Bài Học Cho Hoạt Động Xúc Tiến Điểm Đến Của Tỉnh Đắk Nông


Trong số các công ty du lịch, lữ hành thường xuyên đưa khách đến du lịch chủ yếu là qua hoạt động, chương trình xúc tiến du lịch của Tỉnh. Điều này cho thấy việc hoạt động xúc tiến du lịch của Tỉnh đã đến được các nhà trung gian, các kênh phân phối và hoạt động du lịch. Các hình thức và hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Ninh Bình được các công ty du lịch, lữ hành biết đến chủ yếu là các ấn phẩm quảng cáo du lịch Ninh Bình; trang Web, lễ hội và hội chợ triễn lãm xúc tiến du lịch trong nước tại Ninh Bình; đài truyền hình, truyền thanh, báo và Tạp chí Du lịch Việt Nam.

Nhìn chung, hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Ninh Bình đã có những bước đi phù hợp, mang tính chuyên nghiệp và hiệu quả. Hình ảnh, thương hiệu du lịch Ninh Bình đã được tạo dựng và có mặt ở nhiều thị trường trong và ngoài nước với nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng, độc đáo và hấp dẫn của Tỉnh như: Tam Cốc

– Bích Động, Cố đô Hoa Lư, rừng nguyên sinh Cúc Phương…

Tỉnh Ninh Bình đã thành lập được đơn vị xúc tiến du lịch đảm nhiệm nhiệm vụ hoạt động xúc tiến du lịch chuyên nghiệp.

Thiết lập và phát triển hệ thống trang thông tin điện tử tổng hợp du lịch với nhiều ngôn ngữ khác nhau (Anh, Pháp, Việt).

Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của Tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng từ trung ương đến địa phương đã được thực hiện khá tốt.

Tổ chức nhiều sự kiện, lễ hội quang trọng như: Tuần văn hóa du lịch Ninh Bình, lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư…Thông qua các sự kiện này hình ảnh du lịch của Tỉnh cũng đã được quảng bá rộng rãi trên báo, đài phát thanh, truyền hình của Tỉnh và trung ương.

- Những hạn chế trong hoạt động xúc tiến đầu tư trong thời gian qua

Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được, hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Ninh Bình vẫn còn những khó khăn, hạn chế đó là:


Chương trình xúc tiến du lịch của Tỉnh chưa được thiết lập một cách bài bản, chủ yếu là những chương trình, hoạt động xúc tiến du lịch riêng lẻ, manh mún, thiếu định hướng, ví dụ như: Xúc tiến quảng bá hình ảnh, thông điệp cho ai, hoạt động xúc tiến là gì, kinh phí phục vụ cho xúc tiến bao nhiêu…

Thực tế thông tin về du lịch tỉnh Ninh Bình đến được các thị trường mục tiêu chưa nhiều, phần lớn là các thông tin tự tìm kiếm trên internet, sách hướng dẫn du lịch của nước ngoài.

Nội dung, hình thức của các ấn phẩm, trang web quảng bá du lịch của Tỉnh chưa phong phú, đa dang, thiếu tính thống nhất về nội dung và mang tính thẩm mỹ chưa cao.

Các hoạt động xúc tiến du lịch của Tỉnh chưa quan tâm đúng mức đến các công ty du lịch, hãng lư hành lớn trong nước, chưa có chính sách, chương trình khuyến mại, hỗ trợ cho các công ty du lịch, lữ hành thường xuyên đưa khách đến với Ninh Bình.

1.2.3. Kinh nghiệm củ tỉnh hánh

Khánh Hòa được du khách trong nước cũng như quốc tế biết đến với một hình ảnh đẹp đó là Thiên đường du lịch biển đảo. Tỉnh Khánh Hòa là một địa danh có thể xem như hòn ngọc bên bờ biển Đông, nơi diễn ra Festival Biển được tổ chức định kỳ 2 năm một lần.

Thời gian qua Tỉnh đã làm tốt công tác xúc tiến du lịch bằng nhiều hình thức khác nhau rất thành công. Năm 2014 Nha Trang đã thu hút được 3.598.685 lượt khách, trong đó khách du lịch quốc tế là 855.803 lượt khách và khách nội địa là 2.742.882 lượt khách, tăng 19,95% so với cùng kỳ năm 2013 và vượt kế hoạch đề ra 5,84%, mang lại một nguồn thu đáng kể cho Tỉnh.

Bên cạnh đó, Festival là một sự kiện văn hóa du lịch điển hình của Tỉnh. Tiêu biểu như Festaval biển năm 2015, lễ hội lần thứ 7 được diễn ra với chủ đề


“ Hòa bình và sáng tạo” được tổ chức với hàng chục hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc. Tại Festival du khách và người dân được tham gia vào các hoạt động như: lễ hội trứng bùn, Hội chợ ẩm thực, Liên hoan ẩm thực và pha chế cocktail; Lễ hội Lân Sư Rồng đường phố; Thả diều nghệ thuật; Giải Dù lượn Khánh Hòa mở rộng; Giải thuyền buồm toàn quốc; Lễ hội bia; Giải vô địch bóng chuyền bãi biển toàn quốc 2015; Trình diễn thời trang biển,…cùng rất nhiều hội thảo, triển lãm nghệ thuật phong phú khác. Các chương trình được tạo đựng bởi các đoàn nghệ thuật trong nước kết hợp với các đoàn nghệ thuật quốc tế được mời đến từ Nhật Bản, Anh, Pháp,…Du khách thực sự cảm thấy hài lòng với các hoạt động sôi nổi, phong phú mang đậm nét văn hóa biển. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa, trong 4 ngày chính thức của fetsival biển, Nha Trang đón hơn 150.000 lượt khách trong và ngoài nước, tăng 15% so với cùng kỳ. Điều đó cho thấy Festival biển đã trở thành một thương hiệu, một điểm nhấn, một sự kiện quan trọng để níu chân khách du lịch khi đến với thành phố biển xinh đẹp này.

Có thể nhận thấy rằng hoạt động xúc tiến của Khánh Hòa đạt được nhiều thành công. Với lợi thế là tỉnh có nguồn tài nguyên biển phong phú, Khánh Hòa xác định rõ sản phẩm du lịch của Tỉnh, từ đó phát triển, mở rộng sản phẩm du lịch thu hút du khách. Theo Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến du lịch, thương mại và đầu tư, tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước…Những hoạt động này góp phần thu hút đầu tư, cũng như tạo ra năng lực cạnh tranh cho Khánh Hòa. Xác định rõ thị trường khách, từ đó Tỉnh chú trọng đến việc phát triển sản phẩm du lịch biển đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách du lịch.

Một thành công nữa trong xúc tiến du lịch Khánh Hòa đó là việc áp dụng các công cụ xúc tiến phù hợp với loại hình du lịch đặc trưng của mình đó là du lịch biển Nha Trang.


- Những hạn chế trong hoạt động xúc tiến của Tỉnh

Bên cạnh những thành công nêu trên, hoạt động xúc tiến của Khánh Hòa còn một số hạn chế sau:

Hoạt động xúc tiến còn thiếu sự phối hợp hoạt động giữa các ngành chức năng.

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch vẫn chưa ý thức được vai trò của hoạt động xúc tiến, họ thường quá chú trọng đến lợi ích kinh tế mà làm ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của thành phố biển, Nha Trang – Khánh Hòa.

Kinh phí cho các hoạt động xúc tiến còn hạn chế, các nguồn thu kinh phí còn bị bó hẹp và dễ dàng nhận thấy đây là khó khăn chung của các tỉnh, thành trong cả nước.

1.2.4. Bài học cho hoạt động xúc tiến điểm đến của tỉnh Đắk Nông

Dựa vào kinh nghiệm xúc tiến du lịch của một số tỉnh thành tiêu biểu đã phân tích ở trên, du lịch Đắk Nông cần rút ra những bài học kinh nghiệm để có thể đẩy mạnh hoạt động xúc tiến của Tỉnh ngày càng hiệu quả hơn, thu hút được nhiều khách du lịch, cụ thể là:

- Là một Tỉnh mới được thành lập, mặc dù tài nguyên du lịch phong phú nhưng chưa được khai thác đúng mức. Do đó, Đắk Nông phải sử dụng các chính sách khuyến khích thu hút các nhà đầu tư không chỉ tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong du lịch mà còn kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực đào tạo trong du lịch.

- Tăng cường phối hợp giữa các ngành chức năng với nhau về vấn đề đầu tư tổng thể kinh tế - xã hội nói chung và của ngành du lịch nói riêng.

- Tăng nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể từ nguồn ngân sách hoặc là nguồn huy động từ các tổ chức du lịch trong nước và quốc tế.


- Việc xây dựng các chính sách hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến cần rõ ràng, nhanh chóng kịp thời.

- Nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu cho ngành du lịch của tỉnh để xây dựng chiến lược quảng bá cho phù hợp;

- Chú trọng vào những nét đặc trưng riêng về hình ảnh du lịch Đắk Nông để tạo ra cho mình một sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo, dễ dàng thu hút du khách;

- Áp dụng các công cụ xúc tiến đa dạng linh hoạt, tổ chức tham gia nhiều hội chợ, hội thảo về du lịch, đặc biệt là các hội chợ du lịch quốc tế như VITM. Mở rộng hợp tác, thu hút đầu tư của các đối tác, đặc biệt đầu tư nước ngoài.

- Xây dựng, thiết kế ấn phẩm du lịch, vật phẩm du lịch với nội dung phong phú, hấp dẫn, thông tin đầy đủ chính xác.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả đã tổng hợp và đưa ra một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch, điểm đến du lịch, xúc tiến điểm đến du lịch, nội dung và các hình thức xúc tiến điểm đến du lịch. Bên cạnh đó, tác giả cũng dựa vào các cơ sở thực tiễn về hoạt động xúc tiến điểm đến của một số tỉnh thành trong cả nước để rút ra bài học kinh nghiệm cho địa phương nghiên cứu.

Các cơ sở lý luận về xúc tiến điểm đến du lịch và những bài học kinh nghiệm của các tỉnh như đã nêu điển hình ở trên đã làm cơ sở quan trọng, làm căn cứ cho việc xác định, lựa chọn các đối tượng nghiên cứu, chương trình và hoạt động xúc tiến điểm đến của một địa phương. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng các kết quả nghiên cứu ở chương 1 để nhìn nhận và đánh giá về thực trạng hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của tỉnh Đắk Nông, từ đó đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của Tỉnh trong những chương tiếp theo.


Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH CỦA TỈNH ĐẮK NÔNG

2.1. Khái quát về du lịch tỉnh Đắk Nông

2.1.1. Vị trí địa lí và tài nguyên du lịch

Tỉnh Đắk Nông được tái lập từ ngày 01/01/2004, theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đăk Lăk. Với diện tích tự nhiên là 6.514,38 km2, có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã gồm: Cư Jut, Đăk Mil, Krông Nô, Đăk Song, Đăk Rlâp, Đăk Glong, Tuy Đức và thị xã Gia Nghĩa. Dân số trung bình toàn Tỉnh năm 2010 là 510.570 người, trong đó dân số đô thị chiếm 14,95%, dân số nông thôn 85,05%.

2.1.1.1. Vị trí địa lí

Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn; được xác định trong khoảng tọa độ địa lý: 11045’ đến 12050’ vĩ độ Bắc, 107013’ đến 108010’ kinh độ Đông. Có độ cao trung bình từ 600 - 700m, có nơi lên đến 1.970m so với mực nước biển.

Đắk Nông là vùng đất cổ, nằm trên cao nguyên M’Nông, theo thư tịch của Pháp thường gọi là Cao Nguyên Trung tâm Nam Đông Dương, gọi tắt là Cao Nguyên Trung tâm Cplatteau Central. Có cách gọi như vậy là do Trung tâm này nằm ngay “Ngã ba ranh giới” của ba xứ Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cao Miên. Địa thế Cao nguyên M’Nông, nhìn chung như một mái nhà. Các nhà địa lý học gọi đây là “mái nhà cực Nam Đông Dương”, đường nóc là một cao nguyên dài và hẹp, rộng tương đương gần 4000km². Từ Cao nguyên này đổ xuống đường nóc chủ yếu là sườn dốc, với mạng lưới sông ngòi dày đặc, ở phía Bắc và phía Tây chảy xuống sông Sêrêpốk, sông Prêktê và sông PrêkClong đổ ra sông Mê Công, phía Đông Nam chảy xuống sông Đồng Nai, sông Bé rồi đổ ra Biển Đông.


Đắk Nông có quốc lộ 14 đi qua nối với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh về phía Nam, nối với Đăk Lắk và các tỉnh Bắc Tây Nguyên về phía Bắc; có quốc lộ 28 nối Đắk Nông với tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. Trong tương lai, khi dự án khai thác và chế biến bauxit được triển khai thì tuyến đường sắt Đắk Nông - Lâm Đồng- Bình Thuận nối ra cảng Kê Gà sẽ được xây dựng, mở ra cơ hội lớn cho Đắk Nông đẩy mạnh khai thác các thế mạnh của Tỉnh. Mặt khác, Đắk Nông nằm trong vùng tam giác phát triển Campuchia- Lào-Việt Nam, đang được Chính phủ 3 nước quan tâm tích cực đầu tư xây dựng nhằm tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là phát triển giao thông đường bộ, tạo sự kết nối giữa các trung tâm, phát triển mạnh mối quan hệ kinh tế liên vùng thông qua các chương trình hợp tác. Cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình và các quyết định phát triển kinh tế, xã hội trong vùng. Yếu tố này mở ra cho Đắk Nông có nhiều điều kiện khai thác và vận dụng các chính sách cho phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.

Với vị trí địa lý như trên sẽ tạo điều kiện cho Đắk Nông có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Duyên hải miền Trung và nước bạn Campuchia, là nguồn động lực để Đăk Nông thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong tương lai sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động của khu vực Tây Nguyên.



TỈNH ĐẮK NÔNG Nguồn Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông Hình 1 Vị trí của Đắk 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.


TỈNH ĐẮK NÔNG

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông Hình 1. Vị trí của Đắk Nông trên bản đ Việt Nam và bản đồ tỉnh Đắk Nông

2.1.1.2. Tài nguyên du lịch

a. Tài nguyên tự nhiên

Tài nguyên thiên nhiên của Đăk Nông vô cùng phong phú, có nhiều loại khoáng sản, tài nguyên rừng với diện tích rừng tự nhiên gần 300.000 ha, với hệ động thực vật đa dạng, phong phú, nhất là những cánh rừng nguyên sinh có nhiều loại gỗ quý và có giá trị kinh tế cao; nhiều loại động vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ của nước ta và thế giới. Bên cạnh đó còn có nhiều dược liệu quý để chế thuốc chữa bệnh. Đặc biệt là các khu bảo tồn thiên nhiên như: Nâm Nung ( 25.000ha), Nâm Ka ( 19.000ha), Tà Đùng ( 28.000ha)…vừa có rừng nguyên sinh với nhiều loại động thực vật quý hiếm, vừa có thác nước đẹp, tạo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2023