Quy Trình Của Hoạt Động Xúc Tiến Điểm Đến Du Lịch


1.1.1.2. Điểm đến du lịch

Khái niệm điểm đến du lịch bắt nguồn từ khái niệm điểm du lịch. Theo khoản 8, Điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”. Điểm du lịch được phân ra hai loại: Điểm du lịch quốc gia và Điểm du lịch địa phương. Để được công nhận điểm du lịch của một Quốc gia hay một địa phương cần phải đảm bảo các quy định theo điều 7 và 9, chương III về “khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch”của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP

- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn.

- Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm đối với Điểm du lịch quốc gia và tối thiểu mười nghìn lượt khách du lịch một năm đối với Điểm du lịch địa phương.

- Có đường giao thông thuận tiện đến điểm du lịch, có các dịch vụ: bãi đỗ xe, có khu vệ sinh công cộng, phòng cháy chữa cháy, cấp, thoát nước, thông tin liên lạc và các dịch vụ khác đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch.

- Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.

Từ khái niệm điểm du lịch và những quy định trên ta có thể thấy định nghĩa về điểm đến du lịch có thể tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO: “Một điểm đến du lịch là một không gian vật chất mà du khách ở lại ít nhất là một đêm. Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày. Nó có các giới hạn vật chất và quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị trường. Các điểm đến du lịch địa phương thường bao gồm nhiều bên hữu quan như một cộng đồng tổ chức và có thể kết nối lại với nhau để tạo thành một điểm đến du lịch lớn hơn”[32.Tr 12]. Hay theo Nguyễn


Văn Mạnh và Nguyễn Đình Hòa: “Điểm đến du lịch là một địa điểm mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng đường biên giới v địa lý đường biên giới v chính trị, hay đường biên giới v kinh tế, có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút và đáp ứng được nhu cầu của du khách”[18.tr.341]. Trong tập bài giảng môn Marketing điểm đến của PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa (2012) thì: “Điểm đến du lịch (Destination) là những điểm có tài nguyên du lịch nổi trội, có khả năng hấp dẫn du khách, hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả và đảm bảo phát triển b n vững”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Dựa vào quan điểm trên ta có thể thấy rằng điểm đến du lịch là không gian của một vùng hay một lãnh thổ có tài nguyên du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch. Vậy, điểm đến du lịch có thể là một không gian rộng như một quốc gia, lục địa… hay chỉ là một tỉnh, thành phố hoặc nhỏ hơn nó chỉ là một làng hay một khách sạn…

1.1.2. Xúc tiến đểm đến du lịch

Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Đắk Nông - 3

1.1.2.1. Khái niệm

Thuật ngữ “xúc tiến” không còn quá xa lạ đối với chúng ta, nói đến xúc tiến nhiều người sẽ hiểu đó là hoạt động tuyên truyền quảng bá, đưa hình ảnh một sản phẩm nào đó đến với người tiêu dùng.

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về hoạt động xúc tiến du lịch. Trong luận văn này tác giả sử dụng khái niệm xúc tiến du lịch theo Khoản 17, Điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam, “Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch”. Khái niệm này đã chỉ ra rõ hoạt động xúc tiến đó là hoạt động tuyên truyền quảng bá nhằm thúc đẩy cơ hội phát triển cho du lịch. Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến du lịch còn là công cụ để kêu gọi cư dân địa phương đồng thuận trong cả nhận thức và cả hành động để quảng bá du lịch đến khách du lịch. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng


hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch không chỉ là hoạt động đưa hình ảnh sản phẩm du lịch của địa phương đến du khách, mà còn là sợi dây liên kết giữa cư dân địa phương và sản phẩm du lịch; giúp cư dân địa phương nhận thức được giá trị tài nguyên của địa phương và khai thác chúng một cách hợp lí.

Ngoài ra còn có rất nhiều khái niệm về xúc tiến du lịch của nhiều tác giả trong nước cũng như nước ngoài. Những quan điểm này nêu rõ mục đích chính của hoạt động xúc tiến là gì, và đối tượng mà hoạt động xúc tiến nhắm đến là ai. Tiêu biểu như quan niệm về xúc tiến du lịch của Lawton và Weaver: “ Xúc tiến du lịch là cố gắng làm gia tăng nhu cầu bằng truyền tải một hình ảnh tích cực về một sản phẩm tới các khách hàng tiềm năng thông qua những đòi hỏi, nhu cầu, thị hiếu, giá trị và thái độ đã biết của thị trường hoặc một phân đoạn thị trường mục tiêu nào đó”[33, tr. 14]. Hay quan niệm về xúc tiến du lịch của Simon Hudson, “ Xúc tiến du lịch là một thành phần trong marketing du lịch hỗn hợp, nó có vai trò thuyết phục khách hàng tiềm năng về những lợi ích của việc hoặc sử dụng các sản phẩm du lịch hoặc dịch vụ của một tổ chức nào đó”[34, tr. 255]. Tuy nhiên, những quan điểm này chỉ giới hạn ở mục đích chính của hoạt động xúc tiến là hướng đến khách hàng mục tiêu, làm sao để khách hàng chọn và sử dụng sản phẩm du lịch của địa phương mình.

Bên cạnh đó, quan điểm quản trị điểm đến theo lý thuyết Marketing thì “ Xúc tiến du lịch là việc thu hút khách hàng trả tiền bằng cách thuyết phục họ rằng điểm đến với các dịch vụ hiện hữu, các điểm du lịch hấp dẫn và các lợi ích tương ứng phù hợp với những gì họ mong muốn hơn so với tất cả các điểm đến khác”[31, tr. 12].

1.1.2.2. Quy trình của hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch

Hoạt động xúc tiến du lịch của một quốc gia hay địa phương đều phải tuân thủ theo những quy định cụ thể của Chính phủ. Việc thực hiện hoạt động tuyên


truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch được nhà nước quy định trong cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.

Theo Điều 81, Luật Du lịch quy định quy trình hoạt động xúc tiến du lịch đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương, cụ thể như sau:

1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia; chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, có sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài; điều phối các hoạt động xúc tiến du lịch liên vùng, liên địa phương.

2. …

3. …

4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch của địa phương; tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch tại địa phương; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và ở địa phương khác trong hoạt động xúc tiến du lịch.

1.1.2.3. Nội dung xúc tiến điểm đến du lịch

Xúc tiến du lịch là một thành phần trong marketing du lịch hỗn hợp ( promotion). Do đó, mỗi địa phương có thể chọn cho mình những công cụ xúc tiến phù hợp với địa phương mình. Tuy nhiên, Luật Du Lịch Việt Nam đã hướng dẫn cụ thể các hoạt động xúc tiến du lịch với 4 nội dung chính sau:

* Tuyên truy n, giới thiệu rộng rãi v điểm đến

Đây là nội dung chính và quan trọng nhất trong hoạt động nhằm thu hút khách du lịch đến với một địa bàn. Mỗi địa phương có thể chọn cho mình các


công cụ xúc tiến khác nhau để tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về đất nước, con người, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di tích văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hóa dân tộc cho nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế;

* Nâng cao nhận thức xã hội v du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh lành mạnh, an toàn, phát huy truy n thống mến khách của dân tộc;

Song song với công tác tuyên truyền giới thiệu về tài nguyên du lịch của địa phương là việc kêu gọi cư dân địa phương cùng với khách du lịch nâng cao nhận thức về các lợi ích xã hội mà du lịch mang lại. Bên cạnh đó, địa phương cần phải áp dụng các chính sách phát triển điểm đến du lịch để xây dựng một môi trường du lịch văn minh, lành mạnh và an toàn đối với cả khách du lịch và cư dân địa phương. Và một điều quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hài lòng của khách du lịch đó chính là tinh thần mến khách, thân thiện. Chính vì vậy, tích cực phát huy truyền thống mến khách của dân tộc là một việc làm hết sức cần thiết đối với cư dân địa phương.

* Huy động các nguồn lực

Để biến tài nguyên thành một điểm đến du lịch cần phải có các chính sách đầu tư xây dựng, cải tạo chất lượng của điểm đến du lịch. Chính vì vậy, việc huy động các nguồn lực khác nhau cả trong nước và nước ngoài là một việc hết sức cần thiết và cấp bách. Từ đó, các nhà đầu tư sẽ đầu tư cho phát triển các đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch đa dạng, độc đáo, có chất lượng cao nhưng vẫn phải đảm bảo mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc trong cả nước, từng vùng và từng địa phương; phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch;

* Nghiên cứu thị trường, xây dựng sản phẩm du lịch

Để phù hợp với thị hiếu khách du lịch, thì việc nghiên cứu thị trường là một


việc làm hết sức cần thiết của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, từ đó xây dựng nên các sản phẩm du lịch sao cho đáp ứng được nhu cầu của khách. Tuy nhiên, để sản phẩm du lịch đến được với khách hàng thì phải sử dụng các công cụ khác nhau, đặc biệt là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, giới thiệu, nhằm đưa các sản phẩm du lịch đến với khách hàng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

1.1.2.4. Các hình thức xúc tiến du lịch

Các hình thức xúc tiến điểm đến du lịch được lựa chọn phù hợp với nội dung của hoạt động xúc tiến du lịch theo quy định của Luật Du lịch Việt Nam. Trong đó, các hình thức xúc tiến du lịch được quy định rõ theo Nghi định 92/2007/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, có tám hình thức xúc tiến du lịch cụ thể như sau:

Một là, tuyên truy n, quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài.

Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng là một hình thức được sử dụng rộng rãi trong hoạt động xúc tiến của một quốc gia hay một địa phương nhằm tuyên truyền, quảng bá về đất nước, con người Việt Nam, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hoá dân tộc cho nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế;

Quảng cáo là một khái niệm mà có rất nhiều quan niệm về nó tùy từng mục đích, động cơ, hoàn cảnh mà người ta lựa chọn cho mình một khái niệm nhất định. Trong marketing du lịch, quảng cáo là một nghệ thuật giới thiệu hàng hóa hay dịch vụ nhằm tới những thị trường mục tiêu nhất định được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông và phải trả tiền. Theo Simon Hudson, quảng cáo có thể được xem là một hình thức truyền thông giới thiệu các ý tưởng, hàng


hóa hoặc dịch vụ, do một tổ chức hoặc cá nhân nào đó đứng ra trả tiền thực hiện bằng cách sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để thuyết phục hoặc ảnh hưởng tới một nhóm công chúng mục tiêu. Quảng cáo điểm đến du lịch là hoạt động của các cá nhân và tổ chức phải trả tiền để sử dụng các phương tiện, kênh truyền thông khác nhau để giới thiệu đến các thị trường khách về điểm đến, sản phẩm, dịch vụ nhất định làm gia tăng số lượng khách từ các thị trường này đối với điểm đến.

Với mục đích làm sao để đưa hình ảnh các sản phẩm du lịch đến với khách hàng một cách nhanh chóng, hấp dẫn, lôi cuốn, dễ hiểu… từ đó làm cho khách hàng hiểu hơn về sản phẩm, tò mò và muốn sử dụng sản phẩm.

Hiện nay, mô hình AIDA là mô hình quảng cáo trong du lịch được sửu dụng rộng rãi nhất. Theo mô hình này, điều quan trọng đầu tiên là quảng cáo phải tạo ra được sự chú ý của người xem ( Attention); tiếp đến là thu hút được sự quan tâm, thích thú của kháng giả ( Interest); sau đó khích thích được ham muốn khát khao ( Desire); và cuối cùng là thúc đẩy hành động mua tiêu dùng của sản phẩm của công chúng.

Bằng việc sử dụng nhiều phương tiện thông tin truyền thông khác nhau một cách hợp lý không chỉ giúp cho quảng cáo nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình mà còn tiết kiệm được chi phí. Thông qua các phương tiện truyền thông như:

- Báo chí là một công cụ quảng cáo được sử dụng nhiều nhất vào thập niên 90, là một kênh thông tin rất dễ tiếp cận, được xuất bản thường xuyên với giá bình dân, do đó mọi thành phần trong xã hội đều có thể tiếp cận được. Tuy nhiên, báo lại có thời gian lưu hành ngắn, chất lượng thấp cũng là những bất lợi của hình thức quảng cáo trên báo chí.

- Phát thanh là kênh thông tin lôi cuốn người nghe bằng giọng nói, nó có tình linh hoạt cao và đặc biệt là chi phí thấp.


- Truy n hình là một hình thức quảng cáo vô cùng hấp dẫn đối với kháng giả, nó kích thích cả 3 giác quan của con người: khứu giác, thính giác và cả vị giác, Do đó hình thức quảng cáo này thu hút được rất nhiều người, tuy nhiên chi phí rất đắt và không được linh hoạt.

- Tạp chí mặc dù được xuất bản theo định kỳ và giá cũng đắt hơn so với báo chí nên số lượng công chúng được tiếp cận với tạp chí bị hạn chế nhưng tạp chí là một công cụ quảng cáo hấp dẫn, có hình ảnh đẹp, chất lượng tốt nên công chúng có thể lưu trữ lại và cũng dễ dàng mang theo khi đi du lịch.

- Tập gấp, brochure là một sứ giả quang trọng trong việc truyền thông điệp đến với người tiêu dùng. Với lợi thế nhỏ gọn, thiết kế đẹp mắt, lai dễ dàng mang theo nên được khách du lịch rất ưa chuộng.

- Trang web là hình thức quảng cáo được ra đời sau so với các hình thức quảng cáo khác nhưng nó nhanh chóng khẳng định lợi thế của mình. Hiện nay, quảng cáo trên các trang web được sử dụng rộng rãi, thông tin được lan truyền nhanh đến chóng mặt, và công chúng có thể xem các thông tin quảng cáo ở bất kỳ đâu, vào mọi thời điểm. Tuy nhiên cúng có một bất lợi đó là sự phục thuộc vào công nghệ do đó những nơi không có điện sẽ không thể tiếp cận được.

Hai là, xây dựng các sản phẩm tuyên truy n, quảng bá du lịch.

Theo Thông tư 89/2008/TT-BVHTTDL, Sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch bao gồm tranh, ảnh, biển quảng cáo, sách, tờ rơi, tập gấp, bản đồ, băng đĩa hình, âm thanh, băng rôn, cờ phướn và đồ lưu niệm được sản xuất, phát hành nhằm tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam.

Với công nghệ hiện đại như ngày nay, thì việc phát hành các ấn phẩm, tài liệu hấp dẫn đẹp mắt với kinh phí thấp không còn quá xa lạ. Đối với hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch, có thể chia ra làm hai loại: tài liệu được thiết kế và in trên giấy và tài liệu thiết kế trên vật phẩm điện tử. Một số sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch tiêu biểu như:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2023