Nghị Định Thành Lập Ngân Hàng Đông Dương


E. TIỀN NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG PHÁT HÀNH Nguồn:http://tienvietnam.vn/forum/bo-suu-tap-tien-giay-dong-duong/505-tien- dong-duong-qua-cac-thoi-ky-french-administration-banque-de-l-indo- hine.html.

KỲ I (PHÁT HÀNH NĂM 1876 - 1892)

Sau khi chiếm được Nam Kỳ Lục tỉnh, Quốc hội Pháp ban hành đạo luật ngày 24/6/1874 quy định sự phát triển các ngân hàng thuộc địa; và đến ngày 21/1/1875 thì có sắc lệnh thành lập Banque de l'Indochine (Ngân hàng Đông Dương - NHĐD - chữ Hán đọc là Đông Dương Hối lý Ngân hàng) rồi dần đúc đồng tiền Piastre de Commerce (PDC) theo hệ thống ngân bản vị với các đồng bạc lẻ 10 cent, 20 cent, 50 cent cùng các loại xu bằng đồng... Vào những năm 1880, các nước Âu - Mỹ ào đến giao lưu thương mãi ở vùng Đông Á, mang theo những đồng bạc có giá trị quốc tế như đồng Mexico, Trade Dollar Mỹ, đồng Dollar Anh, đồng Yen và Trade Dollar của Nhật, các đồng 5 francs của các nước châu Âu... nhưng không được người Việt tín dụng. Do vậy, năm 1883, Bác sĩ Harmand - được Chính phủ Pháp cử làm Tổng ủy viên ký hòa ước Quý Mùi - đã cưỡng bức triều đình Huế phải cho các đồng tiền Mexico và tiền của Ngân hàng Đông Dương được lưu hành song song với tiền Việt trên toàn cõi Việt Nam. Luồn theo đó, các đồng tiền ngoại nhập cũng mặc sức tung hoành trên thị trường Đông Dương. Vì thế, Ngân hàng Đông Dương đã phát hành tiền giấy lần đầu bằng 3 thứ tiếng: mặt trước ghi "Banque de l'Indo - Chine" (chú ý chữ Indo - Chine viết rời) cùng hai cột song song chữ Anh và chữ Pháp:

* One dollar - Une piastre (mặt sau ghi chữ Hán: Nhất nguyên: tức 1 đồng bạc).

* Five dollars - Cinq piastres (Ngũ nguyên, tức 5 đồng bạc)

* Twenty dollars - Vingt piastres (Nhị thập nguyên, tức 20 đồng bạc).

* Hundred dollars - Cent piastres (Nhất bách nguyên, tức 100 đồng bạc).

Bộ bạc giấy này phát hành tại hai chi nhánh: Sài Gòn in màu xanh, Hải Phòng in cùng kiểu nhưng màu đỏ, kèm theo 2 hàng chữ bằng 2 thứ tiếng "To be paid on demand to bearer - Payable en espèces au porteur", mặt sau cũng có hàng chữ Hán với nội dung tương tự, hàm ý: giấy tiền được thanh toán bằng số đồng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

tiền. Vì số tiền giấy được trả bằng bạc nên mỗi lần xuất kho một tờ thì đích thân Thủ quỹ ngân hàng phải ký bằng tay trên tờ giấy bạc. Như vậy số lượng tiền giấy phát hành rất ít, chủ yếu là sử dụng đồng PDC nặng 27 gram bạc có ghi năm đúc trên đồng tiền.

Chữ ký được ký trên 3 loại tiền này như sau:


KỲ II PHÁT HÀNH NĂM 1893 1896 Năm 1893 theo Sắc lệnh 21 01 1875 và 20 02 1888 tiếp 1


KỲ II (PHÁT HÀNH NĂM 1893 - 1896)

Năm 1893, theo Sắc lệnh 21/01/1875 và 20/02/1888 tiếp tục cho phát hành 4 loại giấy bạc như kỳ I nhưng mang vài đặc điểm khác:

* Địa điểm phát hành không in trên giấy bạc

* Nơi phát hành là Sài Gòn thay vì viết tay, được đóng bằng con dấu

* Chữ ký Un Aminisstrateur không có à Paris: DELESSERT không có chữ Edouard

Trong thời gian này Pháp có thêm chi nhánh Battambang PnomPenh của xứ Cao Miên và 2


Trong thời gian này Pháp có thêm chi nhánh Battambang, PnomPenh của xứ Cao Miên và Thành phố Hội An. Nhưng ngày nay người sưu tập mới chỉ tìm thấy 2 loại đóng dấu ở Sài Gòn (nếu Phát hành ở Nam Kỳ) và ở Hải Phòng (nếu phát hành ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ)

KỲ III (PHÁT HÀNH NĂM 1898 - 1903)

Đến năm 1898, dựa vào 2 Sắc lệnh 1875 và 1888, 4 loại giấy bạc (1$, 5$, 20$ và 100$) được in thêm để phát hành từ 1898 đến 1903 theo nhu cầu của Bộ Thuộc địa lúc bấy giờ. Nhưng tờ 1$ màu xanh đổi thành tờ 1$ màu đỏ và trên 3 tờ loại 5$, 20$ và 100$ có in địa danh nơi phát hành.

* Mặt trước: Để chữ SAIGON, le... (là dùng cho miền Nam và Cao Miên).

Để chữ HAIPHONG, le...(là dùng cho miền Bắc và Trung Kỳ)

* Mặt sau: Có hoa văn và chữ nho: CAO MIÊN - LỤC TỈNH (là dùng cho Nam Kỳ và Cao Miên) ĐÔNG KINH - AN NAM (Là dùng cho Bắc Kỳ và Trung Kỳ)

* Chữ ký cũng được thay đổi:


KỲ IV PHÁT HÀNH NĂM 1903 1907 Năm 1903 Ngân hàng Đông Dương in thêm 4 loại giấy 3


KỲ IV (PHÁT HÀNH NĂM 1903 - 1907)

Năm 1903, Ngân hàng Đông Dương in thêm 4 loại giấy bạc cũ, dựa vào 4 Sắc lệnh ngày 21/01/1875, 20/02/1888, 15/05/1900 và Sắc lệnh ngày 03/04/1901, bỏ hẳn tiếng Anh chỉ còn lại tiếng Pháp và tiếng Tàu (chữ nho) trên tờ bạc. Các loại giấy bạc này được phát hành trong các năm sau:

* 1903 - 1907 phát hành loại 1$


* 1903 phát hành loại 100$

* 1905 phát hành loại 5$ 20$

* 1907 phát hành loại 5$, 20$ 100$

Ngày tháng phát hành được in luôn lên gấy bạc. Riêng tờ 1$ nơi phát hành vẫn đóng dấu tay và chỉ có 2 chữ ký. Còn lại 5$, 20$ 100$ có 3 người ký, chữ ký giai đoạn này như sau:

Trong thời gian này miền Bắc đã bị Pháp đô hộ nên các tờ bạc cũng được 4

Trong thời gian này miền Bắc đã bị Pháp đô hộ nên các tờ bạc cũng được in với màu sắc khác để dễ phân biệt với màu chữ Tàu (chữ nho) phía mặt sau: ĐÔNG KINH AN NAM, với dụng ý là Pháp đã chiếm xong nước ta. Une Piastre - Un Piastre Chữ ký L'Admr Directeur. Giai đoạn 1 - Kỳ 4 (1903 - 1907) P-34c 1 Piastre/Piatre 1903 - 1907. Phát hành tại Sài Gòn 1903 - 1907 Khuôn khổ: 140mm x 105mm

KỲ V (PHÁT HÀNH NĂM 1909 - 1925)

Năm 1909, Ngân hàng Đông Dương (theo 4 sắc lệnh cũ) cho phát hành tại Sài Gòn và Hải Phòng 3 loại giấy bạc mới với giá trị là 5$, 20$ 100$ trong 4 đợt:

* Đợt 1 phát hành năm 1909, với 3 loại 5$, 20$ 100$. Loại phát hành cho Sài Gòn có màu xanh dương còn Hải Phòng có màu xanh lá cây đậm và nâu. Chữ ký gồm 3 người ký:


Đợt 2 phát hành năm 1910 đến năm 1919 cũng 3 loại trên Chữ ký như sau Đợt 3 5

* Đợt 2 phát hành năm 1910 đến năm 1919, cũng 3 loại trên. Chữ ký như sau:


Đợt 3 phát hành năm 1920 đến năm 1919 có 3 loại 5 20 và 100 Nơi phát hành cùng 6


* Đợt 3 phát hành năm 1920 đến năm 1919, có 3 loại 5$, 20$ 100$. Nơi phát hành cùng ngày, tháng, năm được in luôn trên giấy bạc. Màu sắc được phân định rõ: xanh đậm cho Sài Gòn, xanh lá đậm và nâu cho Hải Phòng. Chữ ký đợt này có 2 loại. Một loại cho 5$, 100$ và 1 loại cho 20$. Loại 5$ 100$ có 2 chữ ký:

Chữ ký trên tờ 20 có sự thay đổi chữ L 39 ADMINISTRATEUR DIRECTEUR được đổi 7


Chữ ký trên tờ 20$ có sự thay đổi chữ L'ADMINISTRATEUR - DIRECTEUR được đổi thành LE DIRECTEUR.

* Đợt 4 phát hành năm 1925, chỉ 1 loại 100$ riêng cho Hải Phòng. Hình dáng màu sắc như đợt 3. Loại này phát hành rất ít và thời gian ngắn vì phải thu hồi để phát hành loại 100$ mới (tờ độc lư). Chữ ký cho đợt này:

Loại tiền mới này thời gian đó người ta gọi như sau Giấy 5 có chữ NGŨ 8

Loại tiền mới này thời gian đó người ta gọi như sau:

* Giấy 5$ có chữ NGŨ NGUYÊN nên người ta gọi là "giấy ngẫu"

* Giấy 20$ có chữ Vingt nên người ta phiên âm là "giấy hoảnh"

* Giấy 100$ được gọi là Một trăm Thành Thái vì nó có hình ảnh bà đầm choàng vai 1 ông quan Annam mà người dân lầm tưởng là vua Thành Thái nên mới gọi như vậy. Còn có người bảo tờ bạc được phát hành vào giai đoạn khi vua Thành Thái còn tại vị nên gọi như thế, thì thật sai lầm. Vì năm 1907, vua Thành Thái đã nhường ngôi cho con là thái tử Vĩnh San (vua Duy Tân) trong khi tờ bạc chỉ được phát hành đầu tiên từ năm 1909 đến năm 1925 thì không thể gọi là 100$ Thành Thái mà nên gọi là 100$ Duy Tân mới đúng. Còn chân dung người đàn ông mặc áo gấm thì theo cuốn “Quê hương hoài niệm” của Bửu Diên - Hoành Oanh, xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1999, là chân dung cụ Ưng Tôn (Hiệu là Thúc Thuyên) sinh năm 1877, đậu tú tài Hán học, con Hiệp Tá Đại Học Sĩ Hường Thiết và là cháu nội của Tuy Lý Vương Miên Trinh lúc qua Pháp học về tài chính đã được Ngân hàng Đông Dương chụp hình và cho khắc in vào giấy bạc.


KỲ VI (PHÁT HÀNH NĂM 1919 - 1920)

Năm 1919, với Sắc lệnh ngày 06/10/1919 phát hành cho toàn Đông Dương (Việt - Miên -Lào) 3 loại tiền hào (cents) gồm 10 cents màu xanh, 20 cents màu nâu (có 2 loại: 1 có tên nhà in Chaix và loại không có tên nhà in, 50 cents màu đỏ. Giai đoạn này 3 loại tiền trên được phát hành chia làm 2 đợt:

* Đợt 1 phát hành năm 1919 gồm 10 cents, 20 cents và 50 cents.

* Đợt này có chữ ký sau:


Đợt 2 phát hành năm 1920 gồm 10 cents in đè lên mẫu cũ bằng dòng chữ GIẤY 9


Đợt 2 phát hành năm 1920, gồm 10 cents, in đè lên mẫu cũ bằng dòng chữ: GIẤY BẠC MỘT CẮT (viết sai chữ CẮT thay vì chữ CẮC). Đợt này có chữ ký như sau:


Năm 1921 Sắc lệnh ngày 02 03 1921 thu hồi và huỷ bỏ 4 loại tiền này F CÁC NGHỊ 10


Năm 1921, Sắc lệnh ngày 02/03/1921 thu hồi và huỷ bỏ 4 loại tiền này.


F. CÁC NGHỊ ĐỊNH, ĐƠN XIN VAY, TRẢ TIỀN…

1. Nghị định thành lập Ngân hàng Đông Dương

Nguồn: “Création de la Banque de l’Indochine, 1875; Listes des souscripteurs, Documents officiels”, archives de la Banque Indosuez; Statuts de la Banque de l’Indochine, 1875; Yasuo Gonjo, Furansu-Teikokushugi to Ajia: Indoshinaginko-shi Kenkyu (L’histoire de la Banque de l’Indochine (1875-1939): l’impérialisme française en Extrême-Orient), Tokyo, Tokyo University Press, 1985.

1875 1939 l’impérialisme française en Extrême Orient Tokyo Tokyo University Press 1985 11

Xem tất cả 231 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí