Kế toán doanh nghiệp 4 Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 20

CÂU HỎI‌

Câu 1: Trình bày đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và đối tượng tính giá thành của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn.

Câu 2: Trình bày phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Câu 3: Trình bày qui trình kế toán chi phí hoạt động kinh doanh khách sạn.

Câu 4: Trình bày qui trình kế toán doanh thu hoạt động kinh doanh khách sạn.

BÀI TẬP‌

Bài 1.

DNTN Hải Hồ kinh doanh khách sạn có các hoạt động sau: cho thuê phòng

(buồng ngủ), giặt ủi (giặt là), hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 04/2019 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1. Ngày 2/4 xuất vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động buồng ngủ 10.000.000đ, cho dịch vụ giặt ủi 3.000.000đ, cho quản lý DN: 2.400.000đ

2. Ngày 5/4 phân bổ giá trị CCDC vào chi phí hoạt động kinh doanh buồng ngủ 2.400.000đ, cho dịch vụ giặt ủi là 3.000.000đ, cho QLDN 2.500.000đ.

3. Ngày 5/4 chi tiền mặt mua báo hằng ngày sử dụng ở bộ phận văn phòng công ty: 300.000đ, phục vụ khách thuê phòng: 400.000đ.

4. Ngày 10/4 tính tiền lương phải trả cho các bộ phận:

- Nhân viên phục vụ trực tiếp buồng ngủ:10.000.000đ

- Nhân viên giặt ủi : 7.000.000đ

- Nhân viên quản lý: buồng ngủ:5.000.000đ; giặt ủi:2.000.000đ

- Nhân viên quản lý DN: 10.000.000đ

5. Ngày 10/4 trích các khoản bảo hiểm theo qui định tính vào chi phí 23,5% / tiền lương các bộ phận.

6. Ngày 12/4 chi phí dịch vụ mua ngoài thanh toán bằng TGNH theo giá chưa thuế gtgt 20.000.000đ, thuế GTGT 10%, trong đó:

- Bộ phận buồng ngủ:10.000.000đ , thuế GTGT 10%.

- Bộ phận giặt ủi: 5.000.000đ, thuế gtgt 10%.

- Văn phòng công ty: 5.000.000đ, thuế GTGT 10%.

7. Ngày 30/4 tổng doanh thu trong tháng từ các hoạt động:

- Hoạt động kinh doanh buồng ngủ (cả thuế GTGT 10%) là 165.000.000đ.

- Hoạt động giặt ủi (cả thuế GTGT 10%) là 66.000.000đ. Toàn bộ doanh thu thu bằng tiền mặt.

8. Ngày 30/04 trích khấu hao TSCĐ trong kỳ cho bộ phận buồng ngủ 30.000.000đ; giặt ủi:10.000.000đ; văn phòng DN: 10.000.000đ.

Yêu cầu:


Bài 2.

1. Tính tổng giá thành kinh doanh dịch vụ của từng hoạt động .

2. Ghi sổ nhật ký chung các nghiệp vụ phát sinh trên.


Công ty TNHH Thành Đạt kinh doanh khách sạn, hạch toán hàng tồn kho theo

phương pháp kê khai thường xuyên và thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 3/2019 có tình hình sau:

1. Ngày 2/3 xuất kho một số xà phòng tắm, bàn chải đánh răng, trà… trang bị cho buồng ngủ trị giá 500.000đ. Phiếu xuất kho số XK001.

2. Ngày 10/3 căn cứ vào bảng chấm công trong tháng, tính lương phải trả cho CBCNV (bảng lương BL03):

- Bộ phận cho thuê buồng ngủ: 12.000.000đ

- Bộ phận quản lý DN: 8.000.000đ

3. Ngày 10/3 trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ qui định.

4. Ngày 12/3 văn cứ vào hóa đơn dịch vụ, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại (giấy báo nợ số 18):

- Bộ phận buồng ngủ: 5.500.000đ (cả thuế gtgt 10%).

- Bộ phận QLDN: 3.300.000đ (cả thuế gtgt 10%).

5. Ngày 15/3 xuất kho công cụ dụng cụ dùng cho buồng ngủ trị giá 2.500.000đ, phân bổ 5 tháng. Phiếu xuất kho số XK002.

6. Ngày 20/3 tập hợp doanh thu trong kì về cho thuê buồng ngủ (hoá đơn GTGT số 0000087)

- Tiền mặt: 77.000.000đ

- TGNH: 132.000.000đ

Trong đó, thuế GTGT phải nộp 10% là 19.000.000đ.

7. Ngày 31/3 căn cứ vào bảng tính hao mòn TSCĐ dùng trong tháng (bảng tính khấu hao KH03):

- Bộ phận buồng ngủ: 30.000.000đ

- Bộ phận QLDN: 10.000.000đ

8. Kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định kết quả trong tháng cho hoạt động trên. Biết chi phí thuế TNDN 20%/ lợi nhuận trước thuế.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ trên.

Bài 3.

Công ty TNHH Kim Hưng kinh doanh khách sạn, MST: 1900496174, địa chỉ số

33 Võ Thị Sáu, phường 3, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu có các hoạt động: cho thuê buồng ngủ, giặt ủi. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 04/2019 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

1. Ngày 1/4/19 xuất kho 1 số vật tư trang bị cho phòng khách sạn (phiếu xuất kho số XK001):

- Xà phòng tắm 50 cục trị giá xuất kho 100.000đ.

- Dầu gội 5 chai, trị giá xuất kho 600.000đ.

- Bàn chải, kem đánh răng 40 cây, trị giá xuất kho 200.000đ

- Trà 5 gói, trị giá xuất kho 120.000đ

2. Ngày 2/4/19 chi tiền mặt mua báo cho phòng khách sạn 100.000đ (phiếu chi số PC001).

3. Ngày 05/4/19 tính tiền lương phải trả cho nhân viên tổ phòng 12.000.000đ, nhân viên giặt ủi 4.000.000đ, nhân viên phục vụ khách sạn 6.000.000đ, lương quản lý doanh nghiệp 10.000.000đ (bảng lương BL04).

4. Ngày 05/04/19 trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo chế độ hiện hành (bảng trích BH01).

5. Ngày 10/04/19 xuất kho 1 số xà phòng, thuốc tẩy cho bộ phận giặt ủi 400.000đ (phiếu xuất kho XK002).

6. Ngày 10/04/19 doanh thu phòng khách sạn 4 ngày của bà Lê Hoa, địa chỉ: số 162 đường 1A, quận Bình Tân, TP.HCM, giá chưa thuế 400.000đ/ngày, thuế GTGT 10% đã thu bằng tiền mặt (hoá đơn GTGT số 0000001, phiếu thu số PT001).

7. Ngày 11/04/19 xuất kho 1 số công cụ dùng cho phòng khách sạn trị giá 3.000.000đ, cho bộ phận giặt ủi 600.000đ, cho quản lý DN 500.000đ (phiếu xuất kho XK003).

8. Ngày 12/04/19 tổng hợp bảng kê doanh thu khách sạn đã có thuế là 39.600.000đ, thuế GTGT 10% đã thu bằng tiền mặt (hoá đơn GTGT số 0000002, phiếu thu số PT002).

10. Ngày 15/04/19 xuất kho 1 số xà phòng, thuốc tẩy cho bộ phận giặt ủi 300.000đ (phiếu xuất kho XK004).

10. Ngày 15/04/19 chi phí điện nước phải trả chưa có thuế GTGT 3.500.000đ, thuế GTGT 300.000đ (hoá đơn GTGT số 0000080). Phân bổ cho khách sạn 2.000.000đ, giặt ủi 1.000.000đ, quản lý doanh nghiệp 500.000đ.

11. Ngày 15/04/19 chi tiền mặt trả tiền điện thoại phục vụ quản lý doanh nghiệp là 2.000.000đ (phiếu chi số PC002).

12. Ngày 15/4/19 xuất kho 1 số xà phòng tắm, bàn chải, kem đánh răng, trà,..trang bị cho phòng khách sạn trị giá 1.000.000đ (phiếu xuất kho số XK005).

13. Ngày 30/04/19 tổng hợp doanh thu khách sạn và thuế GTGT đầu ra trong tháng đã thu bằng tiền mặt 70.000.000đ, bằng TGNH 62.000.000đ (hoá đơn GTGT số 0000003, phiếu thu số PT003, giấy báo có số BC013).

14. Ngày 30/04/19 tổng hợp doanh thu bộ phận giặt ủi 4.620.000đ, thuế GTGT 10% (hoá đơn GTGT số 0000004, phiếu thu số PT004).

15. Ngày 30/04/19 bảng trích khấu hao TSCĐ phân bổ cho phòng khách sạn 58.000.000đ, bộ phận giặt ủi 2.000.000đ.

16. Kết chuyển chi phí tương ứng với doanh thu để xác định kết quả kinh doanh trong tháng cho từng hoạt động của công ty. Kế toán phân bổ chi phí QLDN theo tiền lương cơ bản trả cho từng hoạt động kinh doanh dịch vụ.


trên.


sạn.

Yêu cầu:

1. Xác định các loại chứng từ kế toán cần lập cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh


2. Lập chứng từ cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

3. Ghi nhật ký chung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

4. Ghi sổ cái các tài khoản 621, 622, 627, 154, 632, 642, 511, 911.

5. Ghi sổ chi tiết chi phí SXKD và thẻ tính giá thành dịch vụ phòng ngủ - khách


Cho biết: Còn 12 ngày - đêm phòng khách sạn khách đã lưu trú lại tháng sau, chi

phí định mức phòng khách sạn 150.000 đ/ngày – đêm. Các dịch vụ khác không có chi phí dở dang cuối kỳ.


Giới thiệu‌

Bài 4. Kế toán kinh doanh du lịch

Thời gian: 11 giờ (LT: 02; TH: 08;KT:01)

Bài Kế toán kinh doanh du lịch trình bày các nội dung về phương pháp tính chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh dịch vụ du lịch. Hướng dẫn quy trình lập chứng từ và ghi sổ kế toán trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

Mục tiêu của bài

- Trình bày được phương pháp tính chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Trình bày được quy trình lập chứng từ, ghi sổ kế toán trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Tính được chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Lập được chứng từ và ghi sổ kế toán trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

Nội dung bài

1. Những vấn đề chung về kế toán dịch vụ du lịch‌

1.1. Khái niệm‌

Kế toán dịch vụ du lịch là hình thức kế toán dành riêng cho hình thức kinh doanh dịch vụ du lịch, gắn liền với đặc điểm của kế toán dịch vụ du lịch.

1.2. Đặc điểm‌

- Đặc điểm về kế toán của ngành du lịch lữ hành

+ Kế toán du lịch phải theo dõi doanh thu và chi phí theo hợp đồng, theo tour du lịch.

+ Chi phí do hướng dẫn viên thực hiện sẽ được ứng trước tiền theo tour, khi kết thúc tour, hoặc hợp đồng mới thanh toán với phòng kế toán.

+ Các hoá đơn khách sạn, nhà hàng có khi nhận được trễ so với việc thanh toán của hướng dẫn viên.

+ Có tình trạng hợp đồng làm với 1 đơn vị cùng ngành đề thực hiện 1 phần khối lượng hợp đồng.

+ Du lịch thường có du lịch trong nước và du lịch nước ngoài, phần du lịch nước ngoài, vé máy bay sẽ có thuế suất GTGT khác với GTGT du lịch trong nước.

- Đặc điểm về sản phẩm dịch vụ du lịch

+ Đây là loại hình dịch vụ của sự kết hợp của nhiều dịch vụ như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống... của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm mới hoàn chỉnh.

+ Sản phẩm du lịch không đồng nhất giữa các lần cung ứng do chất lượng dịch vụ cấu thành phụ thuộc vào tâm lý, trạng thái tình cảm của cả người phục vụ lẫn người cảm nhận. Mà các yếu tố đó thì lại thay đổi và chịu tác động của nhiều nhân tố trong những thời điểm khác nhau.

+ Sản phẩm du lịch bao gồm các hoạt động diễn ra trong cả một quá trình từ khi đón khách theo yêu cầu, cho đến khi khách trở lại điểm xuất phát gồm: Những hoạt động đảm bảo nhu cầu của chuyến đi nhu cầu giải trí, tham quan. Những hoạt động đảm bảo nhu cầu thiết yếu của khách chuyến đi như đi lại, ăn ở, an ninh...

+ Không giống như ngành sản xuất vật chất khác, sản phẩm du lịch hay lữ hành không bảo quản, lưu kho, lưu bãi được và giá của sản phẩm lữ hành có tính linh động cao.

+ Chương trình du lịch trọn gói được coi là sản phẩm đặc trưng trong kinh doanh lữ hành. Một chương trình du lịch trọn gói có thể được thực hiện nhiều lần vào những thời điểm khác nhau.

1.3. Nhiệm vụ kế toán‌

- Lên kế hoạch chi phí tour du lịch.

- Thu thập chi phí đầu vào của tour du lịch.

- Lập dự chi ngân sách, kiểm duyệt các khoản chi cho tour du lịch.

- Kết nối các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến tour.

- Ghi nhận và theo dõi các khoản chi phí theo từng đối tượng tour.

- Xác định giá tính thuế GTGT cho tour du lịch nước ngoài.

- Cân đối chi phí thuế: cân đối giữa chi phí hóa đơn và doanh thu bán ra.

- Quyết toán toàn bộ tour du lịch khi kết thúc.

- Lập báo cáo chi phí tour du lịch.

- Lập báo cáo kết quả/hiệu quả của tour du lịch.

- Lập báo cáo tài chính.

- Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN.

2. Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh du lịch‌

2.1. Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm trong hoạt động kinh doanh du lịch‌

2.1.1. Những vấn đề chung về kế toán chi phí và giá thành sản phẩm trong hoạt động kinh doanh du lịch‌

2.1.1.1. Đặc điểm chi phí, đối tượng và phương pháp tập hợp tập hợp chi phí dịch vụ du lịch‌

a. Đặc điểm chi phí

- Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành: Theo từng tour;

- Với những khoản mục chi phí không thể tách riêng theo từng tour hoặc từng dịch vụ thì sẽ được phân bổ theo tiêu thức thích hợp.

- Không có sản phẩm dở dang.

- Chi phí thực hiện dịch vụ bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm các khoản chi liên quan trực tiếp đến khách du lịch như: Chi phí ăn uống, tàu xe, các loại vé vào thăm quan,…

- Chi phí nhân công trực tiếp gồm các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp, khoản trích theo lương của nhân viên trực tiếp hướng dẫn du lịch.

- Chi phí sản xuất chung gồm các khoản chi liên quan đến bộ phận điều hành như: Lương nhân viên tổng đài, sắp xếp tour,…

b. Đối tượng tập hợp chi phí dịch vụ du lịch

Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh du lịch là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán chi phí sản xuất kinh doanh du lịch, có xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với tình hình đặc điểm hoạt động sản xuất, đặc điểm quy trình thực hiện dịch vụ và đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp mới giúp cho tổ chức tốt nhất việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Vì vậy, đối tượng tập hợp chi phí chính là phạm vi, giới hạn mà các loại chi phí phát sinh trong doanh nghiệp cần được tập hợp. Khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh du lịch phải dựa vào các nhân tố sau:

- Đặc điểm, công dụng của chi phí trong quá trình sản xuâ't kinh doanh.

- Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh du lịch tour.

- Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ, quy trình công nghệ thực hiện dịch vụ.

- Đặc điểm phát sinh chi phí, mục đích công dụng của chi phí.

- Yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí và yêu cầu hạch toán kinh tế của doanh nghiệp kinh doanh du lịch

- Khả năng, trình độ quản lý nói chung và hạch toán nói riêng.

Đôì tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh du lịch trong doanh nghiệp du lịch sẽ là từng bộ phận kinh doanh, chương trình du lịch tour, hoặc từng loại tour du lịch trong nước hoặc ngoài nước.

c. Phương pháp tập hợp tập hợp chi phí dịch vụ du lịch

Phương pháp kế toán tập hợp chi phí kinh doanh du lịch được xác định tùy thuộc vào tính châ't và khả năng quy nạp các chi phí kinh doanh du lịch theo đúng đôì tượng đã xác định. Thường có hai phương pháp hạch toán chi phí cơ bản.

- Phương pháp tập hợp trực tiếp: Phương pháp này chi phí phát sinh được hạch toán thẳng cho đôì tượng tập hợp. Phương pháp này đơn giản, dễ làm nhưng không phải là có thể áp dụng cho tất cả mọi chi phí phát sinh tại doanh nghiệp kinh doanh du lịch bởi vì có những chi phí phát sinh được chi chung cho nhiều đôì tượng cho nên không thể tập hợp trực tiếp cho từng đôì tượng riêng rẽ được, chỉ có những khoản chi nào có liên quan trực tiếp đến đôì tượng tập hợp chi phí thì kế toán mới có thể áp dụng phương pháp trực tiếp.

- Phương pháp phân bổ gián tiếp: Phương pháp này thường được áp dụng cho các khoản chi có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập họp chi phí không thể tập họp trực tiếp cho từng đối tượng, điển hình là chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý... Các khoản chi phí này là trong kỳ kế toán khi phát sinh được tập hợp riêng. Cuối kỳ tổng hợp lây số tổng cộng, rồi sau đó dùng tiêu thức thích hợp để phân bổ và hạch toán cho từng đôì tượng chịu chi phí.

Việc tập hợp và phân bổ chi phí kinh doanh dịch vụ có thể theo các bước sau:

+ Tập hợp các chi phí liên quan đến nhiều đối tượng.

+ Lựa chọn tiêu thức phân bổ họp lý và tính toán phân bổ cho từng đốì tượng chịu chi phí. Tiêu thức phân bổ thường là chỉ tiêu có liên quan mật thiết với loại chi phí cần phân bổ. Độ tín cậy của chi phí phục thuộc vào tính hợp lý của tiêu thức phân bổ được lựa chọn.



Mức chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng

Tổng chi phí cần

phân bổ



Tiêu thức phân bổ tính riêng cho từng đối tượng

=

x

Tổng tiêu thức

phân bổ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Kế toán doanh nghiệp 4 Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 20


2.1.1.2. Nội dung chi phí trực tiếp tính vào giá thành và cách tính giá thành dịch vụ trong công ty du lịch‌

a. Nội dung chi phí trực tiếp tính vào giá thành

Đối với hoạt động du lịch, lữ hành, kế toán tính giá thành theo từng dịch vụ, hợp đồng tour. Giá thành được phân thành 3 nội dung chính: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT), Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT), Chi phí sản xuất chung (CPSXC).

- CPNVLTT: là những khoản chi phí phục vụ trực tiếp cho khách du lịch trong quá trình tham quan, vãng cảnh như xe khách vận chuyển trực tiếp, tiền ăn, tiền khách sạn, vé tham quan, tiền nước cho khách…

- CPNCTT: các khoản tiền công, tiền lương, các khoản trích bảo hiểm tính trên tiền lương phải trả của hướng dẫn viên trực tiếp tham gia.

- CPSXC: Chi phí điều hành tour (Lương bộ phận điều hành, hướng dẫn viên tại địa phương, Chi phí bảo hiểm cho khách tour, quần áo vật dụng giày dép, găng tay, loa, video, ba lô và các chi phí chung khác….)

b. Cách tính giá thành dịch vụ trong công ty du lịch

Có hai cách tính giá thành dịch vụ để lựa chọn hạch toán chi phí:‌

- Cách 1: Theo dõi tính giá thành qua phần Tạm ứng 141: Đây là cách chung để khoán chi phí tour cho hướng dẫn viên tour.

+ Tạm ứng: Nhân viên hướng dẫn trực tiếp các tour làm giấy đề nghị tạm ứng: Trong quá trình thực hiện tour thường phát sinh khoản tạm ứng chi tour của điều hành tour và trả trước của khách hàng cũng như đặt cọc tiền nhận trước phòng khách sạn, nhà hàng.

+ Hoàn ứng: Sau khi hoàn thành tour nhân viên phải làm quyết toán tour.

- Cách 2: Không thông qua 141

+ Chi phí vật liệu 621: Tiền thuê xe, vé tham quan, phòng nghỉ khách sạn, tiền ăn cho chuyến tham quan ở các tụ điểm dọc đường, tiền nước cho khách, khăn , túi xách, nón

+ Chi phí nhân công 622: lương nhân viên trực tiếp phục vụ được theo dõi hàng ngày và chấm công, đối với trường hợp ko thể theo dõi có thể phân bổ theo các tiêu chí thích hợp thì phân bổ bằng cách chi phí nhân công chiếm 60% yếu tố giá thành sản phẩm dịch vụ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2023