Khái Quát Về Trung Tâm Thông Tin – Thư Viện, Đại Học Quốc Gia Hà Nội

thực hành. Với các nội dung như: Trợ giúp công nghệ, hướng dẫn ghi nhớ thông tin, hướng dẫn kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đọc lướt…

Ngoài ra, Thư viện còn triển khai các hoạt động đào tạo kỹ năng học tập, nghiên cứu và kỹ năng sống thường xuyên cho NDT.

1.2.1.7 Chính sách phát triển

NUI Lib phát triển đi theo con đường thư viện điện tử, đây cũng là xu hướng phát triển chung của thế giới. Dựa trên các nghiên cứu, báo cáo, phân tích hàng năm, đồng thời dựa trên tình hình thực tiễn ngày càng chứng tỏ con đường này là đúng đắn. Chính sách này được cụ thể hóa với các nội dung sau:

- Hạn chế đăng ký mới các tài liệu dạng in ấn, đặc biệt là tạp chí. Tăng cường sử dụng các nguồn tài nguyên điện tử, ưu tiên các nguồn sẵn có như Thư viện điện tử Ireland (Irel) với 25.000 tạp chí.

- Hạn chế tối đa và dần loại bỏ sự trùng lặp về nội dung giữa dạng in ấn và dạng điện tử.

- Số hóa các tài liệu dạng in ấn hiện có làm tiền đề cho việc phát triển thư viện điện tử, nhất là các tài liệu quý hiếm. Đồng thời tăng cường các phương thức bảo quản và quản trị tài liệu số, đảm bảo an toàn dữ liệu. Ưu tiên bổ sung các dạng tài liệu điện tử.

- Tăng cường quảng bá, thúc đẩy việc sử dụng các CSDL điện tử.

- Mở rộng quan hệ với các thư viện và các tổ chức khác, đẩy mạnh thực hiện dịch vụ mượn liên thư viện.

- Phát triển các dịch vụ thông tin.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

- Phát triển các hình thức thông tin, liên lạc với NDT trong nội bộ và với bên ngoài.

- Tăng cường các cuộc điều tra, khảo sát nhằm thu thập ý kiến phản hồi, điều chỉnh hướng phát triển cho phù hợp. Thực hiện tự đánh giá và tham gia các chương trình kiểm định, đánh giá chất lượng của các tổ chức quốc gia và quốc tế.

- Cải thiện môi trường học tập, mở rộng diện tích phục vụ, giảm diện tích kho, tăng diện tích không gian nghiên cứu, học tập. Đảm bảo các yêu cầu về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn…

Để thực hiện được những nội dung trên, cần có sự cố gắng và phối hợp của nhiều bộ phận và thực hiện đồng bộ các mảng hoạt động, trong đó, hoạt động marketing là một trong những hoạt động cực kỳ quan trọng.

1.2.2 Khái quát về Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

1.2.2.1 Lịch sử ra đời và phát triển

Trung tâm Thông tin – Thư viện ĐHQGHN (LIC) được thành lập vào ngày 14/02/1997 theo Quyết định số 66/TCCB ngày 14/02/1997 của Giám đốc ĐHQGHN trên cơ sở hợp nhất 3 thư viện của các trường trực thuộc ĐHQGHN.

Từ ngày đầu mới thành lập, Trung tâm đã nhanh chóng ổn định cơ cấu tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất, từng bước chuyển đổi các chuẩn nghiệp vụ và mở rộng các phòng phục vụ. Một loạt các công trình xây dựng, dự án phát triển được triển khai thực hiện mang lại một cơ ngơi khang trang với nguồn lực thông tin phong phú, đa dạng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện. Theo xu thế mới, Trung tâm đã sớm tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, tăng cường nguồn lực thông tin điện tử, từng bước hình thành thư viện điện tử. Trung tâm nhanh chóng xây dựng được hệ thống tài nguyên điện tử với số lượng trên 100.000 biểu ghi, số hóa gần 250.000 trang tài liệu… góp phần đưa ĐHQGHN lên top 200 của Châu Á, thứ 22 Đông Nam Á và thứ 1 tại Việt Nam (theo Webometrics).

Đến nay, Trung tâm đang từng bước hình thành và phát triển thư viện điện tử, phục vụ nghiên cứu và sáng tạo, phát triển theo mô hình của Đại học nghiên cứu. Triển khai Đề án phát triển Trung tâm trong giai đoạn 2014-2019 với định hướng chính là ưu tiên phát triển thư viện số, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ và sản phẩm thông tin theo mô hình của đại học nghiên cứu song song với phát

triển thư viện truyền thống, phát triển các dịch vụ thư viện đặc biệt là dịch vụ cho nghiên cứu, giảng dạy của các cán bộ, giảng viên, nhà nghiên cứu của ĐHQGHN.

Trong mỗi giai đoạn phát triển, Trung tâm đã có những bước đi vững chắc, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giáo dục đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của ĐHQGHN.

1.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức

Chức năng:

Trung tâm có chức năng thông tin và thư viện phục vụ các công tác: Đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng và quản lí của ĐHQGHN.

Nhiệm vụ:

Trung tâm có nhiệm vụ nghiên cứu, thu thập, xử lí, thông báo và cung cấp tin, tư liệu về khoa học, giáo dục, ngoại ngữ và công nghệ phục vụ cán bộ và sinh viên ĐHQGHN, cụ thể là:

Tham mưu cho quyết định của lãnh đạo về phương hướng tổ chức và hoạt động thông tin, tư liệu, thư viện nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập trong ĐHQGHN.

Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và chiến lược phát triển; tổ chức và điều phối toàn bộ hệ thống thông tin, tư liệu, thư viện trong ĐHQGHN.

Thu thập, bổ sung - trao đổi, phân tích - xử lí tài liệu và tin. Tổ chức sắp xếp, lưu trữ, bảo quản kho tư liệu ĐHQGHN bao gồm tất cả các loại hình ấn phẩm và vật mang tin.

Xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin thích hợp; thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm kiếm thông tin tự động hoá; tổ chức cho toàn thể bạn đọc trong ĐHQGHN khai thác, sử dụng thuận lợi và có hiệu quả kho tin và tài liệu của Trung tâm và các nguồn tin bên ngoài.

Thu nhận lưu chiểu những xuất bản phẩm nội sinh. Xây dựng các cơ sở dữ liệu đặc thù của ĐHQGHN, xuất bản các ấn phẩm thông tin tóm tắt, thông tin chuyên đề phục vụ công tác quản lí, nghiên cứu khoa học và đào tạo.

Nghiên cứu khoa học thông tin, tư liệu, thư viện, góp phần xây dựng lý luận khoa học chuyên ngành. Ứng dụng những thành tựu khoa học và kỹ thuật mới vào xử lí và phục vụ thông tin, thư viện.

Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ tổ chức, xử lí, cung cấp tin và tài liệu của đội ngũ cán bộ thông tin, tư liệu, thư viện. Trang bị kiến thức về hình thức cấu trúc cung cấp tin, về phương pháp tra cứu, tìm kiếm tin và sử dụng thư viện cho cán bộ và sinh viên ĐHQGHN.

Phát triển quan hệ trao đổi, hợp tác trực tiếp với các trung tâm thông tin, thư viện, các tổ chức khoa học, các trường đại học trong và ngoài nước. Tham gia tổ chức và điều hành Liên hiệp thư viện các trường đại học và Hiệp hội thông tin - thư viện Việt nam. Tham gia các hiệp hội thư viện quốc tế. Làm đầu mối nối mạng hệ thống thông tin - thư viện ĐHQGHN và ngành đại học vào mạng quốc gia, khu vực và thế giới.

Tổ chức và quản lí đội ngũ cán bộ, kho tài liệu, cơ sở hạ tầng và các tài sản khác của Trung tâm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của ĐHQGHN.

Cơ cấu tổ chức:

Trung tâm được tổ chức theo quyết định số 1579/TCCB của Giám đốc Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHN) ngày 30/5/2011, với sơ đồ tổ chức như sau:

Hình 1 2 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin – Thư viện ĐHQGHN 1 2 2 3 Cơ 1

Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin – Thư viện ĐHQGHN

1.2.2.3 Cơ sở vật chất

Qua quá trình xây dựng và trưởng thành, hiện Trung tâm TT - TV ĐHQGHN đã có cơ ngơi khang trang với trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sự nghiệp phát triển thư viện và phục vụ nhu cầu của bạn đọc.

Với 4.790 m² diện tích sử dụng, Trung tâm hiện có 5 cơ sở tại các khu

vực:


- Trụ sở chính: Tòa nhà C1T, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy

- Phòng PVBĐ Ngoại ngữ: Nhà A2 khu giảng đường Trường Đại học Ngoại ngữ

- Khu vực PVBĐ Thượng Đình: Phòng PVBĐ KHXH&NV và Phòng PVBĐ KHTN

- Phòng PVBĐ Mễ trì: Tại Ký túc xá Mễ Trì

Tại 4 khu vực trên, có tổng số 6 kho mượn tài liệu về nhà, 14 kho đọc với

tổng số 1.500 chỗ ngồi, quy mô phục vụ 40.000 người, 1 triệu lượt mỗi năm.

Các thiết bị nội thất như bàn ghế, giá kệ, máy tính, hệ thống bảo vệ tài liệu, camera, cổng an ninh, máy đọc mã vạch, máy kiểm kê... được trang bị mới. Trung tâm còn sở hữu 3 hệ thống số hóa hiện đại, phục vụ đắc lực cho việc xây dựng thư viện số và triển khai loại hình dịch vụ số hóa trong thời gian tới.

Ngoài ra, Trung tâm đã xây dựng được một hạ tầng cơ sở thông tin khá hoàn thiện, gồm 5 mạng cục bộ với 10 máy chủ, 250 máy trạm phục vụ làm việc và tra cứu (trong đó 130 máy dùng cho bạn đọc tra cứu, truy cập internet, khai thác nguồn lực thông tin). Mạng LAN hoàn chỉnh tại trụ sở chính và các khu vực Thượng Đình, Ngoại ngữ, Mễ trì được kết nối Intranet ĐHQGHN và kết nối Internet. Hệ thống lưu trữ dữ liệu dung lượng lớn đáp ứng yêu cầu của một thư viện số. Hạ tầng cơ sở thông tin này là một trong những yếu tố tiên quyết cho việc tin học hóa hoạt động thông tin – thư viện và mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu của bạn đọc.

1.2.2.4 Nguồn nhân lực

Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, nhân viên Trung tâm đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên, học sinh của ĐHQGHN trong giai đoạn mới.

Trung tâm hiện có 136 cán bộ, nhân viên. Trong đó cán bộ có trình độ đại học và trên đại học là 123 người, chiếm 90,4%. Hiện Trung tâm đang cử 1 cán bộ làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài.

Hầu hết cán bộ đều được đào tạo đúng chuyên ngành hoặc đang tham gia các khóa đào tạo cơ bản và nâng cao về nghiệp vụ thông tin – thư viện. Các cán bộ đã sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm thư viện, các quy trình nghiệp vụ, phục vụ và các thao tác khác của thư viện gắn với máy tính. Ngoài ra, các cán bộ cũng không ngừng học tập, nâng cao trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của xu thế mới, trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ được biết và sử dụng nhiều

nhất. Đội ngũ cán bộ của Trung tâm đang được trẻ hóa, có khả năng thích nghi cao với môi trường mới, ngày càng hiện đại.

1.2.2.5 Người dùng tin

Căn cứ vào chuyên môn và trình độ học vấn, có thể chia bạn đọc của Trung tâm thành 4 nhóm:

* Nhóm bạn đọc là cán bộ lãnh đạo, quản lý

Với gần 742 cán bộ quản lý, lãnh đạo và chuyên viên các phòng ban (số liệu thống kê tính đến 1/3/2014), đây là nhóm bạn đọc chiếm khoảng 2,7% tổng số bạn đọc của Trung tâm. Đối tượng bạn đọc này là các cán bộ quản lý, lãnh đạo, chuyên viên của ĐHQGHN, của các Trường thành viên, các Viện, Trung tâm, các Khoa trực thuộc...

* Nhóm bạn đọc là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

Để phù hợp với quy mô đào tạo, ĐHQGHN đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy có số lượng đông đảo, uy tín, trình độ cao, khoảng 2250 cán bộ với 94% đạt trình độ từ thạc sĩ trở lên, trong đó có 50 giáo sư, 304 phó giáo sư, 805 tiến sĩ và 21 tiến sĩ khoa học. Nhóm bạn đọc này chiếm khoảng 8,3% trong tổng số bạn đọc tại Trung tâm.

* Nhóm bạn đọc là học viên cao học, nghiên cứu sinh

Chiếm 12% trong tổng số bạn đọc của Trung tâm, hiện ĐHQGHN có khoảng 3000 học viên cao học theo học 168 ngành đào tạo thạc sĩ và gần 400 nghiên cứu sinh theo học 137 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Nhóm bạn đọc này là những người có nhu cầu nghiên cứu khá cao và chuyên sâu.

* Nhóm bạn đọc là học sinh, sinh viên

Đây là đối tượng NDT chiếm lượng lớn nhất (khoảng 77%). Với khoảng

18.000 sinh viên hệ đại học chính quy, gần 26.000 sinh viên các loại hình đào tạo không tập trung, và khoảng 2.000 học sinh hệ THPT. Phục vụ bạn đọc với số lượng không hề nhỏ như thế này thực sự là một thách thức đối với Trung tâm.

Với những bạn đọc ở bên ngoài ĐHQGHN, là những đối tượng phục vụ không chính thức của Trung tâm, Trung tâm chỉ phục vụ khi họ có nhu cầu và có giấy giới thiệu đến sử dụng Thư viện.

1.2.2.6 Sản phẩm và dịch vụ

Trải qua 17 năm phát triển, hiện Trung tâm đã xây dựng được nguồn thông tin học liệu dồi dào, thuộc hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ, kinh tế, xã hội, giáo dục, ngoại ngữ… Cùng với các tài liệu xuất bản dưới dạng truyền thống, hiện Trung tâm đang tích cực bổ sung các tài liệu điện tử/ tài liệu số.

Nguồn lực thông tin:

* Nguồn thông tin dưới dạng in ấn:

- Sách: 130.000 tên (~ 500.000 bản)

- Kết quả nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn: 20.000 tên

- Ấn phẩm định kỳ: Hơn 500 tên

- Thác bản văn bia: 2.000 bản

* Tài liệu số:

- 40.000 tên ~ 2,5 triệu trang

* Cơ sở dữ liệu trực tuyến:

Springer; MathSciNet, IG Publishing, ArXiv, SSRN, DOAB, DOAJ, IPL

*CSDL trên CD-ROM (nguồn tin offline): hơn 2.000 tạp chí khoa học

Sản phẩm thông tin:

- Cơ sở dữ liệu thư mục: 122.778 biểu ghi tương đương với 449.879 bản tài liệu bao gồm các công trình nghiên cứu khoa học của ĐHQGHN, các bài trích tạp chí…

- Cơ sở dữ liệu toàn văn: bao gồm các bộ sưu tập số do Trung tâm xây dựng

+ CSDL môn học với hơn 3.000 giáo trình và sách tham khảo của Nhà xuất bản ĐHQGHN, 70 sách điện tử, 2 bài giảng điện tử

+ Hơn 11.000 luận án, luận văn

+ Hơn 1.000 đề tài cấp nhà nước và cấp ĐHQGHN

+ CSDL Thông tin địa chất và Tài nguyên địa chất Việt Nam (~1000 tài liệu)

Ngày đăng: 27/09/2023