Nhận Xét Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quảng Bá Xúc Tiến Du Lịch Tỉnh Đắk Nông Trong Thời Gian Qua


làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác xúc tiến. Do vậy, việc xây dựng đề án hay chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch cho một giai đoạn khoảng 10-20 năm là việc làm rất cần thiết và hữu dụng.

2.3. Nhận xét đánh giá chung về thực trạng quảng bá xúc tiến du lịch tỉnh Đắk Nông trong thời gian qua

2.3.1. Điểm mạnh

Nhìn chung, hoạt động xúc tiến du lịch Đắk Nông trong giai đoạn 2010-2015 đã đạt được những kết quả nhất định như:

Xây dựng được hệ thống ấn phẩm, tài liệu quảng cáo du lịch khá đẹp và ấn tượng về thiết kế, hình ảnh và chất liệu in ấn.

Mặc dù chưa xây dựng được webside riêng cho ngành du lịch nhưng du khách dễ dàng tìm kiếm thông tin du lịch Đắk Nông thông qua các webside của Sở VHTTDL http://svhttdl.daknong.gov.com, hay trang web của Báo Đắk Nông

http://www.baodaknong.org.vn,...

Tổ chức và tham gia một số sự kiện văn hóa, thể thao, hội thảo về du lịch trong nước. Bên cạnh đó, đã phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan trong việc giới thiệu quảng bá sản phẩm, các điểm đến, sản phẩm du lịch Đắk Nông.

Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch còn được quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là đài truyền hình Việt Nam VTV4. Phối hợp với công ty Sài Gòn Tourist quay phim quảng bá về du lịch Đắk Nông. Bên cạnh đó, du lịch Đắk Nông còn được quảng bá thường xuyên trên trang truyền hình địa phương Đài truyền hình Đắk Nông PTD.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của Tỉnh đã đạt được những thành công nhất định nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn và hạn chế nhất định, cụ thể như sau:

Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Đắk Nông - 10


Khó khăn đầu tiên và cũng là khó khăn lớn nhất tồn tại hiện nay là bộ máy tổ chức quản lý hoạt động xúc tiến du lịch vẫn chưa được hoàn thiện. Không được thuận lợi như các tỉnh bạn, tỉnh Đắk Nông là một tỉnh mới được tái lập năm 2004, để ổn định cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý nhà nước phải mất một thời gian dài. Do đó, hoạt động xúc tiến du lịch của tỉnh đã qua nhiều cấp quản lý từ khi thành lập tỉnh cho đến nay. Chính việc chưa ổn định tổ chức làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác điều hành, chỉ đạo thực hiện các chương trình xúc tiến của tỉnh. Điều này làm cho hoạt động xúc tiến chưa được triển khai kịp thời, trì truệ, chưa đưa ra các chương trình quảng bá đến khách du lịch kịp thời, đúng thời điểm.

Thứ hai, phải kể đến là nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến còn quá hạn chế. Chính điều này làm cho việc lựa chọn các hình thức trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của Tỉnh bị giới hạn. Vì hầu hết các hình thức sử dụng cho hoạt động xúc tiến cần phải có nguồn kinh phí lớn, đặc biệt là các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là hình thức quảng bá điểm đến du lịch giúp khách hàng trong cả nước cũng như trên thế giới dễ dàng tiếp cận với du lịch Đắk Nông nhất; thông qua các kênh truyền hình quốc gia như VTV1, VTV3, VTV6 hay kênh truyền hình quốc tế VTV4 khách hàng có thể biết them về du lịch Đắk Nông. Tuy nhiên vì nguồn kinh phí còn hạn chế nên ngành du lịch tỉnh Đắk Nông chưa thực hiện được các chương trình xúc tiến quảng bá du lịch địa phương trên các phương tiện này. Ngoài ra, số lượng các loại ấn phẩm quảng cáo, sách mỏng về du lịch cũng còn khá ít, chất lượng về nội dung cũng như tính thẩm mỹ cũng chưa đủ sức để thu hút du khách. Việc phân phát các ấn phẩm quảng cáo cũng chưa có kế hoạch cụ thể nên chưa truyền tải được thông tin đến thị trường khách mục tiêu.

Thứ ba, nguồn nhân lực trong quản lý nhà nước về du lịch còn thiếu về số lượng, chất lượng về trình độ chuyên môn còn yếu, chính điều này làm ảnh


hưởng đến hoạt động xúc tiến của tỉnh. Chưa có đội ngủ chuyên viên làm công tác điều tra, nghiên cứu thị trường, tìm ra thị trường mục tiêu phù hợp với các sản phẩm du lịch của địa phương. Chưa tiến hành công tác điều tra, lấy ý kiến khách du lịch để có thể khắc phục được những nhược điểm và hoàn thiện hơn công tác phát triển du lịch. Bên cạnh đó, vì trình độ chuyên môn về du lịch còn hạn chế nên công tác thiết kế các ấn phẩm quảng cáo, nội dung quảng bá du lịch của tỉnh cũng chưa thật sự hấp dẫn đối với du khách.

Thứ tư, các chương trình xúc tiến du lịch chưa được xây dựng một cách bài bản, có kế hoạch mà chỉ thực hiện một cách manh mún, thiếu chuyên nghiệp. Hầu hết các hoạt động xúc tiến diễn ra một cách bị động, không có kế hoạch rõ ràng, như hoạt động xúc tiến theo kêu gọi của Tổng cục du lịch về năm du lịch quốc gia, hay bị động trong việc tham gia vào các hội chợ quảng bá xúc tiến tại các tỉnh thành lớn. Chưa chủ động trong việc tìm kiếm thông tin về các hội chợ thương mại lớn để đăng ký tham gia mà chỉ biết thông tin khi các nhà tổ chức gửi giấy mời… Chương trình xúc tiến cũng chưa được xây dựng cụ thể nguồn kinh phí bao nhiêu, các công cụ sử dụng cho hoạt động xúc tiến giai đoạn này là gì, hay nội dung quảng bá gồm những thông điệp gì và dành cho đối tượng khách du lịch nào, ở đâu.

Thứ năm, các công cụ được sử dụng cho hoạt động xúc tiến còn hạn chế, do đó những thông tin mà khách du lịch trong nước cũng như khách du lịch quốc tế tìm hiểu về du lịch Đắk Nông còn rất hạn chế. Qua điều tra cũng đã chỉ ra rõ, hầu hết các thông tin mà khách du lịch tìm kiếm được là qua bạn bè người thân ( đối với khách du lịch nội địa), qua các đại lý lữ hành ( đối với khách quốc tế). Điều này cho thấy hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của tỉnh Đắk Nông chưa tiếp cận được với thị trường khách mục tiêu.


Thứ sáu, ngành du lịch tỉnh Đắk Nông mới chỉ tham gia vào các hội chợ thương mại du lịch mang tầm vóc quốc gia, khu vực với quy mô nhỏ, các sản phẩm trưng bày quảng bá cho du lịch tỉnh tại các hội chợ còn hạn chế về cả số lượng và chất lượng. Gian hàng trưng bày nhỏ, thiết kế còn sơ sài thiếu sáng tạo cho nên chưa thu hút được nhiều khách hàng quan tâm.

Thứ bảy, ngành du lịch tỉnh Đắk Nông chưa chú trọng tới việc xúc tiến quảng bá du lịch thông qua các công ty lữ hành trong tỉnh cũng như các công ty lữ hành hay đưa khách đến Đắk Nông. Tỉnh Đắk Nông hiện tại chỉ có 3 công ty lữ hành, tuy nhiên các hoạt động quảng bá xúc tiến thông qua các công ty này còn yếu, chương có các chủ trương, chính sách hỗ trợ khuyến khích các công ty lữ hành chủ động hơn trong công tác quảng bá xúc tiến du lịch của tỉnh.

Thứ tám, công tác phối hợp giữa các sở ban ngành còn nhiều bất cập, đặc biệt là việc phối hợp giữa ngành du lịch địa phương với các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước còn rất hạn chế. Hoạt động xúc tiến quảng bá về du lịch Đắk Nông trên các kênh thông tin truyền thông còn quá ít cả về số lần phát sóng và thời gian phát sóng. Vì vậy, việc tìm kiếm thông tin về du lịch Đắk Nông qua các kênh truyền thông còn gặp nhiều trở ngại.

Thứ chín, nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến du lịch đối với sự nghiệp phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông của các cấp, các ngành và địa phương còn nhiều hạn chế.

Cuối cùng là các sản phẩm du lịch, dịch vụ của Tỉnh còn nghèo nàn, đơn điệu, không có tính hấp dẫn thu hút khách du lịch. Sản phẩm du lịch của Đắk Nông chủ yếu là các thác nước nằm ở nhiều địa phương khác nhau, có đặc điểm giống nhau nên làm cho du khách cảm thấy nhàm chán. Ngành du lịch của từng địa phương chưa xây dựng cho mình một sản phẩm du lịch riêng, độc đáo, hấp dẫn, khác với những điểm du lịch khác nên chưa thu hút được khách du lịch. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ thuật của các nhà hàng khách sạn đã lạc hậu, xuống


cấp; các dịch vụ vui chơi giải trí, ăn uống, mua sắm lớn hầu như không có. Chính những điều này làm cho nội dung trong sử dụng cho hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh còn nhiều hạn chế, làm ảnh hưởng tới khả năng thu hút khách du lịch trong nước cũng như khách du lịch quốc tế.

Từ những hạn chế trên cho thấy hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Đắk Nông còn gặp phải quá nhiều khó khăn từ công tác quản lý cho tới khả năng triển khai, xây dựng và thực hiện hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của tỉnh. Những khó khăn đó bắt nguồn từ bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến cho tới các mối quan hệ công chúng, nguồn ngân sách cho hoạt động xúc tiến. Hơn nữa, đội ngũ nhân sự trong công tác xúc tiến thiếu trình độ chuyên môn, thiếu tính chuyên nghiệp dẫn tới việc triễn khai các chương trình xúc tiến còn chậm, chưa đúng thời gian và chưa đưa tới tay các khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, ngành du lịch tỉnh Đắk Nông chưa liên kết, phối hợp với các doanh nghiệp, công ty lữ hành lớn trong nước cũng như quốc tế quảng bá về du lịch Đắk Nông. Việc xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh trên internet cũng chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.

Tiểu kết chương 2

Tác giả đã vận dụng cơ sở lý luận trong chương 1 kết hợp với việc điều tra, tìm kiếm thông tin sơ cấp tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và điều tra thứ cấp tại thực địa, trong chương 2 luận văn đã nêu ra những thuận lợi về điều kiện tài nguyên du lịch của địa phương, nêu ra thực trạng hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tại địa phương trong giai đoạn 2010-2015. Từ thực trạng đó, tác giả đã phân tích, đánh giá khái quát kết quả hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn 2010-2015. Đặc biệt, trong chương 2 còn chỉ ra những điểm mạnh đồng thời chỉ ra được những khó khăn hạn chế trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh. Dựa vào việc phân tích nguyên nhân của những khó khăn tồn tại đó để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị ở chương 3.


Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông

3.1.1. Qu n điểm phát triển du lịch của tỉnh Đắk Nông

Quan điểm phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển du lịch chung của cả nước. Phát triển ngành du lịch tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 phải phù hợp với Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, các định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực khác liên quan.

Quan điểm phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông phải phù hợp với đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Phát triển du lịch Đăk Nông phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và phải được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với du lịch các tỉnh khác: Là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên vùng và xã hội hóa cao, phát triển du lịch Đăk Nông cần được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các tỉnh thuộc tiểu vùng du lịch Tây Nguyên, đặc biệt với các địa phương như Đăk Lăk, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận để có được nguồn khách thường xuyên và ổn định.

Theo tinh thần Nghị quyết số 30/2010/NQ-HĐND, ngày 23/12/2010, của HĐND tỉnh Đắk Nông về việc thông qua “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2010 - 2015 tỉnh Đắk Nông” với mục tiêu phát triển du lịch Đắk Nông đến năm 2020 là đưa du lịch trở thành ngành kinh tế động lực, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng


dần tỷ trọng GDP du lịch, dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu ngân sách; hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển theo tinh thần của Nghị quyết Đảng bộ lần thứ X. Góp phần thực hiện thành công tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành dịch vụ giai đoạn 2010 - 2015 đạt trên 18%, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến năm 2015 ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 26,31% trong cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Nông và các chỉ tiêu kinh tế Đắk Nông đến năm 2020.

Phát triển đa dạng các loại hình du lịch, từng bước kiện toàn cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật; Tạo ra các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng riêng, đa dạng hoá các loại hình du lịch. Đẩy mạnh phát triển du lịch văn hoá, sinh thái kết hợp du lịch tâm linh, hội nghị, hội thảo, khám phá và các dịch vụ vui chơi giải trí để thu hút khách quốc tế và nội địa. Phấn đấu đến năm 2020, Đắk Nông trở thành điểm đến hấp dẫn của khu vực duyên hải Miền Trung - Tây Nguyên.

Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.

Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế đến; tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài.

Quan điểm phát triển du lịch bền vững: Quy hoạch du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các tài sản thiên nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan tự nhiên và các khu thắng cảnh không những không bị xâm hại mà còn được bảo trì và nâng cấp tốt hơn.

Phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, về văn hóa, sinh thái để phát triển du lịch, đưa Đắk Nông trở thành điểm đến hấp dẫn trong tiểu vùng Nam Trung Bộ, vùng Duyên hải miền Trung và cả nước. Tăng cường liên kết vùng, miền, đặc


biệt đối với các tỉnh Vùng Duyên hải miền Trung với hệ thống sản phẩm dịch vụ khai thác các giá trị văn hóa, lịch sử và tự nhiên có tính đặc thù, có sức cạnh tranh trên thị trường.

3.1.2. Mục tiêu phát triển

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đến năm 2020 đưa ngành du lịch Đắk Nông trở thành ngành kinh tế động lực, điểm đến hấp dẫn của khu vực Duyên hải Miền Trung - Tây Nguyên, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP du lịch, dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu ngân sách; hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển.

Phát triển đa dạng các loại hình du lịch, từng bước kiện toàn cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, tạo ra các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng riêng, đa dạng hóa các loại hình du lịch. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, văn hóa kết hợp du lịch tâm linh, hội nghị, hội thảo, khám phá và các dịch vụ vui chơi giải trí để thu hút khách quốc tế và nội địa.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

V lượt khách: Phấn đấu đến năm 2020 đón được 530.000 lượt khách, gồm:

485.300 lượt khách nội địa và 44.700 lượt khách quốc tế. Tăng bình quân hàng năm đạt 18,8%/năm.

V doanh thu, thu nhập du lịch: Về doanh thu, tăng 20%/năm. Thu nhập xã hội từ du lịch năm 2020 đạt 880.000 triệu đồng, đưa tổng GDP du lịch năm 2020 đạt 528 tỷ đồng, đạt 1,53% GDP toàn tỉnh.

V cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đến năm 2020 là 2.747 phòng, có trên 1.648 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng sao, trong đó loại cao cấp (3 – 5 sao) từ 300

– 400 phòng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2023