Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Đắk Nông - 2


một số hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á tại huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Mặc dù được tạo hóa ban cho những nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, song lượng khách du lịch đến với địa bàn tỉnh Đắk Nông còn rất ít. Thực tế đó một phần do các sản phẩm du lịch của Đắk Nông còn nghèo nàn, không có tính hấp dẫn lôi cuốn du khách; nhưng nguyên nhân chính và quan trọng nhất là do công tác quảng bá xúc tiến về hình ảnh du lịch Đăk Nông còn yếu, mờ nhạt. Nhiều người dân tại các địa phương khác còn không biết địa danh Đăk Nông. Bên cạnh đó, nhu cầu của khách du lịch thường rất đa dạng, phong phú; và thường không trung thành với bất kỳ một sản phẩm du lịch nào. Vì vậy, việc xúc tiến du lịch là hết sức cần thiết, phải luôn nhạy bén, linh hoạt theo vòng xoay của nhu cầu du lịch.

Từ những nguyên nhân cơ bản trên cho thấy việc nghiên cứu " Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Đắk Nông" là việc làm cần thiết, nhằm làm rõ những nguyên nhân và đề ra các giải pháp phù hợp giúp tăng cường hoạt đông xúc tiến điểm đến trên địa bàn Tỉnh trong thời gian tới.

2. Lịch sử nghiên cứu

Hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết trong và ngoài nước đề cập và liên quan đến hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch. Một số công trình nghiên cứu về hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch ở nước ngoài như Lawton và Weaver (2005) “ Tourism management”, Stven Pike (2008) “ Destination marketing”, Simon Hudson (2008) “ Tourism Hospitality Marketing” Philip Kotler, Bowen và Markens (2003) “ Marketing for hospitality and Tourism”. Hầu hết các công trình nghiên cứu của các tác giả trên chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các hoạt động Marketing trong du lịch, các tác giả đã đưa ra các luận điểm về du lịch, điểm đến du lịch và các chiến lược Marketing. Các công trình nghiên cứu trên chưa đi sâu nghiên cứu về hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của một quốc gia hay một địa phương cụ thể.


Ở Việt Nam, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu cũng như những tài liệu nghiên cứu liên quan đến hoạt động xúc tiến du lịch như:

Đào Thị Ngọc Lan ( 2011 ) “ Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Hải Dương giai đoạn 2005-2010”. Trong công trình nghiên cứu của mình tác giả cũng đã hệ thống hóa được các khái niệm về điểm đến du lịch và xúc tiến điểm đến du lịch, tuy nhiên trong luận văn này tác giả chỉ chủ yếu nghiên cứu về các hoạt động Marketing dưới gốc độ của một doanh nghiệp;

Bùi Văn Mạnh ( 2010) “ Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Ninh Bình”; cũng như các tác giả khác, trong công trình nghiên cứu của mình tác giả cũng đã đưa ra các cơ sở lý luận cụ thể về điểm đến du lịch và xúc tiến điểm đến du lịch. Bên cạnh đó tác giả còn nêu ra vai trò và nhiệm vụ của tổ chức xúc tiến điểm đến du lịch địa phương. Công trình nghiên cứu này cũng đã tập trung nghiên cứu hoạt hoạt động Marketing với các hoạt động xúc tiến cụ thể theo định hướng chiến lược xúc tiến hỗn hợp của một doanh nghiệp.

Lê Thành Công ( 2010) “ Hoạt động xúc tiến của du lịch Hải Phòng nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc, Thực trạng và giải pháp”; Trần Thị Thủy ( 2011) “ Hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An”; Phan Minh Châu ( 2013) “ Định hướng xúc tiến quảng bá du lịch của huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang”. Các luận văn trên cũng đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về điểm đến du lịch và xúc tiến điểm đến du lịch, đồng thời cũng tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến ở một số điểm đến du lịch. Cách tiếp cận chung của các luận văn là hệ thống các vấn đề lý thuyết về điểm đến và xúc tiến điểm đến để làm cơ sở phục vụ nghiên cứu thực trạng hoạt động xúc tiến tại các điểm đến du lịch. Các công trình trên tập trung vào một phân đoạn thị trường cụ thể nhằm xây dựng các chiến lược cụ thể cho hoạt động xúc tiến của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.


Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu và đề cập đến các vấn đề về maketing và tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch, tạo tiền đề lý thuyết và thực tế cho tác giả nghiên cứu về hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Đắk Nông. Tuy nhiên, các công trình trên chủ yếu nghiên cứu các hoạt động Marketing dưới góc độ của một doanh nghiệp hoặc theo các nội dung xúc tiến điểm đến theo các tài liệu quốc tế mà chưa đi sâu nghiên cứu dưới gốc độ của một nhà quản lý nhà nước thực hiện hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch dựa theo Luật Du lịch Việt Nam.

Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Đắk Nông - 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tail “ Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Đắk Nông” là đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến của du lịch tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về xúc tiến điểm đến du lịch.

- Nghiên cứu thực trạng hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của du lịch Đắk Nông.

- Làm rõ những mặt mạnh cũng như những yếu kém của hoạt đồng xúc tiến điểm đến du lịch tại địa phương.

- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch của Đắk Nông trong thời gian tới.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu các hoạt động xúc tiến điểm đến của ngành du lịch tỉnh Đắk Nông.


4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch do cơ quan quản lý, xúc tiến du lịch tỉnh Đắk Nông thực hiện.

- Về thời gian: Số liệu thống kê và các vấn đề liên quan được sử dụng trong giai đoạn 2010-2015. Các giải pháp đến năm 2020.

- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

5. Các phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên các phương pháp sau:

- Phương pháp thu thập số liệu:

+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các thông tin dữ liệu về hoạt động du lịch của tỉnh Đắk Nông từ nguồn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông, Cục Thống kê, Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Xúc tiến thương mại, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ngoài ra, các dữ liệu thứ cấp còn được thu thập từ các nguồn sách, báo, tạp chí, các giáo trình trong nước và nước ngoài, các trang Web của du lịch thế giới, Việt Nam và cơ quan quản lý du lịch địa phương, các báo cáo, các đề tài nghiên cứu khoa học về hoạt động xúc tiến điểm đến, …Các thông tin và số liệu chủ yếu được thu thập từ năm 2010 đến năm 2015 phục vụ cho việc phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến ở Chương 2.

+ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia:

Thông qua phỏng vấn trực tiếp từ cán bộ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm xúc tiến thương mại, Trung tâm văn hóa, các cơ quan quản lý du lịch tại các điểm đến du lịch địa phương.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:

Khảo sát khách du lịch trong nước và quốc tế tại các điểm đến du lịch, các


khách sạn, nhà nghỉ về cách thức tiếp cận thông tin, hình ảnh du lịch Đắk Nông thông qua các kênh thông tin quảng bá xúc tiến nào, cảm nhận của du khách về hình ảnh thực và quảng cáo như thế nào, có để lại được ấn tượng nào trong lòng du khách hay không.

Thời gian tiến hành điều tra từ 09/2015 đến 03/2016. Tổng số bảng hỏi khách du lịch được tiến hành điều tra tại các điểm du lịch là 192, trong đó khách du lịch trong nước là 100, khách du lịch quốc tế là 92. Thời gian tiến hành điều tra được chia làm 3 đợt, đợt 1 tiến hành điều tra tại các điểm du lịch nổi tiếng, đợt 2 tiến hành điều tra tại các cơ sở lưu trú và đợt 3 tiến hành điều tra tại các cơ sở ăn uống.

Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn các cán bộ quản lý du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông, các cơ quan quản lý khu, điểm du lịch và các hướng dẫn viên du lịch.

- Phương pháp xử lý số liệu:

Tổng hợp, phân tích các thông tin số liệu bằng phương pháp thống kê, quy nạp… để từ đó tổng hợp lại, rút ra những kết luận, đánh giá về hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Đắk Nông.

6. Những đóng góp chính của luận văn

Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch không phải là một chủ đề mới, tuy nhiên đối với du lịch tỉnh Đắk Nông đề tài “ Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Đắk Nông” là một đề tài có một số đóng góp mới cho hoạt động du lịch tỉnh Đắk Nông nói chung và hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Đắk Nông nói riêng. Cụ thể như sau:

- Tổng hợp có chọn lọc một số vấn đề lý luận về xúc tiến điểm đến du lịch, và vận dụng vào thực tiễn tại tỉnh Đắk Nông.


- Đề tài đã phân tích chỉ ra những mặt hạn chế và tích cực của hoạt động xúc tiến điểm đến của du lịch Đắk Nông. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Đắk Nông.

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch trong thời gian tới.

7. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn này gồm 3 chương :

Chương 1. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về xúc tiến điểm đến du lịch

Chương 2. Thực trạng hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của tỉnh Đắk Nông.

Chương 3. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của tỉnh Đắk Nông .


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỂN VỀ XÚC TIẾN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số khái niệm

1.1.1.1. Du lịch

Hiện nay, khái niệm du lịch rất phổ biến và đã được rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra quan điểm riêng của mình. Đúng như Giáo sư, Tiến sỹ Berneker – một chuyên gia hàng đầu về du lịch trên thế giới đã nhận định: “ Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”[6. Tr 6]. Trên thực tế, mỗi quốc gia cũng có quan niệm và định nghĩa khác nhau về du lịch. Theo Luật Du lịch Việt Nam thì “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”[15. Tr 6]. Tuy nhiên, đây chỉ là một khái niệm chung chung, khách quan về hoạt động du lịch. Thực tế, hiện nay, có thể thấy du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp. Do đó, khái niệm của Luật Du lịch Việt Nam là chưa bao hàm hết các ý. Để đưa ra được định nghĩa vừa mang tính chất bao quát, vừa mang tính chất lý luận và thực tiễn thì đòi hỏi khái niệm du lịch phải được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau như:

- Tiếp cận trên góc độ người đi du lịch, Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời ở ngoài nơi lưu trú thường xuyên của cá thể, nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau, với mục đích hòa bình và hữu nghị. Với họ du lịch như một cơ hội để tìm kiếm những kinh nghiệm sống và sự thỏa mãn một số các nhu cầu về vật chất và tinh thần của mình.

- Tiếp cận trên góc độ người kinh doanh du lịch, Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu


của người đi du lịch. Các doanh nghiệp du lịch coi du lịch như là một cơ hội để bán các sản phẩm mà họ sản xuất ra nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách, đồng thời thông qua đó đạt được mục đích số một của mình là tối đa hóa lợi nhuận.

- Tiếp cận trên góc độ của chính quy n địa phương, Du lịch được hiểu là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du khách. Du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng, được tổ chức nhằm giúp đở việc hành trình và lưu trú tạm thời của cá thể. Du lịch chính là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương…từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân địa phương.

- Tiếp cận ở góc độ cộng đồng dân cư sở tại, Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội. Du lịch không chỉ đem lại cho cư dân địa phương cơ hội để tìm hiểu về nền văn hóa và phong cách của những địa phương khác, của người nước ngoài; mà còn là cơ hội để tìm kiếm việc làm, phát huy truyền thống vốn có của địa phương mình.

Nhìn chung, du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội. Du lịch không chỉ là sự di chuyển của con người từ nơi này đến nơi khác với nhiều mục đích khác nhau, ngoài mục đích kiếm tiền, mà du lịch còn là một ngành kinh tế mang lại doanh thu cho các nhà kinh doanh du lịch nói riêng và các nhà kinh doanh các ngành kinh tế có liên quan. Bên cạnh đó, hoạt đông du lịch còn đem lại lợi ích về chính trị - xã hội cho quốc gia làm du lịch, cho cộng đồng dân cư địa phương và cho bản thân doanh nghiệp.

Như vậy, có thể thấy đi du lịch không chỉ là cách để con người có thể thỏa mãn những nhu cầu cá nhân của mình, mà còn là hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa mang đặc điểm của một ngành kinh tế, vừa mang đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội nói chung của một quốc gia.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 28/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí