Trình Bày Thông Tin Doanh Thu, Chi Phí Và Kqkd Trên Báo Cáo Tài Chính


Kế toán không được phản ánh vào TK này tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.

Cuối kỳ, kế toán phải kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế TNDN hoãn lại” vào TK 911 - “Xác định KQKD”.

TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

TK này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của tài sản thuế thu nhập hoãn lại.

TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

TK này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Kế toán thuế TNDN được phản ánh trong phụ lục theo sơ đồ số 1.10

Kết quả hoạt động kinh doanh của DN bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.

Nguyên tắc hạch toán:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

TK này phải phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán. Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính...). Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ.

Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào TK này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần.

Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Cơ khí và Xây lắp An Ngãi - 8

Kế toán KQKD được phản ánh trong phụ lục theo sơ đồ số 1.11

Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối; TK 111 – Tiền mặt; TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính, TK 635 – Chi phí tài chính,...

Sổ sách kế toán sử dụng:


Sổ kế toán tổng hợp: để phản ánh tình hình xác định kết quả tài chính trong kỳ của DN, kế toán mở sổ theo dõi tùy theo hình thức kế toán DN áp dụng. Trong hình thức nhật ký chứng từ, cuối kỳ số phát sinh bên Có TK 421 được phản ánh trên nhật ký chứng từ số 10. Số phát sinh bên Có của TK 911, 811, 635, 711, 515... được phản ánh trên nhật ký chứng từ số 8. Trong hình thức nhật ký chung kế toán phản ánh vào sổ nhật ký chung, đồng thời căn cứ vào sổ nhật ký chung ghi vào sổ cái các TK 911, 421, 811, 635, 711, 515, 511...

Sổ kế toán chi tiết: Kế toán mở sổ chi tiết các TK 911, 421, 811, 635, 711, 515, 511… nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của DN.

1.3.3. Trình bày thông tin doanh thu, chi phí và KQKD trên báo cáo tài chính

Theo VAS 21 – Trình bày báo cáo tài chính (Ban hành và công bố theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng BTC), mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các yêu cầu và nguyên tắc chung về việc lập và trình bày báo cáo tài chính gồm: Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc lập báo cáo tài chính; kết cấu và nội dung chủ yếu của các báo cáo tài chính.

Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và KQKD và các luồng tiền của DN. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành.

DN cần nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. Báo cáo tài chính được coi là lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam nếu báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam của BTC.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình về doanh thu, chi phí và kết quả của các hoạt động khác nhau của DN trong một thời kỳ.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính cung cấp thông tin quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, phân


tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí, doanh thu, thu nhập và kết quả của từng loại hoạt động. Trên cơ sở đó giúp các nhà quản lý DN, các nhà đầu tư... đánh giá khả năng sinh lời, xu hướng phát triển của DN trong tương lai, tìm ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng và khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Doanh thu và thu nhập khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi thu được lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan tới sự gia tăng về tài sản hoặc giảm bớt nợ phải trả và GTGT đó phải xác định được một cách đáng tin cậy.

Chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phải xác định được một cách đáng tin cậy. Các chi phí được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu được trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác được xác định một cách gián tiếp thì các chi phí liên quan được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc theo tỷ lệ. Một khoản chi phí được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau.

Chính sách kế toán được áp dụng trong việc ghi nhận doanh thu bao gồm phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của các giao dịch về cung cấp dịch vụ.

Doanh thu của từng loại giao dịch và sự kiện: Doanh thu bán hàng; doanh thu cung cấp dịch vụ; tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia.

Doanh thu từ việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ theo từng loại hoạt động

trên.

Thu nhập khác, trong đó trình bày cụ thể các khoản thu nhập bất thường.


Thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận là thu nhập hay chi phí để tính lãi, lỗ của kỳ phát sinh, ngoại trừ trường hợp thuế thu nhập phát sinh từ một giao dịch hoặc sự kiện được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ hay một kỳ khác.

Giá trị ghi sổ của tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả có thể thay đổi thậm chí cả khi không có sự thay đổi giá trị của các chênh lệch tạm thời có liên quan.

Thuế thu nhập hoãn lại phát sinh được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ngoại trừ phạm vi liên quan đến các khoản mục trước đây đã được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu.

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả phải được trình bày tách biệt với các tài sản và nợ phải trả khác trong Bảng cân đối kế toán. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả phải được phân biệt với các tài sản thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hiện hành phải nộp.

Khi DN phân loại thành tài sản ngắn hạn, nợ phải trả ngắn hạn và các tài sản và nợ phải trả dài hạn trên báo cáo tài chính, thì không được phân loại các tài sản thuế thu nhập hoãn lại (nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả) thuộc các khoản mục phản ánh về tài sản ngắn hạn (hoặc nợ phải trả ngắn hạn).

Chi phí (hoặc thu nhập) thuế thu nhập liên quan đến lãi hoặc lỗ từ các hoạt động kinh doanh thông thường phải được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.



KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Chương 1 của luận văn đã phân tích, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí, doanh thu và xác định KQKD trong DN. Các lý luận đã được trình bày dựa trên các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán Việt Nam, làm rõ khái niệm, phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan tới chi phí, doanh thu và xác định KQKD trong DN. Đây là cơ sở lý luận quan trọng cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định KQKD tại Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp An Ngãi.



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ, KQKD TẠI CÔNG TY CP CƠ KHÍ VÀ XÂY LẮP AN NGÃI

2.1. Tổng quan về công ty CP Cơ khí và Xây lắp An Ngãi và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán doanh thu, chi phí và KQKD

2.1.1. Tổng quan về công ty CP Cơ khí và Xây lắp An Ngãi

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tên đơn vị : Công ty CP Cơ Khí và Xây Lắp An Ngãi

Tên giao dịch: An Ngãi Mechanics and Construction Joint Stock Company (ANMEJCO)

Mã số thuế: 4300326176

Điện thoại: (055) 3.822.432

Trụ sở: 06 Nguyễn Thụy, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Công Ty CP Cơ Khí và Xây Lắp An Ngãi được thành lập từ tháng 6 năm 1976, lúc đầu lấy tên là Nhà Máy Cơ Khí An Ngãi.

Từ năm 1989 đến nay, Công ty chuyển sang thực hiện cơ chế mới, quá trình chuyển đổi gặp nhiều khó khăn. Để vượt qua khó khăn Công ty đã nỗ lực phấn đấu, nhờ đó sản phẩm của Công ty đã từng bước tiếp cận thị trường phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng như máy bơm nước, máy nghiền thức ăn gia súc, bình biến áp,…

Năm 1992 Công ty hoạt động thêm ngành xây lắp điện hạ thế 35KV tạo thêm việc làm cho người lao động góp phần ổn định trong sản xuất kinh doanh. Từ tháng 01 năm 1993 Công ty được giao thêm nhiệm vụ xây lắp đường dây tải điện và trạm biến áp 15 - 22KV/0,4KV và đổi tên thành "Nhà Máy Cơ Khí Và Xây Lắp Điện An Ngãi"

Từ ngày 26 tháng 01 năm 1998 Nhà máy đổi tên thành: "Công Ty Cơ Khí và Xây Lắp An Ngãi". Và mở thêm ngành nghề mới đó là thành lập: "Trung Tâm Tư Vấn Đầu Tư và Phát Triển Công Nghiệp" chuyên tư vấn, giám sát thi công, thiết kế và Nhà máy gạch tuynel Bình Nguyên chuyên cung cấp gạch xây dựng.


Từ tháng 9 năm 2004 Công ty đã tiến hành CP hoá DN theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước và đã đổi thành Công ty CP Cơ khí và Xây lắp An Ngãi theo giấy đăng ký kinh doanh số 3401000161 do Sở kế hoạch và đầu tư Quảng Ngãi cấp ngày 01/09/2004. Vốn điều lệ huy động ban đầu là 3.500.000.000 đồng, trong đó vốn Nhà nước chiếm 49%, vốn huy động của DN 51%.

Công ty CP cơ khí và xây lắp An Ngãi hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực sau:

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của công ty là sản xuất kinh doanh sản phẩm gạch và hiện tại công ty có hai nhà máy gạch tuynel là: Nhà máy gạch tuynel Bình Nguyên và Nhà máy gạch tuynel Phổ Phong. Công ty chủ yếu sản xuất mặt hàng gạch đất sét nung, cung cấp cho xây dựng công trình và dân dụng. Sản phẩm gạch của Công ty bao gồm các loại: Gạch 6 lổ thị trường; Gạch 6 lổ thị trường nhỏ; Gạch nửa; Gạch 2 lổ thông dụng; Gạch thẻ đặc.

Ngoài ra còn có các hoạt động sản xuất kinh doanh không thường xuyên khác như: Thiết kế và sản xuất các sản phẩm cơ khí, các cơ cấu kiện phi tiêu chuẩn; Sản xuất, láp ráp, lắp đặt các thiết bị cơ điện; Đóng mới và sửa chữa tàu thuyền; Tư vấn thiết kế tàu cá; Thi công và xây lắp các công trình giao thông đường bộ; Thi công và xây lắp các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện; Kinh doanh máy móc, phụ tùng, cơ điện; Xây dựng các công trình đường ống cấp thoát nước; Tư vấn đầu tư thiết kế.

2.1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Hiện nay công ty áp dụng cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến - chức năng. Theo cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng, bộ phận trực tuyến là quan hệ giữa hội đồng cổ đông với hội đồng quản trị và ban kiểm soát, giữa hội đồng quản trị và ban kiểm soát với ban giám đốc điều hành, giữa ban giám đốc điều hành với các phòng ban trong công ty. Bộ phận chức năng là quan hệ giữa các lãnh đạo ở các bộ phận chức năng (các nhà máy, phòng ban) với các nhân viên cấp dưới. Mô hình này kết hợp được sự thống nhất giữa chỉ huy và chuyên môn hóa, quản lý bằng các chức năng và thừa hành. Chính điều này, đã giúp các công ty có cách quản lý tốt và đem lại hiệu quả hoạt động cao.



Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý


Đại Hội Đồng Cổ Đông

Hội Đồng Quản Trị

Ban Kiểm Soát


Ban Giám Đốc điều hành


Trung tâm tư vấn đầu tư và phát triển công nghệ

Trung tâm dịch vụkinh doanh

Nhà máy cơ Khí Quảng Ngãi

Nhà máy gạch tuynel Phổ Phong

Nhà máy gạch tuynel Bình Nguyên

Phòng Kỹ thuật Công nghệ

Phân xưởng đóng mới và sửa chữa tàu thuyền

Phòng tài vụ

Phòng kỹ thuật

Văn Phòng công ty

Phòng kinh doanh tiếp thị

Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng


* Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, có toàn quyền quyết định mọi việc liên quan đến công ty như định hướng phát triển, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, quyết định tổ chức, giải thể công ty…..

* Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/03/2023