Tình Hình Phát Triển Du Lịch Tỉnh Đắk Nông


nên một quần thể sinh thái đa dạng rất hấp dẫn có thể phục vụ tốt cho du lịch, thể thao, cưỡi ngựa, săn bắn, cắm trại,…

Khí hậu Đắk Nông tương đối thuận lợi để phát triển du lịch. Nơi đây nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng từ 22oC đến 24oC, độ ẩm trong không khí trung bình 85% rất thuận lợi để phát triển hệ sinh thái với những cảnh quan thiên nhiên đa dạng, đặc biệt rất phù hợp cho sức khỏe người già và trẻ em.

Mạng lưới song ngòi dày đặc, thuận lợi cho phát triển du lịch. Các hệ thống sông chính là sông Srêpốk, Đồng Nai, Krông Nô. Đặc điểm của hệ thống sông ở Đắk Nông là rất ngắn và có độ dốc lớn, hình thành nên các thác nước hung vĩ. Hệ thống các thác nước ở đây khá nhiều và hầu hết còn hoang sơ, kì vĩ. Chính những đặc điểm riêng biệt đó sẽ thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Đắk Nông không chỉ được thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú mà còn mang đậm dấu ấn của các tài nguyên nhân văn. Hệ thống các dãy thác đẹp hùng vĩ trải đều trên cao nguyên M’nông như:

- Thác Trinh Nữ: với một cái tên rất hay nhưng lại gắn với câu chuyện rất buồn đã thu hút không ít sự tò mò của du khách. Thác nước nằm trên địa bàn thị trấn Ea T’Ling huyện Cư Jut, nó kể về câu chuyện một cô gái đang độ tuổi xuân thì do trắc trở trong chuyện tình duyên đã tìm đến ngọn thác mong gửi thân vào dòng nước bạc trắng xóa để quên đi nổi đau khổ. Và tên Trinh Nữ được đặt như một lời cảm thương cho cô gái xấu số kia. Thác nước này được tạo thành do dòng Krông Nô chảy qua các dãy đá lổm chổm, xếp chồng lên nhau. Thác có nhiều ghềnh đã Bazan dạng cột, tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp không chỉ có giá trị về khoa học địa chất mà còn rất hấp dẫn đối với khách du lịch. Nơi đây đã được


Cục Địa chất và Khoáng sản, Ủy ban UNESCO Việt Nam xác định là một trong 29 công viên địa chất toàn quốc, được bảo tồn dưới dạng di sản tự nhiên.

- Thác Đray Sáp: hay còn gọi là Thác Khói. Đây là một trong những ngọn tháp đẹp nhất ở Tây Nguyên với hệ sinh thái đa dạng. Nó nằm trên địa phận xã Đắk Sôr, huyện Krông Nô. Nơi đay được thiên nhiên ưu đãi với cảnh đẹp của rừng cây, ngọn nước, cùng với sự huyền thoại về nguồn cội của thác nước…và dưới sự đầu tư tu bổ dưới bàn tay con người khiến cho Đray Sáp them hấp dẫn hơn. Những cơn mưa rừng, những tia nắng xuyên qua cây lá, những bột trắng xóa của dòng thác càng làm cho khung cảnh nơi đây mờ ảo, lung linh tạo cho du khách sự dễ chịu, thoải mái.

- Thác Gia Long: Thác nước nằm trên địa phận xã Đắk Sôr, huyện Krông Nô; là thác nước thượng nguồn nằm trong hệ thống 3 thác: Gia Long, Đray Nur và Đray Sáp của dòng sông Srêpốk. Tên thác được đặt theo tên vị vua Gia Long và đặt gắn liền với sự tích vua Gia Long lên xứ này thưởng ngoạn và đã cho xẽ núi, phá rừng để tạo ra con đường mòn dẫn đến thác. Khu vực thác gắn liền với không gian cây rừng và hồ tắm tiên. Thắng cảnh nơi đây rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác.

- Thác Ba Tầng: Thác nước nằm cách trung tâm thị xã Gia Nghĩa khoảng 8km theo quốc lộ 14, đi về hướng Buôn Ma Thuột, thuộc địa phận huyện Đắk Song. Sở dĩ thác có tên “ Ba Tầng” là vì thác này có nước suối chảy thành 3 tầng nối tiếp nhau với chiều cao khoảng 40m. Quanh thác có nhiều cây cổ thụ và có bãi đất rộng bằng phẳng, thoáng mát để du khách nghỉ ngơi, thư giãn.

- Suối nước khoáng Đắk Mol: Nằm trên địa phận xã Đắk Mol, huyện Đắk Song. Nước ở đây chưa nhiều chất bicacbonat natri và muối cacbonat natri có tác dụng làm tăng khả năng đề kháng của cơ thể, chống viêm nhiễm và nhiều chứng bệnh khác. Trữ lượng khai thác nước khoáng ở đây lên đến 570m3/ngày, có thể


phục vụ được 500-700 lượt khách/ngày, điều dưỡng và chữa bệnh khoảng 50-80 giường bệnh. Hiện nay nơi đây đang được đầu tư xây dựng và tương lai sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Và rất nhiều thác nước khác nằm rãi rác trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh Đắk Nông.

b. Tài nguyên nhân văn

Ngoài sự ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, các di tích lịch sữ văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cũng rất đa dạng và phong phú như:

- Di tích lịch sử Bon Choah: đây là một điểm du lịch mang đậm chứng tích lịch sử, di tích lịch sử cách mạng, lưu giữ các chứng tích về phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Đắk Nông, đặc biệt là về cuộc khởi nghĩa chống Pháp suốt 14 năm của đồng bào Tây Nguyên do N’Trang Gưh lãnh đạo.

- Ngục Đắk Mil: Là nhà ngục được thực dân Pháp xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XX. Đây là khu di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng ở Đắk Nông, nơi đây đã từng giam giữ nhiều chiến sĩ cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trong những năm 1932 – 1954. Hiện tại di tích lịch sử ngục Đắk Mil đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.

- Căn cứ cách mạng Nam Nung: Di tích lịch sử cách mạng này nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, với diện tích là 16.904ha, thuộc hai huyện Đắk G’Long và Đắk Song. Khu di tích lịch sử này lưu giữ những chứng tích cách mạng kiên cường của của quân và dân Đắk Nông trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ. Với lợi thế về tài nguyên du lịch, về hệ sinh thái rừng, thác nước và gắn liền với lịch sử đấu tranh bảo vệ tổ quốc, nơi này đã được quan tâm xây dựng để trở thành các khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Một số tour du lịch chính đã được hình thành cho khách du lịch, bên cạnh đó


nơi này còn là nơi để giáo dục nhân dân, nhất là giới trẻ nhớ đến công ơn của những người đã khuất.

- Địa điểm chiến thắng Đồi 722 – Đắk Sắk

Địa điểm ghi dấu nhiều trận đánh ác liệt của lực lượng bộ đội chủ lực ta và quân, dân địa phương trong suốt chặng đường lịch sử từ năm 1968 đến 1975 nhằm tiêu hao sinh lực địch, đánh phá hệ thống đồn bốt đang án ngữ phá hoại đường Hồ Chí Minh trên chiến trường nam Tây Nguyên. Địa điểm Đồi 722 - Đắk Sắk là một trại lực lượng đặc biệt Đức Lập (Camp Duc Lap) được Mỹ - Ngụy thiết lập năm 1965, cách trung tâm quận Đức Lập (tỉnh Quảng Đức cũ) khoảng 10 km về hướng đông (nay thuộc địa phận thôn Thổ Hoàng 4, xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil). Tại đây địch xây dựng các công sự kiên cố với 12 lớp hàng rào, bên trong là tường đất có ụ chiến đấu, hào sâu cắm chông, gài mìn. Lực lượng địch tại đây là 01 tiểu đoàn được trang bị quân trang vũ khí hiện đại.

- Địa điểm chiến thắng đồi 722 – Đắk Sắk được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia, theo Quyết định số 4063/QĐ-BVHTTDL ngày 24/10/2012.

- Mạng lưới đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn các huyện Chư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Tuy Đức gồm các nhánh đường thuộc 2 điểm Đắk Mil và Bu Prăng với tổng chiều dài khoảng 140 km như: đường Hồ Chí Minh Đông Trường Sơn đoạn Đắk Mil – Đắk Song; đường ngang Đắk Mil đi Ô Ran (Campuchia) về Lộc Ninh (năm 1973-1974); nhánh đường Hồ Chí Minh Bu Prăng đi Lộc Ninh năm 1974 và trọng điểm đánh phá ác liệt, ngăn chặn của không quân và bộ binh Mỹ - Ngụy ở khu vực Núi Lửa; Khu tập kết lực lượng từ miền Bắc vào năm 1965 đến 1975 và Cụm kho dự trữ chiến lược cho B2.

Các di sản văn hóa như Đàn đá, Bộ cồng chiêng M’Nông, Chùa Pháp hoa…

- Đàn đá: là một loại nhạc cụ cổ, gồm những tấm đá xít ( Schisto), đồng bào


gọi là đá chàm, có trọng lượng khoảng 7 – 8 kg. Đàn đá cổ có niên đại trên 3.500 năm. Đây là một trong những hiện vật cổ học có giá trị, giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về phong tục, tạp quán của cộng đồng các dân tộc sống trên cao nguyên M’Nông. Đàn đá được đồng bào sử dụng trong các dịp lễ tết cảu tộc người mình. Nó làm phong phú đời sống tinh thần của người dân nơi đây.

- Bộ cồng chiêng M’Nông: đây là một trong những nét đặc sắc của văn hóa Tây Nguyên nói chung và của Đắk Nông nói riêng. Đối với người dân nơi đây cồng chiêng được coi như là sức mạnh vật chất, sự giàu có của người dân. Nó chính là cầu nối giữa người sống với thế giới thần linh. Do vậy không gian văn hóa cồng chiêng đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Phải đến, phải nghe, phải sống trong không gian văn hóa cồng chiêng khách du lịch mới hiểu hết được giá trị của di sản văn hóa này cũng như giá trị tâm hồn của người dân Tây Nguyên và hiểu rõ giá trị của Di sản văn hóa thế giới “ Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”.

- Chùa Pháp Hoa: Ngôi chùa này được xây dựng vào năm 1957, với kiến trúc gồm hai phần là phần chính điện và tháp năm tầng, được mô phỏng theo kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên và mang đậm nét đặc trưng văn hóa của vùng đất này.

- Bộ sử thi “ Ot Ndrông” của đồng bào M’Nông ở buôn Bu Prăng huyện Đắk Song. Đây là bức tranh sinh động về lịch sử hình thành tộc người, lịch sử đấu tranh chinh phục tự nhiên, chống kẻ thù xâm lược; nó cũng là nơi gửi gắm những ước mơ của người Tây Nguyên.

Đắk Nông không chỉ có tài nguyên thiên nhiên phong phú, các giá trị về văn hóa lịch sử bản địa mà còn đậm bản sắc với nhiều lễ hội. Nghi lễ và lễ hội của đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Nông là sự tổng hợp các hoạt động văn hóa truyền thống của cộng đồng. Thông qua các lễ hội, con người nơi đây bày tỏ


ước mơ, hoài bảo và sức mạnh của mình trong công cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên. Với tín ngưỡng đa thần, đồng bào ở đây luôn quan niệm mỗi một cây, một hòn đá hay con suối…đều có vị thần riêng. Do đó, trong cuộc đời của mỗi một con người đều phải trải qua, chứng kiến và tham gia rất nhiều nghi lễ. Vì vậy, khách du lịch đến Đắk Nông cũng như các địa phương khác của Tây Nguyên có thể tham dự các lễ hội tùy theo từng mùa trong năm. Một số lễ hội truyền thống cảu đồng bào Đắk Nông có thể kể đến như lễ phá rẫy, lễ ngâm tro, lễ xuống giống, lễ mừng lúa mới, lễ ăn cơm mới,…

Ngoài ra Ẩm thực, trang phục truyền thống hay nhà ở cũng mang đậm nét riêng của đồng bào dân tộc. Một số món ăn đặc biệt của đồng bào ở Đắk Nông đều được chế biến từ các loại rau, quả có vị đắng, cay, vì hầu hết các món ăn đều được sử dụng các gia vị nóng như ớt, tiêu, củ sả, củ nén… Món ăn được người dân và cả khách du lịch ưa thích nhất là Biếp Prung hay còn gọi là canh thụt, là một loại canh dùng lá bép và đọt mây nấu trong ống tre hoặc ống nứa, đặc biệt là món này rất cay. Trong lễ hội còn có các món ăn khác như cơm lam, rượu cần, thịt nướng…

2.1.2. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông

Sau khi thành lập tỉnh năm 2004 đến nay, ngành Du lịch tỉnh Đắk Nông đã có những bước tiến đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Dưới sự quan tâm của các cấp ban ngành từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là sự chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật nhằm phục vụ cho ngành du lịch ngày một phát triển hơn. Bên cạnh đó, các chính sách mở rộng, định hướng ưu tiên phát triển các dịch vụ phục vụ cho du lịch, ưu đãi thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ, đặc biệt là tập trung vào hoạt động xúc tiến, công tác tuyên truyền quảng bá du lịch của Tỉnh. HĐND, UBND tỉnh Đắk Nông đã đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa ngành Du lịch Đắk Nông trở thành


ngành kinh tế động lực, điểm đến hấp dẫn của vùng Duyên hải Miền Trung – Tây Nguyên, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP du lịch, dịch vụ. Bên cạnh đó, ngành du lịch sẽ tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu ngân sách và góp phần hỗ trợ thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.

2.1.2.1. Tình hình khách du lịch

Lượng khách du lịch đến tỉnh Đắk Nông có sự tăng trưởng rõ rệt. Nếu như tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2010 chỉ đạt 8,65%, vì giai đoạn này là giai đoạn đầu khi Đắk Nông vừa được tách tỉnh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém. Thì đến giai đoạn tiếp theo, giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trưởng bình quân về lượng khách du lịch đã có bước tiến vượt bậc, từ 138.000 lượt khách năm 2010 tăng lên 197.768 lượt khách năm 2015, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7,46%/năm.

Hoạt động đón tiếp phục vụ khách trên địa bàn tỉnh Đắk Nông chủ yếu tại Khu du lịch cụm thác Dray Sáp - Gia Long thuộc huyện Krông Nô và điểm du lịch sinh tái thác Đắk G’Lun. Trong đó, khu du lịch cụm thác Dray Sáp – Gia Long chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu khách tham quan tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, chiếm khoảng 70%-80%, đón khoảng 100-150 khách/ngày. Điểm du lịch sinh thái thác Đăk G’Lun chỉ đón được khoảng 20 khách/ngày.


Bảng 2.1. Kết quả tăng trưởng lượng khách du lịch đến Đắk Nông giai đoạn 2010-2015

Chỉ tiêu

Đvt

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Trung Bình

1. Tổng số khách du lịch

Lượt

138.000

140.000

154.000

155.000

170.000

197.768


Tốc độ

tăng trưởng

%


1,4

10

0,6

9,7

16,3

7,46

2. Khách

quốc tế

Lượt

5.100

7.200

6.395

6.645

5.650

5.415


Tốc độ

tăng trưởng

%


41,18

-11,18

3,91

-14,97

-4,6

1,21

3. Khách nội địa

Lượt

132.900

132.800

147.605

148.355

164.350

192.353


Tốc độ tăng trưởng

%



-0,08

11,15

0,51

10,78

17,04

7,67

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Đắk Nông - 6

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Nông

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 28/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí