Kinh Nghiệm Của Thành Phố Hồ Chí Minh


- Sách mỏng v du lịch: đây là một loại ấn phẩm có thiết kế nhỏ gọn như một cuốn sách mini, du khách có thể bỏ túi mang theo khi đi du lịch. Ưu điểm của loại ấn phẩm này là rất tiện dụng, cung cấp thông tin chi tiết về điểm đến và đặc biệt là thời gian lưu trữ lâu nên rất thuận lợi cho công tác xúc tiến.

- Tờ rơi tập gấp: là một loại ấn phẩm với nội dung phong phú cả về hình ảnh và thông tin chi tiết về điểm đến. Loại ấn phẩm này còn tiện lợi hơn cả sách mỏng về du lịch, nó rất mỏng và nhỏ gọn.

- Băng đĩa: là loại ấn phẩm mới xuất hiện sau này, là một loại ấn phẩm truyền thông hiện đại với hình ảnh và âm thanh sống động. Nó không chỉ tuyên truyền quảng bá về tài nguyên tự nhiên của điểm đến mà còn cho du khách hiểu được phong tục tập quán, cũng như những nét văn hóa đặc trưng của điểm đến.

Nội dung được sử dụng trong các sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch phải phù hợp với cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia đã được công bố và phù hợp với các quy định của pháp luật chuyên ngành về quảng cáo, xuất bản phẩm.

Bên cạnh đó tiêu đề, biểu tượng sử dụng cho hoạt động xúc tiến trong các sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch do Tổng cục Du lịch quy định.

Ba là, công bố các sản phẩm du lịch mới.

Để có được một sản phẩm du lịch mới, các nhà quản lý về du lịch kết hợp với các nhà kinh doanh du lịch phải tiến hành nghiên cứu thị trường và xây dựng sản phẩm du lịch sao cho phù hợp với tài nguyên của địa phương, đồng thời đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách du lịch. Từ đó mới xây dựng nên một sản phẩm du lịch mới phù hợp với quy hoạch du lịch của cả nước nói chung, và của địa phương nói riêng.

Tuy nhiên, một sản phẩm du lịch mới muốn đến được tay khách hàng đòi hỏi các nhà quản lý cũng như các nhà làm du lịch phải công bố sản phẩm bằng nhiều hình thức để quảng bá rộng rãi hình ảnh sản phẩm đến với người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Một số hình thức có thể sử dụng cho hoạt động xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch mới như tổ chức một cuộc hội thảo, một lễ công bố tới các doanh nghiệp, các cơ quan thông tấn báo chí…

Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch mới còn được giới thiệu tại các sự kiện, hội chợ, triển lãm được tổ chức tại địa phương hay các tỉnh thành trong cả nước; trong nước hay quốc tế.

Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Đắk Nông - 4

Ngoài ra, các sản phẩm du lịch mới còn phải được công bố rộng rãi đến người dân bản địa bằng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau như thông qua trang phát thanh truyền hình địa phương, báo chí…Trong đó, nội dung tuyên truyền quảng bá về sản phẩm du lịch mới phải giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế nói chung và của người dân nói riêng. Từ đó, nâng cao nhận thức xã hội về du lịch của cộng đồng dân cư sở tại, tạo được một môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn. Phat huy tối đa truyền thống mến khách của dân tộc.

Bốn là, khảo sát điểm đến.

Chương trình khảo sát điểm đến được tổ chức cho các cơ quan thông tấn báo chí, hãng lữ hành, nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhằm mục đích tuyên truyền, quảng bá và tìm kiếm cơ hội thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam.

Tổng cục Du lịch, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch trực tiếp tổ chức hoặc chỉ định đơn vị tổ chức chương trình khảo sát điểm đến; lựa chọn đối tượng tham gia chương trình khảo sát điểm đến phù hợp với kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; theo dõi kết quả phản hồi sau chuyến khảo sát.

Trách nhiệm của đơn vị tổ chức chương trình khảo sát điểm đến:

- Xây dựng chương trình khảo sát phù hợp với mục tiêu, chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch;

- Triển khai các nội dung chương trình khảo sát theo quy định của pháp luật hiện hành;


- Gửi báo cáo kết quả chuyến khảo sát tới cơ quan chỉ định thực hiện chậm nhất mười ngày sau khi kết thúc chương trình khảo sát.

Các doanh nghiệp du lịch, các địa phương liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn khảo sát.

Năm là tổ chức và thực hiện các chương trình sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm, hoạt động thông tin du lịch (ở trong nước và nước ngoài) của quốc gia, khu vực và địa phương.

Hội chợ, triển lãm du lịch là hình thức xúc tiến điểm đến du lịch được sử dụng hầu hết ngay cả trong nước lẫn quốc tế. Đây là một kênh thông tin giúp người có nhu cầu tiếp cận trực tiếp với thông tin, và cũng là một phương tiện để tiếp cận nhu cầu ở đại lý du lịch. Là nơi địa phương giới thiệu về các sản phẩm du lịch của địa phương mình, và cũng là nơi các nhà điều hành du lịch tìm đến để mua các chương trình du lịch mới cung cấp cho khách hàng của họ.

Hội chợ, triển lãm còn là nơi gặp gỡ, giao thương, trao đổi của những nhà kinh doanh du lịch chuyên nghiệp ( các công ty lữ hành). Mục đích chính của hội chợ, triển lãm là tạo điều kiện thuận lợi cho cung cầu gặp nhau và thực hiện giao dịch.

Bên cạnh đó, đây không những là nơi thu hút các nhà đầu tư tới địa phương mình, mà còn là môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp giao lưu học hỏi lẫn nhau; và còn là nơi tìm hiểu chiến lược kinh doanh của đối thủ.

Sáu là, hợp tác quốc tế v xúc tiến du lịch.

Hoạt động xúc tiến du lịch không chỉ gói gọn trong khuông khổ một quốc gia mà cần phải có sự hợp tác quốc tế về công tác xúc tiến du lịch thì ngành du lịch của một quốc gia nói chung hay của một địa phương nói riêng mới có thể phát triển được.

Hợp tác quốc tế là một môi trường thuận lợi để giao lưu học hỏi kinh nghiệm, các nhà quản lý du lịch có cơ hội thảo luận, trao đổi chính sách quản lý và


phát triển du lịch, chia sẻ kinh nghiệm và bàn biện pháp thúc đẩy liên kết xây dựng, quảng bá các sản phẩm du lịch mới, các tuyến du lịch liên quốc gia, nhằm góp phần nâng cao chất lượng du lịch, quảng bá liên vùng thành một điểm đến chung hấp dẫn.

Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế còn là nơi để các doanh ghiệp kinh doanh du lịch đưa ra nhiều đề xuất, kiến nghị thiết thực của doanh nghiệp nói chung và cư dân địa phương nói riêng về cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, những biện pháp khả thi nhằm tăng cường hợp tác du lịch giữa các quốc gia với nhau.

Hơn nữa, môi trường hợp tác quốc tế là môi trường thuận lợi để huy động các nguồn lực nước ngoài hợp tác, bắt tay đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật du lịch, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bảy là, lập văn ph ng đại diện du lịch ở nước ngoài.

Thực hiện công tác xúc tiến du lịch dưới hình thức đặt Văn phòng hay Đại diện du lịch ở nước ngoài để làm công tác xúc tiến, quảng bá, nghiên cứu thị trường thu hút khách vào nước mình, coi đây là phương tiện quan trọng xúc tiến quốc tế hữu hiệu nhất.

Một quốc gia muốn phát triển du lịch cần phải có các đại diện du lịch của mình ở nước ngoài, là nơi có thị trường trọng điểm để xúc tiến thu hút khách du lịch quốc tế đến với quốc gia mình. Các văn phòng đại diện không chỉ có nhiệm vụ là cung cấp thông tin cho khách hàng mà còn là đơn vị được giao nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu thị hiếu khách du lịch nước sở tại, xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, văn phòng đại diện còn là đơn vị xác định đối thủ cạnh tranh từ đó đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp.

Thông qua các văn phòng đại diện ở nước ngoài, khách du lịch quốc tế có thể biết đến du lịch của các quốc gia khác một cách dễ dàng, đồng thời việc tìm


kiếm thông tin về các điểm du lịch cũng thuận lợi hơn. Ngoài ra, thông qua các văn phòng đại diện khách du lịch có thể an tâm tham khảo và mua các tour du lịch chất lượng mà không cần phải tốn nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin, tiết kiệm chi phí đi lại.

Tám là, các hình thức xúc tiến du lịch khác.

Ngoài các hình thức xúc tiến du lịch trên hoạt động xúc tiến du lịch cũng có thể tiến hành bằng các hình thức xúc tiến khác sao cho phù hợp với nội dung và quy định của Luật Du lịch.

1.2. Kinh nghiệm thực tiễn.

1.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

- Những thành công trong hoạt động xúc tiến du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh:

Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học quan trọng, đồng thời là một đầu mối giao lưu và hội nhập của cả nước. Với lợi thế và tiềm năng phong phú, trong nhiều năm qua, du lịch luôn được TP. HCM xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và cả nước. Nhằm quảng bá hình ảnh “Thành phố Hồ Chí Minh – điểm đến thân thiện, hấp dẫn, an toàn” đến du khách, TP. HCM đã tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch ở cả trong và ngoài nước với những thành quả đáng ghi nhận.

Theo đó, TP. HCM đã tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trong nước thông qua việc tổ chức các sự kiện du lịch thường niên tại Thành phố như: lễ đón đoàn khách du lịch quốc tế đầu tiên đến TP. HCM năm 2015; lễ hội áo dài; ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh; liên hoan ẩm thực đất phương Nam; lễ hội trái cây Nam bộ; Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (ITE-HCMC); liên hoan món ngon các nước.


Cũng tại các sự kiện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. HCM đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch TP. HCM và các hãng hàng không tổ chức các chương trình kích cầu du lịch nhằm thu hút khách du lịch đến Thành phố cũng như khuyến khích người dân Thành phố đi du lịch các địa phương khác. Ngoài ra, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. HCM cũng đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm để giới thiệu, quảng bá điểm đến, sản phẩm du lịch đến các quốc gia trong khối ASEAN và các thị trường trọng điểm khác.

Bên cạnh đó, TP. HCM cũng đã tham gia nhiều sự kiện du lịch tiêu biểu tại một số địa phương trong nước như: Hội chợ Du lịch quốc tế - VITM (Hà Nội); lễ hội Dừa tỉnh Bến Tre; ngày hội du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; lễ hội bánh dân gian Nam bộ và Tuần lễ du lịch xanh Đồng bằng sông Cửu Long (TP. Cần Thơ); lễ hội “Lái Thiêu mùa trái chín” (Bình Dương); lễ hội văn hóa ẩm thực festival biển (Khánh Hòa); hội nghị liên kết xúc tiến du lịch thành phố Hải Phòng – Hà Nội – Quảng Ninh với Đà Nẵng – TP. HCM và Cần Thơ.

Cùng với các hoạt động xúc tiến trong nước, năm 2015, UBND TP. HCM đã phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch tại nước ngoài thông qua việc tham dự một số sự kiện du lịch lớn như: Diễn đàn du lịch ASEAN (ATF) và hội chợ triển lãm Ho Chi Minh City Expo tại Myanmar; Hội chợ Du lịch AIME tại Melbourne (Úc); hội chợ GES và roadshow tại Ấn Độ; hội nghị xúc tiến thương mại – du lịch tại Liên bang Nga; Diễn đàn Tổ chức Xúc tiến du lịch của các thành phố châu Á – Thái Bình Dương (TPO)... nhằm giới thiệu và quảng bá hình ảnh du lịch Thành phố đến du khách quốc tế.

Ngoài các hình thức xúc tiến, quảng bá truyền thống, TP. HCM cũng đã tiến hành quảng bá du lịch qua các phương tiện truyền thông đại chúng như: đưa vào hoạt động website chính thức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. HCM; công bố vận động thử nghiệm Tổng đài thông tin du lịch 1087 nhằm ghi nhận kịp thời


những thông tin phản ánh của khách du lịch, người tiêu dùng du lịch; xây dựng đề án tổ chức Kênh Du lịch trên HTV Co.op, một chương trình truyền thông giới thiệu sản phẩm dịch vụ cho ngành Du lịch; ban hành Quyết định phê duyệt Đề án thành lập Phòng Thông tin và hỗ trợ khách du lịch thuộc Trung tâm Xúc tiến du lịch TP. HCM có chức năng cung cấp các thông tin có liên quan đến lĩnh vực du lịch của Thành phố và cả nước, tiếp nhận và xử lý các thông tin phản hồi từ khách du lịch.

Có được những thành công đó nhờ đội ngũ cán bộ Trung tâm năng động, bước đầu đã phối hợp chặt chẽ với các Phòng, Ban của Sở hình thành và kết nối được nhóm đối tác chiến lược về truyền thông, hàng không, lữ hành, khách sạn, vận chuyển rất tích cực hỗ trợ cho các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch của TPHCM.

- Những hạn chế trong hoạt động xúc tiến đầu tư trong thời gian qua của TP. HCM:

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của TP.HCM cũng không tránh khỏi những trở ngại, cụ thể như:

Công tác tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động xúc tiến đầu tư chưa thật sự thành công trong toàn bộ hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố. Đây được coi như là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng không tốt cho hoạt động đầu tư, nhất là đầu tư cho sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật có liên quan mật thiết tới hoạt động du lịch như giao thông và bảo vệ môi trường.

Hoạt động xúc tiến đầu tư còn thiếu tính chuyên nghiệp, việc triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư còn gặp nhiều lung túng. Do vậy hiệu qủa của hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển du lịch chưa được như mong muốn.

Kinh phí dành cho các hoạt động xúc tiến đầu tư còn hạn hẹp, chủ yếu là các nguồn tự huy động. Được biết nguồn kinh phí ngân sách thành phố cấp cho


hoạt động xúc tiến khá hạn hẹp, do vậy phần lớn nhu cầu còn lại được dáp ứng từ nguồn xã hội hóa, vốn có tính ổn định không cao. Đây cũng là một khó khăn cho việc triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển du lịch thành phố.

Việc xây dựng chính sách và cách phối thức xúc tiến chưa rõ ràng, do vậy hiệu quả hoạt động xúc tiến chưa cao.

Việc triển khai các dự án đầu tư các cơ sở hạ tầng kỹ thuật có liên quan còn chậm, gây giảm lòng tin cho các nhà đầu tư và các tổ chức tài trợ. Điều này không những làm giảm chất lượng các sản phẩm du lịch, mà còn gây ảnh hưởng chung cho hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển của ngành.

1.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Bình

- Những thành công trong hoạt động xúc tiến du lịch ở Ninh Bình

Các hoạt động xúc tiến du lịch với các thị trường khách du lịch đến Ninh Bình đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc tuyên truyền quảng bá giới thiệu hình ảnh điểm đến du lịch của Tỉnh trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Lượng khách du lịch đến Ninh Bình có tốc độ tăng nhanh từ 739.671 lượt khách năm 2003 lên 4.044.357 lượt khách năm 2013, trong đó số lượng khách quốc tế là 395.680 và số lượng khách nội địa là 3.416.696 lượt khách. Như vậy, lượng khách nội địa vẫn là thị trường khách chính của tỉnh Ninh Bình. Kết quả trên cho thấy, công tác xúc tiến quảng bá du lịch của Tỉnh rất phong phú, đa dạng và có hiệu quả. Số lượng khách du lịch đến Ninh Bình tăng bình quân hàng năm 21,5%.

Cách thức tìm kiếm thông tin du lịch của khách du lịch trong nước và quốc tế khi tới Ninh Bình chủ yếu là qua các kênh thông tin như: Các ấn phẩm quảng cáo du lịch Ninh Bình và Du lịch Việt Nam; các trang Web du lịch Ninh Bình và Du lịch Việt Nam; báo, truyền thanh, truyền hình tỉnh Ninh Bình; hội chợ, triển lãm ở trong nước; văn phòng du lịch, đại lý lữ hành và người thân bạn bè.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2023