- Thông tư số 04/2000/TT-TCDL ngày 24/12/2001. Thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 5/6/2001 của Chính phủ về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch.
Tổng cục du lịch đã phối hợp với Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Văn hoá Thông tin để xây dựng và ban hành 3 chương trình khung đào tạo ngắn hạn nghiệp vụ hướng dẫn du lịch (Quyết định số 564/QĐ-TCDL ngày 31/12/2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch). Cho phép các cơ sở đào tạo du lịch tại các trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Văn hoá Hà Nội, Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Dân lập Duy Tân xây dựng chương trình theo 3 chương trình khung và mở các lớp đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ hương dẫn. Theo quyết định số 69/QĐ- TCDL ngày 9/2/2004 của Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch ban hành tạm thời khung chương trình đào tạo ngắn hạn ngoại ngữ du lịch cấp chứng chỉ ngoại ngữ du lịch, cho phép cơ sở đào tạo ngoại ngữ tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng chương trình và mở các lớp đào tạo cho những người có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ từ trình độ C trở lên, thời gian đào tạo 3 tháng, cấp chứng chỉ ngoại ngữ du lịch. Điều kiện đủ để cấp thẻ hướng dẫn du lịch dài hạn: bằng tốt nghiệp Đại học trở lên, chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, chứng chỉ Ngoại ngữ du lịch do các cơ sở đào tạo được Tổng cục du lịch cho phép. Cơ quan quản lý nhà nước du lịch cấp Tỉnh (các Sở Du lịch, hoặc Sở Thương mại- du lịch hoặc Sở Du lịch- Thương mại) được Tổng cục du lịch uỷ quyền cấp thẻ hướng dẫn du lịch. Để giải quyết tình trạng thiếu hướng dẫn viên sử dụng một số ngoại ngữ hiếm Tổng cục du lịch đã có văn bản số 734/TCDL-LH ngày 22/6/2004 hướng dẫn các sở thực hiện việc kiểm tra và cấp thẻ hướng dẫn viên cho các học viên có ngoại ngữ hiếm (Tiếng Nhật Bản, Hàn Quốc, Italia, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, TháI Lan…). Chính các văn
bản quản lý này đã góp phần không nhỏ vào việc chuẩn hoá lao động hướng dẫn viên du lịch của Quốc gia, nâng cao được chất lượng sản phẩm lữ hành.
Quy định rõ các điều kiện được phép kinh doanh lữ hành quốc tế và kinh doanh lữ hành nội địa đã giúp cho toàn ngành lần đầu tiên thống nhất quản lý được các đầu mối kinh doanh lữ hành, tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt đọng và là cơ sở kiểm tra xử lý vi phạm.
Dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch đã tạo ra sự hợp tác, phối hợp hành động giữa các ngành hữu quan, các địa phương trong phục vụ khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế trong du lịch của Việt Nam ở thời kỳ này cũng phát triển mạnh. Bao gồm hội nhập quốc tế về du lịch trong khối nước ASEAN, Tổ chức Du lịch thế giới, Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu A – Thái Bình Dương (PTA). Việc thành lập chi hội PATA tại Việt Nam từ năm 1994, tham gia Hiệp hội Du lịch ASEANTA, hợp tác du lịch trên vùng sông Mê Kông-sông Hằng, hợp tác du lịch hành lang Đông- Tây, hợp tác du lịch Việt- Lào- Campuchia và ký 18 hiệp định hợp tác song phương với các Chính phủ về du lịch, 1tuyên bố chung hợp tác du lịch Việt Nam- Đức. Việc hội nhập kinh tế quốc tế về du lịch đã tạo đIều kiện dễ dàng và thuận lợi hơn cho việc khai thác khách, mở rộng thị trường khách và các hoạt động khuyến mại của các công ty du lịch lữ hành ở Việt Nam.
2.1.2. Số lượng, quy mô của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam
- Số lượng
Từ năm 1990-2004 lực lượng kinh doanh lữ hành ngày càng phát triển, có bước trưởng thành, thực sự đóng vai trò chủ lực, là chiếc cầu nối giữa khách với các nhà cung cấp sản phẩm du lịch Việt Nam. Các doanh nghiệp lữ hành thể hiện rõ vai trò phân phối sản phẩm cho ngành du lịch và các ngành khác của nền kinh tế quốc dân với việc thực hiện
đồng thời 3 chức năng: thông tin, tổ chức và thực hiện thoả mãn các nhu cầu đặc trưng trong chuyến đi của khách. Đến tháng 12/2004, toàn ngành có 329 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong đó có 123 doanh nghiệp nhà nước, 206 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Trong đó công ty trách nhiệm hữu hạn là 157, công ty cổ phần là 38, công ty liên doanh là 8 và công ty tư nhân là 3. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội. Miền Bắc chiếm 47%, Miền Trung chiếm 11%, và Miền Nam chiếm 42%. Có 2.462 doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa. Trong đó có 88 doanh nghiệp nhà nước, 581 công ty cổ phần, 1730 công ty trách nhiệm hữu hạn và 63 doanh nghiệp tư nhân [16].
- Vốn và lao động của các doanh nghiệp lữ hành
Năng lực kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp được phản ánh thông qua tổng số vốn đầu tư, số lượng lao động hàng năm mà doanh nghiệp tập trung cho kinh doanh lữ hành. Qua số liệu về vốn đăng ký kinh doanh cho thấy các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có quy mô nhỏ vốn cố định thường dưới 5 tỉ Việt Nam đồng. Về lao động của các doanh nghiệp lữ hành, trình độ học vấn của đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp này khá cao. 66% tốt nghiệp đại học ở các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Trong đó, 13% có trình độ đại học chuyên ngành về du lịch, 31% tốt nghiệp đại học ngoại ngữ khoa tiếng anh, 21% tốt nghiệp các ngành khác. Trên 3000 hướng dẫn viên được cấp thẻ. Độ tuổi trung bình là 32, nam giới chiếm tỉ lệ khoảng 64%, 36% là nữ giới.
2.2 Các thành tựu đạt được của hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 2000-2007
2.2.1. Về chỉ tiêu doanh thu
Những năm gần đây, thị trường khách quốc tế đến Việt Nam được mở rộng. Nhờ vào các chính sách phát triển du lịch lữ hành của nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam ngày càng tăng cường
quan hệ ngoại giao với các hãng du lịch lữ hành trên thế giới. Do vậy mà doanh thu của hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế đã đóng góp một phần không nhỏ trong GDP qua các năm. Ví dụ như năm 2004, doanh thu từ hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế đóng góp 4% GDP quốc gia, năm 2005 chiếm 4,9 % GDP quốc gia.
Bảng 2.1 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế ở Việt Nam giai đoạn 2000-2007
2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | |
DT (nghìn tỉ đồng) | 15.5 | 18.3 | 21.6 | 20 | 23 | 28 | 41 | 53 |
Tốc độ tăng DT so với năm trước(%) | 14.3 | 20 | 16.2 | -7 | 15 | 21.7 | 46.4 | 29.3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ Chức Xúc Tiến Hỗn Hợp Chương Trình Du Lịch
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Kinh Doanh Lữ Hành Quốc Tế .
- Khái Quát Về Sự Phát Triển Du Lịch Việt Nam Giai Đoạn 2000-2007
- Về Hoạt Động Xúc Tiến, Quảng Bá Hoạt Động Du Lịch
- Về Hoạt Động Xúc Tiến Hỗn Hợp Các Chương Trình Du Lịch
- Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Năm 2012 Của Việt Nam
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
Nguån: Táng cô du lÞch ViÖt Nam
Doanh thu cđa ho¹t ®éng kinh doanh l÷ hµnh quèc tÕ t¨ng ®Òu qua c¸c n¨m, nh÷ng n¨m gÇn ®©y t¨ng nhanh h¬n. Giai ®o¹n 2000-2003 doanh thu t¨ng 5,6 ngh×n tØ VN§ nh•ng giai ®o¹n 2003-2007 doanh thu t¨ng 32 ngh×n tØ VN§. Doanh thu n¨m 2007 cao gÊp 3,4 lÇn n¨m 2000. Nguyªn nh©n chÝnh lµ do nh÷ng n¨m 2000, 2001, 2002 nÒn kinh tÕ cđa Ch©u ¸ cã nh÷ng dÊu hiÖu khđng ho¶ng, ®Æc biÖt lµ cuéc khđng ho¶ng tµi chÝnh n¨m 2001 ë vïng §«ng Nam ¸ vµ §«ng ¸ khiÕn cho sù ®i l¹i cđa kh¸ch quèc tÕ ®Õn Ch©u ¸ nãi chung vµ ViÖt Nam nãi riªng gi¶m m¹nh. Kh¸ch Ch©u Mü vµ Ch©u ¢u cã xu h•íng nghØ ng¬i ë nh÷ng n¬i cã ®ång ngo¹i tÖ USD m¹nh, cßn kh¸ch Ch©u ¸, do ¶nh h•ëng cđa cuéc khđng ho¶ng nªn thËn träng h¬n khi lùa chän n¬i ®i du lÞch.
§¸ng chó ý nhÊt lµ doanh thu n¨m 2003 thÊp h¬n so víi nh÷ng n¨m tr•íc ®ã vµ nh÷ng n¨m sau. §ã lµ do ViÖt Nam chÞu ¶nh h•ëng cđa bÖnh viªm ®•êng h« hÊp cÊp SARS vµ dÞch cóm gia cÇm. Nh•ng ngay sau ®ã n¨m 2004, doanh thu
®· b×nh æn trë l¹i vµ t¨ng 1,5 ngh×n tØ VN§. §ã lµ nhê chÝnh s¸ch phßng dÞch
nhanh chãng kÞp thêi vµ nghiªm tóc cđa nhµ n•íc vµ toµn d©n. H¬n n÷a ViÖt Nam vÉn ®•îc coi lµ ®iÓm ®Õn an toµn cđa du lÞch, nhÊt lµ sau sù kiÖn khđng bè 11-9-2001 ë MÜ vµ t×nh h×nh chÝnh trÞ bÊt æn ë nhiÒu n•íc trªn thÕ giíi.
2.2.2 VÒ chØ tiªu sè l•ît kh¸ch
Sè l•ît kh¸ch quèc tÕ ®Õn ViÖt Nam ngµy cµng t¨ng cao, n¨m sau t¨ng nhanh h¬n n¨m tr•íc víi ph•¬ng tiÖn ®i l¹i vµ môc ®Ých còng thay ®æi qua c¸c n¨m.
BiÓu ®å 2.2. Tæng sè l•ît kh¸ch du lÞch quèc tÕ ®Õn ViÖt Nam 2000-2007
(theo phương tiện)
Nguồn : Tổng cục du lịch
Phương tiện chủ yếu khách du lịch sử dụng là đường hàng không (chiếm 52%) và đường bộ (chiếm 36%). Phương tiện đường biển (chiếm 12%) còn hạn chế do hệ thống tàu biển chở khách và hệ thống cảng biển của nước ta còn ít và chưa hiện đại. Do vậy, khách du lịch châu Âu thường hay đi máy bay. Bên cạnh đó, khách du lịch đến từ Trung Quốc, Lào, Đài Loan,… chủ yếu dùng các phương tiện đường bộ. Khi các cửa khẩu đường bộ được
mở rộng, các thủ tục xuất nhập cảnh đón khách từ các nước láng giềng sang được cải tiến, cơ chế đi lại giữa nước ta và nước bạn đã dễ dàng hơn thì phương tiện đường bộ được khách du lịch từ Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan ưa thích nhất.
Biểu đồ 2.3. Tổng số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 2000-2007
(theo mục đích)
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chủ yếu nhằm mục đích du lịch, nghỉ ngơi. Tỷ trọng khách du lịch với mục đích này chiếm khoảng 55-60%. Bởi tài nguyên du lịch nước ta vô cùng phong phú và hấp dẫn. Khách du lịch đến tham quan không những những danh lam thắng cảnh mà còn những di tích lịch sử, lễ hội truyền thống,... Nếu như năm 2000, số khách du lịch đến Việt Nam để du lịch và nghỉ ngơi mới chỉ dừng lại ở con số 1138,9 nghìn lượt khách thì đến năm 2007 con số ấy đã tăng lên 2569,1 nghìn lượt tức là gấp 2,3 lần.
Tỷ trọng khách du lịch với mục đích công tác chiếm khoảng 15 – 20%. Khách du lịch đến với mục đích này chủ yếu là những nhà kinh doanh đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư. Bên cạnh đó còn có những quan khách của Chính phủ các nước sang thăm nước ta với mục đích ngoại giao.
Số còn lại là với mục đích thăm thân nhân hoặc các mục đích khác như: chữa bệnh, giải trí…
Cơ cấu tỷ trọng theo mục đích chuyến đi như trên có xu hướng ít thay đổi.
Bảng 2.4: Tổng số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 2000-2007
(theo thị trường khách du lịch)
đơn vị: nghìn lượt
2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | |
Tổng số | 2140.1 | 2330.8 | 2628.2 | 2429 | 2927.9 | 3467.8 | 3583.5 | 4171.6 |
Trung quốc | 626.5 | 672.8 | 734.4 | 693.4 | 778.4 | 752.6 | 516.3 | 558.7 |
Đài Loan | 212.4 | 200 | 211.1 | 207.8 | 256.9 | 286.3 | 274.7 | 314 |
Nhật Bản | 152.8 | 204.9 | 279.8 | 209.7 | 267.2 | 320.6 | 383.9 | 411.6 |
Hàn Quốc | 214 | 233 | 260 | 243 | 293 | 317 | 421.7 | 475.5 |
Mĩ | 208.6 | 230.5 | 260 | 218.9 | 272.5 | 333.6 | 385.7 | 412.3 |
Pháp | 86.5 | 99.7 | 111.5 | 86.7 | 104 | 126.4 | 132.3 | 182.5 |
Anh | 56.4 | 64.7 | 69.7 | 63.4 | 71.2 | 80.9 | 84.3 | 105.9 |
Thị trường khác | 639.3 | 625.2 | 701.7 | 706.1 | 884.7 | 1250.4 | 1384.6 | 1711.1 |
Nguồn : Tổng cục du lịch Việt Nam
Cơ cấu khách du lịch chia theo thị trường gồm nhiều nước trên thế giới. Nổi bật nhất là 6 thị trường trọng điểm gửi khách đến Việt Nam: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mĩ, Pháp, ngoại trừ Anh. Thị trường
khách du lịch Trung Quốc là thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Đó là nhờ các cửa khẩu đường bộ được mở rộng, các thủ tục xuất nhập cảnh đón khách từ các nước láng giềng sang được cải tiến, cơ chế đi lại giữa nước ta và nước bạn đã dễ dàng hơn. Nhưng những năm gần đây có chiều hướng giảm nhẹ.
Thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là thị trường Mỹ. Lượng khách đến từ Mĩ ngày càng tăng mạnh, năm 2007 cao gấp gần 2 lần so với năm 2000.
Bên cạnh đó, các thị trường trọng điểm khác cũng thu lại những kết quả đáng mừng như thị trường khách du lịch từ Nhật Bản, Đài Loan, Pháp. Lượng khách ở các thị trường khác tăng càng nhanh, năm 2007 tăng 1071,8 nghìn lượt so với năm 2000. Điều đó là bởi lượng khách ở các thị trường mới như: Australia, Campuchia, Singapore, Thái Lan…tăng lên.
2.2.3. Về chỉ tiêu thời gian khách lưu trú và mức chi tiêu
Cùng với sự gia tăng tổng số lượt khách quốc tế đến Việt Nam, thời gian khách lưu trú cũng tăng lên đáng kể. Nếu như năm 2000 tổng số ngày khách quốc tế lưu trú lại Việt Nam là hơn 9 triệu ngày thì đến năm 2007, con số ấy đã tăng thêm 3,5 triệu ngày. Nguyên nhân tăng số ngày lưu trú của khách có nhiều nhưng căn băn vẫn là nhờ các sản phẩm du lịch của nước ta ngày càng phong phú, đa dạng, mới mẻ hơn, chất lượng hơn, tổ chức được nhiều tuyến điểm du lịch hấp dẫn hơn. Mặt khác, Việt Nam đang trong thời kì hội nhập với thế giới nên thu hút nhiều nhà đầu tư, nhà nghiên cứu đến tìm hiểu và tìm kiếm cơ hội đầu tư. Nếu như năm 1997 thời gian lưu trú trung bình của một khách du lịch quốc tế là 5,8 ngày thì năm 2000 con số này đã tăng lên 6.7 ngày. Theo khảo sát thống kê, trung bình mỗi năm thời gian lưu trú trung bình của mỗi khách quốc tế tăng lên 0,22 ngày.