3..4 Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch
- Xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực
- Đào tạo lại và bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có và đào tạo mới trong cả nước và nước ngoài để đáp ứng yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho kế hoạch dài hạn. Xây dựng mô hình đào tạo tiên tiến mà các nước phát triển đã áp dụng: trường – khách sạn và học viện du lịch quốc gia hoặc Đại học chuyên ngành Du lịch. Thí điểm mô hình dạy nghề có sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp có nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và vốn tự có của doanh nghiệp.
- Gắn kết các chương trình giáo dục đào tạo du lịch với hệ thống đào tạo quốc gia.
- Có chính sách đãi ngộ hợp lí để thu hút nhân tài, chuyên gia, nghệ nhân cùng tham gia vào công tác phát triển du lịch quốc tế.
3.5 Về xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch
- Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với xu hướng thị trường và có sức cạnh tranh trong khu vực. Trong đó, ưu tiên phát triển du lịch sinh thái,du lịch làng nghề truyền thống, nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá lịch sử và thể thao, vui chơi giải trí.
- Thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch mới, đặc biệt là du lịch đường bộ liên quốc gia, du lịch đường biển. Nghiên cứu khảo sát xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo của các địa phương, các vùng và sản phẩm liên quốc gia để thu hút khách quốc tế và đẩy mạnh thu hút khách nội địa
- Lập đề án phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng tổng hợp cao cấp ở khu vực ven biển và vùng núi có khí hậu ôn hoà nhằm hình thành hệ thống các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách.
Có thể bạn quan tâm!
- Về Hoạt Động Xúc Tiến Hỗn Hợp Các Chương Trình Du Lịch
- Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Năm 2012 Của Việt Nam
- Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 2000-2007 - 10
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
- Xây dựng đề án phát triển các cơ sở vui chơi giải trí, hệ thống các cửa hàng dịch vụ đạt chuẩn nhằm đáp ứng nhu cầu, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của khách du lịch.
- Lập kế hoạch và tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch tầm cỡ quốc tế nhằm thu hút khách du lịch và quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Trên cơ sở lí luận của chương I và phân tích thực trạng chương II, chương III đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành
quốc tế tại Việt Nam. Chương III bao gồm các nội dung chính sau: Thứ nhất, chiến lược phát triển du lịch 2012 của Việt Nam
Thứ hai, cơ hội và thách thức đối với du lịch quốc tế tại Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.
Thứ ba, một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.
Trong bối cảnh kinh tế, chính trị xã hội và đIều kiện môi trường tự nhiên như hiện nay, hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam đang nắm trong tay những cơ hội tốt nhưng thực sự cũng đang phải đối mặt với không ít những thách thức lớn. Vì vậy, về cơ bản, Việt Nam vẫn phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về du lịch và quản lí du lịch, chủ động tham gia tiến trình hội nhập, hợp tác quốc tế, tiến hành phối hợp liên ngành để hoạt động kinh doanh lữ quốc tế được phát triển thuận lợi. Song song với đó là chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, phấn đấu đưa du lịch Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới, nhanh, mạnh và bền vững.
KẾT LUẬN
Tại Việt Nam, kinh doanh lữ hành nói chung và kinh doanh lữ hành quốc tế nói riêng còn tương đối mới mẻ. Ngành du lịch Việt Nam thực sự có cơ hội phát triển trong những năm cuối thập niên 90 của thế kỉ 20. Cùng với sự đổi mới của đất nước, ngành du lịch đã có những thành công bước đầu để chứng tỏ nó là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng. So với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới Việt Nam có đủ điều kiện chung và riêng, có lợi thế so sánh để phát triển du lịch. Nhưng thực sự sự phát triển của kinh doanh lữ hành Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế so sánh của Du lịch Việt Nam. Trong khoá luận này, em đã tập trung trình bày các vấn đề sau:
Thứ nhất, hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế là một trong năm ngành nghề kinh doanh chính trong ngành du lịch, mang các đặc điểm chung của ngành dịch vụ như: tính vô hình, tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng, tính không chuyển đổi quyền sở hữu, tính không thể di chuyển và không thể cất trữ, tính thời vụ cao và luôn biến động.
Thứ hai, hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm 4 nội dung cơ bản là: nghiên cứu thị trường, xây dựng chương trình du lịch, tổ chức xúc tiến hỗn hợp chương trình du lịch và tổ chức bán các chương trình du lịch trọn gói.
Thứ ba, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm: các nhân tố khách quan ( môi trường văn hoá - xã hội, môi trường chính trị - pháp luật , môi trường cạnh tranh, môi trường địa lí- sinh thái) và các nhân tố chủ quan ( tiềm lực tài chính, tiềm lực con người, tiềm lực vô hình, vị trí địa lí, cơ sở vật chất của doanh nghiệp).
Thứ tư, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế là: chỉ tiêu doanh thu từ kinh doanh các chương trình du lịch, chỉ tiêu về tổng số ngày khách thực hiện, chỉ tiêu về tổng số lượt khách, chỉ tiêu thị phần.
Thứ năm, hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam giai đoạn này đã đạt được những thành tựu đáng mừng, đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc dân, mang lại những lợi ích thiết thực về chính trị, văn hoá, xã hội như : doanh thu từ hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế đã đóng góp 4% GDP quốc gia năm 2004 và 4,9% năm 2005, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, khôi phục nhiều làng nghề thủ công truyền thống,...Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch được đẩy mạnh không chỉ giới thiệu du lịch Việt Nam với bạn bè thế giới mà còn tạo dựng hình ảnh một Việt Nam an toàn, thân thiện, mến khách và trù phú, tạo cơ sở thu hút đầu tư nước ngoài,...
Thứ sáu, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam còn những hạn chế nhất định như: hoạt động xây dựng chương trình du lịch còn mang tính sao chép, khuôn mẫu, chưa thực sự hấp dẫn khách du lịch quốc tế; về hoạt động bán và thực hiện chương trình du lịch, giá cả còn cao, chất lượng phục vụ chưa tốt,... Những hạn chế này xuất phát từ những nguyên nhân từ cả hai phía: nhà nước và các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do sự quản lí của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế chưa đồng bộ và hiệu quả, quy mô các doanh nghiệp còn nhỏ, tổ chức lỏng lẻo, năng lực kinh doanh còn yếu.
Thứ bảy, Việt Nam đã xác định rõ những mục tiêu, từng nhóm nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan quản lí nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương, của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thử thách, đưa du lịch Việt Nam vào giai đoạn phát triển mới, nhanh, mạnh và bền vững.
Thứ tám, Việt Nam vẫn phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về du lịch và quản lí du lịch, chủ động tham gia tiến trình hội nhập, hợp tác quốc tế, tiến hành phối hợp liên ngành để hoạt động kinh doanh lữ quốc tế được phát triển thuận lợi. Song song với đó là chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực du lịch, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Và trong những năm tới, song song với việc khai thác tích cực tiềm năng to lớn của đất nước là khắc phục những hạn chế và khó khăn trong ngành, chắc chắn ngành du lịch Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế nói riêng sẽ gặt hái được nhiều kết quả tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Báo cáo tổng kết chương trình hành động quốc gia về du lịch 2000- 2005
2. Báo Du lịch năm 2000, 2005.
3. Báo đầu tư – cơ quan của bộ Kế hoạch và đầu tư.
4. Chương trình Hành động của ngành du lịch sau khi Việt Nam gia nhập WTO giai đoạn 2007 – 2012.
5. Dự thảo lần 2 kế hoạch tổng thể phát triển thương mại đIện tử ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, Bộ Thương mại.
6. Luật du lịch 2005, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Đính – Phạm Hồng Chương (2000), Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Thống kê, Hà Nội.
8.Nguyễn Văn Đính – Nguyễn Văn Mạnh (1997), Tâm lí và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch, NXB Thống kê.
9. Nguyễn Văn Mạnh – Phạm Hồng Chương (2006), Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Mạnh (2006) Luận án Tiến sĩ kinh tế.
11. Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010.
12. Pháp lệnh nhập xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch số 235- DL- HTDT ngày 4/10/1994 ban hành quy chế hướng dẫn viên du lịch.
14. Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch số 66/QĐ ngày 29/4/1995 ban hành quy chế quản lí lữ hành.
15. Tổng cục du lịch Việt Nam ( 1997), Hệ thống các văn bản hiện hành về quản lí du lịch, , NXB Chính trị Quốc gia.
16. Tổng cục du lịch, Báo cáo tổng kết công tác năm 2004 và phương hướng nhiệm vụ năm 2005.
17. Tổng cục du lịch Việt Nam, Những văn bản liên quan về quản lí và kinh doanh lữ hành ở Việt Nam.
18. Tạp chí du lịch các số năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006,
2007.
19. Thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định só 27/2001/NĐ- CP ngày 5/6/2001 của Chính phủ về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch.
20. Vũ Hoài Châu, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại chỗ của ngành du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
Tài liệu Tiếng anh
1. Robert T. Reilly (1991) Handbook of professional tour management, Delman published.Inc, second edition.
2. Dimitros Buhalis (2003), E tourism: Information technology for strategic tourism management, Prentice Hall Publish.
Website:
1. Tổng cục Du lịch: http:// vietnamtourism.gov.vn
2. Danh bạ Du lịch Việt Nam: http:// www.vietnamtravelindex.com
3. Cổng thông tin du lịch Việt Nam: http:// www.vietnamtourism.biz
4. công ty du lịch Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh: http://www.vietnamtourism-hcm.com.