Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 334 - Phải trả công chức, viên chức:
Bên Nợ:
- Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác đã trả cho công chức, viên chức và người lao động của đơn vị.
- Các khoản đã khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công chức, viên chức và người lao động.
Bên Có:
Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công chức, viên chức và người lao động.
Số dư bên Có:
- Các khoản còn phải trả công chức, viên chức và người lao động. TK 334 được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2:
+ TK 3341 - Phải trả công chức, viên chức: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức;
Có thể bạn quan tâm!
- Bộ Tài Chính (2006), Luật Kế Toán Và Các Văn Bản Hướng Dẫn,
- Vận Dụng Tài Khoản Để Kế Toán Một Số Nghiệp Vụ Kinh Tế Chủ Yếu
- Kế Toán Các Khoản Tạm Ứng Và Thanh Toán Tạm Ứng
- Kế Toán Tổng Hợp Các Khoản Nợ Phải Trả
- Kế Toán Tổng Hợp Kinh Phí Cấp Cho Cấp Dưới
- Những Vấn Đề Chung Về Báo Cáo Kế Toán Trong Đơn Vị Sự Nghiệp
Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.
+ TK 3348 - Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị về tiền công, tiền thưởng có tính chất về tiền công (nếu có) và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động;
TK 3348 phản ánh các khoản phải trả người lao động khác là các đối tượng không thuộc danh sách tham gia BHXH theo quy định hiện hành của pháp luật về BHXH.
- TK 335 - Phải trả các đối tượng khác: phản ánh tình hình thanh toán giữa đơn vị và các đối tượng khác (như học sinh, sinh viên, người có công,…).
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 335 - Phải trả các đối tượng khác:
Bên Nợ:
- Học bổng, sinh hoạt phí và các khoản khác đã trả cho các đối tượng khác.
- Các khoản đã khấu trừ vào học bổng, sinh hoạt phí của các đối tượng khác.
- Số đã chi trợ cấp cho người có công.
Bên Có:
- Học bổng, sinh hoạt phí và các khoản khác phải trả cho các đối tượng khác.
- Kết chuyển số đã chi trả trợ cấp cho người có công theo chế độ tính vào chi hoạt động.
Số dư bên Có:
Các khoản còn phải trả cho các đối tượng khác.
- TK 336 - Tạm ứng kinh phí: phản ánh số kinh phí đã tạm ứng của Kho bạc và việc thanh toán số kinh phí tạm ứng đó trong thời gian dự toán chi ngân sách chưa được cấp có thẩm quyền giao
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 336 - Tạm ứng kinh phí:
Bên Nợ:
- Kết chuyển số tạm ứng kinh phí đã thanh toán thành nguồn kinh phí.
- Các khoản kinh phí tạm ứng đơn vị đã nộp trả Kho bạc Nhà nước.
Bên Có:
- Các khoản kinh phí đã nhận tạm ứng của Kho bạc.
Số dư bên Có:
- Các khoản kinh phí đã tạm ứng của Kho bạc nhưng chưa thanh
toán.
Ngoài ra, kế toán sử dụng các tài khoản khác có liên quan: TK 111 - Tiền mặt, TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu, TK 153 - Công cụ dụng cụ, TK 155 - Sản phẩm, hàng hóa,…
5.3.2.3. Vận dụng tài khoản để kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
A. Kế toán các khoản phải trả người bán, người cho vay
A1. Kế toán các khoản phải trả người bán
1- Khi mua vật tư, hàng hóa và các dịch vụ mua ngoài sử dụng cho các hoạt động, tiền hàng chưa thanh toán cho người bán, kế toán ghi:
ghi:
Nợ các TK 152, 153, 155, 211, 213
Nợ các TK 661, 662, 635, 631
Nợ TK 311(3113) - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 331(3311) - Phải trả người cung cấp
2- Khi ứng trước hoặc thanh toán tiền cho người bán, kế toán
Nợ TK 331(3311) - Phải trả người cung cấp Có các TK 111, 112, 461, 462, 465
Nếu rút dự toán chuyển trả người bán, đồng thời kế toán ghi: Có TK 008 hoặc Có TK 009
3- Khi bù trừ công nợ phải thu và phải trả của cùng một đối
tượng, kế toán ghi:
Nợ TK 331(3311) - Phải trả người cung cấp
Có TK 311(3111) - Phải thu khách hàng
A2. Kế toán các khoản phải trả người cho vay
1- Khi vay tiền, vay trả nợ, mua sắm đầu tư, kế toán ghi: Nợ các TK 111, 112, 331(1), 211, 241,…
Có TK 331(3312) - Phải trả nợ vay
2- Khi trả nợ gốc tiền vay, kế toán ghi: Nợ TK 331(3312) - Phải trả nợ vay
Có các TK 111, 112
3- Lãi vay phải trả tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 631 - Chi hoạt động sản xuất kinh doanh Có TK 331 (3318) - (nếu chưa trả)
Có các TK 111, 112 - (nếu trả ngay)
A3. Kế toán các khoản phải trả khác
1- Kiểm kê quỹ phát hiện thừa tiền mặt, kiểm kê kho phát hiện thừa NL, VL, CCDC, sản phẩm, hàng hóa chưa xác định nguyên nhân, chờ xử lý, kế toán ghi:
Nợ các TK 111, 152, 153, 155
Có TK 331(3318) - Phải trả khác
2- Khi phát hiện nguyên nhân, có quyết định xử lý tài sản thừa, kế toán ghi:
Nợ TK 331(3318) - Phải trả khác
Có TK 331(3311) - Phải trả người cung cấp
Có các TK 461, 462, 465, 441 - (Bổ sung nguồn kinh phí) Có các TK 152, 153,... - (Xuất kho trả lại người cung cấp)
B. Kế toán các khoản phải trả công chức, viên chức 1- Khi tính lương phải trả các đối tượng, kế toán ghi: Nợ các TK 661, 662, 631, 635, 241
Có TK 334 - Phải trả công chức, viên chức
2- Số BHXH phải trả cho công chức, viên chức và người lao động theo chế độ BHXH, kế toán ghi:
Nợ TK 332 (3321) - Các khoản phải nộp theo lương Có TK 334 - Phải trả công chức, viên chức
3- Khi trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ phải nộp tính vào chi của đơn vị, kế toán ghi:
Nợ các TK 631, 635, 661, 662
Có TK 332 - Các khoản phải nộp theo lương
4- Khi trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công chức, viên chức và người lao động phải nộp trừ vào lương, kế toán ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả công chức, viên chức
Có TK 332 - Các khoản phải nộp theo lương
5- Nếu đơn vị nộp chậm số tiền BHXH, khi nhận giấy phạt, kế toán ghi:
Nợ các TK 631, 635, 661, 662 - (nếu được phép ghi chi) Có TK 332 - Các khoản phải nộp theo lương
6- Khi nhận được số tiền cơ quan BHXH thanh toán về số BHXH đã chi trả công chức, viên chức và người lao động, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112 - Số tiền đã nhận
Có TK 332 - Các khoản phải nộp theo lương
7- Thu hồi số tạm ứng chi không hết trừ vào lương công chức, viên chức và người lao động, kế toán ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả công chức, viên chức Có TK 312 - Tạm ứng
8- Khi thu hồi các khoản bồi thường khấu trừ vào lương, kế toán
ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả công chức, viên chức Có TK 311(3118) - Phải thu khác
9- Thuế TNCN trừ vào lương phải trả của công chức, viên chức
và người lao động, kế toán ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả công chức, viên chức Có TK 333 (3335) - Thuế TNCN
10- Khi đơn vị trả lương, thưởng cho công chức, viên chức bằng sản phẩm, hàng hóa, kế toán ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả công chức, viên chức
Có TK 531 - Thu hoạt động sản xuất kinh doanh
Có TK 333(3331) - (Nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ)
11- Khi dùng các quỹ để trả lương cho cán bộ, công chức và người lao động, kế toán ghi:
Nợ TK 431 - Các quỹ
Có TK 334 - Phải trả công chức, viên chức
12- Khi rút dự toán chi hoạt động, chi dự án tại Kho bạc chuyển sang TK tiền gửi tại Ngân hàng phục vụ chi trả tiền lương cho cán bộ, viên chức, kế toán ghi:
Nợ TK 112 - TGNH, kho bạc Có các TK 461, 462, 465
Đồng thời ghi Có TK 008 hoặc Có TK 009
13- Khi có xác nhận của Ngân hàng về số tiền lương đã thanh toán cho cán bộ, viên chức, kế toán ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả công chức, viên chức Có TK 112 - TGNH, kho bạc
14- Khi trả lương cho công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị bằng tiền mặt, kế toán ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả công chức, viên chức Có TK 111 - Tiền mặt
15- Khi đơn vị chuyển tiền nộp BHXH, BHTN, KPCĐ hoặc mua thẻ BHYT, kế toán ghi:
Nợ TK 332 - Các khoản phải nộp theo lương Có các TK 111, 112, 461, 462, 465
Nếu rút dự toán nộp KPCĐ và các khoản bảo hiểm, kế toán đồng thời ghi:
Có TK 008 hoặc Có TK 009
16- Khi chi tiêu KPCĐ cho các hoạt động công đoàn tại cơ sở, kế toán ghi:
Nợ TK 332(3323) - Các khoản phải nộp theo lương Có các TK 111, 112
C. Kế toán các khoản phải nộp Nhà nước
C1. Kế toán thuế GTGT phải nộp Nhà nước
1- Khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, kế toán ghi:
Nợ các TK 111, 112, 331
Có TK 333 (33311) - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 531 - Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh (giá bán chưa có thuế)
2- Khi phát sinh thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, kế toán ghi:
Nợ các TK 111, 112, 331
Có TK 333 (33311) - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 531 - Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh (giá bán chưa có thuế)
3- Khi nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hóa, số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu, kế toán ghi:
+ Trường hợp hàng nhập khẩu dùng cho hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT khấu trừ:
Nợ TK 311 (3113) - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 333 (33312) - Thuế GTGT hàng nhập khẩu
+ Trường hợp nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc hoạt động HCSN:
Nợ TK 152, 155, 211, 531, 661, 662
Có TK 333 (33312) - Thuế GTGT hàng nhập khẩu
4- Khi xuất quỹ hoặc rút TGNH nộp thuế vào NSNN, kế toán ghi: Nợ TK 333 (33312) - Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Có TK 111, 112
5- Cuối kỳ, khấu trừ thuế GTGT đầu vào và số thuế GTGT phải nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 333 (3331) - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 311 (3113) - Thuế GTGT được khấu trừ C2. Kế toán các khoản phí, thuế khác phải nộp Nhà nước 1- Khi tính các loại phí phải nộp Nhà nước, kế toán ghi:
Nợ TK 511 (5111) - Các khoản thu Có TK 333 (3332) - Phí, lệ phí
2- Phản ánh số thuế TNDN phải nộp Nhà nước, kế toán ghi: Nợ TK 421 (4212) - Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên
Có TK 333 (3334) - Thuế TNDN
3- Phản ánh số thuế TNCN phải nộp Nhà nước, kế toán ghi:
+ Cho người có thu nhập thường xuyên tại đơn vị: Nợ TK 334 - Phải trả công chức, viên chức
Có TK 333 (3335) - Thuế TNCN
+ Cho người có thu nhập không thường xuyên: Nợ các TK 661, 662,…
Có TK 333 (3335) - Thuế TNCN Có các TK 111, 112