doanh nghiệp lữ hành của Trung Quốc, Thái Lan thì giá cả của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Việt Nam luôn luôn đắt hơn.
2.3.2. Về hoạt động xúc tiến hỗn hợp các chương trình du lịch
Đầu tư cho xúc tiến quảng bá du lịch chưa được nhận thức đúng trong các cấp các ngành, còn lẫn với quảng cáo nên chưa được chú ý quan tâm xây dựng cơ chế tạo nguồn kinh phí và phối hợp lực lượng trong các chiến dịch quảng bá về đất nước, con người và du lịch Việt Nam. Thông qua sự điều phối của Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch, hoạt động phối hợp liên ngành tuy đã được cải thiện nhưng các cấp, các ngành chưa thực sự coi việc triển khai hoạt động xúc tiến là một trong những trách nhiệm của mình; sự phối kết hợp chưa thất tốt, chưa đủ để đáp ứng đòi hỏi của hoạt động du lịch mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Công tác đạo tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ xúc tiến quảng bá tuy đã có nhiều cố gắng song vì nhu cầu lớn, hiện nay chưa kịp chuẩn bị đồng bộ về cơ sở vật chất kĩ thuật, về chương trình và đội ngũ giáo viên nên chưa đáp ứng được yêu cầu đạo tạo lại và đào tạo mới cho lực lượng làm công tác xúc tiến, quảng bá trong ngành. Một số hoạt động xúc tiến ở nước ngoài, nhất là việc tham gia hội chợ du lịch quốc tế, tổ chức các chương trình giới thiệu điểm đến còn mang nặng hình thức, theo lối mòn, đơn điệu, thiếu tính chuyên nghiệp và hiệu quả chưa cao.
2.3.3. Về hoạt động xây dựng chương trình du lịch
Chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế muốn tiêu thụ được trước hết nội dung thiết kế của nó phải phù hợp với các nội dung tiêu dùng du lịch của khách, những mong đợi của họ về chương trình và cảm nhận được của họ ( mức độ thoả mãn) khi tiêu dùng chương trình du lịch của doanh nghiệp. Do đó, hoạt động nghiên cứu thị trường khách là hoạt động đóng vai trò tiền đề quyết định tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát ở 10 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế cho thấy các doanh nghiệp chưa
quan tâm đến hoạt động này. Chỉ có 3 doanh nghiệp trả lời là có nghiên cứu thị trường khách du lịch với chi phí không đáng kể (từ 4 triệu đồng đến 20 triệu đồng/ năm) còn lại 7 doanh nghiệp trả lời là không thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường khách du lịch [16]. Mặt khác, việc nghiên cứu các nhà cung cấp, lựa chọn các nhà cung cấp cũng không hơn gì. Nguồn thông tin để nghiên cứu thị trường chủ yếu là nguồn thông tin thứ cấp, chưa doanh nghiệp nào thực sự đầu tư vào việc thu thập nguồn thông tin sơ cấp thông qua việc sử dụng các phương pháp quan sát, trưng cầu ý kiến khách hàng và các nhà cung cấp, hay làm nghiên cứu thực nghiệm để xây dựng các chương trình du lịch. Vì vậy hoạt động xây dựng chương trình du lịch của các doanh nghiệp Việt Nam mang tính sao chép, dựa vào những chương trình du lịch truyền thống với khuôn mẫu và thông tin có sẵn. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho các chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế chưa hấp dẫn các thi trường mục tiêu khác nhau. Vì bỏ qua hoặc xem nhẹ hoạt động nghiên cứu thị trường mà bộ phận Marketing trong các doanh nghiệp lữ hành đã không được xác định đúng vai trò, vị trí trong doanh nghiệp. Tất cả doanh nghiệp kinh doanh lữ hành được khảo sát đều không có bộ phận Marketing hoạt động độc lập với đầy đủ vai trò và chức năng của bộ phận này trong quản trị kinh doanh của doanh nghiệp [10].
2.3.4 Về hoạt động bán và thực hiện chương trình du lịch
Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Việt Nam có quy mô nhỏ, hạn hẹp về nguồn lực nên chọn phương thức banc chương trình du lịch cho khách nước ngoài thông qua các doanh nghiệp lữ hành tại chỗ. Mặt khác, thực hiện chiến lược liên kết ngang sử dụng kênh phân phối marketing chiều ngang là thích hợp nhất. Và các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài là kênh phân phối chương trình trọn gói quan trọng bậc nhất cho các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam. Do vậy, họ có quyền mặc cả cao trong điều kiện thuận lợi là các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế ở Việt Nam cạnh tranh với nhau hết sức
quyết liệt không phải bằng sự khác biệt về chất lượng sản phẩm mà bằng giá cả. Điều này dẫn đến thiệt hại chung cho toàn ngành.
Việc tổ chức thực hiện chương trình du lịch trọn gói là công việc và trách nhiệm chính của bộ phận điều hành và hướng dẫn trong doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. Nghiên cứu việc tổ chức thực hiện chương trình du lịch ở các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế nổi lên các vấn đề: thiếu sự phân cấp quản lí, phân công công việc không rõ ràng giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, thiếu thông tin thường xuyên kịp thời, chính xác, thiếu các phương án xử lí tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện chương trình du lịch. Đội ngũ hướng dẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của nghề nghiệp, đặc biệt là các kĩ năng giao tiếp và tất cả các doanh nghiệp đều bỏ qua dịch vụ sau khi kết thúc chương trình du lịch. Ví dụ, khách du lịch người Đức đánh giá hướng dẫn viên du lịch của Hà Nội mới đáp ứng được 50% yêu cầu của khách du lịch như sau:
Bảng 2.5. Mức độ đáp ứng của hướng dẫn viên đối với các yêu cầu của khách du lịch
Các yêu cầu của khách du lịch đối với người hướng dẫn | Cao | Thấp | |
1 | Tươi cười, dễ gần, dễ mến( ấn tượng ban đầu tốt đẹp) | | |
2 | Kiến thức sâu rộng về tự nhiên, xã hội, kinh tế | | |
3 | Khả năng sáng tạo | | |
4 | Khả năng lập kế hoạch | | |
5 | Khả năng giao tiếp | | |
6 | Khả năng quản lí đoàn khách | | |
7 | Tinh thần trách nhiệm | | |
8 | Hướng cho khách đạt được mục đích chuyến đi | | |
9 | động viên, giúp đỡ khách | | |
10 | Khả năng truyền đạt thông tin( kỹ năng trình bày) | | |
11 | tính cụ thể, lượng hoá bằng các con số khi thuyết trình | |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Về Sự Phát Triển Du Lịch Việt Nam Giai Đoạn 2000-2007
- Số Lượng, Quy Mô Của Các Doanh Nghiệp Lữ Hành Việt Nam
- Về Hoạt Động Xúc Tiến, Quảng Bá Hoạt Động Du Lịch
- Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Năm 2012 Của Việt Nam
- Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 2000-2007 - 10
- Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 2000-2007 - 11
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
Sử dụng phương pháp phân tích so sánh khi thuyết minh | |
Hướng dẫn khách tham khảo các tài liệu | |
Thể hiện các quan điểm khác nhau trong đánh giá | |
đối xử công bắng với tất cả các khách | |
Lắng nghe, tiếp thu và đáp ứng các đề nghị chính đáng | |
Nguồn: [10]
2.4 Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt đông kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam.
2.4.1 Nguyên nhân từ phía nhà nước
- Quản lí nhà nước với hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tuy đã được cải thiện nhưng còn nhiều bất cập. Một mặt, hệ thống các quy phạm pháp luật nhiều nhưng thiếu tính đồng bộ và nhất quán.Mặt khác, công tác kiểm tra, thanh tra giám sát của cơ quan nhà nước về du lịch chưa được coi trọng. Do vậy mà công tác quản lí ngành trên cơ sở pháp luật và bằng chứng pháp luật còn nhiều yếu kém.
- Các chính sách khuyến khích việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chậm đổi mới. Ví dụ, chính sách thuế giá trị gia tăng áp dụng cho ngành du lịch quá cao, trong khi đó kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách lại thực hiện việc xuất khẩu tại chỗ, xuất khẩu vô hình và cả tái xuất. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho chương trình du lịch trọn gói của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Việt Nam có mức giá cao, không có sức hấp dẫn khách du lịch quốc tế. Trong khi đó nhiều quốc gia đã áp dụng thuế giá trị gia tăng ở mức thấp nhất cho khách du lịch quốc tế. Ngoài ra còn miễn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch khi họ mua hàng hóa (trên cơ sở hoá đơn mua hàng khách du lịch được trả lại giá trị gia tăng mà họ đã phải trả trước khi xuất cảnh tại quốc gia đó).
- Các biện pháp để thực hiện các Quy hoạch phát triển Du lịch Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa đủ mạnh. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực của ngành du lịch chưa được quan tâm đúng mức, chưa tương xứng với trọng trách được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn.
2.4.2 Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp
- Số lượng các doanh nghiệp lữ hành tuy đã nhiều nhưng lại phân tán, manh mún, dàn trải thiếu tập trung, thiếu chiến lược và tầm nhìn hạn chế. Sự liên doanh, liên kết của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Việt Nam ở
mức độ thấp. Bên cạnh đó là sự thiếu vốn trong kinh doanh lữ hành quốc tế của các doanh nghiệp. Qua điều tra nghiên cứu thấy rằng: hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Việt Nam có quy mô nhỏ, vốn cố định thường dưới 5 tỷ VNĐ. Mặt khác, mối quan hệ tỉ lệ giữa vốn cố định và vốn lưu động cũng không phù hợp với tính chất của kinh doanh lữ hành.
- Quy trình kinh doanh chương trình du lịch chưa được các doanh nghiệp thực sự coi trọng. Đặc biệt là ở khâu thiết kế, khâu tổ chức bán và sau khi khách tiêu dùng chương trình du lịch. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam chưa đặt đúng vai trò của bộ phận Marketing như là chiếc cầu nối giữa khách hàng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
- Công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, việc sử dụng lao động trong doanh nghiệp chỉ quan tâm đến trình độ ngoại ngữ và hình thức của người lao động. Các yêu cầu khác như: trình độ đại học chuyên ngành du lịch còn bị xem nhẹ. Bên cạnh đó, đội ngũ hướng dẫn viên đều là cộng tác viên và làm hợp đồng ngắn hạn. Một người hướng dẫn viên làm việc ở nhiều công ty khác nhau. Và phần lớn hướng dẫn viên đều nói tiếng Anh, còn một số thứ tiếng khác như: Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc, Italia, Tây Ban Nha, Thái… còn hạn chế trong khi thị trường khách du lịch ở các nước này đang tăng lên nhanh. Hơn nữa, việc kiểm soát chất lượng của các hướng dẫn viên không chuyên nghiệp khi gặp sự cố bất đắc dĩ thì khả năng xử lí của họ không cao. Đặc biệt hướng dẫn viên lại là người có tác động trực tiếp đối với khách hàng vì họ là người tiếp xúc thường xuyên nên uy tín của các doanh nghiệp là phụ thuộc vào họ.
- Trình độ ứng dụng khoa học công nghệ tại các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế còn nhiều hạn chế.
Có thể nói những năm gần đây nhận thức của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành về thương mại điện tử thay đổi nhanh theo hướng tích cực. Theo kết quả điều tra của Bộ Thương mại tiến hành gần đây cho thấy, gần
100% các doanh nghiệp đã nhận thức rõ vai trò quan trọng của Thương mại điện tử đối với hoạt động kinh doanh lữ hành, đặc biệt là hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế. Thế nên, nhiều doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đã quan tâm đầu tư hiệu quả cho hoạt động Thương mại điện tử. Nhưng nhìn một cách toàn diện khi so sánh với các nước phát triển thì ứng dụng Thương mại điện tử của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Việt Nam còn ở mức độ sơ khai. Hầu hết các website của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế đều chỉ dừng lại ở mức cung cấp thông tin khái quát về doanh nghiệp và sản phẩm chứ chưa thực sự là công cụ tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp.
2.4.3 Các nguyên nhân khác
- Sự phát triển mất cân đối, lại không đồng bộ trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu của các nhà cung cấp sản phẩm du lịch cho các doanh nghiệp lữ hành trong việc sản xuất các chương trình du lịch ( dịch vụ lưu trú và ăn uống thừa trong khi dịch vụ vận chuyển bằng máy bay, dịch vụ tham quan giải trí- thành phần vừa là cốt lõi vừa là đặc trưng của chương trình du lịch thì vừa thiếu về số lượng vừa kém về chất lượng phục vụ)
- Mối quan hệ lỏng lẻo giữa các nhà cung cấp với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế và ngược lại chưa thực sự tôn trọng lợi ích của nhau. Các hình thức quan hệ giữa nhà cung cấp sản phẩm với nhà kinh doanh lữ hành quốc tế ở Việt Nam chủ yếu là tiêu thụ sản phẩm để hưởng hoa hồng, không cùng các nhà cung cấp chia sẻ rủi ro.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Dựa trên những lí luận cơ bản của chương I, chương II là quá trình phân tích, đánh giá và nhận xét về thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2007. Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam giai đoạn này đã đạt được những thành tựu đáng mừng, đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc dân, mang lại những lợi ích thiết thực về chính trị, văn hoá, xã hội như : doanh thu từ hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế đã đóng góp 4% GDP quốc gia năm 2004 và 4,9% năm 2005, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, khôi phục nhiều làng nghề thủ công truyền thống,...Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch được đẩy mạnh không chỉ giới thiệu du lịch Việt Nam với bạn bè thế giới mà còn tạo dựng hình ảnh một Việt Nam an toàn, thân thiện, mến khách và trù phú, tạo cơ sở thu hút đầu tư nước ngoài,...Bên cạnh đó cũng không thể không kể đến những hạn chế cần khắc phục của hoạt động này như: hoạt động xây dựng chương trình du lịch còn mang tính sao chép, khuôn mẫu, chưa thực sự hấp dẫn khách du lịch quốc tế; về hoạt động bán và thực hiện chương trình du lịch, giá cả còn cao, chất lượng phục vụ chưa tốt,...Những hạn chế này xuất phát từ những nguyên nhân từ cả hai phía: nhà nước và các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do sự quản lí của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế chưa đồng bộ và hiệu quả, quy mô các doanh nghiệp còn nhỏ, tổ chức lỏng lẻo, năng lực kinh doanh còn yếu. Bằng việc phân tích những nguyên nhân nêu trên, chương II đã tạo bước đệm quan trọng để chương III đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.