DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số dự án và vốn đăng k tại các KCN Hưng Yên đến hết năm 2020 62
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển các KCCN tỉnh Phú Thọ 73
Bảng 3.2. Số dự án đăng k đầu tư vào các KCCN theo thời gian 75
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp 77
Bảng 3.4. Ưu đãi về thuế suất, giá thuê đất, giá thuê hạ tầng 83
Bảng 3.5. Nguồn vốn đầu tư hạ tầng các KCCN 88
Bảng 3.6. Nguồn vốn đầu tư hạ tầng các KCCN trên 90
Bảng 3.7. Nguồn vốn đầu tư hạ tầng theo KCCN 92
Có thể bạn quan tâm!
- Huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 1
- Các Lý Thuyết Về Đầu Tư Và Thu Hút Vốn Đầu Tư
- Các Nghiên Cứu Về Huy Động Vốn Đầu Tư Cho Các Khu, Cụm Công Nghiệp
- Khoảng Trống Và Khung Nghiên Cứu Của Luận Án
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
Bảng 3.8. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư hạ tầng theo từng KCCN 93
Bảng 3.9. Phân bổ nguồn vốn cho đầu tư các hạng mục hạ tầng KCCN 94
Bảng 3.10. Tốc độ tăng của nguồn vốn đăng k đầu tư vào các KCCN 98
Bảng 3.11. Tốc độ tăng của nguồn vốn thu hút đầu tư vào các KCCN 99
Bảng 3.12. Nguồn vốn thu hút đầu tư phân theo từng KCCN 100
Bảng 3.13. Số dự án và quy mô nguồn vốn đăng k đầu tư 102
Bảng 3.14. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo lĩnh vực, ngành nghề thu hút 105
Bảng 3.15. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào KCCN Phú Thọ ...107 Bảng 3.16. Kiểm định sự phù hợp trong phân tích nhân tố của thang đo 116
Bảng 3.17. Tóm tắt mô hình hồi quy 117
Bảng 3.18. Phân tích phương sai 118
Bảng 3.19. Các tham số ước lượng của mô hình 118
Bảng 3.20. Tỷ trọng vốn đầu tư hạ tầng trên tổng quy mô nguồn vốn 123
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Khung nghiên cứu của luận án 27
Hình 3.1. Quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 75
Hình 3.2. Vốn đầu tư đăng k lũy kế vào các KCCN tỉnh Phú Thọ 2015-2020 76
Hình 3.3. Nguồn vốn thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020 87
Hình 3.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động cho đầu tư hạ tầng 88
Hình 3.5. Cơ cấu nguồn vốn huy động cho đầu tư hạ tầng 90
Hình 3.6. Quy mô vốn đầu tư đăng k vào sản xuất kinh doanh tại các KCCN 97
Hình 3.7. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư đăng k vào sản xuất kinh doanh tại các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020 98
Hình 3.8. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư đăng k theo KCCN 101
Hình 3.9. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ 103
Hình 3.10. Mô hình nhân tố ảnh hưởng đến 108
Hình 3.11. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp 113
Hình 3.12. Hình thức sở hữu của doanh nghiệp 113
Hình 3.13. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh 114
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Phú Thọ là một tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của khu vực trung du miền núi phía Bắc, là cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, cầu nối trung chuyển, giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc. Với lợi thế nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh; Phú Thọ có đồng bộ các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy quan trọng chạy qua như: Tuyến Quốc lộ 2, Quốc lộ 32, Quốc lộ 32C, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, tuyến đường sắt xuyên Á, các tuyến đường thủy trên ba con sông lớn: Sông Hồng, sông Đà, sông Lô,...là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đưa ra 6 nhiệm vụ trọng tâm cùng 8 nhiệm vụ cụ thể trong đó nhấn mạnh “huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, trọng tâm là cơ sở hạ tầng then chốt”, đặc biệt là chú trọng xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp (KCCN) và huy động vốn đầu tư cho các KCCN trên địa bàn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương. Để đạt được các mục tiêu trên đây, Nghị quyết nhấn mạnh việc huy động vốn đầu tư cả trong và ngoài nhà nước; tập trung bố trí các dự án quy mô lớn, dự án trọng điểm nhằm tạo sự lan tỏa, thu hút các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển; khuyến khích các doanh nghiệp có năng lực đầu tư phát triển hạ tầng theo hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP), chú trọng các dự án BOT, BT,…; đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm vào đầu tư, kinh doanh hạ tầng các KCCN và các hạ tầng dịch vụ; tranh thủ sự ủng hộ của các bộ, ngành, các tập đoàn kinh tế lớn để nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
Trong 10 năm trở lại đây, nhờ có những chủ trương, giải pháp tích cực và tương đối đồng bộ về đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật lẫn kinh tế xã hội nên tỉnh Phú Thọ đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ về phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tế cũng cho thấy rằng vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Mặc dù Tỉnh Phú Thọ đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt quy hoạch phát triển đến năm 2020 có 07 KCN với diện tích 2.160 ha và 26 cụm công nghiệp (CCN) với diện tích 1.100 ha nhưng đến nay mới có 04 KCN đi vào hoạt động là: KCN Thụy Vân, Trung Hà, Phú Hà và KCN Cẩm Khê, có 15 CCN đang triển khai xây dựng hạ tầng và đi vào hoạt động (trong đó có 02 CCN trọng điểm). Về hoạt động huy động vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh trong KCCN, các KCN và 2 CCN trọng điểm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 183 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 96 dự án đầu tư trong nước, 87 dự án FDI. Tổng vốn đầu tư đăng k lũy kế tính đến 31/12/2020 là 20.701,86 tỷ đồng và 1.041,92 triệu USD. Tuy nhiên có thể thấy, khả năng huy động vốn đầu tư cho KCCN còn thấp. Việc huy động vốn đầu tư cho hạ tầng còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ngân sách và huy động vốn đầu tư qua thu hút các dự án đầu tư vào sản xuất kinh doanh ở một số lĩnh vực, dự án còn chưa cao, nhiều dự án công trình chưa đảm bảo tiến độ kế hoạch; kết cấu hạ tầng tuy hoàn thiện nhưng còn thiếu sự đồng bộ, chưa thu hút được các dự án lớn có tính đột phá khiến cho nguồn vốn huy động được còn thấp.
Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới, việc huy động vốn đầu tư cho KCCN, bao gồm cả huy động vốn cho đầu tư hạ tầng KCCN và huy động vốn vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh được xem một nhiệm vụ trọng tâm và hết sức quan trọng trong định hướng phát triển của tỉnh. Việc đầu tư cho KCCN đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn, trong điều kiện nguồn vốn từ ngân sách nhà nước dành cho đầu tư không nhiều và trong điều kiện ngân sách tỉnh cũng còn gặp nhiều khó khăn là một trong những thách thức lớn, đòi hỏi tỉnh phải linh hoạt, chủ động tranh thủ, huy động các nguồn vốn đầu tư khác ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương.
Xuất phát từ những l do trên tác giả quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là làm rõ những vấn đề l luận và thực tiễn
về huy động vốn đầu tư cho KCCN, từ đó đề xuất các biện pháp tiếp tục tăng cường huy động vốn đầu tư cho KCCN của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, quá trình nghiên cứu luận án phải hoàn thành một số mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn đầu tư cho KCCN.
- Xây dựng các chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động vốn đầu tư cho KCCN, các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư cho KCCN.
- Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư cho KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ đó chỉ rõ kết quả, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để tăng cường huy động vốn đầu tư cho KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu trên, luận án tập trung trả lời một số câu hỏi sau:
+ Các nguồn vốn đầu tư cho KCCN bao gồm những nguồn vốn nào và nội dung huy động vốn đầu tư cho KCCN ra sao?
+ Những nhân tố nào ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư cho KCCN?
+ Kết quả huy động vốn đầu tư cho KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã đạt được những gì? Những hạn chế và nguyên nhân nào còn tồn tại?
+ Những giải pháp nào phù hợp để huy động vốn đầu tư cho KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ?
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là các vấn đề l luận và thực tiễn có liên quan đến huy động vốn đầu tư cho KCCN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề huy động vốn đầu tư cho KCCN.
- Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tập trung vào 07 KCN (đặc biệt 04 KCN đã đi vào hoạt động: Thụy Vân, Phú Hà, Trung Hà, Cẩm
Khê) và 02 CCN trọng điểm. Trong phạm vi nghiên cứu luận án chỉ lựa chọn tập trung vào 02 CCN trọng điểm/26 CCN (Bạch Hạc và Đồng Lạng) vì xét về mục đích thành lập 2 CCN này được thành lập nhằm thu hút các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp giống như các KCN trên địa bàn, bên cạnh đó, việc quản l 2 CCN này cũng được tỉnh giao cho Ban quản l các KCN quản l chứ không giống như các CCN khác là do địa phương và Sở công thương quản l . Do đó có thể coi 2 CCN này như là các KCN có quy mô nhỏ.
- Về thời gian: Các số liệu và tình hình huy động vốn đầu tư cho KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2015 đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hệ thống hóa
Phương pháp này được sử dụng nhằm hệ thống hoá các cơ sở l luận về huy động vốn đầu tư cho KCCN. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng hệ thống hóa các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn đầu tư cho KCCN.
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các nhà đầu tư, hoặc đại diện chủ đầu tư - nhà điều hành doanh nghiệp (chủ đầu tư, thành viên ban giám đốc, ban quản lý dự án) đang hoạt động đầu tư, kinh doanh tại các KCCN tỉnh Phú Thọ thông qua bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên kết quả của các bước nghiên cứu trước. Đối với huy động vốn đầu tư cho KCCN bao gồm cả huy động vốn đầu tư cho hạ tầng và huy động vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tuy nhiên do lĩnh vực đầu tư cho hạ tầng đòi hỏi nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm nên vẫn còn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, còn mang tính bị động, vì vậy trong phạm vi luận án, tác giả tập trung vào đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCCN hay các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào KCCN. Nghiên cứu sử dụng các công cụ là phân tích nhân tố khám phá, kiểm chứng các nhân tố đo lường phù hợp; phân tích hồi quy đa biến để xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố đến huy động vốn đầu tư cho KCCN tỉnh Phú Thọ.
Phương pháp thu thập số liệu
+ Thu thập số liệu thứ cấp: Nghiên cứu thu thập số liệu từ các nguồn có sẵn như: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ các năm từ 2015-2020, Số liệu thống kê của Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ, Sở Kế hoạch và Đầu tỉnh Phú Thọ và các báo cáo hội thảo tổng kết hoạt động các KCN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Thu thập số liệu sơ cấp: Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào KCCN tỉnh Phú Thọ, nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp qua điều tra khảo sát. Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) kích thước mẫu tối thiểu bằng 4 hay 5 số biến trong phân tích nhân tố. Do đó để phục vụ cho quá trình điều tra, với số biến quan sát là 41 biến thì số phiếu khảo sát hợp lệ tối thiểu thu về phải là 205 phiếu. Để hạn chế khó khăn có thể xảy ra trong trường hợp số phiếu thu về phù hợp không đủ 205 phiếu, tác giả phát ra số phiếu điều tra là 280 phiếu. Đối tượng nghiên cứu là cá nhân các chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư. Tác giả tiến hành khảo sát từ 6/2020 đến 12/2020 với số phiếu phát ra là 280 phiếu (165 doanh nghiệp), mỗi doanh nghiệp phỏng vấn từ 1-2 người là nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp. Số phiếu hợp lệ thu về là 232 phiếu (tỷ lệ phiếu hợp lệ 82,86%).
Phương pháp phân tích, thống kê và so sánh
Phương pháp này sử dụng một số chỉ tiêu để đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư cho KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ đó rút ra được những thành tựu cũng như là những mặt còn hạn chế trong công tác huy động vốn đầu tư cho KCCN.
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Đóng góp mới về mặt lý luận
Đề tài trên cơ sở tổng hợp và làm rõ thêm các vấn đề lý luận về huy động vốn đầu tư, xây dựng mô hình định lượng hồi quy nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào KCCN nên kết quả của đề tài sẽ là tư liệu tham khảo có giá trị về mặt học thuật trong nghiên cứu kinh tế tại các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu về kinh tế học.
5.2. Đóng góp mới về mặt thực tiễn
Đây là đề tài có tính thực tiễn dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và bám sát
diễn biến thực tiễn về huy động vốn đầu tư cho KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị, các giải pháp này sẽ là tư liệu tham khảo cho các nhà quản lý chính sách tại địa phương nhằm huy động vốn đầu tư cho KCCN trên dịa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu;
Chương 2: Cơ sở l luận về huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp ở địa phương;
Chương 3: Thực trạng huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
Chương 4: Một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.