Một Số Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Xúc Tiến Điểm Đến Du Lịch Tại Đăk Nông Trong Thời Gian Tới


V lao động và việc làm: Phấn đấu đến năm 2020 toàn ngành du lịch có từ 10.400-11.500 lao động, trong đó từ 5.500 – 6.000 lao động trực tiếp phục vụ ngành du lịch.

V nhu cầu vốn phát triển du lịch: Đến năm 2020 cần 2.272.200 triệu đồng; trong đó nguồn vốn ngân sách Nhà nước chiếm 17%, là 386.274 triệu đồng; Vốn tự có của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch chiếm 15%, là 340.830 triệu đồng; Vốn huy động xã hội và tín dụng chiếm 38%, là 863.436 triệu đồng; Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và vốn Hỗ trợ chính thức ODA) chiếm 20%, là 454.440 triệu đồng; Vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác chiếm 10%, là 227.220 triệu đồng.

3.1.3. Định hướng phát triển

Ngành du lịch Đăk Nông có điều kiện phát triển và đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu ngoại tệ và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Phát triển ngành du lịch Đăk Nông trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài phải dựa trên những định hướng phát triển chính:

Đa dạng hoá các loại hình du lịch. Phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan, môi trường bền vững, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao gắn liền với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống, bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập những văn hóa phẩm độc hại...

Phát triển du lịch cũng phải gắn với việc bảo vệ môi trường xã hội trong sạch. Cần có biện pháp tổ chức quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch mang lại đối với môi trường văn hoá xã hội của địa phương.

Phát triển du lịch phải dựa trên sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành và mang tính xã hội hoá cao: Phải có nhận thức đúng đắn về phát triển du lịch trong


tất cả các cấp, các ngành, từ đó có sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ để đưa việc phát triển du lịch trở thành nhiệm vụ chung của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi người dân Đăk Nông. Có như thế mới thúc đẩy được du lịch Đăk Nông phát triển và đạt được những mục tiêu đề ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Phát triển du lịch phải luôn dựa trên phương châm bảo đảm an ninh chính trị và an toàn xã hội, quan điểm trên cần được quán triệt trong việc đưa ra các định hướng chiến lược, trong đề xuất các giải pháp về tổ chức quản lý phát triển du lịch, trong thiết kế quy hoạch không gian du lịch, trong việc phân tích đánh giá thị trường và định hướng tiếp thị...

Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch.

Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Đắk Nông - 11

Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngoài nước, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển.

3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tại Đăk Nông trong thời gian tới

3.2.1. Cải thiện bộ máy tổ chức xúc tiến du lịch và nâng c o năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch của Tỉnh

3.2.1.1. Bộ máy tổ chức xúc tiến

Là một tỉnh được tái lập chưa lâu vì vậy bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Đắk Nông nói chung và bộ máy tổ chức xúc tiến du lịch nói riêng chưa thật sự ổn định. Từ khi thành lập Tỉnh, năm 2004 đến năm 2008 hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Đắk Nông chưa được chú trọng. Trong vòng bốn năm, từ 2008 – 2012 hoạt


động xúc tiến du lịch tỉnh Đắk Nông đã trải qua sự quản lý của ba cơ quan quản lý nhà nước. Đến nay, Sở VHTTDL thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh, trong đó có hoạt động xúc tiến du lịch.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua hoạt động xúc tiến du lịch chưa thật sự mang lại hiệu quả cao. Vì vậy việc củng cố bộ máy tổ chức xúc tiến du lịch là điều hết sức cần thiết trong thời gian tới. Nội dung cụ thể như sau:

Trước hết, thành lập một Trung tâm xúc tiến dành riêng cho hoạt động du lịch là việc làm hết sức cần thiết. Trong đó, thành lập các phòng ban chuyên môn theo từng chức năng và nhiệm vụ khác nhau như phòng Tổ chức Hành chính, phòng Hướng dẫn du lịch, Trung tâm thông tin và hỗ trợ khách du lịch, phòng Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, phòng Xúc tiến thương mại, phòng Quảng cáo và Triển lãm, phòng Thị trường.

Xây dựng quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cho từng phòng ban trình UBND tỉnh phê duyệt. Từ đó hoàn thiện bộ máy tổ chức và hoạt động của Trung tâm đầu tư và xúc tiến du lịch theo chức năng và nhiệm vụ được giao.

3.2.1.2. Nguồn nhân lực trong hoạt động xúc tiến

Để hoạt động xúc tiến du lịch được thực hiện một cách nhanh chóng và đạt kết quả cao đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Vì vậy phải có những giải pháp đồng bộ để sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực.

Đưa ra các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cụ thể, các chính sách đó phải được thực hiện thông qua các chương trình lớn:

Đào tạo nhân lực bao gồm đào tạo mới và đào tạo lại cho nguồn nhân lực hiện có. Không chỉ chú trọng việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức mới về du lịch, về công tác xúc tiến cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch mà còn phải đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức về du lịch, công tác xúc tiến theo quy định của pháp luật


cho các nhà doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

Bên cạnh đó cần phải tổ chức đào tạo và thu hút nhân tài. Dành nguồn tài chính thoả đáng để đào tạo nhân tài, từng bước xây dựng được đội ngũ các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp năng động và sáng tạo, đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch theo cơ chế thị trường.

Xã hội hoá công tác giáo dục du lịch, nâng cao nhận thức về du lịch cho nhân dân và khách du lịch, hỗ trợ giáo dục cộng đồng cho những người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch.

Từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp năng động và sáng tạo, đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch đạt hiệu quả, mở rộng hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực du lịch với các cơ sở, tổ chức đào tạo trong nước và quốc tế trong việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phục vụ và quản lý.

3.2.2. Các giải pháp về nguồn inh phí hung chính sách và quy định cho hoạt động quảng bá du lịch

3.2.2.1. V nguồn kinh phí

Các hình thức xúc tiến du lịch đều đòi hỏi một nguồn kinh phí lớn, đặc biệt là xúc tiến du lịch qua các kênh phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Đắk Nông còn rất hạn chế. Do đó, để đảm bảo cho hoạt động xúc tiến du lịch đạt kết quả cao yêu cầu nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến trong thời gian tới phải được tăng lên.

Cần xây dựng phương án dự trù nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến du lịch hằng quý, hằng năm hay theo từng giai đoạn cụ thể.

Ngoài kinh phí hoạt động xúc tiến được cấp hàng năm từ nguồn ngân sách của Tỉnh, Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Nông cần có các chính sách khuyến khích kêu gọi sự hổ trợ của các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài.


Bên cạnh đó, thông qua các chương trình sự kiện du lịch hằng năm do Tỉnh tổ chức để huy động nguồn đóng góp của cá nhân, các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn làm kinh phí cho hoạt động xúc tiến du lịch.

3.2.2.2 Khung chính sách và quy định cho hoạt động quảng bá du lịch.

Hiện nay, hệ thống các văn bản liên quan đến quản lý hoạt động du lịch nói chung và hoạt động xúc tiến du lịch nói riêng của Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương và bản thân ngành du lịch tương đối nhiều nhưng chưa tạo ra được một hệ thống chính sách đồng bộ gắn kết với nhau trong một thể thống nhất. Có những văn bản tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch nhưng một số luật có liên quan còn thiếu những quy định cụ thể đối với lĩnh vực du lịch dẫn đến những vướng mắc, khó khăn cho việc triển khai thực hiện Luật Du lịch.

Đối với tỉnh mới như Đăk Nông, cần có Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch của Tỉnh ủy làm cơ sở cho các cơ chế chính sách phát huy sức mạnh tổng hợp và giải quyết mối quan hệ liên ngành, liên vùng như chính sách ưu tiên và khuyến khích đầu tư cho du lịch phát triển thông qua những ưu đãi (về đất đai, thuế, tín dụng, hỗ trợ đào tạo...) nhằm khuyến khích thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch nhất là các dự án ưu tiên đầu tư tại các khu trọng điểm phát triển du lịch; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh, xây dựng các khu du lịch - vui chơi giải trí thuộc quy hoạch trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Đắk Nông cần phải có chính sách thông thoáng trong việc sử dụng kinh phí cho hoạt động xúc tiến du lịch. Hoạt động xúc tiến du lịch đòi hỏi phải có tính linh hoạt, chủ động cao, các chương trình quảng bá xúc tiến thường phải được lên kế hoạch và xây dựng trước khi sự kiện diễn ra ít nhất 1 năm. Vì vậy, việc sử dụng kinh phí cho hoạt động xúc tiến cứng hắc hằng năm như hiện nay thì việc triển khai các hoạt động quảng bá du lịch sẽ bị động, không đạt kết quả cao.


3.2.3. Các giải pháp về nghiên cứu thị trường và xây dựng chương trình xúc tiến du lịch

3.2.3.1. Giải pháp v nghiên cứu thị trường

Thị trường là nhân tố đặc biệt quan trọng của sự phát triển. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển, đòi hỏi phải không ngừng mở rộng và phát triển thị trường, kể cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Chính vì vậy, để nhanh chóng đưa du lịch Đắk Nông phát triển trong thời gian tới thì việc nghiên cứu thị trường khách du lịch là việc làm hết sức cần thiết để đưa ra hình thức xúc tiến với các sản phẩm du lịch cho phù hợp.

Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng của du lịch Đăk Nông, qua đó củng cố và phát triển thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới, làm cơ sở cho việc xây dựng các chiến lược về sản phẩm và các chiến lược phát triển khác. Việc nghiên cứu xây dựng chiến lược thị trường của Đăk Nông phải coi trọng yếu tố quốc gia và phù hợp với quy hoạch tổng thể của ngành.

Thị trường khách du lịch chính của Đăk Nông trong giai đoạn trước mắt cũng như về lâu dài cần được quan tâm nghiên cứu gồm: Thị trường khách du lịch nội địa, thị trường khách du lịch châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Nam Á.

Đối với thị trường khách du lịch nội địa: cần phải có kế hoạch điều tra nhu cầu khách du lịch nội địa tại các điểm du lịch, các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng… trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Bên cạnh đó, việc điều tra nhu cầu của khách du lịch còn có thể thực hiện thông qua các công ty lữ hành, các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn Tỉnh.

Đối với thị trường khách du lịch ngoài nước: việc nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của khách du lịch quốc tế cũng có thể được tiến hành thông qua các cuộc điều tra tại các điểm du lịch, các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Đồng thời thông qua các hướng dẫn viên du lịch cũng có thể một phần nào nắm được nhu cầu mong muốn của khách du lịch quốc tế.


Thông qua các cuộc khảo sát, điều tra để có cơ sở tổng hợp, phân nhóm khách hàng mục tiêu từ đó đưa ra các chiến lược quảng bá phù hợp. Đồng thời xây dựng quy hoạch phát triển các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu mong muốn của khách du lịch.

3.2.3.2. Giải pháp v xây dựng chương trình xúc tiến du lịch

Chương trình xúc tiến du lịch tỉnh Đắk Nông thời gian qua còn mang tính thụ động, thiếu linh hoạt, sáng tạo. Chương trình xúc tiến du lịch chỉ được xây dựng hằng năm, chưa mang tính chiến lược và định hướng thị trường một cách lâu dài, khoa học và bài bản. Do đó, trong thời gian tới, cần phải xây dựng chiến lược quảng bá du lịch của Tỉnh theo từng giai đoạn 5 năm. Trong đó, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung của hoạt động xúc tiến cho từng năm cụ thể, công cụ và nguồn ngân sách cho hoạt động xúc tiến.

Bên cạnh đó, các chương trình xúc tiến điểm đến du lịch của Tỉnh cần được xây dựng cụ thể và tổ chức thông qua các kênh trung gian cho từng đối tượng khách du lịch, ví dụ như đối với đối tượng khách du lịch là cán bộ công nhân viên, công nhân, học sinh sinh viên việc quảng bá hình ảnh, các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương thông qua các công ty doanh nghiệp ở các thành phố lớn, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức hành chính, trường học…

Ngoài ra, cần phải đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương thông qua các công ty du lịch, các hãng lữ hành trong nước và quốc tế, đặc biệt là các công ty lữ hành tại tỉnh lân cận.

Một kênh trung gian dễ dàng quảng bá hình ảnh địa phương đến với bạn bè trong nước và quốc tế nhanh nhất và thuận lợi nhất đó là thông qua các hội chợ thương mại trong nước và quốc tế như hội chợ thương mại VITM, ITPC…Vì vậy, cần phải tích cực tham gia các hội chợ triển lãm lớn mang tầm vóc quốc tế để sớm đưa du lịch tỉnh nhà đến với bạn bè khắp năm châu.


3.2.4. Các nhóm giải pháp cụ thể cho hoạt động xúc tiến du lịch của tỉnh Đắk Nông

3.2.4.1. Giải pháp v sản phẩm du lịch đặc thù

Đắk Nông là một tỉnh được thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên hong phú, tuy nhiên các sản phẩm du lịch tại đây bị trùng lập như hệ thống các dãy thác nước, điều này làm cho du lịch Đắk Nông còn mờ nhạt hay nhàm chán đối với du khách. Sản phẩm du lịch đặc thù là một trong những yếu tố quan trọng của sự phát triển du lịch Đăk Nông, đòi hỏi phải nhanh chóng tạo ra các sản phẩm du lịch mới, độc đáo mang đậm bản sắc riêng của Đăk Nông để giới thiệu tới khách hàng. Để xây dựng được một sản phẩm du lịch đặc thù cho du lịch Đắk Nông thì trước hết phải tiến hành điều tra đánh giá về hiện trạng của sản phẩm du lịch Đăk Nông (chất lượng, số lượng, khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách), những tiềm năng tạo sản phẩm còn chưa được khai thác… để từ đó có kế hoạch xây dựng những sản phẩm mang tính đặc thù, có chất lượng cao và đáp ứng được yêu cầu của những thị trường khách chính của Đăk Nông. Một số phương án để xây dựng sản phẩm đặc thù cho du lịch Đắk Nông như:

Tạo sản phẩm du lịch độc đáo đặc trưng: mang bản sắc dân tộc, đặc biệt là các truyền thống văn hoá, lịch sử, nghệ thuật, những phong tục, tập quán... để thu hút khách du lịch quốc tế, tạo ưu thế cạnh tranh, chiếm lĩnh, mở rộng thị trường. Ngoài các di tích lịch sử văn hoá đặc sắc, Đăk Nông còn có thế mạnh về các thắng cảnh, hệ sinh thái rừng nhiệt đới...

Tạo sản phẩm du lịch chuyên đ : Chính là việc khai thác các tiềm năng du lịch một cách hợp lý, có quy hoạch cụ thể đối với từng loại tài nguyên du lịch khác nhau. Từ đó có kế hoạch xây dựng và phát triển các loại hình như tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch nghiên cứu theo các chủ đề như thủ công mỹ nghệ, làng nghề, lễ hội...

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 28/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí