Có TK 622 (chi tiết cho từng đối tượng): Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng
6.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào tài khoản 627 và được chi tiết theo các tài khoản cấp 2 tương ứng và tương tự như doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Sau đó, sẽ được phân bổ vào tài khoản 631, chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành
Nợ TK 631 (chi tiết cho từng đối tượng): Tổng hợp chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng
Có TK 627 (chi tiết cho từng đối tượng): Kết chuyển chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng
BÀI TẬP ÔN TẬP
Bài 1: Thông tin cho biết tại phân xưởng số 1 thuộc Nhà máy A sản xuất sản phẩm X, sản phẩm Y trong tháng 1 năm 20XX có tình hình như sau:
Đầu tháng không có sản phẩm dở dang, cuối tháng hoàn thành nhập kho 150 sản phẩm X, 245 sản phẩm Y. Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ của sản phẩm X là 12,25; sản phẩm Y là 22,25. Chi phí phát sinh trong kỳ như sau:
Chi phí vật liệu trực tiếp sản phẩm X là 50 triệu, sản phẩm Y là 98,94 triệu Chi phí nhân công trực tiếp sản phẩm X là 5 triệu, sản phẩm Y là 15 triệu Chi phí sản xuất chung là 45 triệu.
Yêu cầu: Hãy tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm X, Y.
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Kế Toán Một Số Nghiệp Vụ Chủ Yếu
- Mối Quan Hệ Giữa Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm
- Tổng Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Đánh Giá Sản Phẩm Dở Dang Cuối Kỳ
- Hạch Toán Tiêu Thụ Trong Trường Hợp Hàng Tồn Kho Áp Dụng Theo Phương Pháp Kiểm Kê Định Kỳ
- Phương Pháp Kế Toán Một Số Nghiệp Vụ Chủ Yếu
- Thời Gian Lập Và Gửi Báo Cáo Tài Chính
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
Biết chi phí sản xuất chung phân bổ theo tiêu thức tiền lương nhân công trực tiếp.
Bài 2: Giả sử có tình huống sau:
Tại một đơn vị, tình hình nhập, xuất hàng hoá A trong tháng như sau:
1. Tồn đầu tháng 1.000kg, đơn giá 10.000 đồng/kg
2. Nhập, xuất trong tháng
- Ngày 5: Nhập 3.000 kg, đơn giá 11.000 đồng/kg
- Ngày 6: Nhập 1.000kg, đơn giá 10.800 đồng/kg
- Ngày 10: Xuất 3.000 kg
- Ngày 12: Xuất 500 kg
- Ngày 25: Nhập 3.000kg, đơn giá 10.500 đồng/kg
- Ngày 26: Xuất 2.000 kg
3. Tồn cuối tháng: 2.500 kg.
Yêu cầu: Tính giá xuất kho của hàng hoá A trong tháng theo 2 phương pháp là phương pháp đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ, phương pháp nhập trước xuất trước.
CHƯƠNG 7.
KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
7.1. Kế toán bán hàng
7.1.1. Khái niệm bán hàng
Bán hàng là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là quy trình vốn của doanh nghiệp được chuyển từ hình thái hàng hoá sang hình thái tiền tệ, doanh nghiệp nắm được quyền sở hữu về tiền tệ hoặc được quyền đòi tiền và mất quyền sở hữu về hàng hoá.
7.1.2. Doanh thu bán hàng và thời điểm ghi nhận doanh thu
- Doanh thu bán hàng là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
+ Nếu doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng là doanh thu chưa tính thuế GTGT và doanh nghiệp sử dụng “Hóa đơn giá trị gia tăng”
+ Nếu doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng là doanh thu có tính thuế GTGT và doanh nghiệp sử dụng “Hóa đơn bán hàng thông thường”
- Điều kiện ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán hàng được xác định khi đồng thời thỏa mãn tất cả điều kiện sau:
+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
- Doanh thu thuần: Là tổng thu nhập của doanh nghiệp do tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, cung cấp các dịch vụ cho bên ngoài sau khi trừ các khoản thuế (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp phải nộp) và trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại).
7.1.3. Các phương thức bán hàng
Trong các doanh nghiệp, việc tiêu thụ hàng hoá có thể được thực hiện theo các phương thức sau:
- Phương thức bán buôn hàng hoá
- Phương thức bán lẻ hàng hoá
- Phương thức bán hàng đại lý
- Phương thức bán hàng trả góp, trả chậm
- Phương thức bán buôn hàng hoá:
Bán buôn hàng hoá là phương thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, các doanh nghiệp sản xuất. . . để thực hiện bán ra hoặc để gia công chế biến rồi bán ra.
Đặc điểm của hàng hoá bán buôn là hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng, do vậy giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá chưa được thực hiện. Hàng thường được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn, giá bán biến động tuỳ thuộc vào khối lượng hàng bán và phương thức thanh toán. Trong bán buôn hàng hoá, thường bao gồm hai phương thức sau đây:
- Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho: Theo hình thức này, khách hàng cử người mang giấy uỷ nhiệm đến kho của doanh nghiệp trực tiếp nhận hàng và áp tải hàng về. Sau khi giao nhận hàng hoá, đại diện bên mua ký nhận đã đủ hàng vào chứng từ bán hàng của bên bán đồng thời trả tiền ngay hoặc ký nhận nợ.
- Bán buôn qua kho theo hình thức gửi hàng: Bên bán căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết, hoặc theo đơn đặt hàng của người mua xuất kho gửi hàng cho người mua bằng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài. Chi phí vận chuyển gửi hàng bán có thể do bên bán chịu hoặc có thể do bên mua chịu tuỳ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Hàng gửi đi bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đến khi nào bên mua nhận được hàng, chứng từ và đã chấp nhận thanh toán thì quyền sở hữu hàng hoá mới được chuyển giao từ người bán sang người mua.
- Phương thức bán lẻ hàng hoá
Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ. Bán hàng theo phương thức này có đặc điểm là hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng. Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã được thực
hiện. Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc với số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định.
- Phương thức bán hàng đại lý
Là phương thức bán hàng mà trong đó doanh nghiệp giao hàng cho cơ sở nhận bán đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Sau khi bán được hàng, cơ sở đại lý thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp thương mại và được hưởng một khoản tiền gọi là hoa hồng đại lý. Số hàng chuyển giao cho các cơ sở đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp thương mại, đến khi nào cơ sở đại lý thanh toán tiền bán hàng hoặc chấp nhận thanh toán thì nghiệp vụ bán hàng mới hoàn thành.
- Phương thức bán hàng trả góp, trả chậm
Theo phương thức này, khi giao hàng cho người mua, thì lượng hàng chuyển giao được coi là tiêu thụ, người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua một phần. Doanh nghiệp được hưởng thêm khoản chênh lệch giữa giá bán trả góp và giá bán thông thường theo phương thức trả tiền ngay gọi là lãi trả góp. Tuy nhiên, khoản lãi trả góp chưa được ghi nhận toàn bộ mà chỉ được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính vào nhiều kỳ sau giao dịch bán.
7.1.4. Chứng từ sử dụng
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc nhập, xuất sản phẩm hàng hoá đều phải lập chứng từ đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ quy định.
Các chứng từ kế toán về vật tư, sản phẩm- hàng hoá bao gồm:
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý
- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá
- Bảng kê mua hàng
- Hoá đơn (GTGT)
- Hoá đơn bán hàng thông thường
- Hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính
- Bảng kê thu mua hàng hoá mua vào không có hoá đơn
- Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi
- Thẻ quầy hàng
7.1.5. Tài khoản sử dụng
Để hạch toán quá trình tiêu thụ sản phẩm theo các phương thức khác nhau kế toán có thể sử dụng các tài khoản sau đây:
Tài khoản 157 – Hàng gửi bán: Tài khoản này được sử dụng để theo dòi giá trị sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng hoặc giá trị sản phẩm, hàng hóa nhờ bán đại lý, ký gửi hay giá trị lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng, người mua chưa được chấp nhận thanh toán. Số hàng hóa, sản phẩm, lao vụ này vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị. Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ:
+ Giá vốn hàng hóa, giá thành sản phẩm gửi cho khách hàng hoặc gửi đại lý.
+ Trị giá vốn thực tế lao vụ dịch vụ đã thực hiện với khách hàng chưa được chấp nhận.
+ Kết chuyển trị giá vốn thành phẩm, hàng hóa gửi đi, lao vụ đã cung cấp chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán cuối kỳ (phương pháp KKĐK)
Bên Có:
+ Giá vốn hàng hóa, giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
+ Trị giá vốn thành phẩm, hàng hóa đã gửi đi bị khách hàng hoặc đại lý trả lại.
+ Kết chuyển trị giá vốn hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi, lao vụ đã cung cấp chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán đầu kỳ (phương pháp KKĐK).
Số dư bên Nợ: Trị giá vốn thành phẩm, hàng hóa đã gửi đi, lao vụ đã cung cấp chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán.
TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tài khoản này phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong 1 kỳ hạch toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch và nghiệp vụ sau:
+ Bán hàng: Bán các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa mua vào
+ Cung cấp dịch vụ: Thực hiện các công việc đã thỏa thuận trong 1 hoặc nhiều kỳ kế toán như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê tài sản theo phương thức hoạt động, doanh thu bất động sản đầu tư
Kết cấu của TK 511:
Bên Nợ:
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu và thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳ.
+ Các khoản ghi giảm doanh thu bán hàng (giảm giá hàng bán, doanh thu hàng đã bán bị trả lại và chiết khấu thương mại ).
+ Kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần, doanh thu bất động sản đầu tư sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ, doanh thu bất động sản đầu tư của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ và có 6 tài khoản cấp 2 sau:
+ TK 5111 - Doanh thu bán hàng hóa: Được sử dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, vật tư.
+ TK 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm: Được sử dụng ở các doanh nghiệp sản xuất vật chất như; công nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp.
+ TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ: Được sử dụng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như: giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học kĩ thuật.
+ TK 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Được dùng để phản ánh các khoản thu từ trợ cấp, trợ giá của nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của nhà nước.
+ TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: Được dùng để phản ánh doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư của doanh nghiệp bao gồm doanh thu cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư, doanh thu bán thanh lý bất động sản đầu tư
+ TK 5118 – Doanh thu khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu ngoài doanh thu bán hàng hoá, doanh thu bán thành phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu được trợ cấp trợ giá và doanh thu kinh doanh bất động sản như: Doanh thu bán vật liệu, phế liệu, nhượng bán công cụ, dụng cụ và các khoản doanh thu khác.
Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán: Tài khoản này dùng để theo dòi trị giá vốn của hàng hóa, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Giá vốn hàng bán có thể là giá thành công xưởng thực tế cuả sản phẩm xuất bán hay giá thành thực tế của lao vụ, dịch vụ cung cấp hoặc trị giá mua thực tế của hàng hóa tiêu thụ. Tài khoản 632 được áp dụng cho các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên và các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để xác định giá vốn của sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ
- Kết cấu theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Bên Nợ:
+ Giá vốn thực tế của sản phẩm - hàng hóa xuất đã bán, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
+ Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.
+ Chi phí xây dựng, tự chế tài sản cố định trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ xây dựng, tự chế hoàn thành.
+ Chênh lệch giữa mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cuối năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng cuối năm trước.
+ Số khấu hao bất động sản đầu tư trích trong kỳ
+ Chi phí liên quan đến cho thuê bất động sản đầu tư
+ Chi phí sửa chữa nâng cấp, cải tạo bất động sản đầu tư không đủ điều kiện tính vào nguyên giá bất động sản đầu tư
+ Giá trị còn lại và các chi phí bán, thanh lý bất động sản đầu tư trong kỳ
Bên Có:
+ Hoàn nhập số chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm trước lớn hơn mức cần lập cuối năm nay.
+ Kết chuyển giá vốn thực tế của sản phẩm - hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ để xác định kết quả.
+ Giá vốn thực tế của thành phẩm, hàng hóa đã bán bị người mua trả lại
+ Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh BĐSĐT trong kỳ để xác định kết quả Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
- Kết cấu TK 632 theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Bên Nợ:
+ Giá thành thực tế sản phẩm gửi bán, sản phẩm tồn kho chưa xác định tiêu thụ đầu kỳ (áp dụng trong doanh nghiệp sản xuất)
+ Tổng giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành (không kể có nhập kho hay không) (áp dụng trong doanh nghiệp sản xuất)
+ Kết chuyển giá vốn hàng hoá đã bán trong kỳ từ TK 611 (áp dụng trong doanh nghiệp thương mại)
+ Các khoản khác tính vào giá vốn hàng bán (Số trích lập dự phòng...).
Bên Có:
+ Kết chuyển giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm gửi bán chưa tiêu thụ, thành phẩm tồn kho cuối kỳ (áp dụng trong doanh nghiệp sản xuất)
+ Kết chuyển giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm được xác định đã bán trong kỳ (áp dụng trong doanh nghiệp sản xuất)
+ Kết chuyển giá vốn thực tế của hàng hoá đã bán trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh (áp dụng trong doanh nghiệp thương mại)
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
7.1.6. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
7.1.6.1. Kế toán bán hàng trong trường hợp hàng tồn kho áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên
a. Phương thức bán buôn qua kho hoặc phương thức bán lẻ
Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho, tại các phân xưởng sản xuất (không qua kho) của doanh nghiệp. Sản phẩm khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và đơn vị bán mất quyền sở hữu về số hàng này.
(1) Khi xuất kho sản phẩm, hàng hóa hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ với khách hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 155: Xuất kho thành phẩm
Có TK 156: Xuất kho hàng hóa
Có TK 154: Xuất trực tiếp không qua kho
(2) Phản ánh doanh thu bán hàng
+ Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
+ Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
(3) Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp hoặc thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có TK 3332 – Thuế TTĐB phải nộp Có TK 3333 – Thuế xuất khẩu phải nộp
b. Phương thức gửi hàng
Theo phương thức này bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao (một phần hay toàn bộ) thì số hàng chấp nhận này mới được coi là tiêu thụ
(1) Khi xuất hàng chuyển đến cho người mua, kế toán ghi theo giá vốn thực tế của hàng xuất:
Nợ TK 157 – Hàng gửi bán
Có TK 155: Xuất kho thành phẩm
Có TK 154: Xuất trực tiếp không qua kho Có TK 156: Xuất kho hàng hóa
(2) Khi được khách hàng chấp nhận (một phần hay toàn bộ), kế toán ghi:
+ Phản ánh trị giá vốn của hàng được chấp nhận: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 157: Hàng gửi bán
+ Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi Nợ TK 111, 112: Doanh thu đã thu bằng tiền
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hang
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
+ Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi