Phương Pháp Kế Toán Một Số Nghiệp Vụ Chủ Yếu 23249

Bên Nợ: nguyên giá của tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp tăng trong kỳ. Bên Có: nguyên giá của tài sản cố định vô hìnhcủa doanh nghiệp giảm trong kỳ. Số dư bên Nợ: nguyên giá của tài sản cố định vô hình hiện có của doanh nghiệp.

TK này được chi tiết thành các TK cấp 2 để theo dòi tình hình biến động của từng loại tài sản cố định vô hình như:

+ TK 2131 “Quyền sử dụng đất”

+ TK 2132 “Quyền phát hành”

+ TK 2133 “Bản quyền, bằng sáng chế”

+ TK 2134 “Nhãn hiệu, hàng hóa”

+ TK 2135 “Phần mềm máy vi tính”

+ TK 2136 “Giấy phép và giấy chuyển nhượng”

+ TK 2138 “tài sản cố định vô hình khác”.

- TK 214 “Hao mòn tài sản cố định ”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Bên Nợ: giá trị hao mòn của tài sản cố định vô hình giảm trong kỳ. Bên Có: giá trị hao mòn của tài sản cố định vô hình tăng trong kỳ. Số dư bên Có: giá trị hao mòn của tài sản cố định hiện có.

TK này được chi tiết thành 4 TK cấp 2:

Kế toán doanh nghiệp - 16

+ TK 2141 “Hao mòn tài sản cố định hữu hình”

+ TK 2142 “Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính”

+ TK 2143 “Hao mòn tài sản cố định vô hình”

+ TK 2147 “Hao mòn bất động sản đầu tư”

5.3.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

5.3.4.1. Kế toán tình hình tăng tài sản cố định

a. Tài sản cố định được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn chuyên dùng.

- Đối với tài sản cố định hình thành qua quá trình xây dựng, lắp đặt, chỉnh lý, chạy thử, nghiên cứu, triển khai thì kế toán phải tập hợp các khoản chi tiêu phát sinh trong quá trình đó vào TK 241 “Chi phí xây dựng cơ bản dở dang”:

Nợ TK 241: chi phí mua sắm, xây dựng, nghiên cứa, triển khai Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331, …

Khi công tác xây dựng, lắp đặt, triển khai hoàn thành, kế toán phản ánh tình hình quyết toán chi phí và giá trị tài sản hình thành qua quá trình xây dựng, lắp đặt, triển khai:

Nợ TK 211, 213: nguyên giá tài sản cố định hình thành đưa vào sử dụng Nợ TK 155: giá trị sản phẩm thu được

Nợ TK 138: khoản chi sai yêu cầu bồi thường hoặc chờ xử lý

Có TK 241: tổng chi phí mua sắm, xây dựng, lắp đặt, triển khai

- Đối với tài sản cố định mua sắm không qua lắp đặt thì kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan để ghi:

Nợ TK 211, 213: nguyên giá

Nợ TK 1332: thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331, …: giá thanh toán cho người bán

- Nếu tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi, khi hoàn thành thủ tục đưa tài sản cố định vào sử dụng, kế toán ghi bút toán chuyển nguồn:

Nợ TK 414: Tài sản cố định đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển

Nợ TK 441: Tài sản cố định đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản Nợ TK 3532:Tài sản cố định đầu tư bằng quỹ phúc lợi

Có TK 411: ghi tăng nguồn vốn kinh doanh

- Trường hợp tài sản cố định được mua sắm bằng quỹ phúc lợi cho hoạt động văn hóa, phúc lợi, khi kết chuyển nguồn, ghi:

Nợ TK 3532: quỹ phúc lợi

Có TK 3533: quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định

- Trường hợp tài sản cố định được mua sắm bằng quỹ phát triển khoa học và công nghệ, khi kết chuyển nguồn, ghi:

Nợ TK 3561: quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Có TK 3562: quỹ phát triển khoa học và công nghệ hình thành tài sản cố định

- Trường hợp tài sản cố định được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án dùng vào hoạt động sự nghiệp hoặc hoạt động dự án thì kế toán ghi bút toán chuyển nguồn như sau:

Nợ TK 441: tài sản cố định được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản Nợ TK 161: tài sản cố định được đầu tư bằng nguồn vốn kinh phí sự nghiệp, kinh

phí dự án

Có TK 466: nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định

b. Tài sản cố định tăng do mua sắm, xây dựng, triển khai bằng vốn vay dài hạn:

- Trường hợp doanh nghiệp nhận tiền vay dài hạn để thanh toán tiền mua tài sản cố định khi hoàn thành thủ tục đưa tài sản cố định vào sử dụng, ghi:

Nợ TK 211, 213: nguyên giá

Nợ TK 1332: thuế giá trị gia tăng

Có TK 341: nhận nợ với người cho vay dài hạn

- Trường hợp doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục đưa tài sản cố định vào sử dụng nhưng chưa thanh toán cho người bán tài sản cố định hoặc người nhận thầu xây dựng cơ bản, ghi:

Nợ TK 211, 213: nguyên giá

Nợ TK 1332: thuế GTGT

Có TK 331: số tiền nợ người bán

Có TK 241: chi phí xây dựng cơ bản được tính vào giá trị công trình

Khi nhận tiền vay dài hạn, doanh nghiệp trả nợ cho người bán tài sản cố định hoặc người nhận thầu xây dựng cơ bản:

Nợ TK 331: phải trả người bán Có TK 341: vay dài hạn

c. Tài sản cố định tăng mà doanh nghiệp không phải trả tiền.

Trong các trường hợp Nhà nước cấp cho doanh nghiệp, các bên đối tác góp vốn, thu hồi vốn góp liên doanh, liên kết hoặc doanh nghiệp được biếu tặng, viện trợ bằng tài sản cố định … khi xác định được nguyên giá kế toán ghi:

Nợ TK 211, 213: nguyên giá

Có TK 711: giá trị tài sản cố định được biếu tặng Có TK 411: Nhà nước cấp hoặc bên góp vốn

Có TK 128, 222, 228: giá thỏa thuận khi thu hồi vốn góp

Có TK 111, 112, 331…: phí tổn trước khi sử dụng mà doanh nghiệp phải chịu Nếu phí tổn trước khi sử dụng được bù đắp bằng nguồn vốn chuyên dùng thì kế

toán còn phải ghi bút toán chuyển nguồn như trường hợp trên.

Riêng trường hợp tài sản cố định tăng ở một đơn vị hạch toán phụ thuộc được cấp trên điều chuyển đến, thì kế toán còn phải ghi giá trị hao mòn của tài sản cố định đó vào Bên Có TK 214. Còn phí tổn trước khi sử dụng mà doanh nghiệp phải chi ra được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ:

Nợ TK 627, 641, 642: nơi sử dụng tài sản cố định Nợ TK 1332: thuế giá trị gia tăng

Có TK 111, 112, 331…: giá thanh toán

d. Tài sản cố định tăng do nhận tài sản cố định thuê tài chính

- Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi nhận tài sản thuê như đàm phán, ký kết hợp đồng…, ghi:

Nợ TK 242: chi phí trả trước Có TK 111, 112, 331…

- Khi nhận tài sản thuê tài chính, căn cứ vào hợp đồng và các chứng từ có liên quan, ghi:

Nợ TK 212: nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính

Nợ TK 138: thuế giá trị gia tăng được khấu trừ nằm trong nợ gốc (nếu có)

Có TK 342: giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê.

- Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính, ghi:

Nợ TK 212: tính vào nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính Có TK 242: chi phí trả trước

Có TK 111, 112: số chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê

e. Tài sản cố định kiểm kê phát hiện thừa

Khi kiểm kê phát hiện thừa thì doanh nghiệp phải truy tìm nguyên nhân để xử lý phù hợp với từng nguyên nhân. Chẳng hạn tài sản cố định thừa là do để ngoài sổ kế toán, thì căn cứ vào hồ sơ ban đầu để ghi tăng tài sản cố định theo một trong số các trường hợp trên.

Riêng mức khấu hao của tài sản cố định trong thời gian quên ghi sổ được tập hợp vào chi phí quản lý doanh nghiệp:

Nợ TK 642: chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 214: hao mòn tài sản cố định

Trường hợp tài sản cố định thừa không thể phát hiện nguyên nhân, không tìm được chủ sở hữu tài sản cố định, ghi:

Nợ TK 211: nguyên giá

Có TK 214: giá trị hao mòn Có TK 3381: giá trị còn lại

5.3.4.2. Kế toán tình hình giảm tài sản cố định

a. Giảm giá trị còn lại của tài sản cố định do khấu hao tài sản cố định

Trong quá trình sử dụng tài sản cố định , kế toán xác định tổng mức khấu hao tài sản cố định; phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định vào chi phí kinh doanh theo đối tượng sử dụng tài sản cố định và ghi giảm tài sản cố định bằng cách ghi tăng giá trị hao mòn của chúng:

Nợ TK 627: khấu hao tài sản cố định sừ dụng ở bộ phận sản xuất Nợ TK 641: khấu hao tài sản cố định sừ dụng ở bộ phận bán hàng

Nợ TK 642: khấu hao tài sản cố định sừ dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp Có TK 111, 112: ghi tăng giá trị hao mòn của tài sản cố định

b. Nhượng bán, thanh lý tài sản cố định

Theo quan điểm của kế toán, hoạt động nhượng bán, thanh lý tài sản cố định được coi là hoạt động khác ngoài hoạt động kinh doanh.

- Kế toán ghi giảm các chỉ tiêu của tài sản cố định và chuyển giá trị còn lại vào chi phí khác:

Nợ TK 811: giá trị còn lại của tài sản cố định Nợ TK 214: giá trị hao mòn của tài sản cố định

Có TK 211, 213: nguyên giá

- Phản ánh thu nhập từ hoạt động nhượng bán, thanh lý: Nợ TK 111, 112, 331: theo gái thanh toán

Nợ TK 152: phế liệu nhập kho

Nợ TK 138: tiền bồi thường phải thu Có TK 711: ghi thu nhập khác Có TK 3331: thuế giá trị gia tăng

- Nếu trong quá trình nhượng bán, thanh lý doanh nghiệp phải chi một số khoản chi, ghi:

Nợ TK 811: chi phí khác

Nợ TK 133: thuế giá trị gia tăng

Có TK 111, 112, 331: tổng chi phí

c. Góp vốn đầu tư bằng tài sản cố định vào công ty con, công ty liên kết, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, đầu tư dài hạn khác.

Căn cứ vào giá trị còn lại của tài sản cố định, giá thỏa thuận do Hội đồng giao nhận vốn xác nhận. Số chênh lệch giá giảm (lỗ), tăng (lãi) được hạch toán là chi phí khác và thu nhập khác, kế toán ghi:

Nợ TK 221, 222, 228: giá thỏa thuận Nợ TK 214: giá trị hao mòn

Nợ TK 811: chênh lệch giảm giá tài sản cố định (lỗ) Có TK 211, 213: nguyên giá tài sản cố định

Có TK 711: chênh lệch tăng giá tài sản cố định (lãi)

d. Trả vốn góp đầu tư bằng tài sản cố định

Căn cứ vào giá do hội đồng giao nhận đánh giá, nguyên giá và giá trị hao mòn của tài sản cố định, ghi:

Nợ TK 411: giá thỏa thuận Nợ TK 214: giá trị hao mòn Nợ TK 811: chênh lệch giảm

Có TK 211, 213: nguyên giá tài sản cố định Có TK 711: chênh lệch tăng

e. Trả vốn cho Nhà nước bằng tài sản cố định

Đối với doanh nghiệp Nhà nước, khi bàn giao tài sản cố định cho đơn vị khác theo lệnh điều động của cấp trên, kế toán căn cứ vào nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại để ghi giảm tài sản cố định :

Nợ TK 411: giá trị còn lại Nợ TK 214: giá trị hao mòn

Có TK 211, 213: nguyên giá tài sản cố định

f. Tài sản cố định đang sử dụng chuyển thành công cụ dụng cụ do Nhà nước thay đổi tiêu chuẩn giá trị của tài sản cố định … thì giá trị còn lại của tài sản cố định chưa khấu hao hết được phân bổ vào chi phí kinh doanh trong kỳ tối đa không quá 3 năm, ghi:

Nợ TK 242: giá trị còn lại Nợ TK 214: giá trị hao mòn

Có TK 211, 213: nguyên giá tài sản cố định

g. Trả tài sản cố định thuê tài chính

- Trong quá trình sử dụng tài sản cố định thuê tài chính, kế toán phải tiến hành khấu hao tài sản cố định thuê tài chính vào chi phí kinh doanh của từng kỳ hạch toán:

Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 214: khấu hao tài sản cố định thuê tài chính

- Khi thanh toán lãi và gốc cho công ty tài chính, ghi: Nợ TK 341: thanh toán gốc đến hạn trả

Nợ TK 635: lãi thuê tài chính

Nợ TK 133: thuế giá trị gia tăng được khấu trừ không nằm trong nợ gốc Nợ TK 627, 641, 642: thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

Có TK 111, 112

- Nếu thuế GTGT nằm trong nợ gốc khi nhận tài sản thì định kỳ hàng năm kế toán tiến hành phân bổ thuế:

Nợ TK 133: nếu áp dụng phương pháp khấu trừ

Nợ TK 627, 641, 642: nếu áp dụng phương pháp trực tiếp

Có TK 138: thuế giá trị gia tăng nằm trong nợ gốc khi nhận tài sản thuê.

- Khi trả tài sản cố định thuê tài chính, ghi: Nợ TK 214: giá trị hao mòn

Có TK 212: nguyên giá tài sản cố định

- Nếu doanh nghiệp được nhận quyền sở hữu tài sản cố định thuê tài chính, kế toán ghi các bút toán chuyển các chỉ tiêu giá trị tài sản cố định thuê tài chính thành tài sản cố định của doanh nghiệp.

Chuyển nguyên giá:

Nợ TK 211, 213: nguyên giá

Nợ TK 133: thuế GTGT (nếu có)

Có TK 212: nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính Có TK 111, 112: số tiền phải thêm

Chuyển giá trị hao mòn, ghi: Nợ TK 2142

Có TK 2141, 2143

h. Kế toán tài sản cố định thiếu

Khi kiểm kê phát hiện tài sản cố định thiếu, căn cứ vào biên bản kiểm kê và biên bản xử lý (nếu có), ghi:

Nợ TK 1381: chờ xử lý

Nợ TK 1388: yêu cầu bồi thường Nợ TK 214: giá trị hao mòn

Có TK 211: nguyên giá tài sản cố định

Trường hợp tài sản cố định thiếu chờ xử lý khi có quyết định xử lý của cấp trên, ghi: Nợ TK 1388: yêu cầu bồi thường

Nợ TK 632: tính vào giá vốn của doanh nghiệp

Có TK 1388: giá trị còn lại của tài sản cố định thiếu chờ xử lý.

i. Trao đổi tài sản cố định tương tự

Nợ TK 211, 213: nguyên giá tài sản cố định nhận về

Nợ TK 214: giá trị hao mòn của tài sản cố định đem trao đổi Có TK 211, 213: nguyên giá tài sản cố định đem trao đổi

k. Trao đổi TSCĐ không tương tự Ghi giảm TSCĐ tại doanh nghiệp: Nợ TK 214: giá trị hao mòn

Nợ TK 811: giá trị còn lại

Có TK 211, 213: nguyên giá tài sản cố định

Căn cứ vào giá hợp lý của tài sản cố định đem trao đổi, ghi: Nợ TK 131: giá hợp lý tài sản cố định đem trao đổi

Có TK 3331: thuế giá trị gia tăng Có TK 711: ghi tăng thu nhập khác

Căn cứ vào giá hợp lý của tài sản cố định nhận về, ghi: Nợ TK 211, 213: nguyên giá

Nợ TK 133: thuế giá trị gia tăng

Có TK 131: giá hợp lý của tài sản cố định nhận về

Nếu giá hợp lý của tài sản cố định đem trao đổi lớn hơn giá hợp lý của tài sản cố định nhận về của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được nhận lại bằng tiền, khi nhận được, ghi:

Nợ TK 111, 112

Có TK 131

Nếu giá hợp lý của tài sản cố định nhận về lớn hơn giá hợp lý của tài sản cố định đem trao đổi thì kế toán xử lý ngược lại.

5.4. Kế toán khấu hao tài sản cố định

5.4.1. Khái niệm

Khấu hao tài sản cố định là chuyển dần giá trị tài sản hao mòn cố định vào các chi phí có liên quan. Và vì vậy chi phí sản xuất kinh doanh phải bao gồm cả phần khấu hao tài sản cố định từng kỳ.

5.4.2. Phương pháp khấu hao tài sản cố định

a. Phương pháp khấu hao bình quân ( phương pháp đường thẳng)

Có nhiều phương pháp tính khấu hao tài sản cố định như khấu hao theo đường thẳng, khấu hao nhanh,... nhưng để đơn giản chúng ta sẽ xem xét phương pháp trích khấu hao đơn giản nhất và thường được áp dụng nhất là trích khấu hao theo đường thẳng. Theo phương pháp này người ta dựa vào thời gian sử dụng hữu ích của tài sản để trích khấu hao theo công thức:

+ Mức khấu hao (năm):

Mức trích khấu hao năm = Nguyên giá

tài sản cố định

x Tỷ lệ khấu hao năm

+ Mức khấu hao tháng:

Mức khấu hao tháng

Mức trích khấu hao năm

= 12

+ Tỷ lệ khấu hao (năm):


Tỷ lệ khấu hao =


1

Số năm sử dụng hữu ích của tài sản

Phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng là phương pháp khấu hao mà theo phương pháp này mức khấu hao được chia đều và cố định trong mỗi kỳ kinh doanh. Mức khấu hao được tính dựa trên giá trị của tài sản cố định và thời gian sử dụng.

b. Phương pháp khấu hao theo sản lượng

Khấu hao được tính cho mỗi sản phẩm mà tài sản cố định tham gia sản xuất kinh doanh.

Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:

Căn cứ vào hồ sơ kinh tế- kĩ thuật của tài sản cố định doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định , gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.

Căn cứ tình hình sản xuất thực tế, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định .

Xác định mức khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022