Hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên từ 1958 đến 1990 - 2


3.3. Nhiệm vụ của đề tài


- Nghiên cứu, hệ thống lại quá trình hình thành và phát triển phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên.

- Từ thực tiễn phong trào, trong quá trình thực hiện kinh tế HTX nông nghiệp, thông qua cách thức tiến hành, tổ chức, qui mô HTX,... của tỉnh trong việc quản lí hoạt động sản xuất, dưới hình thức tập thể hóa TLSX. Đề tài rút ra những mặt thành công và hạn chế của phong trào hợp tác hóa của tỉnh trong tổng thể tình hình chung của cả nước giai đoạn 1958 - 1990.

4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


4.1. Nguồn tài liệu


Luận văn sử dụng các nguồn tư liệu sau:


- Các tác phẩm kinh điển của Mác - Ăng ghen, Lênin bàn về vấn đề hợp tác hóa.

- Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba, tư và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về vấn đề hợp tác hóa.

- Văn kiện, nghị quyết, báo cáo của Đảng bộ tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong thời kì 1954 -1990, trong đó chủ yếu là thời kì 1958 - 1990.

Những tác phẩm, bài viết của các lãnh tụ về lịch sử kinh tế xã hội trong đó có chủ trương hợp tác hóa của Đảng, lịch sử Đảng bộ tỉnh và nhiều tài liệu khác viết về vấn đề hợp tác hóa của Thái Nguyên nói riêng.

Tư liệu được khai thác chủ yếu ở Kho lưu trữ Văn phòng Tỉnh uỷ, Lưu trữ Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thư viện tỉnh, Phòng Lịch sử - Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và nhiều tài liệu, văn bản sưu tầm của cá nhân…. Đó là cơ sở, cứ liệu chủ yếu trong nghiên cứu đề tài.


Thực hiện đề tài, chúng tôi còn khai thác tư liệu từ nhân chứng, từ điều tra thực địa để đảm bảo tính chính xác và phong phú hơn cho nội dung đề tài nghiên cứu.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp phương pháp lôgíc là chủ yếu. Các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp cũng được sử dụng để làm sáng tỏ nội dung đề tài. Từ kết quả của phong trào hợp tác hóa, chúng ta sẽ thấy được quy luật vận động bên trong của quá trình, rút ra khái quát lí luận, đặc điểm, tính chất của vấn đề nghiên cứu, đồng thời thấy được nguyên nhân hạn chế của vấn đề nghiên cứu.

5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

- Luận văn trình bày một cách cơ bản và hệ thống quá trình xây dựng, phát triển phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên thời kì 1958 - 1990.

- Luận văn làm rò vị trí, đặc điểm và vai trò của Thái Nguyên trong quá trình xây dựng, phát triển phong trào hợp tác hóa nông nghiệp cùng với cả cả nước; thấy được những cố gắng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong quá trình thực hiện thắng lợi của cuộc cách mạng xây dựng XHCN này là một sự tiếp nối xuất sắc truyền thống yêu nước của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên.

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử địa phương ở các trường chuyên nghiệp và phổ thông.

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn kết cấu thành 3 chương:

CHƯƠNG 1:

KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN TRƯỚC KHI TIẾN

HÀNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP


CHƯƠNG 2:

HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN THỜI KÌ THỰC HIỆN CƠ CHẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG

(1958 - 1980)

CHƯƠNG 3:

HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN THỜI KÌ THỰC HIỆN CƠ CHẾ KHOÁN (1981 - 1990)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên từ 1958 đến 1990 - 2


CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP


1.1. VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN

1.1.2. Điều kiện tự nhiên

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi thuộc vùng trung du Đông Bắc , có diệ n tí ch đấ t tự nhiên là 3.541,1 km2, chiế m 1,13% diệ n tí ch cả nướ c. Phía bắc giáp tỉnh Bắc K ạn, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc , Tuyên Quang , phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn , Bắ c Giang, phía nam giáp thủ đô Hà Nội .

Địa hình tỉnh Thái Nguyên rất phong phú và đa dạng , Thái Nguyên có nhiề u dã y nú i cao chạ y theo hướ ng Bắc - Nam, thấp dần xuống phía Nam và chấ m dứ t ở Đè o Khế . Cấ u trú c vù ng nú i phí a Bắ c chủ yế u là đá phong hoá mạnh (castơ) tạo thành nhiều hang động , thung lũ ng nhỏ . Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách nú i dự ng đứ ng và ké o dà i theo hướ ng tây bắ c - đông nam . Ngoài hai dãy núi kể trên , tỉnh còn có dãy Ngân Sơn (bắ t đầ u từ Bắ c Kạ n chạ y theo hướ ng Đông bắ c - Tây nam đế n huyệ n Võ Nhai ) và dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng Tây bắc - Đông nam .

Là tỉnh trung du , miề n nú i , nhưng đị a hì nh tỉ nh Thá i Nguyên không phứ c tạ p lắ m nế u so vớ i cá c tỉ nh trung du , miề n nú i khá c trong vù ng . Đây là điề u kiệ n thuậ n lợ i cho tỉ nh trong quá trì nh phá t triể n sả n xuấ t nông - lâm nghiệ p nó i riêng và phá t triể n kinh tế - xã hội nói chung .

Khí hậu của Thái Nguyên chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Lượ ng mưa trung bì nh khoả ng 2.000 mm/năm, cao nhấ t và o thá ng 8 (400 mm) và thấ p nhấ t và o thá ng 1 (dướ i 50 mm). Do đị a hì nh thấ p dầ n từ vù ng nú i cao xuố ng vù ng nú i thấ p , trung du, đồ ng bằ ng theo hướ ng Bắ c - Nam, nên khí hậ u Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rò rệt : vùng lạnh nhiều


nằ m ở phí a bắ c huyệ n Võ Nhai ; vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hoá , Phú Lương và phí a nam huyệ n Võ Nhai ; vùng ấm gồm các huyện Đại Từ , Đồng Hỷ, Phú Bình , Phổ Yên , thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên . Nhiệ t độ chênh lệ ch giữ a thá ng nó ng nhấ t (tháng 6: 28,90C) vớ i thá ng lạ nh nhấ t (tháng 1: 15,20C) là 13,70C. Tổ ng số giờ nắ ng trong năm dao độ ng trong khoảng 1.300 - 1.750 giờ , phân phố i tương đố i đề u cho cá c thá ng trong năm .

Thái Nguyên có nhiều sông, suối phân bổ tương đối đều trên địa bàn tỉnh, trong đó lớn nhất là sông Cầu và sông Công. Sông Cầu bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) chạy xuống địa bàn tỉnh Thái Nguyên suốt từ bắc xuống nam qua các huyện Phú Lương, Vò Nhai, Đồng Hỷ, thị xã Thái Nguyên, Phú Bình và Phổ Yên, tạo nên trục đối xứng cả về lãnh thổ và hướng dốc của tỉnh. Sông Công bắt nguồn từ xã Điềm Mặc (Định Hoá) chảy theo hướng nam qua huyện Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công xuống huyện Phổ Yên, hợp với sông Cầu ở xã Thuận Thành (Phổ Yên). Ngoài ra, Thái Nguyên còn có nhiều sông ngắn và nhỏ như sông Đu, sông Nghinh Tường, sông Dong, sông Chu, sông Khe Mo, sông Huống Thượng… và nhiều suối nhỏ khác. Các sông, suối Thái Nguyên hằng năm cung cấp cho đồng ruộng ven sông một khối lượng phù sa rất lớn, làm cho đất đai thêm phì nhiêu, mầu mỡ, giữ được độ ẩm quanh năm, thuận lợi cho việc gieo trồng các loại cây lương thực và hoa màu.

Đất Thái Nguyên chủ yếu thuộc loại Feralit, đất đá vôi và đất ruộng thích hợp cho việc phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.

Đất núi : chiế m 48,4% diệ n tí ch tự nhiên, nằ m ở độ cao trên 200m so vớ i mự c nướ c biể n , thích hợp cho phát triển lâm nghiệp , trồ ng rừ ng đầ u nguồ n, rừ ng phò ng hộ , rừ ng kinh doanh và trồ ng cá c cây đặ c sả n, cây ăn quả , cây lương thự c phụ c vụ nhân dân vù ng cao .


Đất đồi : Chiế m 31,4% diệ n tí ch tự nhiên , chủ yếu hình thành trên cát kế t, bộ t kế t , phiế n sé t và mộ t phầ n phù sa cổ . Đất đồi tại một số vùng như : Đạ i Từ , Phú Lương ,... nằ m ở độ cao 150 - 200 m, độ dố c 5 - 200, phù hợp cho sự sinh trưở ng củ a cây công nghiệ p và cây ăn quả lâu năm .

Đất ruộng : Chiế m 12,4% diệ n tí ch tự nhiên , đây là loạ i đấ t có sự phân hoá phức tạp . Mộ t phầ n phân bố dọ c theo cá c con suố i , rải rác không tập trung, chịu tác động lớn của chế độ thuỷ văn khắc nghiệt (lũ đột ngột , hạn hán,...), khó khăn cho việc canh tác .

Với đặc điểm địa hình tự nhiên như vậy, tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng đất đai rất đa dạng kể cả đất nông nghiệp, đất công nghiệp, đất rừng và tài nguyên khoáng sản.

1.1.1. Địa lí hành chính

Thái Nguyên là điểm tiếp giáp, là cầu nối giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với các tỉnh miền núi phía Bắc (Bắc Kạn, Lạng Sơn). Tỉnh có ba quốc lộ: Quốc lộ số 3 chạy dọc theo chiều dài tỉnh từ phía nam (cầu Đa Phúc, huyện Phổ Yên) lên phía bắc (cầu ổ Gà, huyện Phú Lương), qua tỉnh Bắc Kạn lên Cao Bằng. Quốc lộ 1B từ cầu Gia Bẩy (điểm nối thành Phố Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ) qua hai huyện Đồng Hỷ, Vò Nhai lên tỉnh Lạng Sơn. Quốc lộ 19 chạy từ Hiệp Hoà (Bắc Giang) sang Thái Nguyên. Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên còn có hai tuyến đường sắt: Hà Nội - Quan Triều - Núi Hồng và Lưu Xá (Thái Nguyên) - Kép (Bắc Giang) - Uông Bí (Quảng Ninh), cùng nhiều tuyến giao thông nội tỉnh, liên tỉnh thuận tiện. Đó là đường 13A từ Bờ Đậu (Phú Lương), qua trung tâm huyện Đại Từ vượt đèo Khế sang Tuyên Quang. Với vị trí địa lí như vậy, rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong tỉnh với các tỉnh bạn.

Vùng đất Thái Nguyên đã được hình thành từ lâu đời, từ thời các vua Hùng nước ta chia làm 15 bộ, Thái Nguyên khi đó thuộc về bộ Vũ Định.


Cùng với tiến trình lịch sử dân tộc, địa danh và địa giới Thái Nguyên đã có nhiều thay đổi qua các triều đại.

Đến thời Pháp thuộc, từ năm 1890, để dễ bề cai trị và đàn áp những cuộc nổi dậy của nhân dân ta, tỉnh Thái Nguyên bị chia nhỏ địa bàn nhập vào các Tiểu quân khu thuộc các đạo quan binh. Như vậy, từ tháng 10-1890 đến tháng 9-1892, tỉnh Thái Nguyên bị xóa bỏ, phân tán vào các địa bàn khác nhau đặt dưới quyền quản lí của chính quyền quân sự Pháp.

Ngày 20-8-1945, nhân dân các dân tộc Thái Nguyên nổi dậy giành chính quyền, đơn vị hành chính thị xã Thái Nguyên đã chính thức ra đời. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, việc chia tách, sáp nhập đổi tên các đơn vị hành chính tại tỉnh Thái Nguyên diễn ra khá nhiều, song chỉ ở cấp xã.

Năm 1954, miền Bắc được giải phóng, Thái Nguyên bước vào giai đoạn xây dựng cuộc sống mới sau chiến tranh, thị xã Thái Nguyên nhanh chóng được mở rộng . Tháng 8-1956, Khu tự trị Việ t Bắ c đượ c thà nh lậ p gồ m 5 tỉnh: Cao Bằ ng , Bắ c Kạ n , Lạng Sơn, Thái Nguyên , Tuyên Quang; Thái Nguyên trở thà nh thủ phủ củ a Khu tự trị Việ t Bắ c . Lúc này, huyệ n Phú Bì nh tách khỏi tỉnh Thái Nguyên chuyển về tỉnh Bắc Giang ; huyệ n Phổ Yên cắ t về tỉnh Vĩnh Phúc . Tháng 4-1957, hai huyệ n nà y lạ i trở về thuộ c tỉ nh Thá i Nguyên như cũ .

Năm 1965, tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn hợp nhất thành tỉnh Bắc Thái với 13 đơn vị hành chính cấp huyện: thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Vò Nhai, Phú Lương, Định Hóa, Đại Từ, Bạch Thông, Chợ Đồn, Na Rì, Ngân Sơn, Chợ Rã.

Ngày 1-1-1997, tỉnh Bắc Thái lại chia tách thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắ c Kạ n. Tỉnh Thái Nguyên ngày nay gồm thành phố Thái Nguyên , thị xã Sông Công và 7 huyệ n Phú Bì nh , Phổ Yên , Đồng Hỷ , Vò Nhai, Phú Lương , Đạ i Từ và Đị nh Hoá .


1.1.3. Tình hình văn hóa, xã hội

Dưới thời Pháp thuộc, Thái Nguyên có dân số khoảng 100.000 người; mật độ dân số 29 người/km2 [61, 4]. Người dân bản địa ở Thái Nguyên so với những tỉnh khác không nhiều, song qua các thời kì lịch sử, thành phần dân tộc và dân số đã tăng nhanh. Tính đến năm 1936, tỉnh Thái Nguyên đã tiếp nhận trên 6 ngàn đồng bào từ các tỉnh miền xuôi đến lập nghiệp. Đồng bào nhập cư đến Thái Nguyên tăng nhanh trong những năm sau này, nhất là trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).

Ngày nay, dân số Thá i Nguyên có gầ n 1,1 triệ u dân, gồ m 8 dân tộc chủ yếu là: Kinh, Tày, Nùng, Dao, H’Mông, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa và một số ít các dân tộc khác nhưng chiếm tỉ lệ không lớn. Mậ t độ dân số khoả ng 260 ngườ i/ km2, cao nhấ t trong cá c tỉ nh miề n nú i phí a bắ c . Tuy nhiên , dân cư phân bố khô ng đề u, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt , trong khi đó ở

vùng thành thị , đồ ng bằ ng dân cư rấ t dà y đặ c . Nơi có mậ t độ dân cư cao nhấ t là thành phố Thái Nguyên (1.300 ngườ i/km2), nơi có mậ t độ dân cư thấ p nhấ t là huyện Võ Nhai (khoảng 80 ngườ i/km2). [63,44]

Ở Thái Nguyên, dân tộc Kinh chiếm 75,5% dân số. Đây là dân tộc mang nguồn gốc bản địa, chiếm số lượng đông nhất. Dân tộc Kinh gồm nhiều bộ phận hợp thành: Dân bản địa, dân tuyển mộ vào làm công trong các mỏ, đồn điền, có bộ phận là người di dân từ các vùng đồng bằng lên. Địa bàn cư trú của người Kinh rộng khắp từ vùng trung du phía nam đến các vùng núi rừng hẻo lánh phía Bắc, trong đó tập trung nhiều ở khu vực thị xã Thái Nguyên. Người Kinh có kinh nghiệm sản xuất và khả năng tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học - kĩ thuật. Tổ chức xã hội của người Kinh cũng rất chặt chẽ, từ thành thị đến nông thôn mang nét đặc trưng tiêu biểu của xã hội Việt Nam. Xuất phát từ đặc điểm cư trú, người Kinh có truyền thống trồng lúa nước, làm nông nghiệp và nghề thủ công.


Dân tộc có số người đông thứ hai ở Thái Nguyên là người Tày, chiếm 10,7% dân số. Cũng như người Kinh, người Tày có mặt ở Thái Nguyên từ rất lâu đời, tổ tiên của người Tày vốn là cư dân bản địa ở miền Bắc Việt Nam, vùng giáp ranh biên giới Việt - Trung. Địa bàn cư trú của người Tày rộng khắp trong phạm vi toàn tỉnh, song chủ yếu ở các huyện miền núi, vùng cao như Định Hoá, Phú Lương, Đại Từ, Vò Nhai. Ngoài việc trồng lúa, người Tày còn trồng ngô, khoai, sắn để cải thiện đời sống. Người Tày có một số ngành thủ công truyền thống như đan lát, dệt vải…

Dân tộc Nùng ở Thái Nguyên chiếm 5,1% dân số toàn tỉnh. Người Nùng có nhiều chi tộc: Nùng Phàn Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh. Phạm vi cư trú của người Nùng gần như người Tày. Ở tất cả các huyện, thành, thị trong tỉnh đều có người Nùng, song tập trung đông nhất ở Đồng Hỷ, Vò Nhai và Đại Từ.

Các thành phần dân tộc khác là: Sán Dìu, Mông, Dao, Thái, Hoa… sống rải rác ở khắp các địa bàn trong tỉnh. Mỗi dân tộc đều có vốn văn hoá mang bản sắc rất phong phú và đa dạng. Dân tộc Dao ở Thái Nguyên có 4 nhóm chính: Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Lô Gang, Dao Quần Chẹt. Người Dao sống chủ yếu trên núi cao, nơi có khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp, người Dao còn có tập quán sinh hoạt du canh, du cư nên càng khó khăn cho việc giao lưu. Do vậy, TLSX chính của đồng bào Dao là đất đồi, rừng. Khả năng canh tác của họ đa dạng, phong phú với các loại rau đậu, các loại cây lương thực… song vì cuộc sống của họ không ổn định, cho nên gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thông qua việc thực hiện những chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng, hiện nay trình độ dân trí và đời sống của người Dao đã được nâng cao hơn nhiều so với trước.

Mặc dù mỗi thành phần dân tộc ở Thái Nguyên đều có những đặc điểm riêng về ngôn ngữ, trình độ sản xuất, bản sắc văn hoá, song tất cả đều có những nét tương đồng, hoà nhập trong một thể thống nhất và chung sống trên

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 21/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí