thức đánh giá:

+ Bài tập: Trả lời câu hỏi, Bài tập tính toán và định khoản kế toán, Vẽ sơ đồ chữ T các tài khoản

+ Kiểm tra: Viết

- Yêu cầu đánh giá:

+ Phân loại được nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ

+ Tính được giá nhập kho và giá xuất kho theo các phương pháp

+ Định khoản được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

+ Vẽ được sơ đồ chữ T các tài khoản: 152, 153


Ghi nhớ:

- Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ;

- Công thức xác định giá trị thực tế vật liệu nhập kho - xuất kho;

- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 03/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí