Anh/chị Nhận Xét Thế Nào Về Lộ Trình Đi Tới Cô Tô Cũng Như Đến Các Điểm Du Lịch Của Huyện Đảo?

- Đối với du lịch sinh thái rừng: Cần phát triển các loại hình thể thao dã ngoại như đạp xe khám phá đảo Cô Tô lớn, nghiên cứu về các loài sinh vật trên đảo…

Mặt khác, cần chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm DLST bằng việc tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp như nâng cao nhận thức về chất lượng, tăng cường việc khảo sát, nghiên cứu những góp ý của du khách để từng bước hoàn thiện sản phẩm du lịch.

4.4.5. Giải pháp về thị trường

Hiện nay, việc nghiên cứu thị trường, quảng bá và xúc tiến DLST vẫn chỉ ở mức độ tối thiểu. Để tạo lập và nâng cao hình ảnh Cô Tô trong mắt du khách đồng thời tăng tối đa lợi ích của du lịch và phát triển du lịch bền vững cần có kế hoạch tiếp thị chiến lược, tăng cường nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá DLST, chú trọng hợp tác liên kết vùng để tìm kiếm và mở rộng thị trường.

Tăng cường nghiên cứu thị trường DLST bằng việc xác định đối tượng khách du lịch, nắm vững nhu cầu của khách DLST, tạo ra sản phẩm DLST phù hợp cho từng đối tượng khách quốc tế và khách nội địa.

Đẩy mạnh quảng cáo, xúc tiến DLST, xây dựng chiến lược quảng bá xúc tiến với nội dung, phương thức, thời điểm quảng bá thích hợp; bao gồm:

- Thành lập Trung tâm dịch vụ du lịch chịu trách nhiệm tiến hành các hoạt động tiếp thị, xúc tiến du lịch và giáo dục môi trường.

- Quảng bá các sản phẩm thủy hải sản của địa phương bằng cách tổ chức các gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Từng bước tạo lập thương hiệu mực Cô Tô, nước mắm Cô Tô, hải sâm Cô Tô, sứa Cô Tô…

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các lực lượng thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm; tranh thủ hỗ trợ quốc tế để xúc tiến quảng bá du lịch .

- Tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu hình ảnh Cô Tô xinh đẹp, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.

Hợp tác, liên kết với các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh, thể hiện qua việc xây dựng những tour du lịch dài ngày, đa dạng hóa các loại hình du lịch, đồng thời tăng cường quảng bá cho ngành du lịch Quảng Ninh.

KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

DLST đang dần trở thành một xu thế phát triển trên toàn cầu. Đây được coi là loại hình du lịch có mối liên hệ chặt chẽ và có trách nhiệm với môi trường, được phát triển dựa trên cơ sở bảo tồn gắn liền với các nguyên tắc và yêu cầu phát triển bền vững.

Đảo Cô Tô lớn, huyện Cô Tô có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch và DLST. Những lợi thế về địa hình, địa chất, địa mạo và giá trị đa dạng sinh học với HST rừng chòi nguyên sinh, HST thảm cỏ biển, HST rạn san hô, HST rừng ngập mặn... Bên cạnh đó quần đảo Cô Tô còn nằm trong khu bảo tồn biển Cô Tô – Đảo Trần. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, hiệu quả do du lịch và DLST mang lại vẫn chưa cao.

Đề tài đã tiến hành đánh giá nguồn tài nguyên du lịch trên quần đảo ở một mức độ nhất định. Từ đó định hướng các loại hình du lịch thích hợp, các thị trường tiềm năng, các tuyến để phát triển, các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động DLST.

Trên cơ sở định hướng đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển DLST hiệu quả, đúng với mục tiêu bảo tồn như giải pháp về thị trường, nhân lực, thể chế chính sách…

2. Khuyến nghị

Cô Tô thực sự có tiềm năng phát triển DLST kết hợp nghỉ dưỡng biển đảo. Tuy nhiên, do chưa có quy hoạch, kế hoạch phát triển DLST hợp lý, chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ, ý thức của các thành phần xã hội tham gia hoạt động du lịch chưa cao… nên ngành du lịch ở Cô Tô chưa phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có.

Đề tài được nghiên cứu trong thời gian ngắn, đồng thời liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, nên trong khuôn khổ luận văn, tác giả dừng lại ở việc đề xuất phát triển DLST và đưa ra một số giải pháp thực hiện. Để hoạt động DLST tại khu vực quần đảo Cô Tô có thể phát triển, đạt hiệu quả cao cần có những nghiên cứu sâu rộng hơn. Cụ thể:

- Nghiên cứu, đánh giá chính xác sức chứa sinh thái, sức chứa vật lý cũng như sức chứa tâm lý của hoạt động DLST tại quần đảo Cô Tô. Ngoài ra cần có những đề tài nghiên cứu khoa học để hoạch định chiến lược phát triển cụ thể, phục vụ cho việc phát triển DLST tại huyện đảo Cô Tô.

- Thành lập Trung tâm dịch vụ du lịch chịu trách nhiệm giới thiệu, quảng bá hình ảnh Cô Tô, trưng bày các sản vật của địa phương, cung cấp các thông tin về các hoạt động du lịch tại quần đảo một cách nhanh nhất; tiếp thị, xúc tiến du lịch và giáo dục môi trường...

- Nghiên cứu và phát triển mô hình “khu nhà ở sinh thái” và các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện các đảo.

Cô Tô cần tích cực vận động, thu hút nguồn vốn đầu tư để phát triển hoạt động du lịch và DLST nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, tiến hành giáo dục môi trường đến các đối tượng khác nhau đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế cho cộng đồng địa phương. Đặc biệt, trong quá trình phát triển DLST cần chú ý đảm bảo các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững.

Do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, đề tài không tránh khỏi có những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô và bạn bè để những nghiên cứu sau đạt kết quả cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lê Huy Bá, 2005. Du lịch sinh thái. NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

2. Lê Trọng Cúc, 2012. Chuyên đề: Sinh thái nhân văn và phát triển bền vững. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội.

3. Harvard Business School. Du lịch sinh thái: Phần giới thiệu ngắn gọn. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, niên khóa 2007-2008.

4. Phạm Hoàng Hải, 2006. Cơ sở khoa học và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững đảm bảo an ninh quốc phòng huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Báo cáo chuyên đề, Đề tài KC.09.20, Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.

5. Phạm Hoàng Hải, 2006. Đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, kinh tế xã hội; thiết lập cơ sở khoa học và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho một số huyện đảo. Báo cáo tổng kết đề tài KC.09.20, Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.

6. Phạm Hoàng Hải, 2010. Các huyện đảo ven bờ Việt Nam tiềm năng và định hướng phát triển. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

7. Nguyễn Đình Hoà, 2004. Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam. Tạp chí kinh tế và phát triển, 3, tr 11.

8. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, 2001. Du lịch bền vững. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội.

9. Phạm Trung Lương, 2002. Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. Phạm Trung Lương, 2002. Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. Trần Thị Mai (chủ biên), 2006. Giáo trình tổng quan du lịch. NXB Lao động

– Xã hội, Hà Nội.

12. Lê Văn Minh, 2008. Du lịch sinh thái – tiềm năng và thế mạnh của du lịch Việt Nam. Online: http://www.itdr.org.vn/nghiencuu-traodoi/205-du-lich-sinh-thai- tiem-nang-va-the-manh-cua-du-lich-viet-nam.html (21/11/2008).

13. Phạm Thị Hồng Nhung, Chu Thành Huy, 2009. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 5, tr2-6.

14. Pirojnik, 1985. Cơ sở địa lý dịch vụ và du lịch – Trần Đức Thanh và Nguyễn Thị Hải (biên dịch).

15. Quỹ Châu Á và Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam, 2012. Tài liệu hướng dẫn Phát triển Du lịch cộng đồng.

16. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, 2005, kỳ họp thứ 7, Luật du lịch, Hà Nội.

17. Shepherd, Gill, 2004. Tiếp cận Hệ sinh thái: Năm bước để thực hiện. IUCN, Gland, Switzerland and Cambridge, UK. vi + 30 trang.

18. Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Quảng Ninh, 2011. Báo cáo tổng hợp xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, Quảng Ninh.

19. Sở Xây dựng, UBND tỉnh Quảng Ninh, 2009. Quy hoạch chung xây dựng huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 đến 2025 và tầm nhìn ngoài năm 2025, Quảng Ninh.

20. Tổng cục Du lịch. Báo cáo thống kê các năm 2006, 2008, 2010, 2011. Hà Nội.

21. Tổng cục Du lịch - IUCN - ESCAP, Tuyển tập báo cáo hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam”, Hà Nội (7- 9/9/1999).

22. Tổng cục Môi trường, 2011. Kế hoạch hành động Ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2015 tầm nhìn 2020. Báo cáo chuyên đề Điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện đảo Cô Tô và định hướng kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu, Hà Nội.

23. Trần Đức Thạnh (Chủ biên), Lê Đức An, Nguyễn Hữu Cử, Trần Đình Lân, Nguyễn Văn Quân, Tạ Hoà Phương, 2012. Biển đảo Việt Nam – Tài nguyên vị thế và những kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

24. Thủ tướng Chính phủ, 2004. Về việc ban hành Định hướng chiến lược phát

triển bền vững ở Việt Nam (chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Hà Nội.

25. Thủ tướng Chính phủ, 2011. Phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Hà Nội.

26. Nguyễn Trang, 2013. Cần bảo tồn rừng chòi nguyên sinh tại Cô Tô. Online: http://www.qtv.vn/channel/5154/201308/can-bao-ton-rung-choi-nguyen-sinh-tai-co- to-2261893/ (07/8/2013).

27. UBND huyện Cô Tô, 2012. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2012. Quảng Ninh.

28. UBND tỉnh Quảng Ninh, 2013. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng, nhiệm vụ trọng tâm quý IV năm 2013, Quảng Ninh.

29. UBND tỉnh Quảng Ninh, 2011. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2011. Quảng Ninh.

30. Các nguồn tài liệu từ Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, phòng Văn hóa Thông tin và phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Cô Tô.

31. PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT, ĐIỀU TRA, PHÒNG VẤN


Mẫu phiếu 1.1

PHIẾU PHỎNG VẤN

(Dành cho đối tượng là khách du lịch)

THÔNG TIN CHUNG

Họ tên người thực hiện phỏng vấn: Bùi Phương Dung

Đơn vị công tác: Chi cục BVMT – Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh

Họ tên người được phỏng vấn: ………………………………Giới tính ...................... Tuổi:………………Nghề nghiệp:.................................................................................

Nơi cư trú: ....................................................................................................................

NỘI DUNG PHỎNG VẤN

1. Anh/chị biết đến Cô Tô qua kênh thông tin nào?


Báo chí

Bạn bè giới thiệu

Ti vi

Websites du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Đánh giá tài nguyên du lịch và đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô lớn, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh - 11

Các kênh thông tin khác(nêu cụ thể): ...........................................................................

.......................................................................................................................................

2. Anh/chị nhận xét thế nào về lộ trình đi tới Cô Tô cũng như đến các điểm du lịch của huyện đảo?

Rất tiện lợi

Không thuận lợi lắm

Bình thường

Rất rắc rối

3. Trong các hình thức du lịch hiện có tại Cô Tô, anh/chị thấy loại hình du lịch nào phù hợp với điều kiện, sở thích của mình?

- Du lịch nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí.

- Du lịch dã ngoại, khám phá thiên nhiên; du lịch mạo hiểm: Đi bộ trong rừng, nghỉ đêm trên đảo Cô Tô con, lặn biển, chèo thuyền kayak…

- Du lịch tham quan, nghiên cứu các hệ sinh thái như HST rừng chòi,

HST rừng ngập mặn, HST rạn san hô…

- Du lịch cộng đồng tại các xã Đồng Tiến, Thanh Lân…


Các loại hình du lịch khác (nếu có):..............................................................................

.......................................................................................................................................

4. Thời gian lưu trú của anh/chị là bao lâu?


1 – 2 ngày

3 – 5 ngày

Lâu hơn nữa

Trong thời gian ở đây, anh/chị lựa chọn loại hình lưu trú nào?


- Khách sạn, nhà nghỉ. nhà khách UBND huyện

- Ở nhà dân

- Ngủ lều trên bãi biển

5.Anh/chị nhận thấy tình hình an ninh, trật tự trên đảo đã đảm bảo an toàn chưa?


Rất an toàn

Chưa thật sự an toàn

Không đảm bảo an toàn

Còn tồn tại những hiện tượng gì?..................................................................................

.......................................................................................................................................

Anh/chị có bị làm phiền bởi những người bán hàng rong, ăn xin… không?


Ít gặp

Không

6. Anh/chị đánh giá như thế nào về công tác giữ gìn vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan?

Rất sạch sẽ

Chưa sạch lắm

Quá bẩn

Nếu công tác giữ gìn vệ sinh môi trường Chưa sạch lắm hoặc Quá bẩn, anh/chị vui lòng cho biết điểm du lịch không đảm bảo đó: .............................................................

.......................................................................................................................................

7. Những dịch vụ du lịch tại Cô Tô có đáp ứng được nhu cầu của anh/chị không?


Thỏa mãn

Đáp ứng vừa đủ nhu cầu

Còn thiếu thốn về cơ sở vật chất

Những nhu cầu của anh/chị mà Cô Tô chưa đáp ứng được?

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Có cần thiết hay không thành lập Trung tâm dịch vụ du lịch?


Không

8. Anh/chị đã mua gì tại Cô Tô làm quà cho gia đình, người thân, bạn bè?


- Đồ thủ công, mỹ nghệ

- Đặc sản của địa phương như nước mắm Cô Tô, mực Cô Tô, sứa Cô Tô…

- Những vật phẩm khác

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí