Nội Dung, Đặc Điểm Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Kqkd Tại Công Ty


Chính sách chất lượng sản phẩm, Chính sách giá: cam kết đem đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng mọi yêu cầu đã cam kết với khách hàng; liên tục cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. ANMEJCO là người bạn đáng tin cậy và người đồng hành thủy chung với khách hàng.

Chính sách phân phối, Chính sách quảng cáo và chiêu thị: Công ty đã xây dựng cho mình một thương hiệu và ANMEJCO đã có vị trí nhất định tại thị trường Quảng Ngãi và các địa bàn lân cận. Tuy nhiên, thương hiệu của Công ty chưa đủ mạnh so với yêu cầu hội nhập.

Hệ thống thông tin: Khả năng vận dụng các ứng dụng về tin học trong quản lý sản xuất, phân phối thành phẩm là chưa có hiệu quả, thông tin về các thị trường tiềm năng còn ở mức hạn chế.

Như vậy, các chiến lược hiện tại của Công ty cần phải đảm bảo sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với việc bảo vệ môi trường khỏi bị phá hủy chủ yếu bằng cách sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và có trách nhiệm. Trong phát triển kinh tế bền vững, Công ty càng chịu áp lực gia tăng từ phía khách hàng, người lao động, cơ quan pháp luật, ngân hàng, hãng bảo hiểm để trở thành Công ty thiết kế và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ “sạch” thân thiện với môi trường. Khách hàng yêu cầu tiêu dùng những sản phẩm “sạch” hơn được sản xuất bởi công nghệ thân thiện môi trường, người lao động yêu cầu làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh hơn,... Họ tạo ra những áp lực buộc các cơ quan pháp luật phải ban hành và kiểm soát nghiêm ngặt việc thực thi các quy định về môi trường nhằm hạn chế những tác động tiêu cực do sản phẩm hay hoạt động kinh tế của Công ty có thể gây ra với cộng đồng và môi trường. Những áp lực đó buộc các Công ty phải tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn từ việc sử dụng công nghệ sản xuất tiêu hao ít nguyên liệu, năng lượng và giảm các tác động tiêu cực có thể xảy ra với môi trường. Những lợi ích của việc bảo vệ môi trường giúp Công ty giảm thiểu chi phí môi trường và gia tăng lợi nhuận trong lâu dài. Quan tâm và thực thi các biện pháp hạn chế tác hại đến môi trường từ các hoạt động kinh tế của Công ty như đầu tư


nhiều hơn vào hệ thống xử lý rác thải, sử dụng thiết bị sản xuất ít gây ô nhiễm,.. sẽ làm tăng chi phí môi trường. Nhưng những tổn hại môi trường do Công ty gây ra sẽ trở thành thiệt hại kinh tế cho chính bản thân Công ty như: tiêu dùng nguyên liệu, năng lượng lãng phí làm cạn kiệt nguồn tài nguyên môi trường, đẩy giá vật tư đầu vào ngày càng tăng cao, người lao động làm việc trong môi trường ô nhiễm sẽ có năng suất lao động thấp hơn, ràng buộc chặt chẽ hơn về mặt luật pháp làm tăng chi phí sản xuất,... tất cả những yếu tố trên làm tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận của Công ty trong dài hạn.

Tóm lại, để đạt mục tiêu cuối cùng của Công ty là lợi nhuận thì Công ty cần giảm các khoản chi phí, tăng doanh thu, cải tiến các hoạt động theo hướng thân thiện với môi trường.

2.2. Nội dung, đặc điểm kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại công ty

2.2.1. Nội dung, đặc điểm kế toán doanh thu tại công ty

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Doanh thu tại Công ty CP Cơ khí và Xây lắp An Ngãi có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Công ty sản xuất và kinh doanh nhiều sản phẩm khác nhau như: gạch tuynel, cơ khí, xây lắp và các dịch vụ đa dạng như: Tư vấn thiết kế công nghiệp; đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, dịch vụ kinh doanh. Trong đó sản phẩm tạo ra doanh thu chính của công ty là sản phẩm gạch tuynel. Ngoài ra, công ty còn có doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ tiền lãi gửi ngân hàng, cổ tức, lợi nhuận được chia,... và các khoản thu nhập khác từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ,....

Sản phẩm gạch được hạch toán chi phí sản xuất và giá thành tại các nhà máy, còn doanh thu là do công ty hạch toán. Các nhà máy gạch sẽ chuyển số liệu, chứng từ chi phí về công ty. Công ty kết hợp số liệu của các nhà máy khác và hoạt động của công ty để hạch toán doanh thu.

Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Cơ khí và Xây lắp An Ngãi - 10

Công ty không có doanh thu bán hàng nội bộ.

Tùy thuộc vào thỏa thuận ký kết hợp đồng với khách hàng mà phương thức thanh toán trong hoạt động xây lắp của công ty là thanh toán theo tiến độ kế hoạch hoặc thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện của công trình xây lắp. Trường


hợp hợp đồng xây lắp quy định công ty thanh toán theo tiến độ kế hoạch thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng xây lắp được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do công ty tự xác định vào ngày lập báo cáo tài chính, không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập hay chưa và số tiền ghi nhận trên hóa đơn là bao nhiêu, công ty căn cứ vào phiếu thu để xác định doanh thu. Trường hợp hợp đồng xây lắp quy định công ty thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kỳ được phản ánh trên hóa đơn đã lập.

Khi công ty có phát sinh các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, trên hóa đơn bán hàng chưa thể hiện số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán do khách hàng chưa đủ điều kiện để được hưởng hoặc chưa xác định được số phải chiết khấu, giảm giá thì doanh thu ghi nhận theo giá chưa trừ chiết khấu (doanh thu gộp). Sau thời điểm ghi nhận doanh thu, nếu khách hàng đủ điều kiện được hưởng chiết khấu, giảm giá thì kế toán ghi nhận riêng khoản chiết khấu, giảm giá để định kỳ điều chỉnh giảm doanh thu gộp.

Chiết khấu thương mại phải trả là khoản DN bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn hoặc trong những đợt công ty có chiết khấu hàng bán. Khoản chiết khấu thương mại thường chiếm tỷ lệ 2% trong giá bán và được ghi rõ trong hợp đồng bán hàng, cung cấp dịch vụ giữa công ty và khách hàng. Kế toán Công ty theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại mà DN chi trả cho người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa đơn, Công ty ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa trừ chiết khấu thương mại (doanh thu gộp).

Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Công ty phản ánh vào TK này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn (giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất... Công ty sẽ xem xét và chấp thuận yêu


cầu của khách hàng và số tiền thanh toán sẽ được giảm tương ứng với số giá trị hàng giảm theo hóa đơn.

Đối với hàng bán bị trả lại, phát sinh do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Hàng bán bị trả lại sẽ được nhập lại kho và số tiền thanh toán sẽ được giảm tương ứng với số lượng hàng ghi trên hóa đơn.

Kế toán doanh thu tại Công ty CP Cơ khí và Xây lắp An Ngãi được tổ chức khá chặt chẽ từ tổ chức chứng từ, tổ chức TK đến tổ chức sổ kế toán và báo cáo kế toán doanh thu với nhiệm vụ ghi chép, phản ánh kịp thời và chi tiết các khoản doanh thu phát sinh trong kỳ theo đúng nguyên tắc ghi nhận doanh thu và Luật kế toán, chuẩn mực kế toán hiện hành nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị DN trong việc giám sát quá trình hình thành và thực hiện doanh thu trong DN.

2.2.2. Nội dung, đặc điểm kế toán chi phí tại công ty

Chi phí của công ty bao gồm chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác.

Trong đó:

a. Chi phí giá vốn hàng bán

Chi phí giá vốn hàng bán gồm trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mua ngoài; trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tự sản xuất; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp.

Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mua ngoài, trị giá vốn thực tế bao gồm: Giá mua ghi trên Hoá đơn cộng với các chi phí mua thực tế.

Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tự chế biến, trị giá vốn thực tế bao gồm: Giá thực tế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ xuất sản xuất cộng với chi phí sản xuất.

Đối với sản phẩm xây lắp: trị giá vốn được ghi nhận dựa trên hồ sơ quyết toán của hạng mục, công trình. Giá vốn là chi phí tương ứng với hạng mục đã quyết toán.


Sản phẩm sản xuất ra bị hư hỏng dưới mức bình thường hoặc vượt trên mức bình thường đều được tính hết vào giá thành sản phẩm. Công ty không xây dựng định mức cho những sản phẩm hỏng, không dự kiến số sản phẩm hỏng sẽ xảy ra trong sản xuất.

Công ty không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

b. Chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng gồm chi phí quảng cáo (in catologe, quảng cáo trên báo, đài,...), chi phí nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ, bảo hành, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác,...

c. Chi phí quản lý DN

Chi phí quản lý DN gồm chi phí về lương nhân viên ở bộ phận quản lý DN (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...); BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của nhân viên quản lý DN; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý DN; dịch vụ mua ngoài, CP bằng tiền khác,...

Công ty không trích lập dự phòng phải thu khó đòi.

d. Chi phí hoạt động tài chính

Chi phí hoạt động tài chính gồm các khoản chi phí hoặc khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay, chi phí giao dịch bán chứng khoán, khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá khi bán ngoại tệ.... Chi phí tài chính của công ty chủ yếu là từ đi vay.

e. Chi phí khác

Chi phí khác của Công ty gồm các khoản chi phí như: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ; tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; các khoản bị phạt thuế, truy thu nộp thuế và các khoản chi phí bất thường khác...

Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế thu nhập DN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ thì vẫn hạch toán theo chế độ kế toán và ghi giảm chi phí kế toán.

2.2.3. Nội dung, đặc điểm kế toán KQKD tại công ty

- Kết quả tiêu thụ hàng hoá và cung cấp dịch vụ trong kỳ được biểu hiện qua


chỉ tiêu lãi hoặc lỗ về hoạt động tiêu thụ hàng hoá thành phẩm, dịch vụ được xác định theo công thức sau:

Kết quả tiêu thụ =

Doanh thu bán hàng

thuần

Giá vốn hàng bán -

Chi phí bán hàng -

Chi phí quản lý doanh nghiệp

và được phản ánh trên TK 911 – Xác định KQKD DN

Cuối kỳ kế toán, kế toán công ty thực hiện các nghiệp vụ kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác; kết chuyển giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN; kết chuyển chi phí thuế TNDN; kết chuyển số lợi nhuận sau thuế TNDN của hoạt động kinh doanh trong kỳ vào TK 911 để xác định KQKD.

Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì kế toán công ty không điều chỉnh khi quyết toán thuế TNDN.

2.3. Thực trạng phương pháp kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại công ty CP Cơ khí và Xây lắp An Ngãi

2.3.1. Kế toán doanh thu

2.3.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Chứng từ kế toán

Hoá đơn GTGT (Mẫu 01-GTGT-3LL).

Hợp đồng mua bán, Bảng thanh lý Hợp đồng, đơn đặt hàng, bảng thanh quyết toán công trình...

Các chứng từ thanh toán (Phiếu thu, Uỷ nhiệm chi, giấy báo có, bảng sao kê của Ngân hàng).

Quy trình bán hàng:

Đối với sản phẩm xây lắp:

Căn cứ vào tiến độ kế hoạch do hai bên thống nhất và căn cứ vào phiếu thu, kế toán ghi nhận doanh thu. Phòng kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu và viết phiếu thu gồm 3 liên: Liên 1 lưu, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 chuyển cho kế toán bán hàng để ghi sổ.


Căn cứ vào giá trị khối lượng thực hiện do hai bên thống nhất và căn cứ vào hóa đơn, kế toán ghi nhận doanh thu. Khi nghiệm thu, bàn giao công trình lắp đặt; căn cứ vào bảng khối lượng thanh quyết toán công trình và Hợp đồng kinh tế, phòng kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu và lập Hoá đơn GTGT gồm 3 liên: Liên 1 lưu tại cuống, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 chuyển cho kế toán bán hàng để ghi sổ.

Đối với sản phẩm gạch, cơ khí: Căn cứ vào đơn đặt hàng hoặc Hợp đồng mua bán được ký giữa Công ty với khách hàng, phòng kinh doanh lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 4 liên: 1 liên giao cho khách hàng, 2 liên gửi cho thủ kho, 1 liên lưu tại phòng kinh doanh. Tại kho, thủ kho tiếp nhận phiếu xuất kho từ phòng kinh doanh, kiểm tra nếu hợp lệ thì tiến hành xuất kho giao hàng cho người mua và yêu cầu người mua ký nhận. Sau khi người mua ký nhận thủ kho giữ 1 liên, 1 liên giao phòng kế toán.

Sau khi nhận được phiếu xuất kho phòng kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu và lập Hoá đơn GTGT gồm 3 liên: Liên 1 lưu tại cuống, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 chuyển cho kế toán bán hàng để ghi sổ và phòng kế toán lập phiếu thu thu tiền nếu người mua thanh toán bằng tiền mặt (điều kiện hoá đơn dưới

20.000.000 đồng).

Vận dụng TK kế toán:

- TK 511G - Doanh thu bán sản phẩm gạch

- TK 511C - Doanh thu bán sản phẩm cơ khí

- TK 511QH - Doanh thu tiêu thụ sản phẩm tại quầy hàng.

- TK 511Đ - Doanh thu xây lắp điện.

- TK 3333 - Thuế GTGT phải nộp. và các TK khác như: 111,112,131 Quy trình nhập liệu

Căn cứ vào Hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa Ban quản lý Dự án Năng lượng Nông thôn II, tỉnh Quảng Ngãi và Công ty CP Cơ khí và Xây lắp An Ngãi và các chứng từ kế toán sau:Bảng thanh toán khối lượng hoàn thành (Phụ lục 2.3); Hoá


đơn GTGT (Phụ lục 2.4); Giấy Báo Có (Phụ lục 2.5) kế toán tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán để ghi nhận doanh thu hoạt động xây lắp.

Căn cứ vào Phiếu xuất kho (Phụ lục 2.6); Hoá đơn GTGT (Phụ lục 2.7); phiếu thu (Phụ lục 2.8) kế toán tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán để ghi nhận doanh thu bán sản phẩm gạch tuynel.

Hàng ngày kế toán theo dõi chặt chẽ, chi tiết các chứng từ gốc trên và các chứng từ khác có liên quan, kế toán tiến hành nhập vào phần mềm kế toán Bravo 7, trên phân hệ bán hàng, phải thu. Đến cuối mỗi tháng, kế toán thực hiện thao tác kết chuyển toàn bộ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ dựa trên phần mềm Bravo

7. Kết thúc quá trình nhập liệu, số liệu được chuyển vào sổ, khi có lệnh chương trình sẽ tự động chạy và cho phép in ra các loại sổ sách cần thiết như:

Bảng kê chứng từ bán hàng (gạch tuynel): Phụ lục 2.9, Bảng kê chứng từ bán hàng (bơm nước): Phụ lục 2.10, Bảng kê chứng từ bán hàng (CTĐ Đức Chánh, CT trao đổi nhiệt Dung Quất): Phụ lục 2.11.

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Phụ lục 2.12

Sổ chi tiết bán hàng (công trình điện): Phụ lục 2.13

Sổ chi tiết thanh toán với người mua (Ban QLDA năng lượng nông thôn II): Phụ lục 2.14

Bảng tổng hợp thanh toán với người mua: Phụ lục 2.15.

Sổ cái TK 511: Phụ lục 2.16


2.3.1.2. Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

Những sản phẩm, hàng hoá được xác định là tiêu thụ, nhưng vì lý do về chất lượng, về quy cách kỹ thuật.... người mua từ chối thanh toán, gửi trả lại người bán hoặc yêu cầu giảm giá và được Công ty chấp nhận; hoặc người mua mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại thì các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng này được theo dõi riêng biệt.

Chứng từ kế toán

+ Biên bản xác nhận hàng không đủ điều kiện tiêu thụ theo yêu cầu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/03/2023