Phương Pháp Kế Toán Một Số Nghiệp Vụ Chủ Yếu

1. Vay ngân hàng để trả cho công ty X gồm: số nợ kỳ trước và ứng trước tiền hàng kỳ này 30.000.000. Thời hạn vay 6 tháng, lãi suất 1,22%/tháng. Thanh toán 1 lần cả nợ gốc và lãi khi đến hạn.

2. Vay ngân hàng để mua phương tiện vận tải dùng cho hoạt động kinh doanh, giá mua chưa thuế GTGT 790.000.000, thuế suất thuế GTGT 10%, ngân hàng đồng ý cho doanh nghiệp vay và đã thanh toán trực tiếp cho bên bán. Doanh nghiệp chi tiền mặt thanh toán lệ phí trước bạ 15.000.000. Thời hạn vay 24 tháng, lãi suất 1,25%/tháng. Thanh toán 1 lần cả nợ gốc và lãi khi đến hạn.

3. Mua vật liệu nhập kho, giá mua chưa thuế GTGT là 70.000.000, thuế suất thuế GTGT 10%. Ngân hàng đã cho vay thanh toán trực tiếp cho người bán, thời hạn vay 3 tháng, lãi suất 1,25%/tháng. Thanh toán 1 lần cả nợ gốc và lãi khi đến hạn.

Yêu cầu: Định khoản kế toán liên quan đến các nghiệp vụ trên.

CHƯƠNG 3.

KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

3.1. Kế toán tiền lương

3.1.1. Khái niệm

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà donh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp.

3.1.2. Các hình thức trả lương

3.1.2.1. Tiền lương thời gian

Lương thời gian là lương trả cho người lao động theo thời gian làm việc thực tế cùng với công việc và trình độ thành thạo của người lao động.

- Tiền lương thời gian được tính trên cơ sở bậc lương của người lao động và thời gian làm việc của họ. Tiền lương được chia thành:

+ Tiền lương tháng: Là tiền lương cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động:

Tiền lương phải trả trong tháng

= Tiền lương ngày x Số ngày thực tế làm việc trong

tháng


+ Tiền lương tuần: Là tiền lương trả cho một tuần lầm việc, được xác định: Tiền lương tuần = (Tiền lương tháng x 12) / 52 tuần

+ Tiền lương ngày: Là tiền lương trả cho một ngày làm việc, được xác định:

Tiền lương

=

ngày

Tiền lương tháng


Số ngày làm việc trong tháng theo chế độ (22 hoặc 26 ngày)


+ Tiền lương giờ: Là tiền lương trả cho một giờ làm việc, được xác định: Tiền lương giờ = Tiền lương ngày / Số giờ tiêu chuẩn theo quy định (8 giờ)

Lương cơ bản

= Hệ số lương

x Mức lương tối thiểu

+ Hệ số phụ cấp

x Mức lương tối thiểu (nếu có)


Lương theo thời gian = Hệ số lương x Mức lương tối thiểu

- Hình thức trả lương theo thời gian như trên mang tính chất bình quân chưa chú ý đến chất lượng công tác của người lao động, nên chưa kích thích tính tích cực và tinh thần trách nhiệm của người lao động.

- Để khắc phục nhược điểm trên, một số doanh nghiệp đã áp dụng hình thức trả lương thời gian có thưởng. Hình thức này vẫn dựa trên cách tính lương thời gian giản đơn kết hợp với tiền thưởng căn cứ vào thành tích của người lao động trong công việc.

Hình thức tiền lương có thưởng có tác dụng kích thích người lao động tiết kiệm vật tư, có tinh thần trách nhiệm trong công việc.

3.1.2.2. Tiền lương theo sản phẩm

Hình thức này tính trên số lượng, chất lượng sản phẩm mà người lao động đã hoàn thành và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm. Hình thức trả lương theo sản phẩm bao gồm các hình thức cụ thể sau đây:

- Trả lương theo sản phẩm trực tiếp: Mức lương được tính theo đơn giá cố định không phụ thuộc vào định mức số lượng sản phẩm hoàn thành (không hạn chế số lượng sản phẩm hoàn thành) và được xác định như sau:

Tiền lương sản

=

phẩm trực tiếp

Số lượng sản phẩm hoàn thành

x Đơn giá lương 1 sản phẩm

- Trả lương theo sản phẩm có thưởng, phạt: Theo hình thức này trả lương theo sản phẩm trực tiếp kết hợp với thưởng nếu có thành tích tiết kiệm vật tư, nâng cao năng suất lao động hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm. Nếu ngược lại sẽ bị phạt.

- Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Sử dụng để tính lương cho các công nhân làm các công việc phục vụ sản xuất hoặc các nhân viên gián tiếp. Mức lương của họ được xác định căn cứ vào kết quả sản xuất của công nhân trực tiếp.

- Trả lương theo sản phẩm lũy tiến: Tức là ngoài phần tính theo lương sản phẩm trực tiếp còn có phần thưởng tăng thêm căn cứ vào số lượng sản phẩm vượt mức. Hình thức trả lương này áp dụng trong trường hợp cần đẩy nhanh tiến độ sản xuất.

3.1.2.3. Tiền lương khoán theo khối lượng công việc

Hình thức này thường được áp dụng cho những công việc đơn giản có tính chất đột xuất như vận chuyển, bốc vác,… Mức lương được xác định theo từng khối lượng công việc cụ thể.

3.1.3. Nguyên tắc trả lương

- Lương chi trả khi công việc đã làm xong.

- Lương phải trả kịp thời để bồi dưỡng sức lao động cho công nhân viên.

- Khi trả lương phải khấu trừ các khoản công nhân viên còn nợ doanh nghiệp: tiền tạm ứng chưa chi, tiền điện, tiền nước,…

- Tuyệt đối không ứng trước lương để trả dần.

3.1.4. Chứng từ sử dụng

- Bảng chấm công

- Phiếu xác nhận hoặc công việc hoàn thành

- Phiếu báo làm thêm giờ

- Hợp đồng giao khoán

- Bảng thanh toán tiền lương

- Bảng thanh toán tiền thưởng

3.1.5. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 334 phải hạch toán chi tiết theo 2 nội dung: Thanh toán lương và thanh toán các khoản khác.

Tài khoản 334 - Phải trả người lao động, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 3341 - Phải trả công nhân viên

- Tài khoản 3348 - Phải trả người lao động khác

Bên Nợ:

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động;

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.

Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động;

Số dư bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động.

Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ tài khoản 334 rất cá biệt - nếu có phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.

3.1.6. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

(1) Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động, ghi: Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642

Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)

(2) Tiền thưởng trả cho công nhân viên:

- Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, ghi: Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3531)

Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341)

- Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341) Có TK 111, 112,...

(3) Tính tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn,...) phải trả cho công nhân viên, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383)

Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341)

(4)Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên, ghi: Nợ TK 623, 627, 641, 642

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (đơn vị có trích trước tiền lương nghỉ phép) Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341)

(5) Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp như tiền tạm ứng chưa chi hết, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tiền thu bồi thường về tài sản thiếu theo quyết định xử lý.... ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) Có TK 141 - Tạm ứng

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Có TK 138 - Phải thu khác

(6) Tính tiền thuế thu nhập cá nhân của công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp phải nộp Nhà nước, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335)

(7) Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) Có TK 111, 112,...

(8) Thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) Có TK 111, 112,...

(9)Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp bằng sản phẩm, hàng hoá, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng không bao gồm thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)

(10) Xác định và thanh toán các khoản khác phải trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp như tiền ăn ca, tiền nhà, tiền điện thoại, học phí, thẻ hội viên...

- Khi xác định được số phải trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642

Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)

- Khi chi trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)

Có TK 111, 112,...

3.2. Kế toán các khoản trích theo lương

3.2.1. Khái niệm

a. Bảo hiểm xã hội (BHXH)

- BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các trường hợp họ bị mất khả năng lao động như ốm đau, con ốm, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức,…

- Theo chế độ tái chính hiện hành, quỹ BHXH được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ 26% trên tổng quỹ lương của doanh nghiệp. Người sử dụng lao dộng phải nộp 18% trên tổng quỹ lương và tính vào chi phí sản xuất – kinh doanh, còn 8% trên tổng quỹ lương thì do người lao động trực tiếp đóng góp (trừ vào thu nhập của họ).

b. Bảo hiểm y tế (BHYT)

- BHYT là quỹ được sử dụng để trợ cấp cho những người có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám, chữa bệnh.

- Theo chế độ hiện hành các doanh nghiệp phải thực hiện trích quỹ BHYT bằng 4,5% tổng quỹ lương, trong đó doanh nghiệp phải chịu 3% (tính vào chi phí sản xuất – kinh doanh) còn người lao động trực tiếp nộp 1,5% (trừ vào thu nhập của họ.)

c. Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)

- BHTN là quỹ sử dụng để chi cho các mục đích sau: chi trả trợ cấp thất nghiệp, chi hỗ trợ học nghề, chi hỡ trợ tìm việc làm, chi đóng bảo hiểm y tế cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Theo chế độ hiện hành doanh nghiệp phải thực hiện trích 2% quỹ tiền lương, tiền công của người lao động tham gia đóng BHTN, trong đó doanh nghiệp phải chịu 1% (tính vào chi phí sản xuất – kinh doanh) còn người lao động trực tiếp nộp 1% (trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động).

d. Kinh phí công đoàn (KPCĐ)

- KPCĐ là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn; chi trả lương cán bộ chuyên trách, chi phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn; chi thăm hỏi, giúp đỡ đoàn viên công đoàn; chi cho công tác xã hội do công đoàn tổ chức; chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xây dựng công đoàn.

- Theo chế độ hiện hành KPCĐ được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trả cho người lao động và doanh nghiệp phải chịu toàn bộ tính vào chi phí sản xuất – kinh doanh.

3.2.2. Chứng từ sử dụng

- Bảng kê trích nộp các khoản phải nộp theo lương;

- Danh sách người lao động hưởng chế độ ốm đau;

- Danh sách người lao động hưởng chế độ ốm đau được duyệt;

- Danh sách người lao động hưởng chế độ thai sản;

- Danh sách người lao động hưởng chế độ thai sản được duyệt;

- Phiếu chi;

- Giấy báo nợ…

3.2.3. Tài khoản sử dụng

Để kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương kế toán phải sử dụng các tài khoản cấp 2 sau đây:

- TK 3382 “Kinh phí công đoàn”

Bên Nợ: chi tiêu KPCĐ tại đơn vị, hoặc nộp KPCĐ cho công đoàn cấp trên.

Bên Có: trích KPCĐ tính vào chi phí sản xuất – kinh doanh.

Số dư bên Nợ: KPCĐ vượt chi

Số dư bên Có: KPCĐ chưa nộp, chưa chi.

- TK 3383 “Bảo hiểm xã hội”

Bên Nợ: BHXH phải trả cho người lao động hoặc nộp cho cơ quan quản lý quỹ.

Bên Có: trích BHXH tính vào chi phí sản xuất – kinh doanh hoặc trừ vào thu nhập của người lao động.

Số dư bên Nợ: BHXH chưa được cấp bù.

Số dư bên Có: BHXH chưa nộp.

- TK 3384 “Bảo hiểm y tế”

Bên Nợ: nộp BHYT.

Bên Có: trích BHYT tính vào chi phí sản xuất – kinh doanh hoặc trừ vào thu nhập của người lao động.

Số dư bên Có: BHYT chưa nộp.

- TK 3386 “Bảo hiểm thất nghiệp”

Bên Nợ: BHTN đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ.

Bên Có: trích BHTN tính vào chi phí sản xuất – kinh doanh hoặc trừ vào thu nhập của người lao động.

Số dư bên Có: BHTN đã trích nhưng chưa nộp cho cơ quan quản lý quỹ BHTN.

3.2.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

- Hàng tháng, khi trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định, ghi: Nợ TK 622,627, 641, 641…

Nợ TK 334

Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3386)

- Tính BHXH trả thay lương cho người lao động khi nghỉ ốm đau, thai sản… Nợ TK 3383

Có TK 334

- Khi nộp các khoản trích theo lương cho cơ quan quản lý quỹ Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384, 3386)

Có TK 111

- Chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị Nợ TK 3382

Có TK 111, 112…

- Kinh phí công đoàn chi vượt được cấp bù, khi nhận được tiền ghi: Nợ TK 111, 112

Có TK 3382

- Số BHXH chi vượt phần tạm giữ lại để thanh toán được cơ quan BHXH cấp, ghi: Nợ TK 111, 112

Có TK 3383


BÀI TẬP ÔN TẬP


Bài 1

Tại Công ty thương mại X trong tháng 10/2015 có tài liệu liên quan đến tiền

lương và các khoản bảo hiểm trích theo lương như sau (Đơn vị tính: 1.000 đồng):

1. Trích bảng tổng hợp thanh toán tiền lương tháng 10/2015 như sau:



Đơn vị

Lương

sản phẩm

Lương thời gian

Lương nghỉ phép

Nghỉ

hưởng BHXH


Cộng

1. Bộ phận BH

47.000


2.700

1.150

50.850

Cửa hàng số 1

20.000


1.000

500

21.500

Cửa hàng số 2

15.000


1.200

350

16.550

Cửa hàng số 3

12.000


500

300

12.800

2. Bộ phận QL


8.000

900

200

9.100

Cộng

47.000

8.000

3.600

1.350

59.950

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Kế toán doanh nghiệp - 12

Doanh nghiệp không trích trước tiền lương nghỉ phép.

2. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.

3. Các khoản phải thu khấu trừ vào lương của nhân viên trong tháng gồm:

+ Số BHXH, BHYT, BHTN nhân viên phải nộp theo tỷ lệ quy định (đã trích ở nghiệp vụ 2).

+ Thu hồi tiền tạm ứng: 500.

+ Thu tiền nhà, tiền điện nước của nhân viên trong tháng: 3.820.

4. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt để trả lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội.

5. Xuất quỹ tiền mặt để trả lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí