Một Số Chỉ Tiêu Hoạt Động Chính Của Công Ty Blc1

Đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế nước ngoài phải được phép đầu tư kinh doanh hoặc tham gia đấu thầu tại Việt Nam theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

+ Riêng đối với khách hàng ký quỹ tương đương 100% trị giá bảo lãnh và các chi phí cần thiết, khách hàng chỉ cần đáp ứng điều kiện chung.

+ Trường hợp phát hành bảo lãnh nhận hàng, khách hàng cần gửi đến BIDV các giấy tờ cần thiết như: giấy đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng, vận đơn bản sao, hoá đơn bản gốc hoặc bản sao, thông báo nhận hàng của hãng vận tải.

Hồ sơ bảo lãnh bao gồm: giấy đề nghị bảo lãnh, hồ sơ pháp lý về khách hàng, hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, hồ sơ đảm bảo bảo lãnh... Căn cứ vào đặc điểm của tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và uy tín của khách hàng, BIDV và khách hàng sẽ thoả thuận áp dụng các biện pháp bảo đảm: ký quỹ hoặc cầm cố hay thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba... Lệ phí bảo lãnh do hai bên thoả thuận, mức tối đa không quá 2%/năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh, mức phí tối thiểu là 300.000 đồng.

5. Nghiệp vụ thuê mua tài chính.

Điều kiện cơ bản để ngân hàng tiến hành nghiệp vụ cho thuê tài chính đó là:

- Về mặt pháp lý của doanh nghiệp: phải có tư cách pháp nhân, có giấy phép thành lập, có tài khoản và con dấu riêng, hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

- Về mặt tài chính: có phương án thuê tài chính khả thi, có hiệu quả kinh tế và đảm bảo khả năng trả nợ thuê.

Tỷ lệ trả trước của bên đi thuê từ 20% tổng giá trị thiết bị trở lên. Mức thuê theo quy định hiện hành, giá trị tối đa có thể chấp nhận cho một doanh nghiệp thuê khoảng 22,5 tỷ đồng. Thời hạn thuê thường từ 1 đến 5 năm hoặc theo thoả thuận. Chi phí thuê bao gồm lãi suất và phí quản lý, đảm bảo tính cạnh tranh. Tiền gốc và lãi thuê sẽ được trả theo định kỳ hàng tháng hoặc theo quý hoặc theo thỏa thuận được quy định trong hợp đồng. Hồ sơ thuê tài chính bao gồm hồ sơ pháp lý (bao gồm một số giấy tờ như: quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ hoạt động, đăng ký kinh doanh, các tài liệu liên quan đến tình hình tài chính, sản xuất kinh

doanh, các báo cáo tài chính định kỳ...) và hồ sơ cho thuê tài chính của khách hàng (bao gồm: đơn xin thuê theo mẫu của Công ty cho thuê tài chính BIDV, phương án sản xuất kinh doanh do đơn vị tự xây dựng...)

Công ty cho thuê tài chính 1 (BLC 1) đã nhanh chóng nắm bắt và triển khai hoạt động cho thuê tài chính vốn còn hết sức mới mẻ đối với cả công ty và khách hàng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho thuê bình quân qua các năm đạt 49%. Tới năm 2006, tổng dư nợ cho thuê đạt 936 tỷ VND, thị phần chiếm khoảng gần 10%. Cơ cấu khách hàng cho thuê của công ty được xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế với tỷ trọng cho thuê khối ngoài quốc doanh chiếm trên 70%. Tài sản cho thuê đã mở rộng đa dạng hơn nhiều so với những năm đàu mới thành lập, và từng bước đã có sự lựa chọn về chủng loại thiết bị nhằm hạn chế rủi ro.


Bảng 2.5:Một số chỉ tiêu hoạt động chính của công ty BLC1

(Đơn vị tính: tỷ VND)


Chỉ tiêu

2003

2004

2005

2006

Vốn điều lệ

102

102

102

200

Tổng tài sản

772

1.063

910

950

Dư nợ cho thuê tài chính

765

1.059

907

932

Lợi nhuận trước thuế

13,3

14,1

0,127

1,27

Tỷ lệ nợ quá hạn

1,07%

1,5%

8,8%

11,7%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 8

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2006- BIDV)

(*) Cuối năm 2004, chi nhánh công ty tại Tp. Hồ Chí Minh đã được tách ra để thành lập Công ty cho thuê tài chính 2 (BLC2).

Năm 2006, công ty BLC2 đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch giao. Các chỉ tiêu tổng tài sản, dư nợ, lợi nhuận trích trước dự phòng rủi ro đều tăng trưởng khá

so với năm 2005. Tổng tài sản năm 2006 đạt 455 tỷ VND, dư nợ cho thuê đạt 459,6 tỷ VND (chiếm khoảng 4,7% thị phần cho thuê tài chính). Đặc biệt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, đạt 9,1 tỷ VND bằng 182% kế hoạch và tăng 106,8% so với năm 2005. Các chỉ tiêu ROA, ROE đều tăng so với năm 2005.

Hiện nay công ty đã cho thuê đối với khách hàng ở hầu hết các tỉnh miền Nam. Tuy nhiên, với mục tiêu ngày càng phát triển, nâng cao thị phần, công ty có kế hoạch mở thêm chi nhánh tại khu vực miền Trung trong thời gian tới để có thể cung cấp dịch vụ đến khách hàng ở khu vực này được thuận lợi.

Một số chỉ tiêu hoạt động chính của công ty BLC2 từ khi thành lập:


Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu hoạt động của BLC2

(Đơn vị tính: triệu VND)


Chỉ tiêu‌

Năm 2005

Năm 2006

Vốn điều lệ

150.000

150.000

Tổng tài sản

413.000

455.000

Tổng dư nợ

425.000

459.600

Lợi nhuận trước thuế

4.100

9.100

Tỷ lệ nợ quá hạn

0,87%

0,22%

(Nguồn:Báo cáo thường niên 2006- BIDV)

III. Kết quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

1.Những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của BIDV:

Quy mô và hiệu quả hoạt động này được đánh giá qua các chỉ tiêu: doanh số cho vay, dư nợ, doanh số thu nợ. Nhìn vào các chỉ tiêu này qua thời gian gần đây và trong năm 2006 ở trên cho thấy BIDV đã đạt được kết quả khả quan, chứng tỏ tình hình hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV là có hiệu quả.

- Tổng dư nợ cho vay ròng đến 31/12/2006 đạt 93.453 tỷ VND, tăng trưởng 17,7% so với năm 2005. Dư nợ cho vay xuất nhập khẩu liên tục tăng trong giai đoạn 2002- 2006, tăng với tốc độ 36% năm 2006 chứng tỏ sự cố gắng nỗ lực của cán bộ tín dụng.

- Về cơ cấu cho vay xuất nhập khẩu trong những năm gần đây đã có những thay đổi theo hướng tích cực. Nhằm tiếp tục đẩy mạnh đầu tư các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, BIDV đã xác định danh mục tín dụng ưu tiên để đầu tư vào các ngành năng lượng, chế biến xuất khẩu thuỷ sản, chế biến xuất khẩu gỗ...Bám sát thế mạnh, đặc điểm kinh tế tại các vùng, địa phương, BIDV đã đầu tư, hỗ trợ có hiệu quả, thể hiện ở doanh số cho vay chế biến xuất khẩu thuỷ sản đồng bằng sông Cửu Long đạt trên 4.150 tỷ VND, chế biến xuất khẩu gỗ 2.710 tỷ VND.

- Về cơ cấu tín dụng, tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản giảm tư 67% năm 2005 xuống 59% năm 2006 được đánh giá là phù hợp với mục tiêu phát triển thể chế đã cam kết với WB

- Về chất lượng tín dụng, được kiểm soát chặt chẽ có hệ thống nên tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ngày càng giảm thấp và ổn định vào cuối năm, chất lượng tín dụng được nâng lên, khả năng kiểm soát chất lượng tín dụng của BIDV đã chính xác và an toàn hơn. Tính tuân thủ, yêu cầu minh bạch nợ xấu, nợ quá hạn được BIDV tiếp tục đề cao nhằm phản ánh đúng thực chất nợ quá hạn, nợ xấu, trích đủ dự phòng rủi ro và xử lý nợ xấu để chất lượng tín dụng đạt mức tốt.

- Một kết quả tất yếu nữa trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của BIDV là cơ cấu dư nợ theo VND và ngoại tệ cũng thay đổi đáng kể. Tỷ trọng

cho vay VND năm 2005 chiếm 79% đến năm 2006 đã giảm xuống còn 77%, trong khi đó ngoại tệ tăng từ 21% năm 2005 lên 23% năm 2006.

- Ngoài ra BIDV cũng đã thay đổi chủ trương chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp Nhà nước lớn sang hướng cấp tín dụng cho các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế, với những lĩnh vực khác nhau từ thương mại, sản xuất, dịch vụ tới đầu tư cơ sở hạ tầng, giữ vững mối quan hệ truyền thống với các khách hàng lớn có uy tín trước đây, đồng thời đẩy mạnh sang cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (quốc doanh và ngoài quốc doanh) và đã đạt những kết quả đáng khích lệ.

- Trong giai đoạn 2001- 2006, mặc dù có nhiều khó khăn song BIDV luôn kinh doanh có lãi, trong đó thu nhập lớn từ hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Với những kết quả trên, BIDV sẽ là một trong những đơn vị giữ vị trí quan trọng trong hệ thống NHTM, giữ vững vị thế lớn mạnh của một ngân hàng có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại.

2.Một số vấn đề tồn tại trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của BIDV.

Thông qua những kết quả mà BIDV đã đạt được trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu trong thời gian gần đây có thể nhận thấy rằng tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng tốc độ tăng trưởng của từng nghiệp vụ vẫn còn chậm. Quy mô của tài trợ xuất nhập khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của BIDV- một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất nước ta. Tỷ trọng dư nợ tín dụng XNK/tổng dư nợ tín dụng của BIDV là thấp nhất trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh: trong năm 2006 tỷ trọng này ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đạt khoảng 73%. Tuy nhiên, thực tế là từ khi thành lập đến nay, Vietcombank luôn giữ vai trò chủ lực trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu và là ngân hàng có uy tín cao trong lĩnh vực này ở nước ta. Tuy nhiên nếu so với các ngân hàng khác thì tỷ trọng 35% (năm 2006) ở BIDV vẫn là tương đối thấp.

Một hạn chế nữa trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu ở BIDV đó là tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng xuất nhập khẩu vẫn còn khá cao và có xu hướng tăng lên, thể hiện chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu chưa được đảm bảo.

Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn của BIDV


Chỉ tiêu

2004

2005

2006

Tổng nợ quá hạn (tỷ VND)

3082

2573

2103

Nợ quá hạn TDXNK (tỷ VND)

2219,04

1886,4

1586,7

Nợ quá hạn TDXNK/tổng nợ quá hạn (%)

72

73,3

75,4

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh- phòng tín dụng- BIDV)

Như vậy, có thể thấy nợ quá hạn tín dụng xuất nhập khẩu của BIDV trong những năm gần đây đã có giảm xuống nhờ những nỗ lực của ngân hàng trong công tác xử lý nợ. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những con số tuyệt đối, tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng XNK/tổng nợ quá hạn lại đang có xu hướng tăng lên cùng chủ trương đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của BIDV.

Đó là những điểm yếu kém rõ rệt trong kết quả hoạt động tài trợ ngoại thương của ngân hàng trong những năm gần đây. Nguyên nhân của những tồn tại trên đây xuất phát từ nhiều phía và hết sức phức tạp, đặt ra yêu cầu đối với BIDV là cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để có thể đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, đóng góp tích cực hơn vào kết quả hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng

3.Nguyên nhân của những tồn tại trong kết quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của BIDV.

3.1.Nguyên nhân khách quan.

3.1.1. Môi trường pháp lý:

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất cần một môi trường pháp lý hoàn chỉnh, song hiện nay ở Việt Nam môi trường pháp lý cho các hoạt động kinh doanh nói chung của nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ. Điều này đã gây ra những khó khăn, vướng mắc cho hoạt

động kinh doanh của BIDV. Như đã đề cập ở trên, các hình thức tài trợ trên cơ sở thương phiếu rất phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, ở các ngân hàng thương mại của Việt Nam nói chung và ở BIDV nói riêng thì các nghiệp vụ liên quan đến thương phiếu vẫn chưa được áp dụng rộng rãi cho dù trong thời gian qua đã có nhiều văn bản pháp luật được ban hành liên quan đến thương phiếu như: Pháp lệnh thương phiếu 1999, Luật thương mại 1997, Luật ngân hàng Nhà nước 1997, Nghị định số 32/2001/NĐ- CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thương phiếu, Luật các tổ chức tín dụng 1997. Nguyên nhân là các văn bản trên còn quá nhiều điểm thiếu sót khiến cho thương phiếu vẫn chưa được sử dụng phổ biến. Hơn nữa, việc ban hành nhiều văn bản như thế song vẫn chưa thực sự thống nhất thực hiện giữa các Bộ, Ngành liên quan gây cản trở việc mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Một hạn chế nữa trong môi trường pháp lý gây trở ngại cho sự phát triển của hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng đó là quy định về giới hạn bảo lãnh tối đa đối với một khách hàng trong mối quan hệ với nghiệp vụ cho vay. Khoản 1, Điều 79 Luật các tổ chức tín dụng quy định: "Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là các tổ chức tín dụng khác". Đối với nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, khoản 2 Điều 79 quy định: "Mức bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với mỗi khách hàng không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định". Tại Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ- NH14 ngày 25/08/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì mức bảo lãnh tối đa đối với một khách hàng được quy định ở mức là 15% so với vốn tự có của tổ chức tín dụng. Như vậy, hiện đang duy trì hai mức giới hạn tối đa đối với nghiệp vụ cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng. Nói cách khác, một khách hàng được ngân hàng vừa bảo lãnh và cho vay tối đa bằng 30% vốn tự có của ngân hàng. Tuy nhiên, do nghiệp vụ bảo lãnh và nghiệp vụ cho vay có mối quan hệ mật thiết với nhau mà việc quy định hai giới

hạn này một cách độc lập đã làm nảy sinh bất cập trong quá trình triển khai thực hiện. Đó là khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, khách hàng phải tiến hành nhận nợ với ngân hàng dẫn đến tổng dư nợ do trả thay trong bảo lãnh và dư nợ tín dụng hiện tại của khách hàng có thể vượt quá 15% so với vốn tự có của ngân hàng, vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật các tổ chức tín dụng (mặc dù tổng mức cho vay và bảo lãnh của ngân hàng vẫn chưa vượt quá 30% theo quy định).[12]

Nhằm giải quyết vấn đề này, trong Quy chế Bảo lãnh ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã có một quy định mang tính chất "tình thế" đó là: "Trường hợp tổ chức tín dụng phải trả thay cho khách hàng dẫn đến tổng dư nợ cho vay và dư nợ do trả thay vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng phải ngừng ngay việc cho vay và bảo lãnh đối với khách hàng đó, đồng thời thu hồi nợ để đảm bảo tổng mức dư nợ cho vay đối với khách hàng theo quy định". Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh trong thực tế là trường hợp ngân hàng và khách hàng ký hợp đồng tín dụng, trong đó có quy định cho vay giải ngân làm nhiều lần và khi ngân hàng không được cho vay, bảo lãnh mới đối với khách hàng thì các khoản vốn chưa được giải ngân có được tiếp tục giải ngân hay không? Và việc ngân hàng dừng việc giải ngân theo quy định của Quy chế Bảo lãnh Ngân hàng có vi phạm quy định về quan hệ hợp đồng kinh tế hay không?

Sau khi Luật Ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng 1997 được ban hành, Ngân hàng Nhà nước đã soạn thảo, trình Chính phủ ban hành 30 Nghị định và ban hành theo thẩm quyền hàng trăm quyết định, thông tư hướng dẫn chi tiết thi hành các quy định của hai luật trên và các quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, do sự thay đổi nhanh chóng của hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng, sự xuất hiện của nhiều dịch vụ ngân hàng mới, pháp luật về ngân hàng đã bộc lộ một số điểm bất cập, không phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của các loại hình dịch vụ ngân hàng và yêu cầu của hội nhập. Mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung liên tục nhưng khung pháp lý vẫn chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng, chưa giải quyết căn bản các vướng mắc, bất cập nảy sinh; chưa thực sự tạo ra khuôn khổ pháp lý phù hợp hỗ trợ các ngân hàng đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý, giám

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/04/2024