Hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


NHTM cổ phần

28

31

31

31

31

NH liên doanh

3

2

2

2

2

NH 100% vốn nước

ngoài

5

8

9

9

9

Chi nhánh NH nước

ngoài

50

51

49

49

49

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 31 trang tài liệu này.

Hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

(Nguồn: Website Ngân hàng Nhà nước)

Tính đến ngày 31/12/2019, hệ thống NHTM Việt Nam có 31 NHTMCP, 4 NHTM Nhà nước (gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và 3 NHTM cổ phần được NHNN mua lại 0 đồng vào năm 2015, đó là: Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Dầu khí toàn cầu và Ngân hàng Đại dương). Trong 31 ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) có 10 ngân hàng niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NHTMCP Công Thương Việt Nam, NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, NHTMCP Quân đội, NHTMCP Sài Gòn Thương Tín, NHTMCP Ngoại thương Việt nam, NHTMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, NHTMCP Kỹ thương Việt Nam, NHTMCP Tiên Phong, NHTMCP Việt Nam Thịnh vượng), 3 ngân hàng niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (NHTMCP Á Châu, NHTMCP Quốc Dân, NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội) và 3 ngân hàng niêm yết trên thị trường công ty đại chúng chưa niêm yết - Upcom (NHTMCP Bắc Á, NHTMCP Bưu Điện Liên Việt, NHTMCP quốc tế Việt Nam).

* Tình hình tài sản của các ngân hàng thương mại

Tổng giá trị tài sản của toàn hệ thống ngân hàng và giá trị tài sản bình quân của một ngân hàng ở Việt Nam liên tục tăng, từ 151.412,43 tỉ đồng năm 2015 lên 243.96 ,13 tỉ đồng năm 2019. Căn cứ vào quy mô tài sản có thể chia hệ thống ngân hàng Việt Nam thành ba nhóm: (i) Nhóm 1: gồm các ngân hàng có quy mô tài sản năm 2019 trên

1.000.000 tỉ đồng. Đây là những ngân hàng có quy mô giá trị tài sản lớn nhất trong hệ thống của các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, gồm: Nông nghiệp, Đầu tư, Công Thương, Ngoại thương, gấp 5-6 lần mức trung bình của một ngân hàng; (ii) Nhóm 2: gồm các ngân hàng có quy mô tài sản năm 2019 từ trên 300.000 tỉ đến trên 500.000 tỉ đồng (không có ngân hàng nào có quy mô tài sản từ 600.000 tỉ đến 1.000.000 tỉ đồng); (iii) Nhóm 3: gồm các ngân hàng có quy mô tài sản năm 2019 từ dưới 300.000 tỉ đồng, trong đó có ngân hàng có quy mô tài sản dưới 100.000 tỉ đồng.

* Thực trạng nguồn vốn của các ngân hàng thương mại

Vốn điều lệ của toàn hệ thống ngân hàng và số vốn điều lệ bình quân của một ngân hàng ở Việt Nam tăng nhẹ qua các năm, trong đó 4 ngân hàng giữ vị trí nhóm 1 về tài sản (gồm: Đầu tư, Công Thương, Ngoại thương, Nông nghiệp) và ĩ thương có vốn điều lệ gấp khoảng 3 lần mức trung bình của một ngân hàng. Một số ngân hàng có mức vốn điều lệ tăng nhanh trong hai năm gần đây như ĩ Thương, Việt Nam Thịnh Vượng...

Vốn tự có của toàn hệ thống ngân hàng và số vốn tự có bình quân của một ngân hàng ở Việt Nam tăng nhẹ qua các năm, riêng ngân hàng Đầu tư có mức tăng trưởng mạnh vào năm 2019. Bốn ngân hàng giữ vị trí nhóm 1 về tài sản (gồm: Đầu tư, Công Thương, Ngoại thương và Nông nghiệp) có vốn tự có năm 2019 gấp từ 4-5,5 lần mức trung bình của một ngân hàng.

* Kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại

Giai đoạn 2015-2019, ROA, ROE của các ngân hàng biến động liên tục qua các năm.

Các ngân hàng có giá trị tài sản, vốn tự có cao (ngân hàng nhóm 1) như: Đầu tư, Công Thương và Nông nghiệp không phải là những ngân hàng có ROA, ROE cao nhất (ngoại trừ Ngoại thương). Một số ngân hàng có giá trị tài sản, vốn tự có chỉ ở mức trung bình (ngân hàng nhóm 2) trong toàn hệ thống như ĩ thương, VN Thịnh Vượng, Phương Đông, Quân Đội... là những ngân hàng có ROA cao. Quốc tế, Tiên Phong, Phương Đông, Á Châu, Quân Đội... lại là những ngân hàng có mức ROE khá cao. Một số ngân hàng như Đại chúng, Việt Nam Thương tín... (ngân hàng nhóm 3) có ROA, ROE âm ở một vài năm.


3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.2.1. Cơ sở pháp lý đối với hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Ngoài các văn ản luật (Luật các TCTD, Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp), Nghị định của Chính phủ về phát hành trái phiếu), trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng đã an hành thông tư để tạo lập cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư trái phiếu của các NHTM Việt Nam (36/2014/TT-NHNN; 06/2016/TT-NHNN; 19/2017/TT-NHNN; 02/2018/VBHN-NHNN; 22/2016/TT-NHNN; 15/2018/TT-NHNN; 22/2019/TT-NHNN).

* Các quy định về điều kiện đầu tư trái phiếu

Theo quy định hiện hành, NHTM muốn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp phải có: (i) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, xếp hạng doanh nghiệp phát hành trái phiếu; và (ii) Ban hành quy định nội bộ về mua trái phiếu doanh nghiệp phù hợp quy định hiện hành của các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có tối thiểu các nội dung:

- Quy trình, thủ tục thẩm định, phê duyệt và quyết định mua trái phiếu doanh nghiệp; nguyên tắc phân cấp, ủy quyền việc quyết định, phê duyệt mua trái phiếu doanh nghiệp; quy định về việc quản lý rủi ro trong hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp, đảm bảo công khai, minh bạch giữa khâu thẩm định và quyết định mua trái phiếu doanh nghiệp;

- Nguyên tắc, chỉ tiêu đánh giá, xác định mức độ rủi ro mua trái phiếu đối với các đối tượng doanh nghiệp, các loại trái phiếu doanh nghiệp;

- Hệ thống đo lường và quản trị rủi ro, điều kiện, biện pháp và quy trình xử lý rủi ro; trích lập dự phòng đúng quy định;

- Kiểm soát nội bộ hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp.

Ngoài các quy định trên, từ 12/02/2018 theo Thông tư số 19/2017/TT-NHNN và Thông tư số 02/2018/VBHN-NHNN (có hiệu lực từ 12/02/2018), muốn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, NHTM phải đảm bảo hệ số an toàn vốn CAR tối thiểu 9%; ngân hàng không được phép cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp nếu có tỉ lệ nợ xấu lớn hơn hoặc bằng 3%.

* Các quy định về giới hạn đầu tư trái phiếu

Thông tư số 22/2016/TT-NHNN (có hiệu lực từ ngày 15/8/2016) quy định số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp được tính vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng, đối với một khách hàng và người có liên quan. Vì vậy hoạt động đầu tư trái phiếu cũng phải tuân thủ các quy định về giới hạn tín dụng. NHTM có trách nhiệm quy định cụ thể các giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp: Mua trái phiếu của một doanh nghiệp phát hành; mua trái phiếu của một doanh nghiệp phát hành và doanh nghiệp liên quan phát hành; mua trái phiếu doanh nghiệp có bảo đảm, không có bảo đảm; mua trái phiếu doanh nghiệp với mục đích để án, để đầu tư và giữ đến ngày đáo hạn.

Thông tư số 36/2014/TT-NHNN (có hiệu lực từ 01/02/2015): chỉ quy định giới hạn dư nợ cấp tín dụng cho một khách hàng không quá 15% vốn tự có của ngân hàng; một khách hàng và người liên quan không được quá 25%; không quy định riêng đối với đầu tư trái phiếu. Tuy nhiên, do số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp được tính vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng nên ngân hàng cũng cần tuân thủ quy định này.

Thông tư số 06/2016/TT-NHNN (có hiệu lực từ 01/7/2016): bổ sung thêm quy định “NHTM không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết; ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) được đầu tư trái phiếu chính phủ (TPCP) tối đa 25%, ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) được đầu tư tối đa 35% nguồn vốn ngắn hạn bình quân tháng liền kề trước đó”.

Thông tư số 19/2017 và 02/2018/VBHN-NHNN (có hiệu lực từ 12/02/2018): bổ sung thêm quy định tổng dư nợ cấp tín dụng để đầu tư kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp của TCTD không được quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp của TCTD. Theo quy định hiện hành, số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của NHTM là một bộ phận cấu thành tổng số dư nợ cấp tín dụng, nhưng tổng số dư trái phiếu doanh nghiệp NHTM đầu tư không thuộc diện điều chỉnh tại quy định này.

3.2.2. Thực trạng tổ chức, quản lý hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam

3.2.2.1. Thực trạng ban hành quy định nội bộ về đầu tư trái phiếu

Thực hiện quy định hiện hành của NHNN về đầu tư trái phiếu, những năm qua, để có cơ sở cho việc tổ chức triển khai hoạt động đầu tư trái phiếu, hầu hết các ngân hàng đã an hành văn ản nội bộ quy định đối với hoạt động này. Tuy nhiên, mức độ bao phủ của các quy định đối với các loại trái phiếu có khác nhau. Có ngân hàng an hành các văn ản nội bộ riêng cho từng hoạt động đầu tư (đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư trái phiếu chính phủ như PVcomBank, MB,...). Có ngân hàng chỉ an hành quy định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Có ngân hàng an hành quy định đầu tư chung tất cả các loại trái phiếu.

Ngoài ra, cũng có một số ngân hàng không an hành các văn ản nội bộ về đầu tư trái phiếu. Căn cứ vào thực tế thị trường trái phiếu, hội đồng thành viên/HĐQT của ngân hàng ban hành nghị quyết về chủ trương đầu tư trái phiếu của từng tổ chức phát hành, trong đó xác định rõ số lượng tối đa loại trái phiếu đầu tư và giao cho tổng giám đốc chỉ đạo sở giao dịch và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện.

3.2.2.2. Thực trạng tổ chức triển khai hoạt động đầu tư trái phiếu

Để triển khai hoạt động đầu tư trái phiếu, tùy theo điều kiện, chiến lược phát triển riêng, mỗi ngân hàng có thể lựa chọn mô hình tổ chức khác nhau:

(i) Tổ chức hoạt động đầu tư chuyên iệt thông qua việc thành lập công ty quản lý quỹ, hoặc quỹ đầu tư trái phiếu (chẳng hạn như TCB của Techcombank, BVBF của Bảo Việt, MBBF của MB, VTBF của VietinBank...);

(ii) Và/hoặc đầu tư dựa vào bộ máy các đơn vị có sẵn của ngân hàng.

Hầu hết các ngân hàng đều tổ chức hoạt động đầu tư trái phiếu dựa vào bộ máy các đơn vị có sẵn của ngân hàng. Tham gia vào hoạt động đầu tư thường bao gồm các bộ phận như: Đơn vị kinh doanh (chi nhánh, phòng giao dịch…); tại Hội sở chính gồm các khối: Khối kinh doanh/Khối nguồn vốn và thị trường tài chính, Khối vận hành, Khối quản trị rủi ro , Khối kiểm tra - kiểm soát nội bộ , Khối tài chính - kế toán, Khối pháp chế...

Về cơ ản, các NHTM Việt Nam đều xây dựng và thực hiện quy trình hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu theo trình tự các ước: Thiết lập mục tiêu, lựa chọn loại hình đầu tư kinh doanh, chiến lược đầu tư kinh doanh, lựa chọn loại hình trái phiếu và cuối cùng là

đo lường và định giá kết quả.

Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu hướng tới nhiều mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu chủ yếu vẫn là phục vụ hỗ trợ cho việc quản lý kinh doanh nguồn vốn khả dụng của bản thân ngân hàng, đảm bảo duy trì khả năng thanh toán toàn hệ thống. Ngoài ra, hoạt động đầu tư trái phiếu còn hướng tới mục tiêu đa dạng hóa kinh doanh để đem lại thu nhập tương đối ổn định cho ngân hàng trong bối cảnh nguồn vốn huy động được lớn nhưng khả năng cho vay và thực hiện các hình thức tín dụng khác bị giới hạn.

3.2.3. Thực trạng kết quả hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam

3.2.3.1. Số lượng ngân hàng thương mại, quy mô và tỉ lệ đầu tư trái phiếu/tổng tài sản

Những năm qua hầu hết các NHTM Việt Nam đều đầu tư trái phiếu, song quy mô, tỉ lệ đầu tư trái phiếu/tổng tài sản có khác nhau. Các ngân hàng lớn (nhóm 1) như Công thương, Đầu tư, Ngoại thương, Nông nghiệp có quy mô đầu tư trên 100.000 tỉ đồng/năm, nhưng cũng có những ngân hàng chỉ đầu tư với quy mô trên 1.000 tỉ đồng/năm – đây thường là những ngân hàng nhỏ thuộc nhóm 3 trong xếp loại của NCS ở phần trên.

Tỉ lệ đầu tư trên tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 20,66% năm 2015 xuống còn 14, 8% năm 2019. Một số ngân hàng có tỉ lệ đầu tư/tổng tài sản khá cao, đó là những ngân hàng ở nhóm 2 và nhóm 3 như: Đại Dương, Hàng Hải, Bảo Việt, Tiên Phong....

Bảng 3.10: Tỉ lệ tổng đầu tư/tổng tài sản của các NHTM ở Việt Nam Giai đoạn 2015-2019

Đơn vị tính: %

TT

Tên ngân hàng

2015

2016

2017

2018

2019

Các ngân hàng có tỉ lệ đầu tư trên tổng tài sản cao hơn mức trung bình toàn hệ thống

1

Đại dương

34,86

47,99

47,77

37,55

35,80

2

Dầu khí Toàn cầu

37,46

36,49

32,40

28,74

19,91

3

Hàng hải

54,23

41,17

46,51

33,95

33,25

4

VN Thịnh vượng

31,82

33,69

26,94

23,31

24,44

5

Bưu điện Liên Việt

34,31

27,23

22,66

23,52

19,72

6

Tiên Phong

32,66

32,45

23,83

21,31

18,13

7

Bảo Việt

37,03

46,89

43,73

38,72

33,75

Trung bình toàn hệ thống

20,66

20,94

18,58

16,86

14,78

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của NHNN, của các công ty kiểm toán các năm


3.2.3.2. Thực trạng cơ cấu đầu tư trái phiếu

Bảng 3.11: Cơ cấu đầu tư trái phiếu của các NHTM Việt Nam theo sản phẩm Giai đoạn 2015-2019

Đơn vị tính: %

TT

Chỉ tiêu

2015

2016

2017

2018

2019

1

Tổng đầu tư

TP/Tổng tài sản

20,66

20,94

18,58

16,86

14,78

2

TP NHNN +

TPCP/Tổng tài sản

9,96

10,46

9,37

8,48

7,20

3

TPDN/Tổng tài

5,85

5,25

4,37

3,60

2,57



sản






4

TP của TCTD

khác/Tổng tài sản

4,85

5,23

4,84

4,78

5,01

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của NHNN, của các công ty kiểm toán qua các năm

Trong những năm qua, hoạt động đầu tư trái phiếu của các NHTM tập trung chủ yếu vào TPCP (chiếm tỉ lệ khoảng trên dưới 50%), còn lại là TPDN và trái phiếu của các TCTD khác. Tỷ lệ đầu tư trái phiếu/ tổng tài sản của các NHTM có xu hướng giảm, từ mức 20,66% năm 2015 giảm xuống còn 14, 8% năm 2019. Trong đó, giảm mạnh nhất là tỷ lệ vốn đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp với mức giảm trên 50%, (từ 5,85%/ tổng tài sản xuống còn 2,57%), trong khi tỷ lệ đầu tư vào TPCP giảm nhẹ và đầu tư vào TP của các TCTD khác không dao động nhiều.

* Đối với trái phiếu chính phủ

Bảng 3.13: Kết quả đầu tư TPCP của các NHTM Việt Nam trên thị trường sơ cấp Giai đoạn 2015-2019

Năm

Số NHTM tham

gia đấu thầu

Giá trị trái phiếu trúng

thầu (tỉ đồng)

Tổng giá trị trái phiếu đầu tư

trên thị trường sơ cấp (tỉ đồng)

2015

18

190,258

222,410

2016

15

229,811

271,519

2017

16

144,375

162,154

2018

16

73,640

78,998

Quý

I/2019

12

36,415

42,968

Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

Trong giai đoạn 2015-201 , nhóm thành viên đấu thầu là các NHTM có khối lượng mua trái phiếu lớn nhất, chiếm tới hơn 0% tổng khối lượng trái phiếu phát hành bằng hình thức đấu thầu. Đây cũng là nhóm nhà đầu tư chính trên thị trường với tỷ trọng khối lượng trúng thầu luôn chiếm trên 80%. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay, tỷ trọng khối lượng trúng thầu của khối NHTM giảm mạnh do thị trường có sự tham gia tích cực hơn từ khối công ty bảo hiểm.

Bảng 3.14: Kết quả đầu tư trái phiếu chính phủ của các NHTM Việt Nam trên thị trường thứ cấp (Giai đoạn 2015-2019)

Đơn vị tính: tỉ đồng

TT

Loại hình

giao dịch

2015

2016

2017

2018

2019

1

Outright

1.057.859,07

1.676.990,18

1.948.216,51

1.680.671,71

1.881.460,65

Tỉ lệ (%)

67

61

48

43

47

2

Repos

535.177,84

1.092.840,08

2.118.164,71

2.246.379,25

2.149.914,50

Tỉ lệ (%)

33

39

52

57

53

Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

Trên thị trường thứ cấp, hoạt động đầu tư TPCP của các NHTM thực hiện qua các giao dịch Outright và Repos (trong đó có 28 NHTM là thành viên giao dịch). Cùng với sự tăng trưởng quy mô giao dịch Repos của thị trường, giao dịch Repos của các NHTM cũng có xu hướng tăng liên tục từ 33% năm 2015 lên 53% năm 2019, riêng năm 2018 chiếm 57%. Hoạt động đầu tư qua giao dịch Outright của NHTM có xu hướng giảm, từ 6 % năm 2015 xuống 4 % năm 2019.

Trong 5 năm qua, các NHTM chủ yếu đầu tư vào các trái phiếu chính phủ trung hạn. Riêng năm 2019 có sự thay đổi lớn về cơ cấu đầu tư, đầu tư dài hạn tăng từ 5% năm 2015 lên 82% năm 2019. Điều này do sự thay đổi trong định hướng huy động vốn của Chính phủ với mục tiêu tái cơ cấu danh mục nợ công theo hướng kéo dài kỳ hạn vay của ngân sách nhà nước, tăng cường tính bền vững của danh mục nợ.

Bảng 3.15: Cơ cấu đầu tư trái phiếu chính phủ của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2015-2019 (theo kì hạn của trái phiếu)

Đơn vị tính: %

TT

Kì hạn của trái phiếu

2015

2016

2017

2018

2019

1

Ngắn hạn (nhỏ hơn 1 năm)

44

2

1

4

2

2

Trung hạn (từ 1 đến 5 năm)

51

90

82

78

16

3

Dài hạn (trên 5 năm)

5

8

17

18

82

Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

* Đối với trái phiếu doanh nghiệp

Tỉ lệ đầu tư TPDN trên tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 5,85% năm 2015 xuống còn 2,5 % năm 2019. Các ngân hàng có tỉ lệ đầu tư TPDN /tổng tài sản khá cao thường là những ngân hàng ở nhóm 3 như: Đại Dương, Dầu khí toàn cầu, Xây dựng Việt Nam, Hàng Hải... Các ngân hàng ở nhóm 1, nhóm 2 có tỉ lệ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp thường ở mức trung bình, hoặc thấp.

Bảng 3.16: Tỉ lệ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trên tổng tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2015-2019

Đơn vị tính: %

TT

Tên ngân hàng

2015

2016

2017

2018

2019

Các ngân hàng có tỉ lệ đầu tư TPDN cao hơn mức trung bình toàn hệ thống

1

Đại dương

16,02

11,88

14,86

8,87

10,97

2

Dầu khí Toàn cầu

15,08

11,52

10,22

9,07

5,96

3

Xây dựng Việt

Nam

10,78

11,77

12,29

53,78

1,05

4

Hàng hải

19,37

16,50

13,76

6,99

3,76

5

Quốc Dân

11,60

11,48

11,31

10,21

7,95

6

Bảo Việt

7,79

20,88

11,99

10,50

17,63

7

Đại chúng Việt

Nam

11,71

12,27

9,90

7,16

12,81

Các ngân hàng có tỉ lệ đầu tư TPDN thấp hơn mức trung bình toàn hệ thống

1

Á Châu

3,09

1,81

-

-

-

2

Quân Đội

2,70

2,59

1,75

2,37

3,63

3

Bắc Á

2,33

1,53

0,84

0,51

0,44

4

Phương Đông

3,38

1,74

1,30

1,49

1,24

Trung bình toàn hệ

thống

5,85

5,25

4,37

3,60

2,57

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của NHNN, của các công ty kiểm toán qua các năm

* Đối với trái phiếu của các TCTD khác

Tỉ lệ đầu tư vào TP của các TCTD khác trên tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng có xu hướng tương đối ổn định qua các năm, từ 4,85% năm 2015 lên 5,02% năm 2019. Một số ngân hàng có tỉ lệ đầu tư vào TP của các TCTD khác/tổng tài sản khá cao

như: Đại Dương, Dầu khí toàn cầu, Xây dựng Việt Nam, Hàng Hải... Trong khi các ngân hàng này có tỉ lệ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cao thì các ngân hàng ở nhóm 1 có tỉ lệ đầu tư thấp.

Bảng 3.17: Tỉ lệ đầu tư vào trái phiếu của các TCTD khác/Tổng tài sản Giai đoạn 2015-2019

Đơn vị tính: %

TT

Tên ngân hàng

2015

2016

2017

2018

2019

Các ngân hàng có tỉ lệ đầu tư TP của các TCTD khác cao hơn mức trung bình toàn

hệ thống

1

Đại dương

6,52

7,79

8,61

8,89

9,19

2

Dầu khí Toàn cầu

12,42

12,42

10,01

9,74

8,69

3

Hàng hải

11,8

9,94

10,78

8,74

12,04

4

VN Thịnh vượng

11,09

12,66

11,19

8,81

10,48

5

Bắc Á

12,25

10,36

12,43

11,08

11,27

6

Việt Á

22,93

19,68

15,03

12,80

9,26

7

Bưu điện Liên Việt

11,25

13,44

10,35

11,71

9,35

Trung bình toàn hệ

thống

4,85

5,23

4,84

4,79

5,02

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của NHNN, của các công ty kiểm toán qua các năm

3.2.3.3. Thu nhập từ hoạt động đầu tư trái phiếu

Do những khó khăn trong thu thập số liệu về thu nhập từ hoạt động đầu tư trái phiếu của từng ngân hàng, NCS tính mức thu nhập từ các hoạt động đầu tư trái phiếu dựa vào quy mô đầu tư từng loại trái phiếu của toàn hệ thống NHTM trong mỗi năm và lãi suất bình quân của các loại trái phiếu do HNX công bố.

Bảng 3.18: Lãi suất bình quân NHTM thu được từ đầu tư trái phiếu chính phủ Giai đoạn 2015-2019

Đơn vị tính: %

TT

Chỉ tiêu

2015

2016

2017

2018

2019

1

Trái phiếu ngắn

hạn (nhỏ hơn 1 năm)

Lãi suất


4,71


4,53


4,00


3,26


3,10

Tỉ lệ đầu tư

44

2

1

4

2

2

Trái phiếu trung

hạn (từ 1 đến 5 năm)

Lãi suất

5,50

5,59

4,73

3,55

3,46

Tỉ lệ đầu tư

51

90

82

78

16

3

Trái phiếu dài hạn

(trên 5 năm)

Lãi suất

7,17

6,98

6,13

5,03

4,53

Tỉ lệ đầu tư

5

8

17

18

82

4

Lãi suất bình quân NHTM thu

được từ đầu tư TPCP

5,24

5,68

4,96

3,81

4,33

Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và tính toán của tác giả

3.2.3.4. Mức độ tuân thủ pháp luật trong đầu tư trái phiếu

Hầu hết các NHTM Việt Nam đều duy trì hệ số CAR ở mức trên 9%, tuân thủ pháp luật hiện hành về điều kiện đầu tư trái phiếu cũng như quy định về tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu…. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2015-2019, 03 NHTM cổ phần được NHNN mua lại 0 đồng vào năm 2015 (Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Dầu khí toàn cầu, Ngân hàng Đại dương) và 01 ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt (Đông Á Bank) không có

thông tin minh bạch về tình hình tài chính, thiếu vắng các thông tin về các quy định tỷ lệ an toàn, cá biệt có một vài ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu trên 3%..., các ngân hàng này vẫn duy trì hoạt động đầu tư và là các ngân hàng có tỷ lệ đầu tư TPDN/ tổng tài sản cao nhất hệ thống. Vì vậy, cần có sự rà soát đối với các ngân hàng kể trên, nhất là trong bối cảnh hoạt động đầu tư TPDN tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay.

3.2.4. Nghiên cứu hoạt động đầu tư trái phiếu của một số ngân hàng thương mại Việt Nam

Để có thêm cơ sở, luận cứ thực tiễn cho việc đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư trái phiếu của các NHTM Việt Nam, NCS đã lựa chọn nghiên cứu điển hình tại ba ngân hàng:

- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đại diện cho nhóm 1: Nhóm có quy mô tài sản, vốn tự có lớn nhất, nhưng hiệu quả kinh doanh ở mức trung bình trong hệ thống, đã có lịch sử kinh doanh khá dài (thành lập từ năm 1988).

- Ngân hàng TMCP Quân Đội đại diện cho nhóm 2: nhóm có quy mô tài sản, vốn tự có ở mức trung ình, nhưng hiệu quả kinh doanh ở mức cao trong hệ thống, có thời gian hoạt động trung bình (thành lập cuối năm 1994).

- Ngân hàng TMCP Đại chúng đại diện cho nhóm 3: Nhóm có quy mô tài sản, vốn tự có thấp nhất và hiệu quả kinh doanh cũng ở mức thấp nhất trong hệ thống, có thời gian hoạt động còn ngắn (thành lập cuối năm 2013).

Mỗi ngân hàng đều được tác giả luận án nghiên cứu trên 3 nội dung theo logic chung, đó là: (i) Thực tế an hành các văn ản nội bộ về đầu tư trái phiếu; (ii) Mô hình tổ chức hoạt động đầu tư trái phiếu; và (iii) Kết quả hoạt động đầu tư trái phiếu.


3.3. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

3.3.1. Mô hình và phương pháp nghiên cứu

- Mô hình:

-Phương pháp tiếp cận theo thu nhập:

Bank Risk (hoặc Profitability)i,t= α0 + α1 × LoanInc/OpInci,t + α2 × ComInc/OpInci,t + α3 × Trad/OpInci,t + α4 × Controls t + vi + εi,t

-Phương pháp tiếp cận theo tài sản:

Bank Risk (hoặc Profitability)t= β0 + β1 × Loan/TAi,t + β2 × Trad/TA i,t + β3 × Controls

t-1 + vi + εit

Trong đó Bank Risk hoặc Profitability lần lượt là các biến phụ thuộc ROA, ROE để đo lường hiệu quả kinh doanh và Z-Score để đo lường rủi ro của ngân hàng.

Controls là các biến kiểm soát trong mô hình, cụ thể bao gồm: TA - Quy mô ngân hàng;

LOAN - Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản; EQUITY - Tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản;

COST - Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản; DTL - Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải trả;

GDP - Tăng trưởng kinh tế; INF - Tỷ lệ lạm phát.

- Dữ liệu: dữ liệu của 30 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2019. Các chỉ số tài chính của các ngân hàng thương mại được lấy từ nguồn dữ liệu Bankscope, các chỉ số thể hiện các đặc điểm vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam được lấy từ nguồn dữ liệu IMF.

- Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu: phân tích mô tả; phân tích hệ số tương quan, phân tích hồi quy theo mô hình FEM, REM và GMM, Kiểm định Hausman.

3.3.2. Kết quả và phân tích dữ liệu

- Kết quả phân tích hồi quy GMM chỉ ra Trad, Loan có ảnh hưởng cùng chiều lên ROA, ROE, đồng thời có ảnh hưởng ngược chiều lên chỉ số rủi ro của ngân hàng. Kết quả này cho thấy nếu hai yếu tố này tăng sẽ làm giảm rủi ro cho ngân hàng.

- Như vậy, hoạt động đầu tư trái phiếu của các NHTM trong thời gian vừa qua vẫn đảm bảo các mục tiêu cốt lõi, giúp gia tăng thu nhập cho ngân hàng, đồng thời phân tán rủi ro và tăng cường thanh khoản cho ngân hàng.

3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.4.1. Những kết quả đã đạt được

Kết quả:

- Hoạt động đầu tư trái phiếu góp phần đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, tăng thu nhập, góp phần bảo đảm an toàn thanh khoản cho ngân hàng.

- Về cơ ản các NHTM đều tuân thủ quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về điều kiện và giới hạn đầu tư trái phiếu.

Nguyên nhân:

- Hầu hết các ngân hàng đều đã an hành các văn ản nội bộ quy định về hoạt động đầu tư trái phiếu. Trước diễn biến phức tạp của thị trường và những cảnh báo rủi ro của NHNN, một số NHTM gần đây đã quy định về hạn chế đầu tư TPDN phát hành với mục đích cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp; không đầu tư trên thị trường sơ cấp đối với trái phiếu do TCTD phát hành.

- Các quy định của NHNN về điều kiện và giới hạn trong đầu tư trái phiếu ngày càng hoàn thiện hơn.

- Thị trường trái phiếu ngày càng phát triển, tạo ra những thuận lợi nhất định cho các NHTM trong triển khai hoạt động đầu tư.

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1. Những hạn chế, bất cập

Một là, quy mô đầu tư trái phiếu ình quân có xu hướng giảm. Cá biệt, một số NHTM lại có quy mô đầu tư ở mức rất cao, vượt quá ngưỡng bình quân của toàn hệ thống cũng như mức trung bình phổ biến của các ngân hàng trên thế giới (từ 1/5-1/3 tổng giá trị tài san). Thực trạng đầu tư trái phiếu quá lớn có thể dẫn tới tăng nguy cơ rủi ro và làm thay đổi bản chất hoạt động của một NHTM sang hoạt động của ngân hàng đầu tư.

Hai là, chiến lược đầu tư của một số NHTM Việt Nam đang đi ngược với chiến lược đầu tư phổ biến trên thế giới.

Ba là, hoạt động đầu tư TPDN ở các NHTM tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.

Bốn là, thực trạng NHTM đầu tư trái phiếu của các TCTD khác tất yếu dẫn đến có một lượng vốn lớn chạy lòng vòng trong hệ thống ngân hàng.

3.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

* Nguyên nhân chủ quan

- Mặc dù số đông ngân hàng đã an hành quy định đầu tư trái phiếu, nhưng không có quy định chi tiết về giới hạn đầu tư từng loại trái phiếu, nhất là quy định về các giới hạn mua trái phiếu của các doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm hoặc đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp phát hành với mục đích cơ cấu lại các khoản nợ.

- Chiến lược, quy trình thực hiện, phương pháp quản trị rủi ro trong đầu tư trái phiếu ở một số ngân hàng vẫn còn đơn giản và nhiều bất cập. Việc QLRR của một số NHTM, nhất là các ngân hàng nhỏ mới chỉ dừng lại ở việc kiểm soát việc tuân thủ quy trình tác nghiệp do bộ phận kiểm soát nội bộ thực hiện, công tác đánh giá, đo lường rủi ro, đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro chưa được NHTM chú trọng.

- Nguồn nhân lực cho lĩnh vực hoạt động đầu tư trái phiếu còn mỏng, một bộ phận chưa được đào tạo bài bản, chưa có kinh nghiệm nên chưa chuyên nghiệp.

* Nguyên nhân khách quan

- NHNN chưa an hành quy định về giới hạn đầu tư trái phiếu của NHTM vào các ngành, lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm, cũng như quy định về tỉ lệ đầu tư trái phiếu/ tổng tài sản.

- Thị trường trái phiếu chưa phát triển, thể hiện ở các điểm sau: (i) Quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam có sự tăng trưởng trong những năm gần đây, nhưng nếu so sánh với các thị trường TPCP phát triển thì quy mô thị trường TPCP Việt Nam vẫn còn nhỏ; (ii) Thông tin thị trường và cơ sở hạ tầng công nghệ vẫn còn hạn chế; (iii) Thị trường chưa có các tổ chức định mức tín nhiệm, vai trò tạo lập thị trường của các tổ chức tài chính trung gian còn rất hạn chế; và (iv) Môi trường pháp lý đối với hoạt động của thị trường trái phiếu chưa hoàn thiện.


CHƯƠNG 4:

ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ


4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VÀ NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2025, TẦM NHÌN 2030

4.1.1. Định hướng phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam

4.1.1.1. Quan điểm

Thứ nhất, xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế, đồng bộ với các cấu phần khác của thị trường tài chính (thị trường cổ phiếu, thị trường tiền tệ - tín dụng ngân hàng).

Thứ hai, phát triển thị trường trái phiếu cả về chiều rộng và chiều sâu, đảm bảo an toàn hệ thống, từng ước tiếp cận với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế và hiện đại hóa hạ tầng thị trường, đưa thị trường trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế với chi phí vốn hợp lý.

Thứ ba, tiếp tục tập trung phát triển thị trường trái phiếu chính phủ làm nền tảng cho sự phát triển của thị trường trái phiếu; đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn, đặc biệt là vốn trung

và dài hạn, góp phần tăng cường quản trị và công khai thông tin doanh nghiệp.

Thứ tư, tăng cường tính công khai, minh bạch, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường.

4.1.1.2. Mục tiêu

- Mục tiêu tổng quát

Phát triển thị trường trái phiếu ổn định, cấu trúc hoàn chỉnh, đồng bộ về các yếu tố cung - cầu; mở rộng cơ sở nhà đầu tư, tăng quy mô và chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ, đảm bảo thị trường hoạt động công khai, minh bạch và hiệu quả. Chủ động hội nhập thị trường quốc tế, từng ước tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

- Mục tiêu cụ thể

Đưa dư nợ thị trường trái phiếu đạt khoảng khoảng 65% GDP vào năm 2030, trong đó dư nợ thị trường trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương đạt khoảng 45% GDP vào năm 2030, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng khoảng 20% GDP vào năm 2030. Phấn đấu kỳ hạn bình quân danh mục phát hành trái phiếu chính phủ trong nước giai đoạn 2021-2030 đạt 7-8 năm.

Tăng khối lượng giao dịch trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương ình quân phiên lên mức 2% dư nợ trái phiếu niêm yết vào năm 2030. Tăng tỷ trọng trái phiếu chính phủ do các công ty bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính phi ngân hàng nắm giữ lên mức 60% vào năm 2030.

4.1.1.3. Định hướng phát triển

- Phát triển đa dạng các sản phẩm trái phiếu theo lộ trình phù hợp với sự phát triển của thị trường và nhu cầu của nhà đầu tư.

- Phát triển và đa dạng hóa hệ thống nhà đầu tư.

- Phát triển hệ thống các nhà tạo lập thị trường, định chế trung gian và dịch vụ thị trường.

- Phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin thị trường.

- Hoàn thiện các quy định đối với hàng hóa và chủ thể tham gia thị trường.

4.1.2. Định hướng phát triển ngành ngân hàng Việt Nam

4.1.2.1. Mục tiêu

Phấn đấu 100% NHTM áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn, triển khai thí điểm áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao tại NHTM Nhà nước nắm cổ phần chi phối và ngân hàng TMCP có chất lượng quản trị tốt đã hoàn thành áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn;

Có ít nhất từ 2-3 NHTM nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực Châu Á (2025); 3-5 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên TTC nước ngoài (2025); đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASean vào năm 2025, tiến tới tài chính toàn diện vào năm 2030;

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các NHTM lên khoảng 16-17%; Nợ xấu của toàn hệ thống các TCTD dưới 3%.

4.1.2.2. Định hướng phát triển

- Phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo cơ sở nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng.

- Đa dạng hóa các kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng, đẩy mạnh phát triển các kênh giao dịch ngân hàng hiện đại.

- Phát triển hệ thống các TCTD đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa, từng

ước nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.


4.2. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2025, TẦM NHÌN 2030

4.2.1. Dự báo những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam

4.2.1.1. Những thuận lợi

Một là, với sự phát triển ngày càng đa dạng các sản phẩm trái phiếu gồm sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới, các công cụ phái sinh, NHTM sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn loại trái phiếu phù hợp với chiến lược đầu tư riêng của từng ngân hàng.

Hai là, với định hướng “Chuyển đổi mô hình kinh doanh của các NHTM theo hướng từ “độc canh tín dụng” sang mô hình đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng phi tín dụng” (Quyết định số 986/QĐ-TTG và 34/QĐ-NHNN); và “Điều chỉnh quy định tỷ lệ nắm giữ trái phiếu chính phủ của các tổ chức tín dụng theo hướng bãi bỏ” (Quyết định số 1191/QĐ-TTg), các NHTM sẽ có cơ hội nâng cao tỉ lệ đầu tư và tăng sự chủ động, tính linh hoạt khi lựa chọn quyết định đầu tư trái phiếu.

Bà là, sự phát triển của các định chế trung gian như hệ thống các nhà tạo lập thị trường, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ..., cùng với các dịch vụ thị trường ngày càng hoàn thiện, hệ thống thông tin thị trường trái phiếu sẽ được cải thiện theo hướng ngày càng đầy đủ và minh bạch... là những điều kiện tốt giúp NHTM có các quyết định đầu tư trái phiếu chính xác hơn, hạn chế rủi ro tiềm ẩn...

Bốn là, những năm gần đây, khung pháp lý về thị trường trái phiếu và hoạt động đầu tư trái phiếu của NHTM liên tục được các cơ quan quản lý nhà nước ban hành, chỉnh sửa, góp phần tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và r ràng hơn cho các NHTM khi tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này. Với các quy định về điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ban hành tại Nghị định 81/2020/NĐ-CP ngày 09/7/2020 góp phần nâng cao chất lượng của hàng hóa – TPDN, qua đó góp phần hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư, trong đó có NHTM.

4.2.1.2. Những khó khăn, thách thức

Thứ nhất, sự phát triển và đa dạng hóa hệ thống nhà đầu tư tất yếu sẽ làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Trong bối cảnh đó, đội ngũ cán ộ ở bộ phận đầu tư kinh doanh trái phiếu của một số ngân hàng chưa được đào tạo bài bản, hoặc/và tham gia hoạt động đầu tư trái phiếu mang tính kiêm nhiệm. Bên cạnh đó, một số NHTM chưa thực sự chú trọng phát triển bộ phận nghiên cứu & kiểm soát rủi ro (Middle Offices) trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu. Số lượng cán bộ thuộc bộ phận này vừa ít, vừa phải kiêm nhiệm nhiều vị trí trong NHTM. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với một số NHTM mà không thể giải quyết trong ngắn hạn.

Thứ hai, bên cạnh số đông NHTM Việt Nam đã đảm bảo các điều kiện về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp theo quy định hiện hành, vẫn còn có những ngân hàng chưa an hành văn ản nội bộ về đầu tư trái phiếu, cơ sở hạ tầng và trình độ công nghệ còn yếu kém..., nên chưa có khả năng hỗ trợ đầy đủ cho nghiệp vụ đầu tư kinh doanh trái phiếu.

Thứ ba, việc QLRR của một số NHTM, nhất là các ngân hàng nhỏ còn nhiều bất cập. Các ước trong quy trình phát hiện, giám sát và xử lý rủi ro cũng không được quy định rõ ràng, thống nhất.

4.2.2. Quan điểm và định hướng đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022