Lý Thuyết Và Các Nghiên Cứu Thực Nghiệm Có Liên Quan

nặng về hoạt động truyền thống (tập trung vào việc cấp tín dụng) sang mô hình ngân hàng đa năng, có khả năng thực hiện đa dạng các hoạt động ngân hàng phi truyền thống để trước hết là thực hiện các mục tiêu do NHNN đề ra trong 2 đề án tái cơ cấu cũng như chiến lược và kế hoạch phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được công bố và sau đó là để có thể cạnh tranh với các định chế tài chính phi ngân hàng và các ngân hàng nước ngoài ngay tại Việt Nam và xa hơn là vươn ra tầm khu vực cũng như thế giới.

Thứ ba, hai đề án tái cơ cấu cùng với các kế hoạch, thông tư, chỉ thị hướng dẫn thực hiện được ban hành trong giai đoạn này chính là những cơ sở pháp lý vững chắc để các NHTMNY tự tin phát triển mạnh hơn các hoạt động NHPTT so với giai đoạn trước.

1.5. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu đề ra, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể như sau:

Để xây dựng được các mô hình nghiên cứu, luận án tiến hành lược khảo các nghiên cứu trước để đưa ra được các biến và mối quan hệ phù hợp cho mô hình nghiên cứu áp dụng tại Việt Nam.

Cụ thể, với câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, hoạt động NHPTT tác động như thế nào đến hiệu quả ngân hàng tại NHTMNY Việt Nam tác giả phát triển mô hình hồi quy với dữ liệu bảng động từ nghiên cứu của Akhigbe & Stevenson (2010), với biến phụ thuộc là hiệu quả kỹ thuật của các NHTMNY, đo lường bằng phương pháp Bao dữ liệu – DEA, các biến độc lập là thu nhập phi lãi (đại diện cho hoạt động NHPTT), quy mô ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ sinh lời trên tài sản, tỷ lệ cho vay của ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát.

Với câu hỏi nghiên cứu thứ hai, những yếu tố nào tác động đến hoạt động NHPTT , tác giải phát triển mô hình hồi quy với dữ liệu bảng động từ nghiên cứu của Rogers & Sinkey (1999), với biến phụ thuộc là thu nhập phi lãi (đại diện cho các hoạt động NHPTT), các biến độc lập bao gồm tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ tiền gửi, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và số lượng chi nhánh, điểm giao dịch.

Để ước lượng các mô hình đã đưa ra, luận án sử dụng phương pháp ước lượng Moment tổng quát hệ thống 2 bước (SGMM two – step) của Arellano & Bover (1995) và Blundell & Bond (1998) vì ước lượng này có thể xử lý được một số khuyết tật của mô hình gồm hiện tượng tự tương quan, phương sai thay đổi và đặc biệt là hiện tượng nội sinh mà

các mô hình khác không xử lý được (Greene, 2003).

Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp định tính truyền thống như phân tích tài liệu (content-analysis), mô tả thống kê, phân tích và tổng hợp, quy nạp và suy diễn, khái quát hoá, trừu tượng hoá để phân tích riêng lẻ các hiện tượng rồi kết hợp chúng ở cấp độ mới, tổng kết những sự kiện cụ thể thành các kết luận khái quát và chứng minh những giả thuyết bằng các sự kiện thực tiễn và số liệu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

1.6. Các đóng góp và điểm mới của luận án

Các đóng góp của luận án:

Hoạt động ngân hàng phi truyền thống và hiệu quả ngân hàng - Trường hợp các ngân hàng thương mại niêm yết Việt Nam giai đoạn 2011 - 2019 - 3

Về cơ sở lý luận, nghiên cứu này đóng góp các bằng chứng thực nghiệm cho các lý thuyết trung gian tài chính, lý thuyết đa dạng hoá danh mục đầu tư hiện đại của Harry M. Markowitz, lý thuyết kinh tế theo quy mô và lý thuyết lợi ích kinh tế nhờ phạm vi khi mà kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của hoạt động NHPTT đến hiệu quả NHTM.

Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu cung cấp những bằng chứng thực nghiệm, giúp các nhà quản trị ngân hàng thấy rõ hơn về tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng cũng như nhận diện được những yếu tố nào tác động tích cực, những yếu tố nào tác động tiêu cực đến hoạt động NHPTT để đừ đó có những quyết sách tốt hơn trong quá trình điều hành quản lý hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng như xây dựng những chiến lược, lộ trình phát triển các hoạt động NHPTT phù hợp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai, chuyển đổi mô hình kinh doanh, cải thiện sức cạnh tranh của ngân hàng. Đối với các nhà hoạch định chính sách, kết quả nghiên cứu giúp cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm để có cơ sở đề ra các quy định, hướng dẫn cho việc phát triển hoạt động NHPTT nhằm thực hiện thành công quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và các chiến lược phát triển ngành ngân hàng trong tương lai. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cung cấp những thông tin hữu ích cho những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng tiếp tục nghiên cứu sâu và rộng hơn những vấn đề liên quan.

Các điểm mới của luận án bao gồm:

Một là, dựa trên dữ liệu của 13 NHTMNY Việt Nam, luận án đã phân tích được tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi ngân hàng gia tăng các hoạt động NHPTT thì hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng cũng tăng. Cụ thể, cả bốn nhóm hoạt động NHPTT là hoạt động dịch vụ phi tín dụng, mua bán chứng khoán, kinh doanh ngoại hối và những hoạt động khác đều làm gia tăng hiệu quả ngân hàng. Liên quan đến hướng nghiên cứu này, đa phần các nghiên cứu trước phân tích tác động của hoạt

động NHPTT đến hiệu quả lợi nhuận và hiệu quả chi phí của ngân hàng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tác động tích cực của hiệu quả hoạt động năm trước, tỷ lệ cho vay ngân hàng, thu nhập phi lãi có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng trong khi tỷ lệ lạm phát và quy mô ngân hàng sẽ có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Hai là, luận án cũng đã phân tích tác động của một số yếu tố đến hoạt động NHPTT. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thu nhập phi lãi năm trước, tỷ lệ an toàn vốn và số lượng chi nhánh có tác động tích cực đến thu nhập phi lãi hiện tại trong khi Dự phòng rủi ro tín dụng lại có tác động tiêu cực đến hoạt động NHPTT. Đáng chú ý là nghiên cứu đã tìm thấy tác động tích cực của yếu tố số lượng chi nhánh, điểm giao dịch đến hoạt động NHPTT của các NHTMNY Việt Nam. Đây là yếu tố chưa được xem xét đến trong các nghiên cứu trước đây về hướng nghiên cứu này.

Ba là, luận án tiến hành nghiên cứu đồng thời tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng cùng với các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT của các NHTMNY Việt Nam giai đoạn 2011 – 2019 để đưa ra góc nhìn đầy đủ về hoạt động NHPTT. Trong khi đó, các nghiên cứu trước trên thế giới (về các nước phát triển hoặc các nền kinh tế mới nổi) chỉ tập trung vào phân tích tác động của các hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng hoặc các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT chứ chưa có nghiên cứu đầy đủ kết hợp cả 2 vấn đề trên. Còn ở Việt Nam, các nghiên cứu đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu phân tích tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng và chỉ một số ít nghiên cứu phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập phi lãi của ngân hàng (thường được dùng làm biến đại diện cho các hoạt động NHPTT).

Bốn là, luận án đề xuất được một số hàm ý chính sách và khuyến nghị để đẩy mạnh phát triển các hoạt động NHPTT, góp phần ổn định và gia tăng hiệu quả, lợi nhuận, sức cạnh tranh cũng như đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh cho các NHTMNY nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung.

1.7. Kết cấu luận án

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án được kết cấu bao gồm 5 chương: Chương 1: GIỚI THIỆU

Chương này trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu bao gồm lý do, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng như phương pháp, các đóng góp, điểm mới và kết cấu của nghiên cứu.

Chương 2: LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN

Trong chương này sẽ phân tích tổng quan lý thuyết về hoạt động NHPTT và hiệu quả ngân hàng, tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng. Chương này cũng lược khảo các nghiên cứu trước để tìm ra khe hở nghiên cứu.

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Chương này trình bày cụ thể về phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và mô hình nghiên cứu, trong đó sẽ mô tả chi tiết về các biến và cách đo lường các biến trong mô hình. Đồng thời, trong chương này cũng trình bày rõ cách thức thu thập dữ liệu của nghiên cứu.

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.

Trong chương này, luận án phân tích kết quả nghiên cứu cũng như trình bày bằng chứng thực nghiệm về tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng và những yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT tại các NHTMNY Việt Nam giai đoạn 2011 – 2019.

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH.

Dựa trên kết quả nghiên cứu của chương 4, chương này trình bày kết luận rút ra từ nghiên cứu và gợi ý một số giải pháp, hàm ý chính sách để đẩy mạnh phát triển hoạt động NHPTT giúp tăng hiệu quả ngân hàng. Ngoài ra, chương 5 cũng trình bày hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo liên quan đến chủ đề này.

CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN

Giới thiệu chương

Trong chương này, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết phục vụ cho đề tài bao gồm các lý thuyết liên quan về hiệu quả ngân hàng, hoạt động NHPTT và các lý thuyết về tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan làm cơ sở cho việc phát triển đề tài.

2.1. Hiệu quả của ngân hàng thương mại

2.1.1. Khái niệm hiệu quả ngân hàng thương mại

Căn cứ trên cơ sở lý luận về đường khả năng sản xuất (Production Possibilities Frontier – PPF), hiệu quả được hiểu là khả năng chuyển đổi các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra hay nói một cách khác là khả năng sinh lời thông qua việc tiết kiệm các chi phí đầu vào để làm gia tăng lợi nhuận từ đó góp phần làm gia tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình cung ứng các sản phẩm và dịch vụ.

Theo định nghĩa trong cuốn "Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, kinh tế lượng Anh-Việt" trang 255 của Minh (2004) thì "hiệu quả - efficiency" trong kinh tế được định nghĩa là "mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ" và "khái niệm hiệu quả được dùng để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào." Như vậy, có thể hiểu hiệu quả là mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó.

Theo Bhattacharyya và cộng sự. (1997) hiệu quả của ngân hàng là khả năng biến đổi nhiều nguồn lực thành nhiều dịch vụ.

Theo Berger & Mester (1997) thì hiệu quả của các NHTM thể hiện ở mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí sử dụng các nguồn lực hay chính là khả năng biến các nguồn lực đầu vào thành các đầu ra tốt nhất trong hoạt động kinh doanh. Một ngân hàng được coi là hoạt động hiệu quả nếu đạt đến mức tối đa về kết quả đầu ra trong điều kiện sử dụng tối ưu các yếu tố đầu vào cho trước.

Như vậy, hiệu quả biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được (đầu ra) và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó (đầu vào). Hiệu quả phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế. Độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả chính là một trong những tiêu chí để đánh giá sự thành công của các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng. Ngoài ra, đối với các NHTM, hiệu quả của các NHTM còn được sử dụng để xem xét mức độ an toàn và lành mạnh của ngân hàng so với toàn bộ hệ thống ngân hàng trong quan hệ chặt chẽ với sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Nguyên nhân là do các NHTM được xem là các tổ chức trung gian tài chính với vai trò làm chất xúc tác, kết nối giữa khu

vực tiết kiệm và khu vực đầu tư của nền kinh tế, theo Rose (1996). Chính vì vậy, những biến động nhỏ của hệ thống ngân hàng đôi khi có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của toàn bộ nền kinh tế.

Trong luận án này, xuất phát từ mục đích nghiên cứu, hiệu quả ngân hàng được tiếp cận dưới góc độ kinh tế, thể hiện mối quan hệ tối ưu giữa kết quả kinh tế đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, hay nói một cách khác hiệu quả mà luận án tập trung nghiên cứu trong đánh giá hoạt động của NHTM được hiểu là khả năng biến các đầu vào thành các đầu ra trong hoạt động kinh doanh của NHTM.

2.1.2. Phân loại hiệu quả ngân hàng

Với nguồn gốc từ hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, các loại hiệu quả ngân hàng được sử dụng trong nhiều nghiên cứu bao gồm:

Thứ nhất, hiệu quả kỹ thuật, phản ánh khả năng cực tiểu hoá sử dụng đầu vào để sản xuất một véc tơ đầu ra cho trước, hoặc khả năng thu được đầu ra cực đại từ một véc tơ đầu vào cho trước) theo Koopmans (1951) . Theo Yannick và cộng sự. (2016), hiệu quả kỹ thuật lại được chia thành 2 loại: hiệu quả kỹ thuật thuần tuý (Pure technical efficiency – PTE) và hiệu quả quy mô (Scale efficiency – SE) trong đó, PTE phản ánh cách mà đơn vị sản xuất quản lý các nguồn lực của mình còn SE cho biết đơn vị sản xuất có hoạt động ở mức tối ưu về quy mô hay không. Mức tối ưu về quy mô được hiểu là tình huống tốt nhất mà đơn vị sản xuất đạt được bằng cách gia tăng một cách cân đối tất cả các yếu tố của nó.

Thứ hai, hiệu quả phân bổ, thành phần phản ánh khả năng của các nhà sản xuất trong việc lựa chọn đúng véc tơ đầu vào - đầu ra hiệu quả về mặt kỹ thuật dựa trên giá cả đầu vào và đầu ra hiện hành, theo Farrell (1957). Điều này khiến Farrell đưa ra định nghĩa hiệu quả sản xuất tổng thể (OTE) còn gọi là hiệu quả kinh tế bao gồm hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency - TE) và hiệu quả phân bổ (Alllocation Efficiency -AE).

Thêm vào đó, (Berger & Mester, 1997) cho rằng hiệu quả chi phí, hiệu quả lợi nhuận và hiệu quả lợi nhuận thay thế là những loại hiệu quả cần quan tâm đối với các ngân hàng. Cụ thể, hiệu quả chi phí đưa ra thước đo mức độ chi phí của ngân hàng gần với chi phí của ngân hàng thực hành tốt nhất thế nào để sản xuất cùng một gói đầu ra trong cùng điều kiện, hiệu quả lợi nhuận tiêu chuẩn đo lường mức độ gần của lợi nhuận ngân hàng với lợi nhuận tối đa có thể với một mức giá cụ thể của giá đầu vào và giá đầu ra (và các biến khác). Và hiệu quả lợi nhuận thay thế được đo lường bằng cách mức độ ngân hàng tiến gần đến mức lợi nhuận tối đa dựa trên mức độ đầu ra của nó thay vì giá đầu ra.

Tóm lại, quan điểm về hiệu quả là đa dạng, tùy theo mục đích nghiên cứu có thể xét hiệu quả theo những khía cạnh khác nhau.

2.1.3. Các phương pháp đo lường hiệu quả ngân hàng thương mại

Có 2 định hướng tổng quát về đo lường hiệu quả ngân hàng là định hướng cấu trúc và phi cấu trúc Hughes & Mester (2008). Định hướng cấu trúc dựa trên mô hình lý thuyết về ngân hàng và ý tưởng tối ưu hoá. Định hướng cấu trúc trong đo lường hiệu quả ngân hàng tập trung vào tối thiểu hoá chi phí, tốt đa hoá lợi nhuận và tối đa hoá lợi ích quản trị. Định hướng phi cấu trúc cho rằng có nhiều nhân tố khác ngoài cấu trúc và sự tập trung thị trường ảnh hưởng đến hành vi của các ngân hàng. Do đó, định hướng này sử dụng một loạt các chỉ tiêu tài chính phản ánh các khía cạnh hiệu quả khác nhau để so sánh hiệu quả giữa các ngân hàng và xem xét mối quan hệ giữa hiệu quả với chiến lược đầu tư và những yếu tố khác như những đặc điểm về quản lý.

2.1.3.1. Định hướng phi cấu trúc

Định hướng phi cấu trúc trong đo lường hiệu quả ngân hàng thường tập trung vào hiệu quả đã đạt được thông qua việc đo lường một loạt các chỉ số tài chính. Định hướng phi cấu trúc còn khám phá mối quan hệ giữa hiệu quả ngân hàng với những đặc điểm riêng của ngân hàng và môi trường hoạt động bao gồm chiến lược đầu tư của ngân hàng, vị trí, bộ máy quản lý, môi trường kiểm soát.

Theo Wozniewska (2008), những chỉ số tài chính này có thể được chia thành 4

nhóm:

Một là nhóm chỉ số về khả năng sinh lời bao gồm các chỉ số như: thu nhập trên tổng

tài sản bình quân (Return on Total Assets - ROA), thu nhập trên tổng vốn chủ sở hữu bình quân (Return on Equity - ROE), lợi nhuận trên doanh thu (Return on Sale -ROS) ; ROS hay tỷ lệ chi phí (Cost to Income - C/I). Đây là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc sử dụng và quản lý vốn đầu tư và quản lý tài sản của các NHTM. ROA và ROE là hai chỉ số thường được sử dụng phổ biến để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Trong đó, chỉ tiêu tổng tài sản bình quân thường là tổng các tài sản có sinh lời của ngân hàng, được xác định theo các khoản mục tiền gửi của ngân hàng tại NHNN, tại các tổ chức tín dụng (TCTD), cho vay các TCTD khác, cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư.Thông qua tỷ lệ này, ngân hàng có thể quản trị một cách hiệu quả các tài sản sinh lời và đánh giá nguồn tài trợ nào có chi phí thấp nhất.

Hai là nhóm chỉ số về tỉ lệ biên với 2 chỉ số chính là tỉ lệ thu nhập lãi thuần (NIM – Net interest margin) và biên lãi (Interest spread, là chênh lệch giữa tài sản có sinh lời trung bình và chi phí trung bình của tài sản nợ sinh lời)

Ba là nhóm chỉ số về kết quả có trọng số bao gồm các chỉ số như: tỉ lệ kết quả có tính đến dự trữ và tỉ lệ chi phí hoạt động so với kết quả

Thứ tư là nhóm chỉ số về hiệu quả sử dụng lao động bao gồm các chỉ số như: tỉ lệ tài sản trên một số lượng nhân viên (tính theo các vị trí công việc) và tỉ lệ kết quả trên một số lượng nhân viên

Những ưu điểm chính của định hướng phi cấu trúc thông qua các chỉ số tài chính là: đơn giản và dễ áp dụng; áp dụng được trên phạm vi toàn cầu; những thông số đo được là những giá trị chắc chắn có thể dùng để đánh giá, so sánh, xếp hạng và dữ liệu có sẵn. Vì vậy, các giám sát viên, chủ sở hữu, các nhà quản trị và kể cả các khách hàng của ngân hàng có quan tâm đến hiệu quả ngân hàng đều có thể áp dụng định hướng này. Tuy nhiên, quá nhiều các chỉ số cần được tính toán chính là điểm hạn chế của hướng tiếp cận này vì nếu sử dụng quá nhiều thước đo sẽ dễ dẫn đến sự bất đồng trong so sánh còn nếu sử dụng ít thước đo lại không phản ánh hết bức tranh tổng thể về hiệu quả ngân hàng vì mỗi nhóm chỉ số chỉ biểu đạt một mảng thông tin riêng lẻ. Thêm vào đó, theo Sherman & Gold (1985) các chỉ số tài chính gộp chung nhiều mảng hoạt động của ngân hàng như tài chính, marketing và hoạt động điều hành nên ngân hàng vẫn có thể có hiệu quả cho dù một mảng nào đó yếu kém miễn là hiệu quả ở những mảng khác đủ để bù đắp. Chính vì những hạn chế trên mà định hướng phi cấu trúc kém phù hợp hơn định hướng cấu trúc trong đo lường hiệu quả ngân hàng.

2.1.3.2. Định hướng cấu trúc (phân tích hiệu quả biên) – Phương pháp Bao dữ liệu - DEA

Định hướng cấu trúc thường dựa trên tính kinh tế của việc tối thiểu hoá chi phí hoặc tối đa hoá lợi nhuận khi hàm hiệu quả biểu thị dưới dạng hàm chi phí hay hàm lợi nhuận. Ước lượng các hàm này có thể cho chúng ta biết một doanh nghiệp có đạt hiệu quả kỹ thuật hay không nghĩa là nếu các nhà quản lý tổ chức sản xuất sao cho doanh nghiệp tối đa hoá được sản lượng đầu ra với một lượng đầu vào cho trước (tức là doanh nghiệp đang hoạt động trên biên sản xuất của nó).

Kỹ thuật phân tích biên đi tìm hiệu quả biên hay còn được gọi là hiệu quả X( X- efficiency), thuật ngữ được sử dụng để mô tả tất cả các hiệu quả kỹ thuật và phân bổ của các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2023