Tây Nguyên" - một sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn của Tây Nguyên cũng như của Việt Nam.
Bên cạnh đó còn có các tuyến tỉnh lộ, cụ thể: đường 681 nối thị trấn Kiến Đức với huyện Tuy Đức; đường 686 đoạn qua địa phận Đắk N’Rung, Nâm N’Jang nối tuyến hành lang với huyện Tuy Đức và huyện Đắk Glong. Đường 686 gặp đường 681 trên địa phận huyện Tuy đức và gặp đường 14C góp phần kết nối tuyến thị trấn Kiến Đức với đường 14C đi lên cửa khẩu Bu Prăng; đường lộ 682: Đức Mạnh - Đắk Song; Tỉnh lộ 683 kết nối Đắk Mil với Krông Nô; Tỉnh lộ 684: kết nối Gia Nghĩa với Cư Jút; Tỉnh lộ 685 kết nối Kiến Đức với Cây Chanh; Hệ thống các đường tỉnh lộ trong thời gian qua đã nhựa hoá với tỷ lệ 84%
và tạo ra sự kết nối thuận lợi phục vụ cho quá trình giao thương, trao đổi kinh tế và đi lại của dân cư giữa các địa phương trong tuyến hành lang và giữa tuyến hành lang với các huyện khác trong tỉnh.
- Hệ thống giao thông đường sông: Mặc dù có hệ thống sông ngòi tương đối dày đặc với hai hệ thống sông chính là Sêrêpốc và sông Đồng Nai, tuy nhiên do địa hình phức tạp, nhiều thác gềnh, nên không thuận tiện cho giao thông đường thủy
- Hệ thống giao thông đường hàng không: Tỉnh Đắk Nông cách sân bay Buôn Ma Thuột và Liên Khương (Đà Lạt) với khoảng cách gần 200km, khách du lịch hiện có thể tới Đắk Nông bằng đường hàng không sau đó đi them một chặn xe ô tô nữa. Mặc dù khoảng cách từ sân bây đến trung tâm tỉnh lị tỉnh Đắk Nông khá xa, nhưng dọc đường đi du khách có thể ngắm cảnh núi non hùng vĩ dọc hai bên đường, các điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Đắk Nông cũng nằm trên địa bàn các huyện dọc tuyến quốc lộ. Chính vì vậy, khách du lịch có thể sử dụng phương tiện máy bay để di chuyển sẽ rất thuận tiện, tiết kiệm thời gian, công sức. Tuy nhiên, trong tương lai, sân bay Nhân Cơ có thể được cải tạo trở thành sân bay taxi, phục vụ các trường hợp khẩn cấp, hoặc để đón các đoàn khách cao cấp.
- Giao thông đường sắt: Hiện nay chưa có tuyến đường sắt tới Đăk Nông, tuy nhiên với sự hình thành và phát triển của chương trình khai thác Bô-xít, tuyến đường sắt Gia Nghĩa - Thị Vải khi được xây dựng sẽ là một đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh.
- Hệ thống bưu chính viễn thông: Đến nay, 100% số xã có điện thoại, số lượng thuê bao liên tục tăng qua các năm, đạt 13.703 (2004), bình quân 3,45 máy/100 dân. Sóng di động đã được phủ sóng tới hầu hết các khu vực trên địa bàn tỉnh. Hệ thống internet cũng được trãi đều trong toàn tỉnh, tuy nhiên để khai thác triệt để lợi ích của internet thì cần phải có thời gian. Dân số trên địa bàn tỉnh đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp vì vậy khả năng tiếp thu còn hạn chế.
2.2. Khảo sát hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Đắk Nông
Có thể bạn quan tâm!
- Bài Học Cho Hoạt Động Xúc Tiến Điểm Đến Của Tỉnh Đắk Nông
- Tình Hình Phát Triển Du Lịch Tỉnh Đắk Nông
- Cơ Cấu Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Đắk Nông Giai Đoạn
- Thông Qua Các Sản Phẩm Truy N Thống Để Xây Dựng Các Sản Phẩm Tuyên Truy N, Quảng Bá Du Lịch Tỉnh Đắk Nông
- Nhận Xét Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quảng Bá Xúc Tiến Du Lịch Tỉnh Đắk Nông Trong Thời Gian Qua
- Một Số Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Xúc Tiến Điểm Đến Du Lịch Tại Đăk Nông Trong Thời Gian Tới
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
2.2.1. Bộ máy tổ chức hoạt động xúc tiến du lịch của Tỉnh
Tỉnh Đăk Nông được tái lập từ ngày 01/01/2004, theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đăk Lăk. Từ khi thành lập tỉnh đến năm 2008 HĐND, UBND tỉnh Đắk Nông tập trung ổn định bộ máy tổ chức, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật. Do đó, ngành du lịch cũng chỉ dừng ở giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất và ổn định tổ chức nên chưa chú trọng trong công tác xúc tiến du lịch của tỉnh. Năm 2008 UBND tỉnh đã ra quyết định thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Đắk Nông theo Quyết định số 888/QĐ-UBND ngày 08/7/2008 của UBND tỉnh Đắk Nông, là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc UBND tỉnh Đắk Nông, triển khai thực hiện công tác Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch. Đến tháng 11 năm 2012, được chuyển giao nguyên trạng và đổi tên thành Trung tâm xúc tiến Đầu tư tại Quyết định số 1482/QĐ-UBND ngày 07/11/2012 của UBND tỉnh Đăk Nông, trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đăk Nông. Trung tâm xúc tiến đầu
tư gồm có một giám đốc, một phó giám đốc và ba phòng ban quản lý ba lĩnh vực khác nhau: phòng Hành chính tổng hợp, phòng Xúc tiến đầu tư và phòng Hỗ trợ doanh nghiệp. Mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm vụ chuyên môn riêng, trong đó hoạt động xúc tiến du lịch được giao cho phòng Xúc tiến đầu tư với chức năng chính là kêu gọi thu hút các nhà đầu tư vào các khu, điểm du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật; Tổ chức thu thập, tổng hợp, soạn thảo, xây dựng, phối hợp xuất bản, phát hành các thông tin, ấn phẩm, tư liệu tuyên truyền (dưới dạng tài liệu, sách, file, CD, DVD, Website…) về các thông tin của địa phương, đặc biệt là các thông tin quảng bá về tiềm năng đầu tư, sản phẩm hàng hóa; Tổ chức, phối hợp tổ chức, tham gia các sự kiện xúc tiến đầu tư và làm đầu mối liên hệ với các cơ quan xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để cung cấp, quảng bá thông tin của tỉnh.
Giai đoạn này biên chế của Trung tâm còn khá hạn chế, gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 3 trưởng phòng của 3 phòng ban và 8 chuyên viên ( phòng Hành chính tổng hợp 2 nhân viên; còn lại 6 nhân viên chia đều cho hai phòng còn lại).
Tuy nhiên, Trung tâm xúc tiến đầu tư chỉ quản lý hoạt động xúc tiến du lịch đến hết năm 2012. Năm 2013 hoạt động xúc tiến du lịch được chuyển qua cho Trung tâm Văn hóa quản lý theo Quyết định số 272 /QĐ-SVHTTDL ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đăk Nông về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm văn hóa tỉnh Đắk Nông”. Hoạt động xúc tiến du lịch của tỉnh được giao cho hai phòng ban chính đó là Trung tâm văn hóa tỉnh và phòng Nghiệp vụ du lịch. Trung tâm văn hóa tỉnh có chức năng in ấn và phát hành các ấn phẩm, pa nô giới thiệu về du lịch tỉnh Đắk Nông, xây dựng website quảng bá về du lịch tỉnh. Phòng Nghiệp vụ du lịch có chức năng xây dựng và tổ chức các chương trình, sự kiện quảng bá du lịch tỉnh; phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí,
đài phát thanh truyền hình xây dựng các thước phim quảng bá về danh lam thắng cảnh con người tỉnh Đắk Nông; điều tra, tổng hợp số liệu về khách du lịch và xây dựng các phương án xúc tiến.
2.2.2. Quy trình hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của Tỉnh
Hoạt động xúc tiến du lịch của Tỉnh được xây dựng cho từng năm, do Sở VHTTDL Đắk Nông xây dựng dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh theo định hướng xúc tiến du lịch của Quốc gia. Quy trình hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Đắk Nông trãi qua các bước sau:
Đầu tiên, UBND tỉnh chỉ đạo Sở VHTTDL Đắk Nông xây dựng kế hoạch hoạt động và dự trù kinh phí cho xúc tiến du lịch của Tỉnh. Sau khi kế hoạch hoạt động xúc tiến được phê duyệt, Sở VHTTDL xây dựng kinh phí cho hoạt động xúc tiến du lịch một cách cụ thể. Thông thường nguồn kinh phí dự trù cho hoạt động xúc tiến năm tiếp theo được xây dựng từ tháng 10 năm trước.
Sau khi được cấp kinh phí (thông thường nguồn kinh phí được phê duyệt bao giờ cũng thấp hơn so với dự toán ban đầu) Sở VHTTDL xây dựng kế hoạch hoạt động xúc tiến du lịch trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch cả năm.
UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch, sở VHTTDL xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể đối với từng nội dung công việc thực hiện.
Cuối cùng là báo cáo kết quả thực hiện bằng văn bản về cho UBND tỉnh.
Đối với nhiệm vụ phát sinh được giao: Sau khi nhận được văn bản (thư mời tham gia của các đơn vị tổ chức hay văn bản của UBND tỉnh giao tham mưu...). Sở VHTTDL sẽ trả lời bằng văn bản có tham gia hoặc không tham gia.
+ Nếu tham gia thì dự thảo kế hoạch, dự trù kinh phí trình UBND tỉnh cho chủ trương tham gia và cấp bổ sung kinh phí, sau khi UBND tỉnh có chủ trương và cấp kinh phí thì tiến hành thực hiện theo kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh.
+ Nếu không tham gia được thì tham mưu UBND tỉnh bằng văn bản nêu rõ lý do không tham gia.
2.2.3. Nội dung hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của tỉnh Đắk Nông
HĐND và UBND tỉnh Đắk Nông đã xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng thứ 2 trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Chính vì vậy, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch là yếu tố quan trọng góp phần đưa ngành du lịch trở thành một trong những bước đột phá trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Theo đó, tỉnh đã đẩy mạnh nhiều hoạt động phát triển du lịch thông qua các hình thức như tổ chức quảng bá, xúc tiến du lịch, đẩy mạnh hoạt động liên kết ngành vùng… Trong đó, nội dung của hoạt động xúc tiến du lịch của Tỉnh cũng tuân theo quy định của Luật Du lịch Việt Nam, gồm có 4 nội dung chính:
Thứ nhất, đây cũng là nội dung chính của hoạt động xúc tiến là tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến với du khách trong và ngoài nước. Trong đó, nội dung xúc tiến không chỉ bao gồm việc giới thiệu các danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử, cách mạng của tỉnh mà còn giới thiệu cho du khách biết về con người, bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc tại địa phương qua hình ảnh về trang phục, ẩm thực, sinh hoạt hằng ngày của người dân…
Thứ hai, công tác xúc tiến của Tỉnh nhằm kêu gọi đồng bào dân tộc luôn nêu cao tình thần thân thiện, mến khách của địa phương mình, tạo sự thân thiện, hòa đồng giữa du khách và cư dân địa phương, giúp cho du khách cảm nhận được sự thân thiện, gần gủi với cư dân địa phương như đang ở nhà mình. Nội dung xúc tiến còn tuyên truyền, giáo dục cộng đồng địa phương cũng như du khách hưởng ứng phong trào “ du lịch xanh” tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, giao lưu học hỏi lẫn nhau để từ đó xây dựng và phát triển du lịch của địa phương một cách bền vững và an toàn.
Thứ ba, tài nguyên du lịch tỉnh Đắk Nông phong phú và đa dạng, để biến nguồn tài nguyên vốn có thành sản phẩm du lịch để phục vụ cho du khách, hoạt động xúc tiến là một công cụ hữu hiệu để thu hút nguồn đầu tư từ các nhà đầu tư. Chính vì vậy, trong nội dung của hoạt động xúc tiến không thể thiếu việc kêu gọi các nhà đầu tư vào địa phương. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông đã phối hợp với các phòng ban có liên quan tham gia vào các hội chợ thương mại,tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch để quảng bá tiềm năng, thế mạnh của địa phương nhằm kêu gọi các nhà đầu tư. UBND tỉnh Đắk Nông cũng có các chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch.
Thứ tư, nội dung cuối cùng trong hoạt động xúc tiến du lịch của Tỉnh đó là quá trình nghiên cứu thị trường tìm ra nhu cầu thị hiếu của khách du lịch. Từ đó, xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Hiện nay, hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Đắk Nông xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với quy hoạch chung của cả nước và hướng tới một môi trường du lịch lành mạnh. Đặc biệt nội dung xúc tiến xây dựng các sản phẩm du lịch chú trọng đến du lịch sinh thái, du lịch MICE, du lịch mạo hiểm, khám phá. Các loại hình du lịch này phù hợp với tài nguyên du lịch của địa phương và phù hợp với thị hiếu của khách du lịch.
2.2.4. Các hình thức hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của tỉnh Đắk Nông
Công tác xúc tiến du lịch tỉnh Đắk Nông được triển khai với nhiều hình thức, bằng nhiều phương tiện khác nhau theo đúng nội dung được quy định trong Luật Du lịch; cụ thể như sau:
2.2.4.1. Tuyên truy n, quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng
Việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng cho hoạt động tuyên truyền quảng bá về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, cách mạng, bản sắc
văn hóa của tỉnh Đắk Nông là một công cụ hữu hiệu nhất giúp cho khách du lịch có thể dễ dàng biết đến du lịch Đắk Nông. Các phương tiện được sử dụng cho hoạt động quảng bá, xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Đắk Nông cụ thể như:
- Truy n hình: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông đã phối hợp với công ty Sài Gòn Tourist, Đài truyền hình Việt Nam kênh VTV4 và Đài kỹ thuật số SCTV12 quay phim quảng bá về du lịch tỉnh Đắk Nông. Bên cạnh đó, du lịch Đắk Nông còn được thường xuyên quảng bá trên các trang truyền hình địa phương Đài truyền hình tỉnh Đắk Nông PTD như trang “Nhịp sống Tây nguyên”.
- Phát thanh: Các thông tin về hoạt động du lịch cũng như các dự án chủ yếu được phát sóng trên kênh phát thanh của địa phương. Vì nguồn kinh phí hạn chế nên chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh chưa ký kết hợp đồng quảng cáo trên các kênh phát thanh khác.
- Báo, tạp chí: Ngành du lịch tỉnh Đắk Nông đã thường xuyên phối hợp với các báo, tạp chí đăng tải các bài viết, thông tin nổi bật các sự kiện văn hóa lễ hội, du lịch của tỉnh như tạp chí Đà Lạt Infor, báo Đắk Nông.
- Trang web: Khách du lịch có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về du lịch Đắk Nông trên các trang thông tin điện tử, chỉ cần vào công cụ tìm kiếm google tìm về du lịch Đắk Nông sẽ xuất hiện list dài các trang điện tử khác nhau. Mặc dù Đắk Nông chưa xây dựng được website riêng cho du lịch của tỉnh nhưng chúng ta có thể tìm thấy những thông tin về các sản phẩm du lịch cũng như tài nguyên du lịch của tỉnh trên những trang điện tử như: Cổng thông tin điện tử Đắk Nông, Đắk Nông online, Trung tâm xúc tiến đầu tư www.ipcdaknong.com.vn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở VHTTDL với tên miền http://svhttdl.daknong.gov.vn. Ngoài ra Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Nông còn đăng tải các dự án du lịch quảng cáo trên trang web của Báo Đầu tư
online www.baodautu.com.vn … Các trang web không chỉ cung cấp cho khách du lịch những hình ảnh sống động về các sản phẩm du lịch, các điểm du lịch mà còn cập nhật những thông tin mới nhất về các chính sách, đầu tư phát triển du lịch của địa từ. Cũng nhờ đó mà các nhà đầu tư dễ dàng nắm được những thông tin cần thiết để tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Đắk Nông.
* Đánh giá: Các phương tiện thông tin truyền thông là công cụ xúc tiến quảng bá nhanh và hiệu quả trong hoạt động xúc tiến du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, kinh phí cho một lần quảng bá như thế này không phải là nhỏ, do đó hoạt động xúc tiến quảng bá của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng còn khá ít. Thông qua kết quả điều tra về cách thức tiếp cận với du lịch Đắk Nông trên các kênh phương tiện thông tin đại chúng (phụ lục 1, 2) có thể thấy các hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng còn ít người biết đến, chỉ chiếm 8% đối với khách du lịch trong nước và 5% đối với khách du lịch nước ngoài trong tổng số các công cụ được sử dụng cho hoạt động xúc tiến của Tỉnh. Hầu hết các chương trình được quảng bá trên các kênh truyền hình là sự hợp tác, hỗ trợ giữa UBND tỉnh và các cơ quan thông tấn, các hãng lữ hành đến tỉnh làm việc và xây dựng các thước phim quảng bá cho du lịch Đắk Nông.
Ngược lại với các kênh thông tin truyền thông, kênh thông tin mà khách hàng dễ dàng tiếp cận với du lịch tỉnh Đắk Nông nhất đó là thông qua internet. Theo kết quả điều tra ở phụ lục 1 và phụ lục 2 cho thấy khách du lịch tiếp cận với du lịch Đắk Nông thông qua internet đạt tỷ lệ khá cao, trong đó khách du lịch trong nước chiếm tỷ lệ 22%, khách du lịch nước ngoài chiếm 21%. Như vậy có thể thấy du khách có thể tìm kiếm tất cả các thông tin về du lịch Đắk Nông trên các trang web riêng của tỉnh hoặc có thể tìm kiếm trên nhiều trang mạng xã hội khác nói về du lịch tỉnh Đắk Nông. Điều này cho thấy ngày nay khoa học công nghệ phát triển vượt bậc thì việc quảng bá du lịch trên các trang mạng xã hội là