Phương Pháp Kế Toán Một Số Nghiệp Vụ Chủ Yếu 23250

Mức khấu hao trong tháng của =

tài sản cố định Trong đó :


Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng


Mức khấu hao bình quân tính

x

cho mỗi đơn vị sản phẩm

Mức khấu hao bình quân tính cho mỗi đơn vị sản phẩm

Nguyên giá tài sản cố định

= Sản lượng theo công suất thiết kế

Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:

Mức khấu hao trong

năm của tài sản cố định

Số lượng sản phẩm

=

sản xuất trong năm

Mức khấu hao bình quân tính

x

cho mỗi đơn vị sản phẩm

Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định .

c. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định như sau:

Xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định theo quy định tại Chế dộ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT- BTC ngày 25/04/2013.

Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây :

Mức trích khấu hao

hàng năm của tài sản cố định Trong đó:

Giá trị còn lại của

=

tài sản cố định

x Tỷ lệ khấu hao nhanh

+ Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định

Tỷ lệ khấu hao


Hệ số điều

=

nhanh (%)

theo phương pháp đường thẳng

x

chỉnh

+ Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:


Tỷ lệ khấu hao

theo phương pháp = đương thẳng (%)

1

Thời gian sử dụng của tài sản cố định


x 100

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:

Thời gian sử dụng của tài sản cố định

Hệ số điều chỉnh

Đến 4 năm

(t ≤ 4 năm)

1,5

Trên 4 đến 6 năm

(4 năm < t ≤ 6 năm)

2,0

Trên 6 năm

(t > 6 năm)

2,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Kế toán doanh nghiệp - 17


5.4.3. Tài khoản sử dụng

Để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn của toàn bộ tài sản cố định trong quá trình sử dụng do trích khấu hao tài sản cố định và những trường hợp tăng, giảm hao mòn khác của tài sản cố định, kế toán sử dụng TK 214- Hao mòn tài sản cố định. Kết cấu cơ bản của tài khoản này như sau:

Bên Nợ: Hao mòn tài sản cố định giảm

Bên Có: Hao mòn tài sản cố định tăng

Số dư bên Có: Hao mòn tài sản cố định tăng

- TK 214 gồm các TK cấp 2 sau:

+ TK 2141- Hao mòn tài sản cố định hữu hình

+ TK 2142- Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính

+ TK 2143- Hao mòn tài sản cố định vô hình

+ TK 2147- Hao mòn bất động sản đầu tư

5.4.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

(1) Định kỳ, căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định, kế toán tính trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh, đồng thời phản ánh giá trị hao mòn của tài sản cố định kế toán ghi:

Nợ TK 627, 641, 642…

Có TK 214: hao mòn tài sản cố định

(2) Đối với tài sản cố định dùng cho hoạt động phúc lợi và hoạt động sự nghiệp, vào cuối niên độ kế toán tính và phản ánh giá trị hao mòn như sau:

Nợ TK 3533, 466

Có TK 214: hao mòn tài sản cố định

(3) Trường hợp tăng hao mòn tài sản cố định do nhận tài sản cố định đã sử dụng từ các đơn vị nội bộ có tổ chức kế toán riêng, ghi:

Nợ TK 211, 213: nguyên giá tài sản cố định Có TK 411: giá trị còn lại

Có TK 214: giá trị hao mòn

(4) Trường hợp giảm hao mòn do giảm tài sản cố định đã trình bày ở phần kế toán giảm tài sản cố định.

Ví dụ: Tình hình tăng tài sản cố định trong tháng 3 tại doanh nghiệp T&T như sau:

1. Doanh nghiệp mua sắm mới một tài sản cố định hữu hình, giá mua chưa có thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn là 28.000.000 đồng, thuế suất thuế GTGT 10%, đã được doanh nghiệp trả bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí lắp đặt và chạy thử đã trả bằng tiền mặt là 880.000 đồng, trong đó đã có thuế suất thuế GTGT 10%. Tài sản này được mua đầu tư từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cư bản.

2. Doanh nghiệp mua lại 01 tài sản cố định hữu hình, giá mua chưa có thuế GTGT là 70.000.000 đồng, thuế suất thuế GTGT 5%, chưa thanh toán. Chi phí vận chuyển chi bằng tiền mặt là 1.100.000 đồng, trong đó đã có thuế GTGT thuế suất 10%.

3. Nhà nước cấp cho doanh nghiệp 01 tài sản cố định hữu hình có giá trị ghi trên sổ của đơn vị cấp nguyên giá là 90.000.000 đồng, đã hao mòn 10.000.000 đồng. Chi phí vận chuyển chi bằng tiền mặt là 1.760.000 đồng, trong đó đã có thuế GTGT thuế suất 10%.

4. Nhận góp vốn liên doanh của đơn vị khác bằng 1 tài sản cố định hữu hình, hội đồng liên doanh định giá 25.000.000 đồng.

5. Công tác xây dựng cơ bản bàn giao 01 tài sản cố định hữu hình có giá trị quyết toán là 100.000.000 đồng. Chi phí trước khi sử dụng trả bằng tiền mặt là

1.000.000 đồng.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và xác định nguyên giá của tài sản cố định ở mỗi nghiệp vụ.


Giải

1.a) Nợ TK 211:

28.000.0000

Nợ TK 133:

2.800.000

Có TK 111:

30.800.000

b) Nợ TK 211:

800.000

Nợ TK 133:

80.000

Có TK 112:

880.000

c) Nợ TK 441:

28.800.000

Có TK 411:

28.800.000

Nguyên giá: 28.800.000

2.a) Nợ TK 211:

70.000.000

Nợ TK 133:

3.500.000

Có TK 331:

73.500.000

2.b) Nợ TK 211:

1.000.000

Nợ TK 133:

100.000

Đơn vin tính: đồng

Có TK 111: 1.100.000

Nguyên giá: 71.000.000

3.a) Nợ TK 211: 80.000.000

Có TK 411: 80.000.000

3.b) Nợ TK 211: 1.600.000

Nợ TK 133: 160.000

Có TK 111: 1.760.000

Nguyên giá: 81.600.000

4. Nợ TK 211: 25.000.000

Có TK 411: 25.000.000

Nguyên giá: 25.000.000

5.a) Nợ TK 211: 100.000.000

Có TK 2412: 100.000.000

5.b) Nợ TK 211: 1.000.000

Có TK 111: 1.000.000

Nguyên giá: 101.000.000


BÀI TẬP ÔN TẬP


Bài 1: Một doanh nghiệp tháng 4/2014 có tình hình tài sản cố định như sau: (Đơn vị tính: đồng)

I. Tổng số khấu hao trung bình đầu tháng là 9.700.000, trong đó:

- Phân xưởng sản xuất: 9.300.000.

- Quản lý doanh nghiệp: 400.000.

II. Tình hình tăng giảm tài sản cố định trong tháng:

1. Ngày 5/4, doanh nghiệp được cấp tài sản cố định hữu hình nguyên giá 24.000.000, dùng để sản xuất sản phẩm, thời gian sử dụng 3 năm.

2. Ngày 7/4, doanh nghiệp dùng vốn đầu tư xây dựng cơ bản mua 1 tài sản cố định hữu hình, phải trả cho người bán giá thanh toán 49.500.000, thuế suất thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển bốc vác, lắp đặt, chạy thử trả bằng tiền mặt là 1.100.000, trong đó đã có thuế GTGT thuế suất 10%. Doanh nghiệp dùng tiền gửi ngân hàng để thanh toán cho người bán. tài sản cố định này sử dụng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, thời gian dử dụng 4 năm.

3. Ngày 11/4, doanh nghiệp thanh lý tài sản cố định hữu hình đang dùng ở bộ phận quản lý phân xưởng, nguyên giá là 10.400.000 đã hao mòn 10.340.000, chi phí tháo dỡ vận chuyển bằng tiền mặt là 100.000. Doanh nghiệp thu hồi một số phụ tùng nhập kho trị giá 500.000, thời gian sử dụng 2 năm.

4. Ngày 15/4, doanh nghiệp bán một tài sản cố định cũ dùng sản xuất sản phẩm nguyên giá là 15.000.000đ đã hao mòn 10.000.000, theo giá thỏa thuận là 5.250.000, trong đó đã có thuế GTGT thuế suất 5%, người mua trả bằng tiền mặt. Chi phí tháo dỡ bốc vác trả bằng tiền mặt 200.000, thời giam sử dụng 3 năm.

5. Ngày 20/4, doanh nghiệp dùng quỹ đầu tư phát triển mua một tài sản cố định vô hình dùng sản xuất sản phẩm giá 24.000.000, trả bằng tiền mặt, thời gian sử dụng 3 năm.

Yêu cầu: Định khoản tình hình tăng giảm của tài sản cố định của doanh nghiệp trong kỳ.

Bài 2

Trích tài liệu kế toán tháng 4/2015 của doanh nghiệp T như sau: (Đơn vị tính: đồng)

1. Mua một TSCĐ hữu hình bằng quỹ phát triển kinh doanh. Giá mua chưa thuế 150.000.000, thuế suất GTGT 10%, chưa trả tiền người bán, đã bàn giao đưa vào sử dụng. Chi phí lắp đặt 2.000.000 đã thanh toán bằng tiền mặt.

2. Thanh lý một máy cũ nguyên giá 60.000.000, đã khấu hao 58.000.000. Thu 800.000 tiền mặt do bán phế liệu từ tài sản cố định đó. Chi phí thanh lý trả bằng tiền mặt 200.000.

3. Thuê ngoài sửa chữa nhỏ một máy của phân xưởng sản xuất, phải trả 660.000 cho đơn vị sửa chữa, trong đó đã có thuế GTGT thuế suất 10%.

4. Thuê ngoài sửa chữa nhỏ nhà văn phòng của bộ phận quản lý doanh nghiệp, trả cho đơn vị sửa chữa bằng tiền mặt 1.100.000, trong đó đã có thuế GTGT thuế suất 10%.

5. Trích trước chi phí sửa chữa ở cửa hàng 2.000.000 đồng. Thực tế phát sinh: thuê ngoài sửa chữa, phải trả 3.850.000, trong đó đã có thuế GTGT thuế suất 10%.

6. Xuất kho phụ tùng cho bộ phận sửa chữa dùng vào việc sửa chữa máy móc bị hư ở phân xưởng 4.500.000 đồng, phân bổ vào chi phí 5 tháng, bắt đầu từ tháng này.

8. Trích khấu hao tài sản cố định tháng 4 ở các bộ phận như sau:

- Tài sản cố định của phân xưởng sản xuất: 18.000.000.

- Tài sản cố định của bộ phận bán hàng: 2.500.000.

- Tài sản cố định của bộ phận quản lý doanh nghiệp: 3.500.000.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.


Bài 3

Tại một doanh nghiệp, liên quan đến tài sản cố định có tài liệu sau: (Đơn vị tính: triệu đồng):

1. Mua một thiết bị dùng cho sản xuất có giá mua là 500, thuế suất thuế GTGT 10%. Chi phí lắp đặt chạy thử là 2, thuế suất thuế GTGT 10%, tất cả chưa thanh toán. Tài sản này có thời gian sử dụng dự kiến là 10 năm, được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển.

2. Mua một xe tải để chở hàng đi bán, giá mua là 330, trong đó thuế suất thuế GTGT 10% trả bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí tân trang là 5, thuế suất thuế GTGT 10% trả bằng tiền mặt. Tài sản này có tỷ lệ khấu hao là 1% /tháng.

3. Mua 1 xe hơi dùng để làm phương tiện đi lại cho ban giám đốc công ty có giá mua là 400, thuế suất thuế GTGT 10%. Lệ phí trước bạ, sang tên là 4. Tất cả trả bằng tiền gửi ngân hàng. Tài sản này có tỷ lệ khấu hao là 24%/năm.

Yêu cầu: Định khoản và phản ánh vào tài khoản tài sản cố định.

Bài 4

Công ty Hy Vọng, trong tháng 1/2014 có các tài liệu sau.(Đơn vị tính: đồng)

I. Số dư đầu tháng của các tài khoản:

+ TK 211: 200.000.000

+ TK 153: 10.000.000

II. Tình hình phát sinh trong tháng:

1. Nhập kho 01 công cụ chưa trả tiền cho người bán theo hóa đơn GTGT số 001234: 1.320.000 (trong đó thuế GTGT là 120.000). Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt 220.000 (trong đó thuế GTGT: 20.000).

2. Xuất kho 01 số công cụ dùng cho quản lý doanh nghiệp, giá thực tế xuất kho 1.200.000, phân bổ dần trong 6 tháng kể từ tháng này.

3. Xuất kho 01 số công cụ loại phân bổ 2 lần dùng cho phân xưởng sản xuất, giá thực tế xuất kho 400.000;

4. Phân xưởng sản xuất báo hỏng 01 công cụ loại phân bổ 2 lần có giá thực tế lúc xuất kho 500.000, vật liệu thu hồi khi hư hỏng nhập kho 50.000.

5. Kế toán tập hợp chi phí xây dựng nhà kho để chứa hàng ở nhà máy trong tháng như sau:

- Chi phí nguyên vật liệu: 50.000.000


- Chi phí công cụ dụng cụ:

5.000.000

- Chi phí lương phải trả:

7.000.000

- Chi phí khấu hao:

3.000.000

- Chi phí khác bằng tiền:

2.000.000

6. Cuối tháng nhà kho đã hoàn tất và đưa vào sử dụng, thời gian sử dụng dự kiến là 40 tháng.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

CHƯƠNG 6.

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP

6.1. Chi phí sản xuất

6.1.1. Khái niệm

Bất kỳ một doanh nghiệp nào, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có đủ ba yếu tố cơ bản đó là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp ba yếu tố đó để tạo ra các loại sản phẩm lao vụ và dịch vụ. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra các chi phí tương ứng, đó là các chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về lao động sống. Trên phương diện này, chi phí được xác định là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán, dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu.

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó, hao phí về lao động sống là các khoản tiền công mà doanh nghiệp phải trả cho cán bộ công nhân viên. Còn hao phí về lao động vật hoá là những khoản hao phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, hao mòn máy móc, thiết bị, công cụ - dụng cụ. Các chi phí này phát sinh có tính chất thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất.

6.1.2. Phân loại chi phí sản xuất

Trong doanh nghiệp chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại có tính chất kinh tế, mục đích sử dụng, công dụng trong quá trình sản xuất…khác nhau. Do tính chất đa dạng về loại và để phục vụ trong công tác quản lý chi phí sản xuất, phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm, kế toán cần phải phân loại chi phí sản xuất và chi phí sản xuất có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.

a. Phân loại theo yếu tố chi phí

Tùy theo yêu cầu và trình độ quản lý ở mỗi nước, mỗi thời kỳ mà mức độ chi tiết của các yếu tố có thể khác nhau. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia làm 7 yếu tố chi phí sau:

- Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ... sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).

- Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).

- Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh số tiền lương và phụ cấp mang tính chất tiền lương phải trả cho toàn bộ công nhân viên chức.

- Yếu tố chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn: phản ánh phần bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên.

- Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.

- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh.

- Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

b. Phân loại theo khoản mục trong giá thành sản phẩm.

Theo quy định hiện hành, giá thành sản xuất ở Việt Nam bao gồm 3 khoản mục chi phí sau:

- Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: phản ánh toán bộ chi phí nguyên, vật liệu chính, phụ, nhiên liệu... tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.

- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích cho quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh.

- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất (trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp).

6.1.3. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn chi phí sản xuất phát sinh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Để xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất phù hợp ta thường căn cứ vào đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh

- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: gồm có sản xuất giản đơn hay phức tạp

+ Với sản xuất giản đơn, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất hoặc có thể là nhóm sản phẩm

+ Với sản xuất phức tạp, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến, phân xưởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết, bộ phận sản phẩm…

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí