Tóm Tắt Các Nghiên Cứu Trước Đây


mà trong khoảng thời gian đó, cá nhân có thể thay đổi hành vi; thứ ba, trong mô hình dự đoán của cả TRA, TPB đều cho rằng hành động của cá nhân sẽ thực hiện đều phải dựa trên tiêu chí nhất định, tuy nhiên cá nhân không hẳn đã hành động theo các tiêu chí dự đoán. Mô hình lý thuyết TAM đã sửa đổi, phát triển mô hình TRA để dự đoán sự chấp nhận công nghệ.

2.3. Các nghiên cứu trước đây


2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài


Wang và cộng sự (2003), Chấp nhận sử dụng Internet Banking ở Đài Loan. Các biến: Hữu ích, Dễ sử dụng, tin cậy, tính tự hiệu quả máy tính, thái độ sử dụng,Ý định sử dụng. Nghiên cứu sử dụng mô hình TAM với hai biến nguyên thủy dễ sử dụng, tính hữu ích và mở rộng thêm biến tin cậy và tính tự hiệu quả của máy tính. Kết quả nghiên cứu khảo sát qua điện thoại 123 khách hàng sử dụng Internet Banking qua phân tích cho thấy tính tự hiệu quả của máy tính có ảnh hưởng tới cảm nhận hữu ích, dễ sử dụng và cảm nhận sự tin cậy. Các nhân tố này có tác động trực tiếp tới ý định sử dụng Internet Banking. Tuy nhiên, qui mô mẫu nhỏ suy ra độ tin cậy của kết quả không cao, không bao quát hết.

Cheng và cộng sự (2006), Chấp nhận Internet Banking- một nghiên cứu thực nghiệm ở Hồng Kông. Nghiên cứu sử dụng mô hình TAM thêm biến cảm nhận bảo mật trang web. Với việc khảo sát các khách hàng đang sử dụng Internet Banking ở ngân hàng ở Hồng Kông, cũng giống như nghiên cứu trước dễ sử dụng ảnh hưởng trực tiếp tới cảm nhận hữu ích và ảnh hưởng gián tiếp tới ý định sử dụng, cảm nhận hữu ích ảnh hưởng trực tiếp tới ý định sử dụng. Điểm khác của nghiên cứu này là nhân tố cảm nhận bảo mật trang web được đưa vào xem xét trong mối quan hệ với các nhân tố hữu ích, thái độ, ý định sử dụng. Kết quả nhân tố bảo mật web có ảnh hưởng tới cảm nhận hữu ích, thái độ sử dụng và ảnh hưởng trực tiếp tới ý định sử dụng Internet Banking của khách hàng ở Hồng Kông. Hạn chế của nghiên cứu là không xem xét mối liên quan tới đặc điểm nhân khẩu và không khảo sát nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới khách hàng


chưa sử dụng dịch vụ này để giúp cho các ngân hàng có chiến lược trong việc mở rộng dịch vụ Internet Banking ở Hồng Kông.

Abdulrahman and Abbas (2008), Kiểm tra sự phù hợp của lý thuyết TRA - lý thuyết hành động trong giải thích khách hàng ở Saudi chấp nhận sử dụng Internet Banking với việc sử dụng phương trình cấu trúc (SEM). Các biến được sử dụng trong nghiên cứu: Ý định hành vi sử dụng, hành vi sử dụng thực tế, thái độ hành vi, Tiêu chuẩn chủ quan. Nghiên cứu này dựa trên mô hình nguyên thủy của Fishbein and Ajzen (1975) và đánh giá thêm mối quan hệ giữa thái độ hành vi và tiêu chuẩn chủ quan, thái độ hành vi dẫn tới hành vi tiêu dùng thực tế. Kết quả nghiên cứu cho rằng mô hình TRA thích hợp cho việc đánh giá việc chấp nhận sử dụng Internet Banking ở Ả rập Xê út, nhân tố thái độ có ảnh hưởng trực tiếp tới ý định hành vi và dẫn tới việc khách hàng sử dụng Internet Banking, thái độ hành vi có tác động tới tiêu chuẩn chủ quan và có ảnh hưởng tới hành vi sử dụng Internet Banking. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ giới hạn nghiên cứu trong một phạm vi hẹp ở một thành phố của Ả rập Xê út, mẫu lấy chưa bao quát hết.

S.Arunkumar (2008) đã nghiên cứu về thái độ và ý định hướng tới Internet banking có liên quan đến người tiêu dùng Malaysia ở khu vực thung lũng klang. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) đã được sử dụng để nghiên cứu thái độ và ý định hướng tới Internet Banking. Nhận thức dễ sử dụng, nhận thức tính hữu ích và nhận thức sự hưởng thụ là ba yếu tố ảnh hưởng đến thái độ và ý định sử dụng Internet Banking. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng nó sẽ là một chiến lược có giá trị cho các nhà tiếp thị để suy nghĩ lại cách chăm sóc khách hàng tiềm năng và quảng bá Internet banking sử dụng các đặc tính đổi mới. Nghiên cứu không giới hạn đối với người trả lời có kinh nghiệm với ngân hàng Internet, rất khó để đo lường hiệu quả và điều kiện thuận lợi.

Honei, Nasim (2009) nghiên cứu tỷ lệ chấp nhận sử dụng Internet Banking của khách hàng ở các ngân hàng miền Trung Tây của Mỹ . Các nhân tố trong nghiên cứu bao gồm: Hữu ích, dễ sử dụng, thái độ sử dụng, ý định sử dụng, Biến kiểm soát về phía ngân hàng, Biến kiểm soát phía khách hàng. Nghiên cứu này so sánh hai mô hình dự đoán ý định của một cá nhân: Lý thuyết Hành động Hợp lý (TRA) và Lý thuyết hành vi dự định


(TPB). Kết quả cho thấy thái độ của người sử dụng Internet Banking và kiểm soát hành vi nhận thức đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến ý định hành vi của IB.

Tuy nhiên, ý định không được hình thành theo tiêu chuẩn chủ quan của người dùng trong cả TRA và TPB. Ngoài ra, thái độ, tiêu chuẩn chủ quan, và kiểm soát hành vi nhận thức được, lần lượt, bị ảnh hưởng bởi cấu trúc niềm tin thái độ, cấu trúc niềm tin tiêu chuẩn, cấu trúc niềm tin kiểm soát, tương ứng. Cả TRA và TPB đều dự đoán hành vi ý định sử dụng IB khá tốt, với TPB có lợi thế thực nghiệm nhỏ. Nghiên cứu có một số hạn chế: mặc dù ý định sử dụng ngân hàng internet được đo lường, mối quan hệ giữa ý định và hành vi thì không, nghiên cứu chỉ giới hạn ở Hàn Quốc.

Ali Saleh và cộng sự (2013), Ý định hành vi của khách hàng chấp nhận sử dụng Internet Banking ở Yeimen. Kết quả nghiên dựa trên mô hình TPB nguyên thủy (Ajzen, 1991): thái độ hành vi, tiêu chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận có ảnh hưởng trực tiếp ý định, hành vi dùng IB của khách hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu này được thực hiện ở Yeimen, chỉ nghiên cứu các yếu tố tác động tới ý định hành vi của khách hàng chưa sử dụng, còn đối tượng khách hàng đã sử dụng thì trong bài viêt này chưa được đề cập tới.

Maitlo GM, Kazi ZH, Khaskheley A, Shaikh FM (2014), Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại thành phố Hyderabad. Nghiên cứu này được thực hiện để tìm hiểu ảnh hưởng của Tiện ích Kênh, Thông tin về ngân hàng trực tuyến, Rủi ro Nhận thức, Kiến thức Internet, Nhận thức Bảo mật (Biến độc lập) đối với Thông qua Dịch vụ Ngân hàng Trực tuyến (Biến phụ thuộc). Trên cơ sở kết quả, đã đi đến tác giả kết luận rằng thông tin về ngân hàng trực tuyến có ảnh hưởng tích cực cũng như mối tương quan tích cực với việc áp dụng ngân hàng trực tuyến tại thành phố Hyderabad.


Seif Obeid AL-SHBIEL và Muhannad Akram AHMAD (2016) đã nghiên cứu Lý thuyết về ngân hàng điện tử ở Jordan bằng cách tích hợp Mô hình TAM và Mô hình

18


TPB, xác định các yếu tố ảnh hưởng (hữu ích, dễ sử dụng, sự hưởng thụ, tiêu chuẩn chủ quan, thái độ sử dụng, ý định sử dụng, chi phí, tiện lợi) đến việc chấp nhận E-Banking ở Jordan. Nghiên cứu đã phát triển một mô hình lý thuyết dựa trên tích hợp mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và lý thuyết mô hình hành vi được hoạch định (TPB) với nhận thức sự tin tưởng, tự hiệu quả và hưởng thụ. Ngân hàng điện tử, trong nghiên cứu này, được coi là một dịch vụ sáng tạo được kiểm tra theo sự chấp nhận giữa các ngân hàng Jordan. Tầm quan trọng của chấp nhận nằm trong chi phí thấp hơn và thuận tiện hơn cung cấp cho khách hàng.

2.3.2. Nghiên cứu trong nước


Nguyễn Duy Thanh, Cao Hào Thi (2011), Đề xuất mô hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam Với mô hình TRA, TPB, TAM, E-BAM đã xác đinh được các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và sử dụng dịch vụ ebanking ở VN gồm: Hiệu quả mong đợi, Khả năng tương thích, Nhận thức dễ dàng sử dụng, Nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan, rủi ro trong giao dịch trực tuyến, hình ảnh.

Lê Tấn Phước (2017), Nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng tại Việt Nam. Sử dụng mô hình TAM. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng tại Việt Nam. Bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) với mẫu 214 khách hàng có sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM Việt Nam, tác giả xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng tại Việt Nam: Nhận thức hữu ích, Nhận thức dễ sử dụng, Niềm tin, Hình ảnh ngân hàng, Ảnh hưởng xã hội, Hiểu biết dịch vụ, Tự tin. Dựa vào cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất ra những giải pháp nhằm thúc đẩy sự chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng.

Lê Hoằng Bá Huyền (2018), Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile Banking của KH tại Agribank- CN tỉnh Thanh Hóa. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận dịch vụ MB tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) khu vực Huyện Vĩnh Cửu. Căn cứ


trên phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, tác giả đề xuất mô hình gồm có 5 biến đo lường: Hiệu quả mong đợi, Nhận thức dễ sử dụng, Nhận thức sự tin cậy, Nhận thức chi phí giao dịch, Ảnh hưởng xã hội, Khả năng tương thích. Kết quả nhân tố ảnh hưởng xã hội có tác động mạnh nhất, thứ hai là nhân tố nhận thức dễ dàng sử dụng và tiếp theo là các nhân tố như khả năng tương thích, nhận thức về tin cậy… cũng có tác động đến ý định sử dụng Mobile banking tại Agribank Thanh Hóa. Đây là một trong những căn cứ quan trọng trong việc xây dựng và phát triển chiến lược để thúc đẩy khách hàng sử dụng dịch vụ này.

Bảng 2.3. Tóm tắt các nghiên cứu trước đây



Tác giả


Tên nghiên cứu

Mô hình


Các biến sử dụng


Kết quả nghiên cứu

Wang và cộng sự (2003)


“Chấp nhận sử dụng Internet Banking ở Đài Loan”


TAM

Hữu ích, Dễ sử dụng, Tin cậy, Tính tự hiệu quả máy tính, Thái độ sử dụng, Ý định

sử dụng

Các nhân tố có tác động trực tiếp tới ý định sử dụng Internet Banking. Tuy nhiên, qui mô mẫu nhỏ nên độ tin cậy của kết quả

không cao, không bao quát hết.


Cheng và cộng sự (2006)


“Chấp nhận Internet Banking: một nghiên cứu thực nghiệm ở Hồng Kông”


TAM


Hữu ích, Dễ sử dụng, Bảo mật web, Thái độ sử dụng, Ý định sử dụng

Các nhân tố có ảnh hưởng tới ý định sử dụngIB của KH. Hạn chế của nghiên cứu là không xem xét đặc điểm nhân khẩu và không khảo sát khách hàng chưa sử

dụng dịch vụ này

Seok – Jae, Ok và Ji – Hyun, Shon (2006)


“Yếu tố quyết định hành vi sử dụng Internet Banking Hàn Quốc”


TRA, TPB

Thái độ hành vi, Chi phí, thời gian, Kiểm soát hành vi nhận thức, Kiểm soát cấu trúc niềm tin, Ý định hành vi, Hành vi sử

dụng


Kết quả các yếu tố liệt kê có ảnh hưởng đến quyết định hành vi sử dụng Internet Banking Hàn Quốc, hạn chế nghiên cứu chỉ giới hạn ở Hàn Quốc .


S.

Arunkum ar (2008)

“Thái độ và ý định hướng tới IB có liên quan đến người tiêu dùng Malaysia ở khu vực thung lũng Klang”


TAM

Hữu ích, Dễ sử dụng, Sự hưởng thụ, Thái độ sử dụng, Ý định sử dụng, Chi phí, thời gian


Các biến có tác động đến thái độ và ý định hướng IB tới người tiêu dùng Malaysia ở khu vực thung lũng Klang.

Abdulrah man and Abbas (2008)


“Kiểm tra sự phù hợp của lý thuyết TRA”


TRA

Ý định hành vi sử dụng, hành vi sử dụng thực tế, thái độ hành vi, tiêu chuẩn chủ quan

Kết quả mô hình TRA thích hợp cho việc đánh giá việc chấp nhận sử dụng IB.Tuy nhiên mẫu nghiên cứu lấy chưa bao quát.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Đồng Nai - 4



Honei, Nasim (2009)

“Nghiên cứu tỷ lệ chấp nhận sử dụng Internet Banking của khách hàng ở các ngân hàng miền Trung Tây của Mỹ”


TAM

Dễ sử dụng, Hữu ích, Thái độ sử dụng, Ý định sử dụng, Biến kiểm soát về phía ngân hàng,Biến kiểm soát phía khách hàng

Kết quả không thống nhất do điều kiện, đặc điểm con người của Mỹ có sự khác biệt. Tuy nhiên, nghiên cứu được thực hiện trong một vùng nên không thể suy rộng.


Nguyễn Duy Thanh, Cao Hào Thi, (2011)


“Đề xuất mô hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam”


TRA, TPB, TAM, E- BAM

Hiệu quả mong đợi,khả năng tương thích, dễ dàng sử dụng, kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan, rủi ro giao dịch, hình

ảnh NH, yếu tố pháp luật


Mô hình nghiên cứu E-BAM xác đinh được các nhân tố đều ảnh hưởng đến việc chấp nhận và sử dụng dịch vụ E-Banking.

Ali Saleh và cộng sự (2013)

“Ý định hành vi của khách hàng chấp nhận sử dụng Internet Banking ở Yeimen”


TPB

Thái độ hành vi, quy chuẩn chủ quan, hành vi kiểm soát, ý định hành vi, hành vi sử dụng

Chỉ nghiên cứu các yếu tố tác động tới ý định hành vi của KH chưa sử dụng, không nghiên cứu đối với KH đã sử dụng để xác định nhân tố nào làm KH tiếp tục sử dụng.

Maitlo GM, Kazi ZH,Khask heley A, Shaikh FM(2014)

“Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại thành phố Hyderabad”


TAM

Tiện ích Kênh,Thông tin về ngân hàng trực tuyến, Rủi ro Nhận thức, Kiến thức Internet, Nhận thức Bảo mật

Các yếu tố có ảnh hưởng với việc áp dụng ngân hàng trực tuyến tại thành phố Hyderabad, Kết quả cũng xác định các yếu tố nhân khẩu học cũng tác động đáng kể đến ngân hàng trực tuyến.

SeifObeid ALSHBI

ELvàMuh annadAkr mAHMA D (2016)

“Lý thuyết về NH điện tử ở Jordan bằng cách tích hợp mô hình chấp nhận công nghệ và lý thuyết về hành vi dự định”


TAM, TPB

Dễ sử dụng, Hữu ích, Sự hưởng thụ, Tiêu chuẩn chủ quan, Thái độ sử dụng, Ý định sử dụng, Chi phí, tiện lợi

NH điện tử được coi là một dịch vụ sáng tạo được kiểm tra theo sự chấp nhận giữa các NH Jordan. Tầm quan trọng nằm trong chi phí thấp hơn và thuận tiện hơn cung cấp cho KH.


Lê Tấn Phước, (2017)

“Nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng tại Việt Nam”


TAM

Nhận thức hữu ích, Nhận thức dễ sử dụng, Niềm tin, Hình ảnh ngân hàng, Ảnh hưởng xã hội, Hiểu biết dịch vụ, Tự tin.


Bằng phương pháp phân tích CFA kết quả các nhân tố này đều có ảnh hưởng thuận chiều đến thái độ hướng đến sử dụng dịch vụ của khách hàng.


Lê Hoằng Bá Huyền, (2018)

“Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile Banking của KH tại Agribank- CN tỉnh Thanh Hóa”


TAM, UTAU T

Hiệu quả mong đợi, Nhận thức dễ sử dụng, Nhận thức sự tin cậy, Nhận thức chi phí giao dịch, Ảnh hưởng xã hội, Khả

năng tương thích.


Kết quả các biến có tác động đến ý định sử dụng mobile banking tại Agribank Thanh Hóa.

(Nguồn:Tác giả tổng hợp)


Dựa vào mô hình lý thuyết TRA, TPB, TAM,….đã liệt kê ở trên, tác giả đã tổng quan một số nghiên cứu trước đây liên quan về chủ đề chấp nhận sử dụng dịch vụ E- Banking. Từ đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại thành phố Hyderabad” của tác giả Maitlo GM, Kazi ZH,Khaskheley A, Shaikh FM (2014) làm nền tảng lý thuyết nghiên cứu để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng dịch vụ E-Banking của KHCN tại Abbank- Chi nhánh Đồng Nai.


Tóm tắt chương 2

Trong chương này tác giả giới thiệu khái quát về lý thuyết hành vi người tiêu dùng theo cả quan điểm kinh tế học và marketing, các mô hình đánh giá xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ công nghệ (TAM, TRA, TPB, MPCU, UTAUT....) làm luận cứ để thiết lập mô hình nghiên cứu. Ngoài ra tác giả còn khái quát những nghiên cứu trước đây có liên quan về chủ đề chấp nhận sử dụng dịch vụ E-Banking của các tác giả trong và ngoài nước.


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình thực hiện nghiên cứu được mô tả thông qua các bước như sau:


Đầu tiên, là bước xác định vấn đề nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu ở đây là khái niệm về dịch vụ ngân hàng điện tử, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân tại ABBANK- Chi nhánh Đồng Nai.

Thứ hai, chúng ta tìm khung lý thuyết và các lược khảo công trình nghiên cứu có liên quan (bao gồm các nghiên cứu trước như nghiên cứu trong nước và nghiên cứu nước ngoài). Công trình nghiên cứu làm nền tảng cho nghiên cứu này là bài báo của tác giả Maitlo GM, Kazi ZH, Khaskheley A, Shaikh FM (2014), “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại thành phố Hyderabad”.

Thứ ba, bước xây dựng thang đo, thiết kế bảng câu hỏi:


Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện với nghiên cứu định tính thông qua hoạt động hỏi ý kiến của những người có chuyên môn, nhân viên ngân hàng, khách hàng nhằm mục tiêu xây dựng và hoàn thiện những yếu tố chính cho đề tài nghiên cứu. Thang đo được xây dựng từ 1-5 điểm (với mức độ từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý). Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 2 phần: Phần I của bảng câu hỏi gồm 28 câu hỏi thu thập ý kiến đánh giá của khách hàng cá nhân về việc chấp nhận sử dụng dịch vụ E- Banking (Kênh tiện lợi, Thông tin về ngân hàng trực tuyến, Kiến thức về Internet, Nhận thức bảo mật, Rủi ro cảm nhận). Phần II của bảng câu hỏi là các thông tin mô tả về đối tượng khảo sát như độ tuổi, giới tính, trình độ, thu nhập.

Thứ tư, là bước thu thập dữ liệu bằng phiếu khảo sát: Khảo sát khách hàng kết quả thu về được 250 phiếu khảo sát hợp lệ.

Thứ năm, bước này chúng ta tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu. Đây là bước thực hiện nghiên cứu định lượng. Với mẫu có độ lớn 250, dữ liệu được làm sạch, mã hóa sau đó xử lý và phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0 .

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022