Thực Trạng Phát Triển Dịch Vụ Vận Tải Hành Khách Công Cộng Bằng Xe Buýt Tại Thành Phố Hà Nội


chỉ nhằm giải quyết một số biểu hiện vi phạm lỗi mang tính sự vụ rời rạc mà chưa định hướng áp dụng hệ thống đánh giá toàn diện.

+ Về quản lý công tác vệ sinh môi trường: Quan hệ tác động giữa giao thông vận tải và môi trường liên quan đến nhiều yếu tố về KCHT, phương tiện và quá trình khai thác vận tải. Sự ảnh hưởng của quá trình quy hoạch, phát triển KCHT, ảnh hưởng của phương tiện đến môi trường sinh thái đã được đề cập trong các văn bản pháp luật của Bộ GTVT. Vấn đề bảo vệ môi trường trong phát triển và xây dựng KCHT giao thông đã được quy định rò trách nhiệm, nhiệm vụ của các bên trong suốt quá trình quy hoạch, lập dự án đầu tư, thực hiện và kết thúc dự án để đưa vào khai thác. Trong đó, công tác kiểm tra, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường được thực hiện thường xuyên dưới sự chủ trì của Sở GTVT. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để làm căn cứ quản lý và kiểm soát vấn đề đảm bảo môi trường sinh thái của các công trình KCHT giao thông từ lúc quy hoạch đến khi đưa vào khai thác.

Về phương tiện, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã đặt ra yêu cầu về giới hạn mức khí thải, tiếng ồn và quy định sử dụng chất làm lạnh trong thiết bị điều hòa không khí của xe ô tô. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, mức độ tác động trực tiếp đến môi trường về khí thải, tiếng ồn của phương tiện chưa được đánh giá chính xác mà chỉ thông qua đo lường khi kiểm định chất lượng kỹ thuật định kỳ.

Dưới góc độ quản lý, cần xem xét mức độ ảnh hưởng của hoạt động vận tải đến môi trường theo quan điểm đánh giá của hành khách để đảm bảo tính phù hợp của dịch vụ đối với nhu cầu, mong đợi của khách hàng. Vấn đề này chưa được đề cập trong hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp kinh doanh vận tải.

4.2. Thực trạng phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Thành phố Hà Nội

4.2.1. Phát triển về quy mô dịch vụ

4.2.1.1. Số đơn vị kinh doanh vận chuyển xe buýt

Hà Nội hiện nay có hai loại hình doanh nghiệp đồng thời tham gia cung cấp dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt, gồm doanh nghiệp nhà nước và tư nhân (công ty TNHH và công ty cổ phần). Tổng Công ty vận tải Hà Nội (bao gồm các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty) là doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo, khai thác hơn 70% số tuyến trên toàn mạng lưới xe buýt thành phố, các tuyến còn lại do các công ty TNHH và Công ty cổ phần dịch vụ vận tải khai thác.


Các đơn vị thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) bao gồm:

1. Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội: 01, 03A, 06A, 06B, 06C, 11, 15, 17, 23, 31, 36, 100,

108

2. Xí nghiệp Xe buýt Thăng Long: 14, 16, 18, 26, 30, 38, 39, 106, 107

3. Xí nghiệp Xe buýt 10 - 10: 05, 13, 20A, 20B, 28, 29, 50, 53A, 53B, 92, 95, 96, 97,

110, 111

4. Công ty Cổ phần Xe Điện Hà Nội: 07, 25, 27, 34, 35A, 35B, 55A, 55B, 56A, 56B,

109

5. Xí nghiệp Xe buýt Cầu Bươu: 06D, 06E, 22A, 22B, 22C, 32, 84, 85, 103A, 103B

6. Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên: 03B, 10A, 10B, 40, 54, 86, 90, 93, 112

7. Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Liên Ninh: 08A, 08B, 09A, 09B, 19, 21A, 21B, 37

8. Công ty Cổ phần Vận tải Newway: 47A, 47B, 48, 94

9. Công ty Cổ phần Xe Khách Hà Nội: 49, 51, 204, 205, 212

10. Trung tâm Tân Đạt: 12, 33, 52A, 52B, 62, 101A, 101B, 104, 113

11. Xí nghiệp Xe khách Nam Hà Nội: 04, 24, 63, 68, 87, 88, 98, 99, 202

12. Xí nghiệp Xe buýt nhanh Hà Nội: 02, 89, 91, 102, 105, BRT01

Các đơn vị không thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) bao gồm:

1. Công ty TNHH Bắc Hà: 41, 42, 43, 44, 45, 203

2. Công ty Cổ phần Vận tải, Thương mại và Du lịch Đông Anh: 46

3. Công ty TNHH Du lịch, Dịch vụ, Xây dựng Bảo Yến: 57 ,58 ,59 , 60A, 60B, 61, 65, CNG01, CNG02, CNG03, CNG04, CNG05, CNG06, CNG07

4. Công ty LD vận chuyển quốc tế Hải Vân: 64, 74, 80

5. Công ty Cổ phần Vận tải Xe Khách Hà Tây: 70A, 70B, 72

6. Công ty Cổ phần Dịch vụ và Vận tải Bảo Châu: 78

7. Vinbus - Tập đoàn Vingroup: e01, e02, e03, e04, e05, e06, e07, e08, e09, e10

4.2.1.2. Số lượng và cơ cấu phương tiện


Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có tổng số 1.939 phương tiện xe buýt đang hoạt động phục vụ VTHKCC. Các phương tiện đều đảm bảo yêu cầu đối với xe buýt đô thị, có trang bị thiết bị giám sát hành trình, hệ thống thông tin hành khách tiên tiến (thiết bị báo điểm dừng bằng âm thanh, đèn LED). Đa số xe buýt đạt tiêu chuẩn khí thải Euro II và Euro III (chiếm 51%) . Các xe đều trang bị hệ thống thông tin hành khách tiên tiến (thiết bị báo điểm dừng bằng âm thanh, đèn LED).

Đơn vị

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

Xe

1.360

1.399

1.465

1.480

1.482

1.781

1.915

1.952

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Bảng 4. 1: Số lượng xe buýt tại Hà Nội giai đoạn 2011- 2019


(Nguồn: NCS tự tổng hợp từ báo cáo Transerco) Cơ cấu phương tiện theo sức chứa: Hầu hết là các xe có sức chứa trung bình (45-

60 chỗ, chiếm 52%) và sức chứa lớn (80 chỗ, chiếm 44%), số lượng xe buýt sức chứa nhỏ chiếm tỷ lệ thấp (4%). Trong những năm trở lại đây, để đáp ứng nhu cầu sử dụng xe buýt ngày càng tăng của nhân dân, nhu cầu sử dụng xe buýt có sức chứa trung bình trở lên ngày một tăng để thay dần cho những xe buýt có sức chứa nhỏ. Tổng công ty vận tải Hà Nội hiện có 1.033 xe buýt các loại chiếm 73% tổng số xe toàn Thành phố.

Theo độ tuổi phương tiện: Phương tiện có tuổi thọ nhỏ hơn 5 năm chiếm tỷ lệ là 36%, từ 5 – 10 năm là 30% và trên 10 năm chiếm tỷ lệ 34%. Như vậy có thể thấy tuổi thọ phương tiện vận tải hành khách công cộng ở Thủ đô Hà Nội có tuổi thọ tương đối cao, phương tiện ít được đổi mới, đặc biệt là đối với các tuyến xã hội hóa, tuyến không có trợ giá và các tuyến buýt kế cận.

Về tiêu chuẩn khí thải: Vẫn còn 49% số lượng phương tiện đạt tiêu chuẩn khí thải Euro I, 20% phương tiện đạt tiêu chuẩn khí thải Euro II và có 31% số lượng phương tiện đạt tiêu chuẩn khí thải Euro III. Chưa có phương tiện nào đạt tiêu chuẩn khí thải Euro IV.

4.2.1.3. Kết quả kinh tế - tài chính

Theo giá hiện hành thì trong 6 năm qua (2010-2015) tốc độ doanh thu tăng 2,1 lần (từ 395 tỷ năm 2010 tăng lên 826 tỷ năm 2015) và chi phí tăng 1,83 lần/ năm (từ 983 tỷ năm 2010 tăng lên 1.798 tỷ năm 2015). Nguyên nhân do giá vé từ tháng 10/2012 tăng hơn 1000 đ/HK và đầu năm 2014 giá vé tăng lần 2.


Theo giá quy đổi (quy về năm gốc 2010, theo chỉ số trượt giá qua các năm) tìh trong giai đoạn này tốc độ doanh thu tăng 1,44 lần và chi phí tăng 1,26 lần.

Sản lượng vận chuyển của xe buýt trên các tuyến buýt nội đô hiện nay đã đạt ngưỡng bão hòa: Năm 2001 bình quân 1 xe buýt chỉ vận chuyển 119 HK/ngày thì năm 2015 là 1.152 HK/ngày. Hệ số sử dụng sức chứa bình quân toàn mạng đạt mức cao tới 70%; giờ cao điểm hệ số sử dụng sức chứa vượt thiết kế (bình quân là 140%- 160% sức chứa) từ đó ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cung cấp trong giờ cao điểm.

Chính sách trợ giá trực tiếp và chủ yếu dựa trên số km xe chạy, chưa đánh giá theo chất lượng dịch vụ và năng lực của các doanh nghiệp tham gia. Tỷ lệ phân phối vé tháng liên tuyến còn bất hợp lý (sản lượng vé tháng liên tuyến được chia bình quân cho toàn mạng theo sức chứa, cự ly và tần suất các tuyến) dẫn đến chưa đánh giá được chính xác hiệu quả khai thác của từng tuyến buýt.

4.2.2. Phát triển mạng lưới

4.2.2.1. Mạng lưới tuyến xe buýt

- Số lượng tuyến: Tính đến năm 2019, Hà Nội có 127 tuyến trong đó có 113 tuyến nội đô, 02 tuyến City Tour và 12 tuyến kế cận đi các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh. Tổng chiều dài mạng lưới tuyến là 4.437,6km, chiều dài bình quân tuyến là 34,94 km; các tuyến buýt kế cận thường dài hơn các tuyến nội đô và có sự khác biệt giữa chiều đi với chiều về. Hầu hết các tuyến buýt kế cận có chiều dài lớn hơn 20km, tuyến dài nhất tới 50 km (tuyến buýt Mỹ Đình- Trung Hà, Mỹ Đình – Phú Cường); chiều dài trung bình của các tuyến nội đô khoảng 17 km, tuyến ngắn nhất 10,8 km (Long Biên – Cầu Giấy) và tuyến dài nhất 22km (Gia Lâm - Yên Nghĩa).

Bảng 4. 2: Hiện trạng các tuyến xe buýt trên địa bàn Hà Nội



TT


Chỉ tiêu


Đơn vị


Năm 2011


Năm 2012


Năm 2013


Năm 2014


Năm 2015


Năm 2017


Năm 2018


Năm 2019

1

Số tuyến buýt

Tuyến

82

86

89

91

91

110

123

127

2

Tổng chiều dài tuyến

Km

2.440,0

2.491,0

2.585,2

2.625,1

2.676,1

3843,6

4297,8

4.437,6


3

Khối lượng vận chuyển

Triệu HK/Nă

m


483,0


496,6


499,8


506,0


468,9


441,0


453,6


482,64

(Nguồn: NCS tổng hợp từ báo cáo Transerco)


Sự đa dạng về chiều dài và lộ trình tuyến dẫn đến có sự khác biệt về số lượng điểm dừng đỗ trên mỗi tuyến, đặc biệt một số tuyến có số điểm dừng đỗ rất chênh lệch giữa chiều đi và về. Với các tuyến xe buýt nội đô, có sự khác biệt rất lớn về mật độ điểm dừng xe buýt giữa các tuyến nội thành và ngoại ô. Khoảng cách trung bình giữa 2 điểm dừng xe buýt dài 0,88 km, ngắn nhất bằng 0,33 km và dài nhất bằng 1,8km. Đặc biệt, có 02 tuyến vòng tròn là Nguyễn Công Trứ - Nguyễn Công Trứ và Bờ Hồ - Bờ Hồ đi 1 vòng qua các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng với mật độ điểm dừng cao nhất, khoảng cách trung bình giữa 2 điểm dừng từ 0,33 đến 0,57 km.

Số lượng tuyến phát triển còn hạn chế đặc biệt là khu vực phía Tây và Tây Nam của Thành phố (Hà Nội mở rộng), hiện nay một số trung tâm hành chính khu vực này mới chỉ được các tuyến buýt kinh doanh phục vụ với tần suất thấp, giá vé cao, dịch vụ chưa hấp dẫn.

Mức độ phủ mạng trong nội đô kín trên các trục đường chính nhưng chưa có các tuyến buýt gom, kết nối giữa các khu đô thị với mạng tuyến trục hiện nay. Tại các khu vực đô thị mới, các khu chung cư người dân tiếp cận xe buýt phải di chuyển với quãng đường đi bộ xa từ 1 - 3km.

Mạng lưới tuyến buýt nội đô hiện nay chưa có hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn cho tuyến xe buýt để đánh giá hiệu quả và phân loại tuyến. Do vậy khó khăn cho việc đánh giá so sánh hiệu quả khai thác giữa các tuyến của các Đơn vị vận tải cũng như việc mở mới và quyết định tần suất, dịch vụ của các tuyến buýt hiện nay.

Dịch vụ về tần suất phục vụ của nhiều tuyến vào giờ cao điểm trên một số các trục đường chính còn thấp nên khách thường phải chờ đợi lâu và bị quá tải. Nếu chỉ xem xét trong phạm vi 12 quận nội thành, Hà Nội có mạng lưới tuyến xe buýt đạt khoảng 5,6 km/km2, tính cho toàn thành phố là 0,6 km/km2. Hay nói cách khác, mạng lưới xe buýt tại Hà Nội hiện đang mất cân bằng nghiêm trọng giữa nội và ngoại thành, điều này khẳng định sự cần thiết phải mở rộng mạng lưới xe buýt tới các khu vực chưa có xe buýt trên các địa bàn Hà Nội.

Mạng lưới tuyến xe buýt Hà Nội phân bố theo các trục chính, hướng tâm, các cửa ngò ra vào thành phố. Mạng lưới tuyến xe buýt của thành phố Hà Nội khá phức tạp, với sự đa dạng về chiều dài, mật độ điểm dừng đỗ giữa khu vực nội thành và ngoại ô. Đặc biệt, những tuyến đi qua các quận nội thành với phần đường dành cho xe buýt hạn chế, mật độ điểm dừng cao dẫn đến làm giảm tốc độ chạy xe.


Các tuyến xuyên tâm và ngoại ô thường đi qua các tuyến phố cửa ngò ra –vào thành phố có mật độ giao thông rất lớn vào các giờ cao điểm nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc đảm bảo an toàn giao thông và chạy đúng giờ của các hành trình. Mặc dù mạng lưới tuyến được điều chỉnh liên tục với chính sách đầu tư phát triển hạ tầng theo hướng đồng bộ và hiện đại, nhưng trước áp lực gia tăng đột biến phương tiện cá nhân, kết cấu hạ tầng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu khi nhu cầu đi lại gia tăng, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Trong những năm gần đây, mạng lưới tuyến VTHKCC bằng xe buýt liên tục được điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch phát triển thành phố, hình thành mạng lưới tuyến xe buýt phủ kín diện tích thành phố.

Tóm lại, (1) Do sự phát triển hệ thống hạ tầng và đường bộ nên nhìn chung mạng lưới tuyến xe buýt hiện tại đã tương đối hợp lý với hiện trạng mạng lưới đường của Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

(2) Mạng lưới tuyến có hình dạng hỗn hợp, không có phân cấp rò ràng về năng lực và vai trò của tuyến.

(3) Các tuyến buýt hiện nay (chủ yếu trong vành đai 3) chủ yếu là các tuyến xuyên tâm, hướng tâm bám vào các trục đường chính của Thành phố và kết nối các bến xe, điểm trung chuyển chính.

(4) Mô hình trung chuyển đa dạng, chủ yếu là kết hợp giữa trung chuyển dọc (tại điểm dừng trên tuyến) và trung chuyển đầu cuối (tại các bến xe), trung chuyển ngang (giao ngang giữa tuyến) có xu hướng giảm.

(5) Hệ số trùng tuyến tương đối cao đặc biệt trên các đoạn trục giao thông chính.

(6) Việc phát triển mở tuyến tới các quận, huyện ngoại thành còn hạn chế; chưa có các tuyến buýt chuyên trách để phục vụ riêng các loại đối tượng khác nhau như HSSV và CBCNV các Khu công nghiệp (hiện nay vẫn kết hợp phục vụ bởi các tuyến buýt thường), chưa có loại hình minibus.

(7) Các khu vực trong vành đai 3 của thành phố đều có các tuyến buýt với 144 đoạn phố có tuyến buýt. Khi Hà Nội mở rộng thì các khu vực ở ngoài vành đai 3 nối liền với các trung tâm như Phú Xuyên, Sơn Tây, Xuân Mai, Mê Linh, Thanh Trì, ... cần phải mở thêm tuyến.

4.2.2.2. Điểm dừng, nhà chờ

Hiện nay trong mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội có 2.255 điểm dừng

đỗ, trong đó có 364 điểm dừng có thiết kế nhà chờ chủ yếu tại khu vực nội đô. Tỷ lệ


điểm dừng có thiết kế nhà chờ đạt 16,14%. Trong đó, khu vực nội thành có 1.152 điểm (cự ly bình quân giữa các điểm dừng là 630m, mật độ 3,8 điểm/km2). Tỷ lệ người dân tiếp cận xe buýt với cự ly dưới 500m đạt khoảng 80%. Một số khu vực người dân tiếp cận xe buýt với cự ly đi bộ trên 500m do hệ thống đường giao thông có mặt cắt nhỏ không thể tổ chức dịch vụ xe buýt. Tại khu vực ngoại thành có 2.661 điểm dừng (cự ly bình quân giữa các điểm dừng là 900m, mật độ 0,8 điểm/km2). Các điểm dừng chủ yếu bố trí trên các đường trục chính, quốc lộ, tỉnh lộ và đường liên huyện. Tỷ lệ người dân tiếp cận xe buýt cự ly dưới 500m đạt khoảng 30%.

Trong khu vực nội đô, các điểm dừng đỗ thông thường chỉ cắm biển với các thông tin về tên, số hiệu và lộ trình các tuyến đi qua. Các nhà chờ được thiết kế khá đẹp mắt, tiện lợi, có mái che, ghế ngồi cho hành khách và bản đồ mạng lưới tuyến, tuy nhiên tất cả chỉ ở dạng bảng thông thường. Hiện nay trên 1 số tuyến phố khu vực trung tâm đã có nhà chờ đã được lắp bảng điện tử thông tin trực tuyến, thông báo khoảng cách, thời gian xe buýt sắp tới để tiện cho hành khách theo dòi. Hành khách dễ dàng chuyển tuyến với cự ly đi bộ ngắn (khoảng 200m). Tuy nhiên, sự kết nối giữa xe buýt với các tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội (đang trong quá trình xây dựng) chưa hợp lý, khoảng cách giữa nhà ga và điểm dừng xe buýt khá xa, không thuận lợi cho việc trung chuyển của hành khách. Trong đó, tuyến Cát Linh - Hà Đông có 8/12 nhà ga cách điểm dừng xe buýt hiện tại từ 350m đến 500m; tuyến Nhổn - Ga Hà Nội có 9/12 nhà ga cách điểm dừng xe buýt hiện tại từ 350m đến 500m. Với 2.000 hành khách cho thấy, chỉ có 5,59% hành khách đánh giá hệ thống điểm dừng xe buýt chưa hợp lý, chủ yếu do nằm xa các ngò, nút giao thông.

Mặc dù hệ thống nhà chờ và điểm dừng xe buýt liên tục được cải tạo, bổ sung, nhưng do hạn chế về kinh phí và quỹ đất xây dựng (nguồn kinh phí chủ yếu từ kinh doanh dịch vụ cho thuê quảng cáo) nên các thiết bị phục vụ hành khách còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng.

4.2.2.3. Điểm trung chuyển

Mạng lưới xe buýt Hà Nội hiện có 6 điểm trung chuyển xe buýt trong nội đô và 6 điểm trung chuyển ở các bến xe liên tính. Các điểm trong nội đô tập trung chủ yếu ở phía Tây (Nhổn, Cầu Giấy, Hoàng Quốc Việt, Nam Thăng Long) và khu vực trung tâm Thành phố (Long Biên, Trần Khánh Dư) đang khai thác khá hiệu quả góp phần rất lớn trong công tác tổ chức mạng lưới, giảm trùng tuyến và tạo thuận lợi cho hành khách.

Tại các điểm trung chuyển các hạng mục phụ trợ phục vụ cho hoạt động xe buýt cũng được đầu tư khá tốt phù hợp với không gian đô thị và các hạng mục thiết yếu phục


vụ cho hoạt động xe buýt. Tuy nhiên, hệ thống thông tin dịch vụ và biển chỉ dẫn cho hành khách đi xe buýt còn lạc hậu, sơ sài, chưa cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết.

Bảng 4. 3: Hiện trạng các điểm trung chuyển xe buýt nội đô


Nguồn Sở GTVT Hà Nội Bảng 4 4 Hiện trạng các điểm trung chuyển xe buýt 1

(Nguồn: Sở GTVT Hà Nội)

Bảng 4. 4: Hiện trạng các điểm trung chuyển xe buýt kết nối bến xe liên tỉnh


Nguồn Sở GTVT Hà Nội 2

(Nguồn: Sở GTVT Hà Nội)

Xem tất cả 190 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí