Có TK 152G: 400 x 40.000 = 16.000.000
3.a) Nợ TK 152G: 300 x 40.000 = 12.000.000
Nợ TK 133: 12.000.000 x 10% = 1.200.000
Có TK 111: 13.200.000
3.b) Nợ TK 152G: 150.000
Có TK 111: 150.000
4.a) Nợ TK 152M: 200 x 40.000 = 8.000.000
Nợ TK 133: 200 x 4.000 = 800.000
Có TK 331: 8.800.000
4.b) Nợ TK 152M: 200.000
Có TK 141: 200.000
5.a) Nợ TK 621: 300 x 40.000 = 12.000.000
12.000.000 | |
5.b) Nợ TK 627: | 40 x 43.500 + 10 x 40.500 = 2.145.000 |
Có TK 152G: | 2.145.000 |
6. Nợ TK 331: | 8.800.000 |
Có TK 111: | 8.800.000 |
7. Nợ TK 621: | 20.580.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Kế Toán Một Số Nghiệp Vụ Chủ Yếu
- Tổng Quan Về Kế Toán Nguyên Vật Liệu Và Công Cụ, Dụng Cụ Nhỏ
- Trường Hợp Doanh Nghiệp Áp Dụng Phương Pháp Hạch Toán Hàng Tồn Kho Theo Phương Pháp Kiểm Kê Định Kỳ
- Phương Pháp Kế Toán Một Số Nghiệp Vụ Chủ Yếu
- Phương Pháp Kế Toán Một Số Nghiệp Vụ Chủ Yếu
- Mối Quan Hệ Giữa Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
Có TK 152M:100x 42.000+ 160x 41.500+ 40x 41.000 = 12.480.000
Có TK 152G: 200 x 40.500 = 8.100.000
8. Nợ TK 641: 50 x 40.500 = 2.025.000
Nợ TK 642: 10 x 40.500 = 405.000 Có TK 152G: 2.430.000
BÀI TẬP ÔN TẬP
Bài 1: Tại doanh nghiệp T có tài liệu như sau:
I. Số dư đầu tháng 6/20XX:
+ Vật liệu chính: 600 kg, đơn giá 43.500 đồng/kg.
+ Vật liệu phụ: 100 kg, đơn giá 32.200 đồng /kg. Các tài khoản khác có số dư hợp lý.
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
1. Mua vật liệu chính số lượng 200kg, đơn giá mua chưa thuế 43.000 đồng /kg, hàng đã nhập đủ về kho, chưa thanh toán tiền. Chi phí vận chuyển số hàng này trả bằng tiền mặt 440.000 đồng, trong đó đã có thuế suất 10%.
2. Xuất 700 kg vật liệu chính cho sản xuất sản phẩm.
3. Xuất vật liệu phụ cho phân xưởng sản xuất 35 kg để sản xuất sản phẩm và 15 kg để phục vụ quản lý phân xưởng.
4. Mua nguyên vật liệu chưa thanh toán tiền: vật liệu chính 200 kg, đơn giá chưa thuế 44.050 đồng /kg, vật liệu phụ 50 kg, đơn giá chưa thuế 32.400 đồng /kg; hàng đã về nhập kho đủ.
5. Xuất 45 kg vật liệu phụ cho bộ phận bán hàng.
6. Xuất 250 kg vật liệu chính cho sản xuất sản phẩm.
7. Xuất 40 kg vật liệu phụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp.
Yêu cầu: Định khoản và phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong các trường hợp doanh nghiệp sử dụng các phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho sau:
1. Phương pháp nhập trước xuất trước
2. Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ
Cho biết: thuế suất thuế giá trị gia tăng của tất cả các loại nguyên vật liệu nhập kho của doanh nghiệp là 10%.
Bài 2: Công ty TNHH Vinacan có tài liệu như sau: (đơn vị tính: đồng) Số dư đầu tháng 4/20XX:
TK 152: 40.000.000 trong đó:
+ Nguyên vật liệu chính: 2.000 kg * 16.000 đồng /kg,
+ Vật liệu phụ: 1.000 kg * 8.000 đồng /kg. Trong tháng 4/20XX có phát sinh các nghiệp vụ sau:
1. Ngày 10/4, nhập kho vật liệu chưa trả tiền cho người bán X:
- Nguyên vật liệu chính: 5.000kg, giá mua 16.200 đồng/kg
- Vật liệu phụ: 2.000kg, giá mua 7.200 đồng/kg
2. Ngày 11/4, chi phí vận chuyển cho lô vật liệu trên trả bằng tiền gửi ngân hàng là 5.000.000 đồng, phân bổ cho nguyên vật liệu chính 80%, nguyên vật liệu phụ 20%.
3. Ngày 12/4, chuyển tiền ngân hàng trả hết nợ cho người bán X.
4. Ngày 20/4, xuất kho vật liệu để sản xuất:
- VL chính 6.000kg dùng để sản xuất sản phẩm.
- VL phụ 2.000kg, trong đó dùng để sản xuất sản phẩm là 1.500kg, phục vụ phân xưởng 500kg.
5. Ngày 22/4, mua nhập kho 4.000kg vật liệu chính, đơn giá mua chưa thuế là
15.500 đồng/kg, thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%, chưa trả tiền cho người bán. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt là 10% đơn giá mua.
6. Ngày 24/6, nguyên vật liệu phụ nhập kho 2.500kg, đơn giá mua chưa thuế
7.500 đ/kg, thuế suất thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển 600.000 đồng. Tất cả chưa trả tiền cho người bán Y.
7. Xuất vật liệu sản xuất cho các đối tượng:
- Sản xuất sản phẩm: 3.000kg nguyên vật liệu chính, 1.500kg nguyên vật liệu phụ.
- Phục vụ phân xưởng: 1.000kg nguyên vật liệu phụ.
Yêu cầu:
1. Tính giá trị vật liệu xuất trong tháng.
2. Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Biết: Vật liệu xuất kho tính theo phương pháp nhập trước – xuất trước.
CHƯƠNG 5.
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
5.1. Khái niệm, đặc điểm của tài sản cố định
5.1.1. Khái niệm tài sản cố định
Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn và dự tính đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp.
5.1.2. Đặc điểm tài sản cố định
Theo chế độ tài chính hiện hành (Thông tư số 45/2013/TT - BTC), tài sản cố định phải có đủ 4 tiêu chuẩn sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó: lợi ích kinh tế do tài sản mang lại được biểu hiện bằng việc tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng của sản phẩm, dịch vụ khi doanh nghiệp kiểm soát và sử dụng một tài sản nào đó.
- Nguyên giá tài sản cố định phải được xác định một cách đáng tin cậy: tiêu chuẩn này yêu cầu một tài sản nào đó muốn được ghi nhận là tài sản cố định thì phải có cơ sở khách quan để xác định giá trị ban đầu của nó.
- Thời gian sử dụng ước tính trên một năm: tiêu chuẩn này nhằm cụ thể hóa tiêu chuẩn thứ nhất của tài sản cố định. Lợi ích kinh tế trong tương lai do việc sử dụng tài sản cố định không phải là 1 năm tài chính mà ít nhất là 2 năm.
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành: theo quan điểm của chế độ tài chính hiện hành, một tài sản cố định có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên thì được coi là có giá trị lớn.
5.2. Phân loại, đánh giá tài sản cố định
5.2.1. Phân loại tài sản cố định
a. Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện
Theo hình thái biểu hiện, tài sản cố định được chia làm 2 loại: tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
- tài sản cố định hữu hình: là tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình. tài sản cố định hữu hình có ba đặc điểm: chúng có hình thái vật chất cụ thể, chúng được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và chúng không dự tính để bán cho khách hàng.
tài sản cố định hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc
+ Máy móc, thiết bị
+ Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
+ Thiết bị, dụng cụ quản lý
+ Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
+ Các loại tài sản cố định khác.
- tài sản cố định vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định.
Theo chế độ hiện hành, tài sản cố định vô hình được chia làm các loại sau:
+ Quyền sử dụng đất
+ Quyền phát hành
+ Bản quyền, bằng sáng chế
+ Nhãn hiệu, hàng hóa
+ Phần mềm máy vi tính
+ Giấy phép và giấy chuyển nhượng
+ tài sản cố định vô hình khác
b. Phân loại tài sản theo công dụng và tình hình sử dụng, bao gồm:
- tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: là những tài sản cố định đang dùng cho hoạt động kinh doanh, phải trích khấu hao, phải đưa vào chi phí.
- tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng: là những tài sản cố định dùng cho nhu cầu phúc lợi cộng đồng như nhà ăn, nhà nghỉ, nhà văn hóa, sân bóng, thiết bị thể thao… chỉ xác định hao mòn vào cuối niên độ và ghi giảm nguồn vốn tương xứng.
- tài sản cố định chờ xử lý: là những tài sản cố định không cần dùng, chưa cần dùng hoặc đang chờ thanh lý, nhượng bán…
- tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước
c. Phân loại theo tính chất sở hữu của tài sản
- tài sản cố định tự có: là những tài sản cố định được xây dựng mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hoặc bằng nguồn vốn vay. Đối với những tài sản cố định này doanh nghiệp được quyền định đoạt như nhượng bán, thanh lý,… trên cơ sở chấp hành đúng thủ tục theo quy định của Nhà nước.
- tài sản cố định thuê ngoài: là những tài sản cố định mà doanh nghiệp được chủ tài sản nhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định ghi trong hợp đồng thuê. Theo phương thức thuê, hợp đồng thuê tài sản được chia làm 2 loại: thuê hoạt động và thuê tài chính. Căn cứ vào tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định thì chỉ có tài sản thuê tài chính mới có đủ tiêu chuẩn để trở thành tài sản cố định.
5.2.2. Đánh giá tài sản cố định
Xuất phát từ nguyên tắc quản lý tài sản cố định, khi đánh giá tài sản cố định kế toán phải xác định được 3 chỉ tiêu là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại.
a. Nguyên giá tài sản cố định
- tài sản cố định tăng do mua sắm:
Nguyên giá
= Giá mua trên hóa đơn
+ Chi phí trước khi sử dụng
- Các khoản giảm giá (nếu có)
Giá trị sản
- phẩm, dịch vụ thu được
khi chạy thử
+ Giá mua trên hóa đơn: là giá chưa có thuế giá trị gia tăng (đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ) hoặc là giá có thuế giá trị gia tăng (đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp).
+ Chi phí trước khi sử dụng bao gồm: thuế, phí, lệ phí phải nộp cho Nhà nước ngoài giá mua (như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ…), chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử, lãi vay trước khi đưa tài sản cố định vào sử dụng.
+ Các khoản giảm giá bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá được hưởng.
- tài sản cố định tăng do trao đổi tương tự:
Nguyên giá = Giá trị còn lại của tài sản cố định mang đi trao đổi
- tài sản cố định do trao đổi không tương tự: Nguyên giá = Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận trao đổi
- Tài sản cố định tăng do được viện trợ, biếu tặng:
Nguyên giá = Giá trị hợp lý của tài sản cố
định được viện trợ, biếu tặng
+ Chi phí tiếp nhận (nếu có)
- Tài sản cố định tăng do nhận vốn góp liên doanh, liên kết:
Nguyên giá = Giá trị vốn góp được hội
đồng liên doanh chấp thuận
+ Chi phí tiếp nhận
(nếu có)
- Tài sản cố định tăng do chuyển sản phẩm của doanh nghiệp thành tài sản cố định của doanh nghiệp:
Nguyên giá = Giá thành thực tế của sản
phẩm sản xuất
+ Chi phí lắp đặt, chạy thử…
- Tài sản cố định tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao:
Nguyên giá = Giá thành thực tế hoặc giá trị
quyết toán công trình bàn giao
+ Chi phí trước khi
sử dụng
- Tài sản cố định tăng do được cấp phát:
Nguyên giá = Giá trị còn lại của tài sản
cố định được cấp
+ Chi phí tiếp nhận
(nếu có)
Riêng tài sản cố định được điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp thì nguyên giá được xác định như sau:
Nguyên giá = Giá trị ghi trên sổ sách của
đơn vị cấp trên
+ Chi phí tiếp nhận
(nếu có)
b. Giá trị hao mòn
Hao mòn tài sản cố định là sự giảm dần giá trị của tài sản cố định trong quá trình sử dụng do tham gia vào quá trình kinh doanh bị cọ xát, bị ăn mòn hoặc do tiến bộ kỹ thuật.
Giá trị hao mòn
= Nguyên giá tài sản cố định - Giá trị còn lại của
tài sản cố định
c. Giá trị còn lại
Giá trị còn lại của tài sản cố địnhlà giá thực tế của tài sản cố định tại một thời điểm nhất định.
Giá trị còn lại = Nguyên giá tài sản cố định - Giá trị hao mòn
5.3. Kế toán tài sản cố định hữu hình và vô hình
5.3.1. Khái niệm
- Tài sản cố định hữu hình: là tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình. Tài sản cố định hữu hình có ba đặc điểm: chúng có hình thái vật chất cụ thể, chúng được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và chúng không dự tính để bán cho khách hàng.
Tài sản cố định hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc
+ Máy móc, thiết bị
+ Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
+ Thiết bị, dụng cụ quản lý
+ Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
+ Các loại tài sản cố định khác.
- Tài sản cố định vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung
cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định.
Theo chế độ hiện hành, tài sản cố định vô hình được chia làm các loại sau:
+ Quyền sử dụng đất
+ Quyền phát hành
+ Bản quyền, bằng sáng chế
+ Nhãn hiệu, hàng hóa
+ Phần mềm máy vi tính
+ Giấy phép và giấy chuyển nhượng
+ tài sản cố định vô hình khác
5.3.2. Chứng từ sử dụng
- Biên bản giao nhận tài sản cố định
- Biên bản đánh giá lại tài sản cố định
- Biên bản thanh lý tài sản cố định
- Phiếu chi, giấy báo nợ, giấy thanh toán tạm ứng
- Các chứng từ có liên quan như quyết định mua sắm tài sản cố định,…
5.3.3. Tài khoản sử dụng
- TK 211 “tài sản cố định hữu hình”: TK dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng, giảm của toàn bộ tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.
Bên Nợ: nguyên giá của tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp tăng trong kỳ. Bên Có:nguyên giá của tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp giảm trong kỳ. Số dư bên Nợ:nguyên giá của tài sản cố định hữu hình hiện có của doanh nghiệp.
TK 211 được chi tiết để theo dòi tình hình biến động của từng loại tài sản cố định hữu hình như sau:
+ TK 2111 “Nhà cửa, vật kiến trúc”
+ TK 2112 “Máy móc, thiết bị”
+ TK 2113 “Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn”
+ TK 2114 “Thiết bị, dụng cụ quản lý”
+ TK 2115 “Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm”
+ TK 2118 “Các loại tài sản cố định khác”.
- TK 212 “tài sản cố định thuê tài chính
Bên Nợ: nguyên giá của tài sản cố định thuê tài chính tăng trong kỳ.
Bên Có: nguyên giá của tài sản cố định thuê tài chính giảm trong kỳ.
Số dư bên Nợ:nguyên giá của tài sản cố định thuê tài chính hiện có của doanh nghiệp.
- TK 213 “tài sản cố định vô hình”