Hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên từ 1958 đến 1990 - 1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


LÊ VIỆT HÀ


QUÁ TRÌNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN (TỪ 1958 ĐẾN 1990)


Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54


LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học: T.S. NGUYỄN DUY TIẾN


THÁI NGUYÊN 2009


LỜI CẢM ƠN


Bằng tấm lòng thành kính. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng sâu sắc tới:

- T.S. Nguyễn Duy Tiến đã quan tâm hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận tình chu đáo trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn.

- Ban chủ nhiệm khoa Lịch Sử, khoa Sau Đại học và các thầy cô bộ môn đã quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ quí báu đó, cảm ơn sự góp ý chân thành và sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện cho tôi học tập nâng cao được trình độ trong suốt thời gian qua.


Thái Nguyên, tháng 9 năm 2009


Tác giả

Lê Việt Hà


MỤC LỤC



MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1.

KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP

7

1.1.

Vài nét về điều kiện tự nhiên, xã hội của Thái Nguyên

7

1.2.

Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp ở Thái Nguyên giai đoạn trước khi tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp

15

CHƯƠNG 2.

HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN THỜI KÌ THỰC HIỆN CƠ CHẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG (1958 - 1980)

24

2.1.

Lí luận chung và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phong trào hợp tác hóa trong nông nghiệp

24

2.1.1.

Lí luận chung

26

2.1.2.

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phong trào hợp tác xã trong nông nghiệp

30

2.2.

Thời kì đầu xây dựng hợp tác xã nông nghiệp ở Thái Nguyên (1958 - 1960).

34

2.3.

Thời kì tổ chức hợp tác xã bậc cao thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung (1961 - 1980)

70

CHƯƠNG 3.

HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN THỜI KÌTHỰC HIỆN CƠ CHẾ KHOÁN (1981 - 1990)


3.1.

Thực hiện cơ chế khoán theo tinh thần Chỉ thị 100 (1981- 1988)

70

3.2.

Thực hiện cơ chế khoán theo tinh thần Nghị quyết số 10 (1988- 1990)

77

3.3.

Tác động của Khoán 100, Khoán 10 đến tình hình kinh tế - xã hội của thái nguyên

82


Kết luận

87


Tài liệu tham khảo

95


Phụ lục


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.



MỞ ĐẦU 1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hợp tác hóa trong nông nghiệp là một thực thể 1


MỞ ĐẦU


1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Hợp tác hóa trong nông nghiệp là một thực thể lịch sử, là sự ra đời của một chủ thể kinh tế ở nông thôn nước ta trong thời gian dài, có tác dụng lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hóa ở nông thôn nói riêng và đến toàn bộ nền kinh tế xã hội nước ta nói chung

Phong trào hợp tác hóa, xây dựng HTX sản xuất nông nghiệp được thực hiện trong công cuộc cải tạo XHCN từ cuối những năm 50 thế kỉ XX, có ảnh hưởng to lớn đến việc phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật, nâng cao trình độ thâm canh, tích tụ và tập trung hoá sản xuất, khắc phục tình trạng lạc hậu nặng nề về kĩ thuật, sản xuất phân tán, manh mún, tự cấp tự túc; tạo điều kiện phát triển sản xuất đi lên con đường XHCN. Tổ chức kinh tế tập thể còn có vai trò to lớn trong việc cải thiện đời sống văn hoá - xã hội, cải biến nông thôn, có vai trò quan trọng bảo đảm sản xuất, đồng thời cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến trong thời kì đất nước có chiến tranh. Nhưng trong quá trình thực hiện, do tư tưởng chủ quan, nôn nóng, muốn cải biến quan hệ sản xuất, đẩy nhanh quá trình xã hội hoá và sản xuất chuyên môn hoá, hiện đại hoá mà coi nhẹ vai trò của yếu tố lực lượng sản xuất; đồng thời, do sự hạn chế về kiến thức và khả năng tổ chức, quản lí..., cho nên hợp tác hóa sản xuất nông nghiệp có nhiều nhược điểm thể hiện ở: sức sản xuất xã hội; hiệu quả kinh tế; nhịp độ phát triển sản xuất giảm dần..., số đông HTX không còn chứng minh được tính ưu việt của phương thức sản xuất mới.

Đánh giá một vấn đề rộng lớn, quan trọng như vậy là một vấn đề phức tạp, cần có nhiều ý kiến tham gia. Để góp phần vào sự đánh giá đó, chúng tôi cho rằng, phải tiếp cận từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh, phương pháp, lĩnh vực khoa học khác nhau (kinh tế học, xã hội học, thống kê học, sử học....).


Dựa trên quan điểm lịch sử, hệ thống lại quá trình hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên, nhất là dựa trên quan điểm đổi mới của Đảng để nghiên cứu, phân tích,... đánh giá đúng mức khách quan những mặt thành công và hạn chế; nhận rò bản chất mô hình cũ, nội dung cơ bản của quan điểm đổi mới để nâng cao nhận thức, thống nhất hành động, tiếp tục đổi mới là một yêu cầu khách quan đặt ra.

Thực hiện đường lối hợp tác hóa của Trung ương Đảng, cùng với miền Bắc, Thái Nguyên tiến hành cuộc vận động xây dựng quan hệ sản xuất mới XHCN. Phong trào nhanh chóng phát triển sôi nổi, rộng khắp làm cho nông thôn miền núi từng bước đổi mới: Từ nông dân làm ăn cá thể đã trở thành giai cấp nông dân tập thể làm chủ bản làng, làm chủ xã hội; nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Nghiên cứu, tìm hiểu quá trình hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên, góp phần làm sáng rò tinh thần cách mạng bắt nguồn từ lòng yêu nước, tha thiết với chế độ mới XHCN của nhân dân các dân tộc trong tỉnh; khẳng định vai trò của phong trào hợp tác hóa ở địa phương, nhất là những đóng góp to lớn của phong trào đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước cũng như đóng góp cho việc khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn đầu tiến lên CNXH. Qua đó, cũng thấy được mặt hạn chế của phong trào để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển nền nông nghiệp của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.

Từ những lí do trên đây, chúng tôi lựa chọn vấn đề “ Hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên từ 1958 đến 1990” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học Lịch sử của mình.


2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Hợp tác hóa nông nghiệp là một vấn đề không chỉ được các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, mà còn được cả những nhà nghiên cứu cũng rất quan tâm dưới nhiều hình thức, góc độ khác nhau. Đặc biệt, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo chủ trương của Đảng, với cách tư duy mới, việc đánh giá quá trình hợp tác hóa đối với sự phát triển kinh tế cả nước nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng, càng được nghiên cứu sâu hơn nhằm tìm ra những kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện kinh tế hợp tác trong thời kì đổi mới.

Trong tác phẩm “Nội dung cơ bản của cách mạng XHCN ở Việt Nam” của đồng chí Lê Duẩn, Nxb Sự thật Hà Nội, xuất bản năm 1986, đã đề cập tới những nội dung cơ bản của cách mạng XHCN ở Việt Nam và được trình bày tại đại hội lần thứ IV của Đảng trong đó có các về vấn đề: Hợp tác hóa nông nghiệp, đẩy mạnh cách mạng khoa học kĩ thuật, xây dựng đào tạo con người mới, kinh tế địa phương vv....; Tác giả Phạm Như Cương trong cuốn “Một số vấn đề kinh tế của hợp tác hóa nông nghiệp ở Việt Nam” Nxb Khoa học xã hội, 1991, có đề cập đến Lịch sử hợp tác hóa ở nước ta sau cách mạng tháng tám (1945), bản chất và những khuyết điểm của nó cùng những đề nghị về điều chỉnh quá trình hợp tác hóa trong thời gian tới; Chử Văn Lâm, Nguyễn Thái Nguyên, Phùng Hữu Phú trong cuốn “Hợp tác hóa nông nghiệp Việt Nam: Lịch sử, vấn đề, triển vọng” Nxb Sự thật, 1992, đã đề cập tới Lịch sử phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trong suốt 30 năm 1958-1980. Những thành tựu và thiếu sót của phong trào này. Những nét mới trong phong trào hợp tác hóa hiện nay: Vấn đề và mâu thuẫn; một số kinh nghiệm của nước ngoài; định hướng và giải pháp của kinh tế hợp tác ở nông thôn.

Về quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên đã có những tài liệu đề cập đến như Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 4,5,6..., các văn kiện


trên đã tổng kết đánh giá những thành tựu đạt được ở nhiệm kì trước và đề ra đường lối chỉ đạo của Đảng bộ đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh, nhất là quá trình hợp tác hóa trong từng giai đoạn. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1936-1965) và (1965-2000) xuất bản năm 2003, 2005, cũng đã đề cập đến quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên trước và trong đổi mới.

Các báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế - xã hội từ 1958 đến 1990 của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn,…Hệ thống niên giám thống kê của tỉnh Bắc Thái (nay là Thái Nguyên). Tất cả các công trình trên, do mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau đã đề cập đến chủ trương, đường lối của Đảng, quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu riêng một cách đầy đủ có hệ thống quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên từ 1958 - 1990. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá rất cao các công trình nghiên cứu trên và coi đó là nguồn tư liệu quý giúp cho việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề này.

Luận văn này sẽ đi sâu nghiên quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên từ 1958 đến 1990.

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI


3.1. Đối tượng nghiên cứu


Quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên từ 1958 đến 1990.


3.2. Phạm vi nghiên cứu


Tập trung vào quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên từ 1958 đến 1990. Tuy nhiên để làm rò yêu cầu của đề tài, Luận văn có đề cập đến tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp và quan hệ sản xuất trong thời gian trước khi thực hiện hợp tác hóa;

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 21/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí