Du Lịch - Ngành Kinh Tế Tổng Hợp Quan Trọng Mang Nội Dung Văn Hoá Sâu Sắc, Có Tính Liên Ngành, Liên Vùng Và Xã Hội Hoá Cao


Châu Mỹ cũng đóng góp lớn vào thị phần du lịch Việt Nam, năm 1999, khách du lịch từ Mỹ đạt 210.377, năm 2002 đã nghi nhận thêm Canada (43.552 khách) trong danh sách các thị trường có khách du lịch đến Việt Nam. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ cũng góp phần thúc đẩy giao thương đi lại và tăng thêm lượng khách đến với Việt Nam, mở ra một triển vọng lớn cho đất nước.

2. Quan điểm phát triển

2.1 Du lịch - ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao

Du lịch phát triển nhanh, vững chắc khi các lĩnh vực kinh tế xã hội phát triển đồng bộ, đặc biệt là các lĩnh vực văn hoá thương mại, giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, cơ chế chính sách, đối ngoại, quốc phòng, an ninh...Mặt khác, mọi phương án phát triển du lịch cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp trong một kế hoạch tổng thể cho từng giai đoạn, phù hợp với khả năng đầu tư, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài.

Bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia luôn là đối tượng hấp dẫn khách du lịch. Với lịch sử hàng ngàn năm, nước ta có nguồn tài nguyên lịch sử văn hoá phong phú, có giá trị cao đối với việc thu hút khách du lịch đến thăm quan tìm hiểu. Nội dung văn hoá cần được quán triệt và triển khai cụ thể trong các hoạt động du lịch.

Hoạt động du lịch có khả năng thu hút rộng rãi các thành phần kinh tế, công đồng dân cư tham gia. Do vậy cần xác lập những mô hình hoạt động có hiệu quả nhằm khuyến


khích sự tham gia của toàn xã hội dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội, giữ gìn và phát triển các nguồn tài nguyên môi trường, bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

2.2 Phát triển du lịch nhanh và bền vững, thành một ngành kinh tế mũi nhọn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.


Tranh thủ khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế; nâng cao chất lượng và đa dang hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển. Phát huy những lợi thế và mọi nguồn lực để phát triển du lịch nhanh và có hiệu quả, đặc biệt là ở các trọng điểm ưu tiên, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng chung về kinh tế – xã hội của đất nước, đẩy nhanh qúa trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đảm bảo được các mục tiêu đề ra.

Hoạt động của Du lịch Quốc tế ở Việt Nam - 10

Phát triển du lịch bền vững, theo định hướng phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hoá - lịch sử, đảm bảo sự tăng trưởng liên tục về thu nhập du lịch góp phần tích cực trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

Trong bối cảnh quốc tế, khu vực và tình hình nước ta hiện nay, phát triển du lịch giai đoạn tới cần dựa vào phát huy nội lực là chính, đồng thời tích cực tranh thủ sự ủng hộ và trợ giúp quốc tế.

Đẩy mạnh phát triển du lịch đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng đáng kể trong khối ngành dịch vụ, tạo điều kiện thúc đẩy một số lĩnh vực kinh tế xã hội liên quan cùng phát triển.

Phát triển du lịch gắn với nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đóng góp tích cực vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, ngành Du lịch Việt Nam đạt vào nhóm nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực.


2.3 Phát triển du lịch quốc tế và nội địa đảm bảo hiệu quả cao về chính trị và kinh tế xã hội, lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng đột phá


Đẩy mạnh phát triển du lịch quốc tế nhằm khuyến khích, thúc đẩy và tăng cường sản xuất và xuất khẩu tại chỗ, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, tuyên truyền đối ngoại, mở rộng giao lưu, hội nhập. Trong giai đoạn tới cần hướng tới thị trường khách quốc tế có khả năng chi trả cao, du lịch dài ngày, thị trường truyền thống và thị trường có nguồn khách lớn, đảm bảo tăng trưởng ổn định lượng khách quốc tế đến Việt Nam.

Song song với phát triển quốc tế cần tăng cường phát triển du lịch nội địa với thị trường gần 100 triệu dân, có sức mua đang lên trong 10 năm tới, nhằm thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, tái sản xuất sức lao động xã hội, tuyên truyền giáo dục nâng cao hiểu biết về truyền thống văn hoá, lịch sử, môi trường cho nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước và tăng cường hiệu quả kinh doanh du lịch.

Phát triển mạnh du lịch để tạo thêm việc làm cho xã hội, mở rộng giao lưu giữa các vùng, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc xoá đói giảm nghèo, cải thiện diện mạo các khu, điểm du lịch ở đô thị và nông thôn, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa có nhiều tài nguyên và tiềm năng phát triển du lịch.

2.4 Phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội

Phát triển du lịch gắn liền với nhiệm vụ quốc phòng an ninh đặc biệt ở các vùng biên giới, hải đảo nơi có tiềm năng phát triển du lịch. Mọi phương án phát triển du lịch cần được xem xét trong mối quan hệ tương hỗ với quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền của đất nước. Hoạt động du lịch cần chú trọng đến việc đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giữ gìn truyền thống đạo đức, nhân phẩm con người Việt Nam.


MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN


1. Mục tiêu tổng quát

Đẩy mạnh phát triển du lịch, tập trung xây dựng có chọn lọc một số khu, tuyến, điểm du lịch trọng điểm có ý nghĩa quốc gia và quốc tế; phát triển nhanh nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện đại, giàu bản sắc dân tộc, đưa Du lịch Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp các nước có ngành du lịch phát triển ở Đông Nam Á, từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực. Đến năm 2020 phấn đấu đưa du lịch Việt Nam vào nhóm nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1 Tăng cường thu hút khách du lịch

Phấn đấu năm 2005 đón 3,5 - 4 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 16 - 17 triệu lượt khách du lịch nội địa; Năm 2010 đón 5,5 đến 6 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng ba lần so với năm 2000, nhịp độ tăng trưởng bình quân 11,4% năm và 25 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng gấp hơn hai lần so với năm 2000. Năm 2020 phấn đấu đạt 10 - 11 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 35 triệu lượt khách du lịch nội địa.

2.2 Nâng cao nguồn thu nhập từ du lịch

Dự tính thu nhập du lịch năm 2005 đạt 2,1 tỷ USD, năm 2010 đạt 4 - 4,5 tỷ USD; đưa tổng sản phẩm du lịch (GDP) năm 2005 đạt 4,3% và 2010 đạt xấp xỉ 6% tổng GDP của cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cho thời kỳ 2001 - 2010 đạt 11,5% - 12%/năm.

2.3 Xây dựng, trang bị lại cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Đến năm 2005 cần có 80.000 phòng khách sạn, đến năm 2010 là 130.000 phòng khách sạn (xây mới cho thời kỳ 2001 - 2005 là 17.000 phòng, cho thời kỳ 2006 - 2010 là 50.000 phòng). Xây dựng 3 đến 5 khu du lịch tổng hợp quốc gia và quốc tế gắn với 3 địa bàn kinh tế trọng điểm cũng là địa bàn trọng điểm phát triển du lịch; chỉnh


trang, nâng cấp các tuyến, điểm du lịch quốc gia và quốc tế, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương.

2.4 Tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch

Mở rộng diện ký hợp tác du lịch song phương và tham gia có hiệu quả vào các tổ chức du lịch quốc tế. Xây dựng tiềm lực nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng như mạng lưới các cơ sở đào tạo du lịch. Đến năm 2010 tạo thêm 1,4 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp cho xã hội. Trong đó tạo thêm 220.000 việc làm trực tiếp trong ngành du lịch đến năm 2005 và 350.000 vào năm 2010.

3. Chiến lược phát triển và một số lĩnh vực chủ yếu của ngành

3.1 Về thị trường và xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch

Củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường du lịch quốc tế trọng điểm, song song với việc phát triển thị trường nội địa phù hợp với những điều kiện cụ thể của Việt Nam, chú ý đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch tạo lập hình ảnh của Du lịch Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Xây dựng những sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu du lịch và khả năng tiêu thụ của nhân dân trong nước nhằm kích cầu du lịch nội địa, tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch các vùng trong nước góp phần nâng cao dân trí, cỉa thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Phát triển du lịch ra nước ngoài của công dân Việt Nam ở mức độ hợp lý, đảm bảo phù hợp khả năng thanh toán của nhân dân.

3.2 Về sản phẩm du lịch

Xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo mang sắc thái riêng của Việt nam có đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hoá - lịch sử; đồng thời đa dạng hoá sản phẩm du lịch nhằm tạo ra các sản phẩm chuyên đề phù hợp với từng vùng, từng địa phương để thoả


mãn nhu cầu đa dạng, ngày càng tăng của khách du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch.

3.3 Về đầu tư phát triển du lịch

Đầu tư du lịch là đầu tư phát triển tăng cơ sở cho một ngành kinh tế mũi nhọn, vì vậy cần tạo ra chuyển biến tích cực trong công tác đầu tư phát triển du lịch với những chính sách ưu đãi, hướng đầu tư vào những điểm còn hạn chế của du lịch Việt Nam và hỗ chợ các hướng phát triển ưu tiên trong việc xây dựng các khu, tuyến điểm du lịch trong việc tôn tạo cảnh quan, môi trường; các di tích lịch sử, văn hoá..., Tập trung đầu tư du lịch vào các địa bàn trọng điểm song song với việc nâng cấp các khu, điểm du lịch ở các vùng du lịch.

A – Các khu du lịch tổng hợp:

1. Khu du lịch tổng hợp biển, đảo Hạ Long – Cát Bà (Quảng Ninh – Hải Phòng) gắn với địa bàn kinh tế trọng đIểm Bắc Bộ.

2. Khu du lịch tổng hợp giải trí thể thao biển Cảnh Dương - Hải Vân - Non Nước (Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng) gắn với địa bàn kinh tế động lực miền Trung.

3. Khu du lịch biển tổng hợp Văn Phong - Đại Lãnh - Khánh Hoà.

4. Khu du lịch tổng hợp sinh thái nghỉ dưỡng núi Dankia - Suối Vàng (Lâm Đồng -

Đà Lạt).


B – Các khu du lịch chuyên đề:


5. Khu du lịch nghỉ dưỡng núi Sapa (Lào Cai)

6. Khu du lịch sinh thái hồ Ba Bể (Bắc Kạn).

7. Khu du lịch văn hoá - lịch sử Cổ Loa (Hà Nội)

8. Khu du lịch văn hoá , môi trường Hương Sơn (Hà Tây).

9. Khu du lịch – lịch sử – sinh thái Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình).


10. Khu du lịch văn hoá - lịch sử Kim Liên – Nam Đàn (Nghệ An).


11. Khu du lịch sinh thái hang động Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình).

12. Khu du lịch lịch sử cách mạng đường mòn Hồ Chí Minh (Quảng Trị).

13. Khu du lịch biển Thuận An (Thừa Thiên Huế).

14. Khu du lịch văn hoá Hội An gắn với di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).

15. Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn, Rừng Sác Cần Giờ (Tp. Hồ Chí Minh).

16. Khu du lịch biển Long Hải – Phước Hải (Bà Rịa – Vũng Tàu).

17. Khu du lịch miệt vườn (Tiền Giang)

18. Khu du lịch lịch sử – sinh thái Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu).

19. Khu du lịch biển đảo Phú Quốc (Kiên Giang).

- Giai đoạn trước mắt, trong bối cảnh đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có xu hướng giảm, cần dựa vào đầu tư trong nước để hình thành và sử dụng có hiệu quả ba khu du lịch ở ba vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía nam.

- Bên cạnh đó cũng cần xem xét ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tại các trung tâm du lịch như Hà Nội, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Lâm Đồng, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ nhằm tăng tính hấp dẫn của hoạt động du lịch, kéo dài ngày lưu trú của khách.

- Chỉnh trang nâng cấp các thành phố du lịch Hạ Long Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt; các đô thị du lịch (thị xã) Sapa, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Hội An, Phan Thiết, Hà Tiên.

- Phối hợp với các bộ, ngành chức năng và địa phương liên quan trong việc đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh quan môi trường, khôi phục và phát triển các lễ hội, hoạt động văn hoá dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.

3.4 Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ


Xây dựng được đội ngũ cán bộ du lịch có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế. Phát triển


khoa học công nghệ du lịch Việt Nam đạt trình độ khu vực góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và kinh doanh du lịch ở nước ta.

3.5 Về bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường

Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, môi trường du lịch, đảm bảo phát triển bền vững của du lịch Việt Nam.

3.6 Về hợp tác quốc tế

Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, tạo lậo hình ảnh và vị thế của Du lịch Việt Nam ở khu vực và thế giới. Đa dạng hoá, đa phương hoá hợp tác phát triển du lịch với các nước, các cá nhân và các tổ chức quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực, tăng nguồn khách, vốn đầu tư và kinh nghiệm cho sự phát triển du lịch Việt Nam.

4. Định hướng phát triển các vùng du lịch

Do đặc điểm của hoạt động du lịch, lãnh thổ Việt Nam được chia thành ba vùng du lịch với những định hướng phát triển gắn với các vùng và địa bàn trọng điểm kinh tế cũng là địa bàn động lực tăng trưởng du lịch:

4.1 Vùng du lịch Bắc Bộ

Bao gồn các tỉnh từ Hà Giang đến Hà Tĩnh với thủ đô Hà nội là trung tâm của vùng và tam giác động lực tăng trưởng du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long.

Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch văn hoá, sinh thái kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng. Các địa bàn hoạt động chủ yếu bao gồm:

4.1.1 Thủ đô Hà Nội và phụ cận

Bao gồm các khu, điểm du lịch nghỉ dưỡng và du lịch cuối tuần của Thủ đô Hà Nội,

với các dự án ưu tiên: Các khu phố cổ, khu vực Hồ Tây, Cổ Loa – Sóc Sơn (Hà Nội), Tam cốc – Bích Động, Hoa Lư (Ninh Bình), Chùa Hương, Ba Vì - Đồn Mô, Suối Hai

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 07/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí