Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay - 1


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

------------------------


LIÊU CHÍ TRUNG


HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 9.38.01.04


Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay - 1

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HỒ SỸ SƠN

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án đều được trích dẫn nguồn trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận án


Liêu Chí Trung

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8

1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 8

1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 17

1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt

ra nghiên cứu trong luận án 21

Kết luận Chương 1 24

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 26

2.1. Khái niệm, đặc điểm, địa vị pháp lý của hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự 26

2.2. Vai trò và các mối quan hệ của hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự 36

2.3. Thể chế hóa bằng pháp luật các vấn đề về hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự 42

2.4. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ

của hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự 51

2.5. Đại diện nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử trong các

mô hình tố tụng hình sự 55

Kết luận Chương 2 69

Chương 3: THỰC TIỄN QUY ĐỊNH VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở

VIỆT NAM 71

3.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về hội thẩm nhân dân trong

tố tụng hình sự 71

3.2. Thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở Việt Nam 89

Kết luận Chương 3 113

Chương 4: YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 115

4.1. Yêu cầu tăng cường vai trò của hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở Việt Nam 115

4.2. Các giải pháp tăng cường vai trò của hội thẩm nhân dân trong

tố tụng hình sự 121

Kết luận Chương 4 145

KẾT LUẬN 147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI 149

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150

DANH MỤC VIẾT TẮT


+ Bộ luật Tố tụng hình sự : BLTTHS

+ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa : CHXHCN

+ Hội đồng nhân dân : HĐND

+ Hội đồng xét xử : HĐXX

+ Hội thẩm nhân dân : HTND

+ Nhà xuất bản : Nxb

+ Thành phố : TP.

+ Tố tụng hình sự : TTHS

+ Tòa án nhân dân : TAND

+ Xã hội chủ nghĩa : XHCN

DANH MỤC PHỤ LỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Danh mục bảng

Bảng 2.1. Phân biệt giữa bồi thẩm viên và hội thẩm nhân dân 160

Bảng 3.1. So sánh phụ thẩm nhân dân và hội thẩm nhân dân 161

Bảng 3.2. Bảng thống kê kết quả xét xử các vụ án hình sự có hội thẩm nhân dân tham gia của TAND TP. Hải Phòng 2015-2021 162

Bảng 3.3. Bảng thống kê kết quả xét xử các vụ án hình sự có hội thẩm nhân dân tham gia của TAND TP. Hà Nội 2015-2021 162

Bảng 3.4. Bảng thống kê kết quả xét xử các vụ án hình sự có hội thẩm nhân dân tham gia của TAND TP. Đà Nẵng 2015-2021 163

Bảng 3.5. Bảng thống kê kết quả xét xử các vụ án hình sự có hội thẩm nhân dân tham gia của TAND TP. Hồ Chí Minh 2015-2021 163

Bảng 3.6. Thời gian xem xét hồ sơ trước phiên tòa của thẩm phán trong

vụ án hình sự 164

Bảng 3.7. Bảng thống kê kết quả xét xử các vụ án có hội thẩm nhân dân tham gia của TAND huyện Hoài Đức (Hà Nội) 2008-2018 164

Bảng 3.8. Bảng thống kê kết quả xét xử các vụ án có hội thẩm nhân dân tham gia của TAND huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) 2008-2018 165

Bảng 3.9. Trình độ học vấn của hội thẩm nhân dân cấp tỉnh tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhiệm kỳ 2016-2021 165

Bảng 3.10. Trình độ hội thẩm nhân dân cấp tỉnh có kiến thức luật và trình độ chuyên môn khác tại một số tỉnh, nhiệm kỳ 2016-2021 166

Bảng 3.11. Hội thẩm nhân dân tái cử và tham gia lần đầu tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhiệm kỳ 2016-2021 166

Bảng 3.12. Bảng thống kê kết quả xét xử các vụ án có hội thẩm nhân dân tham gia của TAND huyện Phúc Thọ (Hà Nội) 2015-2021 166

Bảng 3.13. Bảng thống kê kết quả xét xử các vụ án có hội thẩm nhân dân tham gia của TAND quận Hoàng Mai (Hà Nội) 2015-2021 167

Bảng 3.14. Bảng thống kê kết quả xét xử các vụ án có hội thẩm nhân dân tham gia của TAND quận Dương Kinh (Hải Phòng) 2015-2021 167

Bảng 3.15. Tình hình giải quyết, xét xử án hình sự theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm cả nước năm 2018, 2019, 2020 168

Bảng 3.16. Cơ cấu hội thẩm nhân dân cấp tỉnh kiêm nhiệm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhiệm kỳ 2016-2021 169

Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 3.1. Vai trò đại diện cho người dân tham gia xét xử trong các vụ

án hình sự của hội thẩm nhân dân như vừa qua? 170

Biểu đồ 3.2. Yếu tố chính khiến vai trò, nhiệm vụ của hội thẩm nhân dân

khó đạt như yêu cầu là do? 170

Biểu 3.3. Hầu hết các quyết định của hội đồng xét xử vừa qua, hội thẩm nhân dân đều thể hiện đồng tình với quan điểm của thẩm phán (chủ tọa phiên tòa), nguyên nhân vì? 171

Biểu đồ 4.1. Hội thẩm nhân dân chiếm đa số (2/3 hoặc 3/5) trong hội đồng xét xử và trực tiếp tham gia xét xử sơ thẩm các vụ án hình

sự theo quy định của pháp luật như hiện nay? 171

Biểu đồ 4.2. Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử trong các vụ án hình sự

vừa qua? 172

Biều đồ 4.3. Sự tham gia của hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử

hiện nay ở Việt Nam? 172

Biều đồ 4.4. Để phát huy vai trò đại diện nhân dân tham gia xét xử các

vụ án hình sự thực sự hiệu quả nên theo mô hình? 173

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Phán quyết của tòa án về vụ án hình sự được thể hiện bằng bản án hoặc quyết định của hội đồng xét xử không những liên quan trực tiếp đến quyền sống, quyền tự do hay sinh mệnh chính trị của mỗi cá nhân mà nó còn có thể ảnh hưởng lớn đến xã hội, uy tín của nhà nước. Chính vì ý nghĩa đặc biệt đó nên pháp luật luôn coi trọng quy định trình tự, thủ tục tố tụng, xét xử hết sức chặt chẽ nhằm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, nhưng đồng thời cũng nhằm tránh bất công, hạn chế oan, sai và bảo vệ quyền con người.

Trải qua hàng nghìn năm phát triển của lịch sử xã hội loài người, đến nay luật pháp ở hầu hết các nước đều quy định đại diện nhân dân tham gia xét xử các vụ án hình sự. Tuy nhiên, tùy theo quan điểm, điều kiện ở mỗi quốc gia, mô hình tổ chức, cách thức thực hiện mà có tên gọi khác nhau, như “bồi thẩm”, “hội thẩm”, “thẩm phán không chuyên”,… nhưng về cơ bản nó đều nhằm thể hiện tính dân chủ, nhân đạo và để các phán quyết của tòa án đảm bảo công lý, công bằng.

Ở Việt Nam, từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, xét xử có hội thẩm đã trở thành nguyên tắc hiến định, được ghi nhận trong các bản Hiến pháp. Hội thẩm tham gia xét xử vụ án hình sự không chỉ dựa trên cơ sở pháp luật mà còn dựa trên các giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội để đánh giá tính chất, mức độ, sự tác động mà hành vi của bị cáo và các sự việc liên quan đối với xã hội. Đây cũng là cách thức để nhân dân trực tiếp tham gia vào công tác quản lý nhà nước, giám sát hoạt động tư pháp, đồng thời góp phần để các phán quyết tư pháp không bị lệ thuộc một cách cứng nhắc vào các quy phạm pháp luật, giúp cho việc xét xử được chính xác, khách quan, công bằng. Hơn nữa, hội thẩm là những người có kiến thức thực tế, gắn liền với đời sống xã hội nên trong quá trình thực hiện vai trò của mình, họ còn là nhịp cầu nối giữa tòa án và cộng đồng, tích cực hỗ trợ cho công tác tuyên truyền và thực thi pháp luật.

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới và để xây dựng thành công nhà nước pháp quyền XHCN, vấn đề phát huy dân chủ, bảo vệ quyền con người tiếp tục đặt ra với những yêu cầu mới. Nghị quyết số 08-NQ/TW

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022