Bộ Tài Chính (2006), Luật Kế Toán Và Các Văn Bản Hướng Dẫn,


4.5.2.4. Sổ kế toán

+ Sổ kế toán tổng hợp: Tùy thuộc hình thức kế toán đơn vị áp dụng mà kế toán có thể sử dụng các sổ Nhật ký chung, Nhật ký sổ cái hay Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.

+ Sổ kế toán chi tiết: Kế toán sử dụng Sổ chi tiết các tài khoản (Mẫu số S33-H), Sổ theo dõi thuế GTGT (Mẫu số S53-H),…


4.6. Câu hỏi ôn tập và bài tập Chương 4

4.6.1. Câu hỏi ôn tập

1. Cơ chế quản lý tài chính có ảnh hưởng như thế nào đến phương pháp kế toán nguồn kinh phí trong các đơn vị sự nghiệp?

2. Nguyên tắc kế toán nguồn kinh phí hoạt động ở các đơn vị sự nghiệp? So sánh phương pháp kế toán nguồn kinh phí hoạt động ở đơn vị sự nghiệp thuần túy và đơn vị sự nghiệp có thu?

3. Nguyên tắc và phương pháp kế toán nguồn kinh phí chương trình dự án, kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

4. So sánh phương pháp kế toán nguồn kinh phí hoạt động và nguồn kinh phí thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước?

5. Mục đích sử dụng và phương pháp kế toán các quĩ cơ quan trong đơn vị sự nghiệp?

Kế toán đơn vị sự nghiệp Phần 2 - 16

4.6.2. Bài tập

Bài 4.1: Tại đơn vị sự nghiệp có thu T trong năm tài chính N có tình hình kinh phí hoạt động như sau (Đơn vị tính: 1.000đ):

I. Số dư ngày 1/12/N

- TK 461: 1.053.000 (4611: 270.000; 4612: 783.000); TK 661

1.053.000 (6611: 270.000; 6612: 783.000); Các tài khoản khác có số dư hợp lý.


II. Các nghiệp vụ tháng 12/N

1. Rút dự toán kinh phí hoạt động quý IV/N về tài khoản TGKB 1.350.000.

2. Bổ sung kinh phí hoạt động năm N bằng nguồn thu sự nghiệp đã có chứng từ ghi thu, ghi chi 6.075.000.

3. Nhận cấp phát theo lệnh chi tiền là 33.750.

4. Chi hoạt động thường xuyên được ghi chi trong tháng 12/N: 7 458 750.

5. Quyết toán kinh phí năm tài chính N chưa được duyệt kết chuyển chờ duyệt trong năm (N+1).

Yêu cầu:

1. Định khoản và ghi tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

2. Mở và ghi sổ kế toán cho tháng 12/N theo hình thức sổ "Nhật ký chung".

3. Số kinh phí năm trước nếu được duyệt trong năm báo cáo sẽ hạch toán như thế nào?

Bài 4.2:

Có tài liệu kế toán về nguồn kinh phí hoạt động và chi hoạt động tại một đơn vị SN trong quý I/N như sau: (Đơn vị tính: đồng).

I. Số dư đầu kỳ một số tài khoản: TK 46111: 5.500.000.000

TK 66111: 4.650.000.000

II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:

1. Tạm ứng kinh phí hoạt động nhập quỹ 24.000.000.

2. Chi hoạt động bằng tiền mặt 7.650.000.

3. Được Ngân sách Nhà nước giao dự toán chi hoạt động năm N: 750.000.000.

4. Thanh toán với Kho bạc về số kinh phí tạm ứng ở nghiệp vụ 1.


5. Thu phí bằng tiền mặt nhập quỹ 78.000.000.

6. Rút dự toán chi hoạt động thanh toán cho người bán tiền nợ mua vật liệu 25.630.000.

7. Thanh toán tạm ứng tính vào chi hoạt động của bà Q, số đã giao tạm ứng 2.500.000, số được thanh toán 3.200.000, đã thanh toán số tiền thiếu.

8. Xuất kho vật liệu, dụng cụ cho hoạt động thường xuyên trị giá 48.700.000, trong đó dụng cụ lâu bền trị giá 12.500.000.

9. Trích TGKB thanh toán dịch vụ mua ngoài sử dụng cho hoạt động hành chính 64.500.000.

10. Mua TSCĐ bằng dự toán chi hoạt động đưa vào sử dụng ngay theo giá mua có thuế GTGT 10% 55.000.000. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ chi bằng tiền mặt 500.000.

11. Mua vật liệu chưa thanh toán cho người bán đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động sự nghiệp theo giá có thuế GTGT 10% 13.750.000. Chi phí vận chuyển chi bằng tiền mặt 250.000.

12. Bổ sung kinh phí hoạt động từ số thu phí 78.000.000 (có chứng từ ghi thu ghi chi).

13. Tính lương, phụ cấp phải trả công chức, viên chức và người lao động 257.000.000, BHXH trả thay lương 4.530.000.

14. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định.

15. Rút dự toán chi hoạt động nhập quỹ tiền mặt 240.000.000.

16. Rút dự toán chi hoạt động nộp BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ.

17. Chi hoạt động bằng tiền mặt 29.452.000.

18. Quyết toán chi hoạt động năm trước được duyệt, số kinh phí năm trước còn lại được kết chuyển sang chênh lệch thu - chi.


Yêu cầu:

1. Xác định các chứng từ cần thiết để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế.

2. Lập giấy rút dự toán các nghiệp vụ.

3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

3. Ghi sổ Nhật ký chung, sổ cái các TK 461, 661.

4. Xác định các sổ chi tiết để hạch toán từng nghiệp vụ kinh tế.

Bài 4.3:

Tại đơn vị sự nghiệp thuần tuý Q có tài liệu về kinh phí dự án và sử dụng kinh phí dự án quý IV/N như sau (Đơn vị tính: 1.000đ):

1. Nhận dự toán kinh phí dự án quý IV được giao 1.850.000, trong đó dự toán kinh phí quản lý dự án 30%, thực hiện dự án 70%.

2. Rút dự toán kinh phí dự án về quỹ tiền mặt để chi tiêu, trong đó: dự toán kinh phí quản lý dự án 270.000, dự toán kinh phí thực hiện dự án là 630.000.

3. Mua vật liệu cho thực hiện dự án chi bằng tiền mặt 160.000, trả bằng dự toán kinh phí thực hiện dự án rút thanh toán 180.000

4. Mua TSCĐ hữu hình cho thực hiện dự án, giá chưa có thuế GTGT 720.000, thuế GTGT 10% trong đó trả bằng tiền mặt 40%, trả bằng dự toán kinh phí rút 60%.

5. Lương phải trả cho dự án 54.000, trong đó quản lý dự án là 8.100, thực hiện dự án 45.900.

6. Tính các khoản chi mua vật liệu dùng trực tiếp cho quản lý dự án 54.000 (bằng tiền mặt 30%, bằng dự toán kinh phí dự toán rút thanh toán 70%).

7. Mua thiết bị cho quản lý dự án 378.000, trong đó chi bằng tiền mặt 189.000, còn lại trả bằng dự toán kinh phí dự án rút thanh toán.

8. Chi tiền mặt cho thực hiện dự án: 8.100, quản lý dự án: 9.900.

9. Rút kinh phí dự án trả dịch vụ mua ngoài cho:


- Thực hiện dự án: 54.000.

- Quản lý dự án: 9.900.

10. Dịch vụ điện nước đã chi:

- Bằng tiền mặt cho quản lý dự án 16.200, cho thực hiện dự án 36.000.

- Rút dự toán kinh phí trả tiền dịch vụ mua cho quản lý dự án 16.200, thực hiện dự án 36.000.

11. Dịch vụ thuê văn phòng quản lý dự án đã chi trả trực tiếp bằng tiền mặt là 19.800, bằng dự toán kinh phí dự án rút là 27.900.

12. Số kinh phí dự án và số chi dự án thực tế theo dự toán chi dự án cấp phát quý IV năm tài chính kết chuyển chờ duyệt năm sau.

Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế và xác định cơ sở ghi chép?

2. Nếu kinh phí dự án và chi dự án được duyệt trong năm sau thì hạch toán như thế nào?


Danh mục tài liệu tham khảo Chương 4


1. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2006), Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn,

Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2006), Hệ thống mục lục Ngân sách Nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2010), Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, ban hành theo QĐ số 19/2006/QĐ- BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, được sửa đổi bổ sung theo Thông tư 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010.

5. Bộ Tài chính (2013), Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế, Tài liệu tham khảo.

6. Học viện Tài chính (2002), Giáo trình quản lý tài chính Nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

7. Học viện Tài chính (1997), Giáo trình Kế toán tài chính Nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

8. Học viện Tài chính (2007), Giáo trình Quản lý tài chính công, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Đông (2005), Giáo trình Kế toán công trong đơn vị hành chính sự nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002),

Luật ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 30/06/2002, Hà Nội.


CHƯƠNG 5

KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP


Mục tiêu:

Chương này giúp sinh viên nắm được:

- Nội dung các khoản thanh toán trong đơn vị sự nghiệp.

- Các quy định, nguyên tắc kế toán về quản lý, theo dõi và ghi chép các khoản thanh toán trong đơn vị sự nghiệp.

- Phương pháp kế toán các khoản phải thu, phải trả trong đơn vị sự nghiệp.


Quá trình hoạt động của các đơn vị sự nghiệp luôn phát sinh các giao dịch liên quan đến tình hình sử dụng ngân sách Nhà nước và các giao dịch với các đối tượng liên quan đến hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và các hoạt động khác; các nghiệp vụ và giao dịch trên dẫn đến các quan hệ thanh toán: phải thu, phải trả với các đối tượng bên ngoài và trong nội bộ đơn vị sự nghiệp.

Các nghiệp vụ thanh toán của đơn vị nhằm giải quyết các quan hệ tài chính liên quan tới quá trình hình thành, sử dụng tài sản và thanh quyết toán kinh phí cũng như các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.


5.1. Kế toán các khoản phải thu

5.1.1. Nguyên tắc kế toán

Các khoản phải thu trong đơn vị sự nghiệp liên quan đến nhiều đối tượng, thời gian phát sinh và thời hạn thanh toán khác nhau, tác động đến tài sản thuộc hoạt động sự nghiệp cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của đơn vị.


Về nội dung các khoản phải thu trong đơn vị sự nghiệp gồm:

- Các khoản phải thu với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, nhượng bán, thanh lý vật tư, TSCĐ,… chưa thu tiền.

- Thuế GTGT được khấu trừ đối với hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ; các dự án viện trợ không hoàn lại được hoàn thuế GTGT.

- Giá trị tài sản thiếu chờ xử lý hoặc đã xử lý bắt bồi thường nhưng chưa thu được.

- Các khoản phải thu khác.

- Các khoản chi hoạt động, chi dự án, chi theo đơn đặt hàng, chi đầu tư XDCB nhưng quyết toán không được duyệt phải thu hồi.

Kế toán các khoản phải thu trong đơn vị sự nghiệp cần tuân theo các nguyên tắc sau:

- Mọi khoản nợ phải thu của đơn vị đều phải được kế toán chi tiết theo từng đối tượng, từng nghiệp vụ thanh toán. Số nợ phải thu của đơn vị trên tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số nợ phải thu trên tài khoản chi tiết của tất cả các đối tượng nợ. Đối với những khách nợ mà đơn vị có quan hệ giao dịch, thanh toán thường xuyên hoặc có số dư nợ lớn, cuối kỳ kế toán cần lập bảng kê nợ, đối chiếu, kiểm tra, xác nhận nợ và có kế hoạch thu hồi kịp thời. Nếu một đối tượng vừa có nợ phải thu, vừa có nợ phải trả, sau khi hai bên đối chiếu, xác nhận nợ có thể lập chứng từ để bù trừ số nợ phải thu với số nợ phải trả.

- Các khoản nợ phải thu của đơn vị bằng vàng, bạc, đá quý phải được kế toán chi tiết cho từng đối tượng nợ theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị.

Để quản lý chặt chẽ các khoản phải thu đáp ứng yêu cầu quản lý của đơn vị, kế toán phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ phải thu và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn.

Xem tất cả 237 trang.

Ngày đăng: 10/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí