- Và sự phát triển của Internet trong những năm cuối của thập kỉ 90 thế kỉ trước.
Nhờ đó, kinh doanh điện tử và thương mại điện tử đã có những ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh lữ hành, đặc biệt là kinh doanh lữ hành quốc tế. Theo truyền thống, các công ty lữ hành và các đại lí lữ hành đảm nhiệm vai trò phân phối trung gian cho các nhà cung cấp sản phẩm du lịch. Các công ty và trung gian lữ hành này được hỗ trợ bởi một số lượng lớn các yếu tố trung gian truyền thông qua mạng như hệ thống đặt chỗ qua máy vi tính CRS và hệ thống phân phối toàn cầu GDS. Hệ thống trung gian du lịch qua mạng này đều giúp cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trung gian giao dịch với những điều kiện thuận lợi đặc biệt là trong việc đặt chỗ. Hệ thống trung gian qua mạng đã dần dần phát triển mối liên hệ lẫn nhau và thông thường thì các hệ thống này có xu hướng sáp nhập vào nhau tạo ra một mạng lưới đối tác thân thiện.
Internet tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty lữ hành có thể tiếp cận được với một lượng lớn khách hàng và có thêm nhiều cơ hội để phát triển mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Internet cũng giúp cho khách hàng có thể giao tiếp với các doanh nghiệp lữ hành bất kì thời điểm nào, 24 giờ một ngày và 365 ngày một năm. Internet còn giúp cho các doanh nghiệp thực hiện các chương trình quản lí quan hệ khách hàng và tăng cường sự hiểu biết về nhu cầu khách hàng. Sự giao tiếp này làm phát sinh thêm hàng loạt các yêu cầu mới cho doanh nghiệp. Công nghệ thông tin và internet đã làm xuất hiện những loại hình kinh doanh mới trên thị trường du lịch. Trên thế giới hiện nay, các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh lữ hành trực tuyến có thể quy về một số mô hình sau: website giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp; đấu giá trực tuyến, cổng thông tin và mô hình giá động.
Nói tóm lại, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh lữ hành sẽ giúp các doanh nghiệp lữ hành:
- Tăng cường lợi thế cạnh tranh trên thị trường
- Tăng doanh thu và giảm chi phí nghiên cứu khách hàng và chăm sóc khách hàng.
- Tăng cơ hội phân phối sản phẩm thông qua các kênh phân phối mới.
- Giảm chi phí phân phối, chi phí quảng bá sản phẩm
Có thể bạn quan tâm!
- Về Hoạt Động Xúc Tiến, Quảng Bá Hoạt Động Du Lịch
- Về Hoạt Động Xúc Tiến Hỗn Hợp Các Chương Trình Du Lịch
- Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Năm 2012 Của Việt Nam
- Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 2000-2007 - 11
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
- Tăng cường sự thoả mãn của khách hàng ( thuận tiện, dễ tiìm kiếm thông tin, nhiều sự lựa chọn, giá rẻ,…)
- Có thể áp dụng các chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing khác nhau một cách linh hoạt và thuận lợi hơn.
Hiện nay, tại Việt Nam Luật Giao dịch điện tử ngày 19/11/2005 đã được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/3/2006.
Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 222/2005/QĐ- TTg ngày 15/9/2005 phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử thành một công cụ quan trọng, góp phần phát triển thương mại qua mạng internet và khuyến khích các doanh nghiệp đẩy nhanh ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế ở Việt Nam không thể không nắm cơ hội ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của mình để thu được lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp khác.
1.2. Thách thức:
1.2.1 Áp lực cạnh tranh
Du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế cho nên phải vừa hợp tác, vừa tìm hiểu cơ chế và luật chơi quốc tế. Vì vậy có nhiều hạn chế và khó khăn, trong khi hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh. Thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế tạI
Việt Nam hiện nay chính là áp lực cạnh tranh. Thực tế năng lực cạnh tranh của du lịch nước ta còn thấp bởi dịch vụ chưa đa dạng, cơ sở hạ tầng không theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng dịch vụ còn kém, giá cả cao, sản phẩm du lịch ít phong phú. Dẫn đến du lịch nước ta chưa giữ chân được khách, kéo dài thời gian lưu trú, tỷ lệ du khách quay lại lần hai còn thấp.
Hội nhập sẽ tạo áp lực rất lớn với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế Việt Nam trong cạnh tranh. Phần lớn doanh nghiệp lữ hành quốc tế của ta thuộc loại nhỏ, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp. Ðội ngũ nhân lực du lịch thiếu và yếu về trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm, nhất là thiếu những người có chuyên môn cao. Quá trình hội nhập, mở cửa cũng có thể tạo ra nguy cơ phá hoại môi trường và cảnh quan du lịch nếu không có sự quan tâm và những biện pháp quản lý hiệu quả. Ðó là một số thách thức chính đang đặt ra đối với ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế Việt Nam nói riêng.
Hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu. Trong quá trình hội nhập, Nhà nước chỉ hỗ trợ, tạo môi trường pháp lý thông thoáng và thuận lợi, còn thành công tùy thuộc vào sức cạnh tranh, vào sự năng động của doanh nghiệp. Do vậy, đã đến lúc các doanh nghiệp không thể trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước mà phải bắt tay vào cuộc, thật sự tự thân nỗ lực.
1.2.Môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới đầy biến động
Như ta đã biết, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á những năm 1997-1998 đã cuốn nền kinh tế nhiều nước trên thế giới vào vòng suy thoái, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ. Ngành Du lịch nước ta, sau một thời gian tăng trưởng liên tục, đã chững lại và sụt giảm cả về lượng khách, doanh thu và thu hút đầu tư. Năm 2001, năm đầu tiên của thiên niên kỷ thứ ba trôi qua trong những biến động được coi là lớn nhất trong lịch sử loài người: Vụ khủng bố vô tiền khoáng hậu vào nước Mỹ ngày 11-9 ; kinh tế thế giới suy thoái nghiêm trọng với đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng ở Argentina vào những ngày cuối năm; cuộc chiến
toàn cầu chống khủng bố do Mỹ phát động, những cuộc xung đột chính trị, tôn giáo, sắc tộc diễn ra liên miên ở mọi khu vực. Nhìn lại năm 2003, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Các thế lực đế quốc hiếu chiến bất chấp sự phản đối của nhân dân thế giới và Liên hợp quốc đã đơn phương phát động chiến tranh I-rắc, đẩy thế giới vào trạng thái cực kỳ căng thẳng, trong khi nền kinh tế thế giới vẫn ở trong tình trạng trì trệ, phục hồi chậm. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và quá trình toàn cầu hoá tiếp tục phát triển mạnh mẽ; cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Bệnh dịch SARS, cúm gia cầm đã xảy ra ở nhiều nước, làm tổn hại sinh mạng nhiều người và gây thiệt hại lớn về kinh tế. Trong khi chiến tranh, bạo lực, đói nghèo, chậm phát triển, ô nhiễm môi trường... đang là những trọng bệnh tiếp tục giày vò nhiều quốc gia, khu vực trong năm qua thì năm 2005 thiên tai gây thiệt hại tới 225 tỷ USD, 112.000 người chết . Chỉ riêng trận động đất ở Pakixtan đã làm 87.000 người chết và hàng trăm nghìn người bị thương, hàng triệu người màn trời chiếu đất và hiện vẫn đang tiếp tục đối mặt với đói khát dịch bệnh thực sự làm cả thế giới phải buồn đau. Rồi cơn bão Katrina với sức gió 240 km/h tàn phá một vùng rộng lớn nước Mỹ… thật sự là những thảm kịch lớn. Cuối năm 2005, giá dầu tăng kỷ lục (hơn 70 USD/ thùng), đang tạo ra mối lo ngại tiềm tàng cho tương lai phát triển kinh tế thế giới.
Những diễn biến phức tạp và nhiều chiều trên đây đã tác động trực tiếp đến du lịch nói chung và hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế nói riêng của nước ta, với không ít những thách thức lớn.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
3.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về du lịch, quản lí du lịch
Ban hành luật Du lịch là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn này. Rà soát lại các văn bản quản lí, loại bỏ các văn bản không phù hợp và hết hiệu lực đối với kinh doanh lữ hành, đặc biệt là kinh doanh lữ hành quốc tế,
hoàn thiện cơ chế chính sách đối với quản lí du lịch. Các văn bản quản lí nhà nước phải một mặt tạo ra động lực cho các nhà kinh doanh. Mặt khác, phải đảm bảo sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần, các tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh lữ hành. Tạo môi trường thuận lợi trong quan hệ của các hãng lữ hành với nhà cung cấp sản phẩm du lịch và giữa các hãng lữ hành Việt Nam với nhau. Đồng thời, phân định rõ chức năng quyền hạn của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành theo hệ thống sản phẩm của hoạt động lữ hành. Kiểm tra thực hiện các văn bản pháp quy và xử lí nghiêm khắc việc vi phạm pháp luật là tạo điều kiện phát triển không chỉ đối với hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế nói riêng mà còn cho toàn ngành du lịch nói chung. Tổng cục Du lịch và các Sở Du lịch kịp thời hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Luật Du lịch có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 và các nghị định của Chính phủ về thực hiện Luật Du lịch, đặc biệt là Nghị định về “ kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch”, khi các nghị định này được ban hành. Đồng thời công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng danh sách các doanh nghiệp đủ đIều kiện kinh doanh lữ hành nội địa, các doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế ở Việt Nam và các đại lí du lịch. Một mặt nhằm bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật. Mặt khác giúp cho khách du lịch có cơ sở để lựa chọn và yên tâm khi tiêu dùng chương trình du lịch của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Việt Nam. Cụ thể như sau:
- Tiến hành rà soát hệ thống văn bản pháp luật về du lịch hiện hành, loại bỏ những quy định chồng chéo, không phù hợp với các cam kết; soạn
thảo các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể, phù hợp cam kết, đảm bảo môi
trường kinh doanh thông thoáng cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch;
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch quốc gia và vùng làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển du lịch các khu vực có
tiềm năng và xác định các dự án đầu tư cụ thể.
- Rà soát các thủ tục hành chính để loại bỏ các giấy tờ, thủ tục, giấy phép không cần thiết, công bố công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý, quy trình tác nghiệp, người chịu trách nhiệm và thời hạn giải quyết công việc của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch để mọi tổ chức, cá nhân thực hiện và giám sát việc thực hiện.
- Ban hành hệ thống phân cấp mới theo đề án tổng thể của Chính phủ đảm bảo tính hệ thống, ban hành cơ chế kiểm tra việc thực hiện phân cấp, gắn phân cấp với kiểm tra, giám sát.
- Tiếp tục hoàn thiện dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Du lịch theo hướng đẩy mạnh phân cấp, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tư và phát triển sản phẩm du lịch.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành và quản lý theo hướng xây dựng công sở điện tử, phục vụ đắc lực cho cải cách hành chính.
- Xác định các nội dung liên quan đến du lịch trong cam kết gia nhập WTO có thể thực hiện trực tiếp và nội dung cần phải nội luật hoá để xây dựng kế hoạch sửa đổi Luật Du lịch và các văn bản dưới luật liên quan.
- Hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật ngành phù hợp với các quy định quốc tế để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
- Xây dựng cơ chế tham vấn đối với các đối tượng được quản lý, các doanh nghiệp du lịch trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật theo nguyên tắc công khai, minh bạch của WTO.
- Xây dựng hệ thống thống kê du lịch phù hợp với Luật Thống kê và thông lệ quốc tế.
3.2 Chủ động tham gia tiến trình hội nhập, hợp tác quốc tế
Đồng thời với các giải pháp phát huy nguồn nhân lực trong nước, cần coi trọng mở rộng hợp quan hệ hợp tác để phát triển nhanh du lịch Việt Nam, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới. Thông qua hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với tất cả các nước, cá nhân và tổ chức như: WTO ( Tổ chức Thương mại thế giới), PATA ( Hiệp hội du lịch châu á- Thái Bình Dương), Asean( Hiệp hội các nước Đông Nam á) , Aseanta ( Tổ chức du lịch Hiệp hội các nước Đông Nam á, EU( Liên minh châu Âu)… để tranh thủ kinh nghiệm,nguồn vốn và nguồn khách, góp phần đưa du lịch Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp và hội nhập với sự phát triển chung của du lịch khu vực và thế giới.
Chủ động tham gia hợp tác song phương, đa phương trong khu vực và quốc tế, khai thác tốt và thực hiện các nghĩa vụ của mình. Chuẩn bị các điều kiện về thể chế và kinh tế để hội nhập du lịch ở mức cao khi Việt Nam đã gia nhập một số tổ chức khu vực và quốc tế.
Thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết trong quá trình hội nhập theo đúng lộ trình, bảo hộ có trọng điểm, có điều kiện và có thời hạn. Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch giải pháp để thực hiện cam kết quốc tế trong du lịch nói riêng và trong hợp tác kinh tế quốc tế nói chung. Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường nâng cao thị phần trên thị trường truyền thống và thị trường đã khai thông, nâng dần vị thế trên thị trường mới. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam đầu tư du lịch ra nước ngoài.
3.3 Về phối hợp liên ngành
- Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất việc điều chỉnh một số mức thuế đối với hoạt động du lịch, xây dựng và
áp dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá mua tại Việt Nam cho khách du lịch.
- Phối hợp với Bộ Thương mại phát triển hệ thống cửa hàng dịch vụ đạt chuẩn để khuyến khích hoạt động mua sắm, tăng chi tiêu của khách khi đến Việt Nam.
- Phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và các Bộ, Ngành liên quan xây dựng và thực hiện đề án phát triển hệ thống trạm dừng chân phục vụ khách du lịch dọc các tuyến đường quốc lộ, đặc biệt là các tuyến đường trùng với tuyến du lịch quốc gia; xây dựng đề án với lộ trình cụ thể về việc mở rộng phạm vi hoạt động cho các đoàn xe du lịch tay lái bên phải, các đoàn xe caravan và xe mô tô phân khối lớn vào Việt Nam; triển khai việc quy định tiêu chuẩn, kiểm định chất lượng, cấp biển hiệu và kiểm tra hoạt động của các loại phương tiện vận chuyển khách du lịch (ô tô, tàu thuyền).
- Phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu khả năng cấp visa tại cửa khẩu, miễn visa song phương và đơn phương cho khách du lịch tại một số thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam.
- Phối hợp với Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tổng cục Hải quan xây dựng đề án nâng cao chất lượng dịch vụ công tại các đầu mối tiếp xúc với du khách.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, Ngành liên quan trong việc xác định danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực du lịch và tổ chức các diễn đàn kêu gọi đầu tư cả ở trong nước và nước ngoài.
- Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí ở trung ương và địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về du lịch và quảng bá xúc tiến du lịch.
- Phối hợp với các ngành, các địa phương thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát đối với các dự án đầu tư xây dựng các công trình du lịch (khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí...) có ý nghĩa quốc gia.