Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 9

Nợ TK 133 (1332)- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu

+ Phản ánh thuế GTGT của TSCĐ nhập khẩu phải nộp theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT được tính vào nguyên giá TSCĐ, kế toán ghi:

Nợ TK 211, 213: Tính vào nguyên giá TSCĐ

Có TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu

(3) Tăng TSCĐ do mua theo phương thức trả chậm, trả góp: Căn cứ vào hợp đồng mua trả chậm trả góp, hoá đơn thuế GTGT lập biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán ghi:

+ Khi mua TSCĐ về bàn giao cho bộ phận sử dụng, kế toán ghi: Nợ TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Nợ TK 242: Chênh lệch (Tổng số tiền thanh toán – Giá mua trả tiền ngay

– Thuế GTGT)

Có TK 331: Tổng số tiền phải thanh toán.

+ Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán theo thoả thuận, ghi: Nợ TK 331- Phải trả người bán: Số tiền phải trả định kỳ

Có TK 111, 112: Chi trả bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

+ Đồng thời phân bổ số lãi phải trả chậm vào chi phí tài chính trong kỳ: Nợ TK 635- Chi phí hoạt động tài chính

Có TK 242- Chi phí trả trước dài hạn

(4) Tăng TSCĐ do đầu tư XDCB hoàn thành: Khi công tác XDCB hoàn thành nghiệm thu, bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh:

NợTK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình

Có TK 241- Chi phí XDCB dở dang: Giá trị quyết toán công trình.

(5) Một số nghiệp vụ tăng TSCĐ khác:

+ Tăng TSCĐ do được Nhà nước cấp, nhận góp vốn bằng TSCĐ: Nợ TK 211, 213- Tài sản cố định hữu hình, vô hình

Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh

+ Tăng TSCĐ do nhận tài trợ, biếu tặng ghi: Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình

Có TK 711- Thu nhập khác

Kết chuyển nguồn: Việc đầu tư mua sắm, xây dựng TSCĐ liên quan đến việc sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp. Do vậy, đồng thời với việc ghi các bút toán tăng TSCĐ như trên căn cứ vào quyết định sử dụng nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ của doanh nghiệp, kế toán phải hạch toán kết chuyển nguồn vốn như sau:

+ Nếu TSCĐ mua sắm, đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển: Nợ TK 414- Quỹ đầu tư phát triển

Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh

+ Nếu TSCĐ mua sắm, đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư XDCB: Nợ TK 441- Nguồn vốn XDCB

Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh

+ Nếu TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn vay, kế toán không kết chuyển nguồn vì việc tăng TSCĐ đã làm tăng khoản nợ phải trả, không ảnh hưởng gì tới cơ cấu vốn chủ sở hữu doanh nghiệp.

(6) Giá trị TSCĐ vô hình được hình thành từ nội bộ doanh nghiệp:

+ Trong giai đoạn triển khai: không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ thì chi phí phát sinh được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ:

Nợ TK 142, 242: Nếu chi phí phát sinh lớn cần phân bổ trong nhiều kỳ Nợ TK 642: Nếu chi phí phát sinh nhỏ tính ngay vào chi phí trong kỳ

Có TK 111, 112, 331...

+ Kết quả của giai đoạn triển khai thoả mãn và đáp ứng được tiêu chuẩn đối với TSCĐ thì từ thời điểm đó chi phí phát sinh có liên quan đến việc hình thành tài sản:

Nợ TK 241- Chi phí XDCB dở dang

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331

+ Khi kết thúc bàn giao TSCĐ, kế toán xác định nguyên giá, ghi: Nợ TK 213: Nguyên giá TSCĐ vô hình

Có TK 241: Tập hợp chi phí hợp lý thực tế phát sinh

5.2. Kế toán giảm tài sản cố định

(1) Kế toán thanh lý TSCĐ hữu hình và vô hình: TSCĐ thanh lý, nhượng bán thường là những TSCĐ đã khấu hao hết, hoặc không thể tiếp tục sử dụng, hoặc TSCĐ đã lạc hậu về mặt kỹ thuật, sử dụng không hiệu quả, không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị.

+ Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 811- Chi phí khác: Giá trị còn lại

Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ: Phần giá trị hao mòn luỹ kế

Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ hữu hình (vô hình)

+ Phản ánh thu nhập từ thanh lý TSCĐ: phế liệu thu hồi nhập kho hoặc phế liệu bán thu bằng tiền...

Nợ TK 111, 112, 152..: Giá trị thu hồi bằng tiền hoặc bằng vật tư Có TK 711- Thu nhập khác

Có TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra phải nộp

+ Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình thanh lý TSCĐ được hạch toán vào chi phí khác:

Nợ TK 811- Chi phí khác

Nợ TK 133- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 111, 112, 141...

(2) Kế toán nhượng bán TSCĐ hữu hình:

TSCĐ được nhượng bán là những TSCĐ mà doanh nghiệp không cần dùng đến hoặc xét thấy việc sử dụng không đem lại kết quả.

Khi nhượng bán phải thành lập hội đồng xác định giá bán, tổ chức việc nhượng bán theo quy định hiện hành.

Các bút toán nhượng bán TSCĐ tương tự như hạch toán thanh lý TSCĐ.

(3) Kế toán góp vốn bằng TSCĐ vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát: Đặc điểm của TSCĐ mang đi góp vốn: Khi góp vốn giá trị TSCĐ được hội đồng liên doanh đánh giá lại được gọi là giá trị vốn góp. => Tạo sự chênh lệch giữa giá trị vốn góp và giá trị còn lại của TSCĐ.

+ Nếu Giá trị vốn góp < Giá trị còn lại : thì khoản chênh lệch được hạch toán vào TK 811- Chi phí khác.

Nợ TK 222- Góp vốn liên doanh: Trị giá vốn góp được HĐ liên doanh chấp nhận

Nợ TK 811- Chi phí khác: Số chênh lệch giữa giá trị vốn góp và giá trị còn lại.

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ

Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ mang đi góp vốn

+ Nếu Giá trị vốn góp > Giá trị còn lại: thì khoản chênh lệch được hạch toán vào TK 711- Thu nhập khác.

Nợ TK 222: Trị giá vốn góp được HĐ liên doanh chấp nhận Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ

Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ mang đi góp vốn

Có TK 711: Số chênh lệch tương ứng với phần lợi ích các bên trong liên doanh

Có TK 3387: Số chênh lệch tương ứng với phần lợi ích của doanh nghiệp trong liên doanh

+ Định kỳ, căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ mà phân bổ doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác trong kỳ:

Nợ TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện Có TK 711- Thu nhập khác

(4) Kế toán giảm TSCĐ do góp vốn vào công ty liên kết: Căn cứ vào giá trị đánh giá và được thoả thuận giữa nhà đầu tư và công ty liên kết, kế toán ghi:

Nợ TK 223- Góp vốn liên kết: Trị giá vốn góp được HĐ liên doanh chấp

nhận


Nợ TK 214: giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ Nợ TK 811: Giá trị TS đánh giá < Giá trị còn lại

Có TK 211: Nguyên giá.

Có TK 711: Giá trị TS đánh giá > Giá trị còn lại

(5) Kế toán chuyển TSCĐ thành công cụ dụng cụ: TSCĐ được ghi theo nguyên giá, theo nguyên tắc giá gốc. Khi kinh tế càng phát triển, TSCĐ ngày càng nhiều, những TSCĐ có giá trị thấp mà quản lý theo nguyên tắc của TSCĐ sẽ gây khó khăn trong việc tính toán và thu hồi vốn. Vì vậy, DN phải tiến hành kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ TSCĐ trong doanh nghiệp xem những tài sản nào còn phù hợp là TSCĐ, còn những tài sản không phù hợp với tiêu chuẩn chuyển thành CCDC.

+ Giá trị còn lại của TSCĐ đang dùng, có giá trị nhỏ được tính 100% vào chi phí sản xuất trong kỳ:

Nợ TK 627, 641, 642: Nếu giá trị nhỏ tính vào chi phí sxkd trong kỳ Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế

Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ

+ Giá trị còn lại của TSCĐ có giá trị lớn cần phải tiến hành phân bổ chi phí cho nhiều kỳ:

Nợ TK 142, 242- Chi phí trả trước ngắn hạn (dài hạn) Nợ TK 214

Có TK 211

+ Trường hợp TSCĐ còn mới (đang bảo quản trong kho) khi chuyển thành CCDC:

Nợ TK 153- Công cụ dụng cụ

Có TK211- TSCĐ hữu hình

6. Kế toán khấu hao TSCĐ

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm và nguyên tắc tính và trích khấu hao TSCĐ

- Trình bày được các phương pháp tính khấu hao TSCĐ

- Tính được khấu hao TSCĐ theo các phương pháp: đường thẳng, số dư giảm dần có điều chỉnh và theo sản lượng

- Trình bày được nội dung và kết cấu TK 214

- Định khoản được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

6.1. Khái niệm

Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó vào giá trị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được sáng tạo ra.

+ Là biện pháp chủ quan của con người nhằm thu hồi số vốn đã đầu tư vào TSCĐ.

+ Trích khấu hao TSCĐ là việc phân phối giá trị TSCĐ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.

+ Trích khấu hao phải phù hợp mức độ hao mòn của TSCĐ và phải phù hợp với quy định hiện hành về chế độ trích khấu hao TSCĐ do nhà nước quy định.

Nguyên tắc kế toán

- Theo QĐ 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003: Toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động SXKD đều phải trích khấu hao và được tính vào chi phí SXKD trong kỳ.

- Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động SXKD thì không phải trích khấu hao

- Nguyên tắc trích khấu hao: Việc trích hay thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo một trong 2 nguyên tắc sau đây:

+ Nguyên tắc tròn tháng: TSCĐ tăng hoặc giảm, ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong tháng được trích hoặc thôi trích khấu hao từ ngày đầu của tháng tiếp theo.

+ Nguyên tắc tròn ngày: Việc trích hay thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

6.2. Phương pháp tính khấu hao

6.2.1. Phương pháp khấu hao đường thẳng (Phương pháp khấu hao bình quân, phương pháp khấu hao tuyến tính)

Khái niệm: Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp khấu hao mà mức khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ.

Công thức:


Mức khấu hao bình quân năm (MKH)

Giá trị phải khấu hao

=

Số năm sử dụng


Công thức 4.2: Mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng


Mức khấu hao bình quân tháng (mkh)

MKH

=

12 tháng


Công thức 4.3: Mức khấu hao bình quân tháng

Trong đó: Giá trị phải khấu hao = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị thanh lý ước tính

Sau khi tính mức trích khấu hao của từng TSCĐ, doanh nghiệp phải xác định mức trích khấu hao của từng bộ phận sử dụng TSCĐ và tập hợp chung cho toàn doanh nghiệp.

Công thức


Khấu hao TSCĐ phải trích trong tháng

Khấu hao TSCĐ

= đã trích tháng + trước

Khấu hao TSCĐ tăng trong tháng

Khấu hao

- TSCĐ giảm trong tháng


Công thức 4.4: Khấu hao TSCĐ phải trích trong tháng

- Đối với những TSCĐ đưa vào sử dụng (hoặc ngừng sử dụng) không phải từ đầu tháng (cuối tháng) thì mức khấu hao tăng giảm trong tháng được xác định theo công thức:


Mkh tăng giảm

Mức khấu hao bình quân tháng

Số ngày còn lại

= X

trong tháng

30 ngày

của tháng


Công thức 4.5: Mức khấu hao tăng, giảm trong tháng

Ví dụ:

a) Khách sạn Mai Hương mua 1 thiết bị làm bếp mới, giá trị ghi trên hóa đơn là 119 triệu, chiết khấu thương mại được hưởng là 5 triệu, chi phí vận chuyển là 3 triệu, chi phí lắp đặt chạy thử là 3 triệu. Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ là 12 năm,

thời gian sử dụng của TSCĐ dự kiến là 10 năm. TSCĐ được đưa vào sử dụng từ ngày 1/1/2004. Xác định mức trích khấu hao hàng năm, hàng tháng?

b) Sau 2 năm sử dụng, khách sạn nâng cấp TSCĐ này với tổng kinh phí là 30 triệu đồng, thời gian sử dụng còn lại được đánh giá là 9 năm , ngày hoàn thành sử dụng là 1/1/2006. Xác định mức trích khấu hao hàng năm, hàng tháng?

Bài giải:

a) NG = 119 – 5 + 3 + 3 = 120 triệu đồng Thời gian sử dụng = 10 năm

Mức khấu hao TSCĐ năm = 120 / 10 = 12 triệu đồng Mức khấu hao 1 tháng: 12 / 12 = 1 triệu đồng

b) NG mới = 120 + 30 = 150 triệu đồng

Số khấu hao lũy kế đã trích = 12 x 2 = 24 triệu Giá trị còn lại TSCĐ = 150 – 24 = 126 triệu

Mức trích khấu hao hàng năm = 126 / 9 = 14 triệu Mức trích khấu hao 1 tháng = 14 / 12 = 1,166666 triệu

6.2.2. Phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh (phương pháp khấu hao nhanh)

Khái niệm: Là phương pháp mà số khấu hao phải trích hàng năm của TSCĐ giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ đó.

TSCĐ được trích khấu hao theo phương pháp này phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau đây:

- TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng).

- TSCĐ trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh phải đảm bảo kinh doanh có lãi.

- Tỷ lệ khấu hao nhanh ổn định trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ.

Công thức:

MKH = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh

Công thức 4.6: Mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao nhanh

= Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng

x Hệ số điều chỉnh


Công thức 4.7: Tỷ lệ khấu hao nhanh

Mà:


- Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng


1

= x 100

Thời gian sử dụng của TSCĐ


Công thức 4.8: Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ theo quy định:


Thời gian sử dụng của TSCĐ

Hệ số điều chỉnh (lần)

Đến 4 năm

1,5

Trên 4 năm đến 6 năm

2.0

Trên 6 năm

2.5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 9

Những năm cuối, khi mức khấu hao nhanh bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao bình quân thì doanh nghiệp tính theo phương pháp khấu hao bình quân theo công thức:



MKH =

Giá trị còn lại của TSCĐ


Thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ


Công thức 4.9: Mức khấu hao bình quân năm

MKH

mKH =


12 tháng


Công thức 4.10: Mức khấu hao bình quân tháng

Ví dụ:

Công ty du lịch – khách sạn Thành Đô mua 1 ô tô mới, có NG là 600 triệu, thời gian sử dụng 10 năm. Xác định mức khấu hao hàng năm của TSCĐ này theo PP khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh?

Bài giải: Xác định mức khấu hao hàng năm như sau: Tỷ lệ khấu hao nhanh = 1 / 10 * 2,5 = 25%

Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ xác định như sau:

năm SD

GTCL đầu năm

Cách tính mức khấu hao hàng năm

Mức khấu hao hàng năm

Mức khấu hao hàng tháng

Khấu hao lũy kế cuối năm

(1)

(2) = lũy kế

(3) = (2)* 25%

(4) = (3)

(5) = (4)/12

(6) = lũy kế

1

600.000.000

600.000.000 x

25%

150.000.000

12.500.000

150.000.000

2

450.000.000

450.000.000 x

25%

112.500.000

9.375.000

262.500.000

3

337.500.000

337.500.000 x

25%

84.375.000

7.031.250

346.875.000

4

253.125.000

253.125.000 x

25%

63.281.250

5.273.438

410.156.250

5

189.843.750

189.843.750 x

25%

47.460.938

3.955.078

457.617.188

6

142.382.813

142.382.813 x

25%

35.595.703

2.966.309

493.212.891

7

106.787.109

106.787.109 x

25%

26.696.777

2.224.731

519.909.668

8

80.090.332

80.090.332 x 25%

20.022.583

1.668.549

539.932.251

9

60.067.749

60.067.749 x

25%

15.016.937

1.251.411

554.949.188

10

45.050.812

45.050.812 x

25%

11.262.703

938.559

566.211.891

11

33.788.111





Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 03/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí