Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào Việt - 11


nước Lào để thanh toán cho các doanh nghiệp, các công trình dự án Nhà nước. Việc chuyển đổi, mua bán như vậy nhiều khi có xảy ra rủi ro về tỷ giá ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chính vì vậy, để Ngân hàng liên doanh thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, Ngân hàng Nhà nước nên mua hoặc bán ngoại tệ cho Ngân hàng liên doanh Lào - Việt với tỷ giá ưu đãi hơn so với các ngân hàng thương mại khác và cuối tháng, kỳ, năm trước khi công bố tỷ giá khoá sổ giữa VND/LAK Ngân hàng Nhà nước nên tham khảo tỷ giá của Ngân hàng liên doanh Lào - Việt đã công bố sử dụng để tránh tình trạng bị thoa lỗ trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và cho Ngân hàng thực hiện nhiệm vụ của mình do hai Đảng hai Nhà nước giao ngày càng có hiệu quả.

- Tăng cường khung pháp lý và kiểm soát, tập trung vào việc cải thiện khả năng giám sát của NHNN đối với Ngân hàng liên doanh Lào - Việt, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế để xác định một cách rõ ràng về sự an toàn và lành mạnh của các nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng, cải tiến các tiêu chuẩn kế toán và thực hiện kiểm toán hàng năm do các công ty kiểm toán độc lập tiến hành, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế rõ ràng mức độ các dịch vụ ngân hàng cũng như mức độ dịch vụ thanh toán của ngân hàng sẽ giúp cho thị trường tài chính của Lào nhanh chóng hội nhập vào thị trường tài chính thế giới.

- Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ vốn để đầu tư phát triển công nghệ dưới hình thức cho vay đầu tư phát triển công nghệ với lãi suất thấp hoặc tạo điều kiện hơn nữa cho các tổ chức tín dụng tiếp cận được nguồn vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài.

- Ngân hàng Nhà nước thường xuyên có những tập huấn về công nghệ thông tin, về quá trình hiện đại hoá nhằm cập nhật thông tin cho các tổ chức tín dụng, có kế hoạch và phương hướng đầu tư vào công nghệ đúng đắn.


KẾT LUẬN


Hơn 18 năm hoạt động, Ngân hàng Liên Doanh Lào – Việt đã có bước tiến đáng kể, đóng vai trò tích cực trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, phát triển mối quan hệ bền vững giữa hai nước Việt Nam – Lào, đẩy mạnh sự hợp tác về kinh tế giữa hai quốc gia láng giềng.

Thực tế cho thấy, các sản phẩm huy động vốn tại Ngân hàng Liên Doanh Lào

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

– Việt vẫn còn nhiều hạn chế chưa theo kịp với sự phát triển của các ngân hàng trong và ngoài nước đã làm hạn chế sự phát triển của ngân hàng trong thời gian qua. Các hạn chế đó là hoạt động huy động vốn được chú trọng song tỷ lệ vốn huy động tại chỗ còn thấp và thiếu ổn định, chất lượng tín dụng chưa cao, các sản phẩm dịch vụ thanh toán còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, công nghệ còn có nhiều hạn chế so với những ngân hàng lớn hiện nay, việc tiếp thị mở rộng khách hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế có nhiều hạn chế về trình độ cán bộ và mạng lưới thanh toán.

Để tăng cường công tác huy động vốn trong thời gian tới, Ngân hàng Liên doanh Lào Việt cần thực hiện các giải pháp sau: Hoàn thiện và mở rộng các hình thức huy động vốn; đa dạng hóa các sản phẩm, Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng; chú trọng đến chính sách nhân sự; đẩy mạnh chính sách Marketing và tăng cường công nghệ và trang bị thiết bị quản lý hiện đại; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ ngân hàng...

Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào Việt - 11

Tuy nhiên, do những hạn chế về hiểu biết của cá nhân và khả năng có hạn nên luận văn thạc sỹ của tôi còn rất nhiều thiếu sót. Những giải pháp trên mới chỉ dừng lại ở những gợi ý chung, để thực hiện chúng cần phải có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu kỹ hơn để xây dựng thành chương trình hành động cụ thể phù hợp với Ngân hàng Liên doanh Lào Việt.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Chính phủ, 1999. Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi, Hà Nội.

2. Hồ Diệu, 2011. Quản trị ngân hàng. Hà Nội, Nhà xuất bản Thống kê.

3. Nguyễn Đăng Dân, 2014. Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đông.

4. Đặng Hương Giang, 2012, Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại Hà Nội, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

5. Phan Thị Thu Hà, 2014, Giáo trình tín dụng ngân hàng, Hà Nội, Nhà xuất bản Thống kê.

6. Lê Thị Khánh Hiền, 2014, Phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.

7. Học viện Ngân hàng, 2015, Giáo trình Kế toán ngân hàng, Hà Nội, Nhà xuất bản Thống kê.

8. Học viện Ngân hàng, 2012, Giáo trình Ngân hàng thương mại, Hà Nội, Nhà xuất bản Thống kê.

9. Nguyễn Thị Minh Kiều, 2013, Nghiệp vụ ngân hàng, Hà Nội, Nhà xuất bản Thống kê.

10. Nguyễn Thị Quỳnh Nga, 2014, Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.

11. Ngân hàng Liên doanh Lào Việt, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2015, 2016, 2017.

12. Lưu Văn Nghiêm, 2012. Giáo trình Marketing dịch vụ, Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

13. Vũ Thị Kim Oanh, 2012, Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải –Chi nhánh Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.

14. Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2010, Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.


15. Nguyễn Thị Thuỷ, 2012, Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN ở Việt Nam

16. Nguyễn Viết Vượng (2010), Giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam đầu thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Vũ Thị Thanh Dung (2011), Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng. Luận văn thạc sĩ, Đại học Thương mại.

18. Nguyễn Thị Phương Thảo (2012), “Huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam”. Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh.

19. Nguyễn Thị Nhật Lệ (2013), “Tăng trưởng nguồn vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.

20. Nguyễn Xuân Trường (2015), “Tăng cường nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tây”, Đại học Lương Thế Vinh.

21. Khăm Kình Phăn Tha Vông (2016), “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng phát triển Lào – Chi nhánh Savannakhet”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

22. Phạm Thị Thanh Ngọc (2016) “ Quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – chi nhánh Huế ” Luận văn thạc sĩ , Học viện hành chính Quốc gia .

23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997) , Luật các tổ chức tín dụng , NXB Chính trị Quốc gia .

24. TS . Tạ Thị Lê Yến (2007) “ Bán về chu chuyển vốn giữa thị trường chứng khoán và hoạt động của các ngân hàng thương mại và thị trường tài chính tiền tệ .

25. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2007) , ngân hàng TMCP , NXB đại học kinh tế quốc dân – Hà Nội .

26. Trang web : google.com.vn .

27. Trang web : http : //Laovietbank.marofin.com .

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2023