Hoạt động của Du lịch Quốc tế ở Việt Nam - 2


kỳ nghỉ hè đã rất phổ biến và được tiếp tục tồn tại cho tới ngày nay. Nhưng khi đế chế suy tàn thì du lịch cũng như vậy. Giới thượng lưu đã giảm đáng kể, đường xá bị hư hỏng, tình hình an ninh vùng nông thôn không đảm bảo vì cướp bóc, trộm cắp, và bọn du thủ du thực. Du khách không bao giờ thích đi đến những nơi thiếu an toàn.

Người Châu Âu

Sự sụp đổ của Đế chế La Mã vào thế kỷ thứ 4 và thứ 5 được gọi là thảm hoạ của du lịch ở Châu Âu. Vào thời kỳ Trung Cổ (từ khi đế chế La Mã Châu Âu xụp đổ năm 476 sau Công Nguyên cho tới khi bắt đầu của một kỷ nguyên mới, 1450 sau Công


Nguyên) chỉ có những người phiêu lưu nhát mới đi du lịch. Chuyến đi nào trong thời gian này cũng nguy hiểm, không ai kết hợp du lịch với giải trí. Chỉ có một sự ngoại lệ đặc biệt trong thời kỳ không có du lịch ở Châu Âu đó là những cuộc thập tự trinh (Crusades). Đến cuối thời Trung Cổ, một số lượng lớn những người hành hương đi tới


những vùng chính của Châu Âu, và du lịch lại trở thành công cụ giải trí. Tuy nhiên, nó vẫn bị chế ngự bởi những động cơ tôn giáo.

Kể từ thời du mục của người thượng cổ, con người đã đi du lịch khắp mọi nơi trên địa cầu. Từ thời kỳ của những nhà thám hiểm Marco Polo và Christopher Columbus đến nay, du lịch đã phát triển liên tục. Vào thế kỷ XX, sự phát minh ra ô tô, máy bay và thiết lập các chuyến bay quốc tế đã làm du lịch tăng trưởng nhanh chóng. Du thuyền, xe buýt, tàu hoả hiện đại, các khu nghỉ ngơi đã tạo những bước phát triển nhanh cho du lịch.

2. Bản Chất Của Du Lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

2.1 Xét từ góc độ nhu cầu của khách du lịch

Khi đã có được một khoản tiền nhất định để chi trả cho những chi phí dự kiến, một khoảng thời gian rỗi, tuỳ theo nhu cầu và sở thích của mỗi người, địa điểm và hoạt

Hoạt động của Du lịch Quốc tế ở Việt Nam - 2

9


động được lựa chọn sẽ tương ứng với nhu cầu của du khách lúc đó. Có thể là thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá lễ hội, phong tục tập quán… cũng có thể là chuyến thăm bạn bè, người thân, nghỉ mát, kết hợp với an dưỡng, chữa bệnh… mà không phải vì mục đích sinh lời.

Cùng với hiện tượng bùng nổ khách du lịch, ngày nay nhu cầu của khách ngày càng đa dạng và đòi hỏi cao. Không chỉ dừng lại ở nhu cầu ăn ở, đi lại, thăm quan mà còn yêu cầu các chương trình du lịch đặc sắc, chất lượng cao để họ có thể tận hưởng những giá trị tinh thần, vật chất có tính văn hoá cao, thật đặc sắc, khác lạ so với quê hương họ.


Ngoài việc phải đáp ứng các phương tiện vận chuyển, hạ tầng cơ sở, sân bay, bến cảng hiện đại, du khách còn có nhu cầu đi trên các phương tiện truyền thống như thuyền rồng, voi, xe ngựa… Đấy là một cách để du khách tìm thấy những cái riêng, lạ mà ở quê hượng họ không có. Người kinh doanh nên tìm kiếm và sáng tạo nhằm đáp ứng tối ưu những nhu cầu của du khách nhằm ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch hơn.

Tóm lại, xét từ góc độ nhu cầu của khách du lịch: Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao, kể cả việc kết hợp với chữa bệnh, chơi thể thao, thăm viếng, công tác, dự hội nghị, hội thảo, học tập hay nghiên cứu khoa học…

2.2 Xét từ góc độ chính sách phát triển du lịch quốc gia

Ở những nước có nền du lịch phát triển như Pháp, Mỹ, Italia, Nhật… chúng ta thấy họ đều dựa trên những nền tảng: tiềm năng nhân văn bao gồm tiềm năng về các di tích lịch sử, di tích văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội… và tiềm năng thiên nhiên như cảnh quan đất nước, hệ sinh thái động thực vật, khí hậu, thổ nhưỡng, sông ngòi,

hang động… Từ những tiềm năng đó hoạch định chiến lược phát triển du lịch, đầu tư


xây dựng thiết bị cơ sở hạ tầng tương ứng như sân bay, bến cảng, đường xá, khách sạn, xe cộ… tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn.

2.3 Xét từ góc độ sản phẩm du lịch

Nhiều tác giả đã đưa ra các cách sắp xếp những sản phẩm du lịch và những thành phần tạo nên chúng. Chẳng hạn như nhà nghiên cứu kinh tế học người Mỹ J.Krippendorf trong tác phẩm “Marketing và Du lịch” đã chia sản phẩm du lịch thành 4 nhóm sau:

- Những thành phần tự nhiên: Khí hậu, phong cảnh, địa hình động thực vật, tình hình địa dư.

-


- Những hoạt động của con người: Ngôn ngữ, tình cảm, lòng hiếu khách, văn hoá truyền thống dân gian.

- Hạ tầng cơ sở nói chung: Hệ thống giao thông, viễn thông, cung cấp điện nước.

- Trang thiết bị du lịch: Chỗ ở, nơi giải trí, các cửa hàng bán đồ lưu niệm…


Tuy nhiên dưới đây là một trong những cách sắp xếp tài nguyên đầy đủ nhất trình bày trong một báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới, xoay quanh 7 vấn đề quan trọng:

- Di sản tự nhiên

- Di sản năng lượng

- Di sản về con người được phân chia thành các phần: Các dữ liệu dân tộc học, điều kiện sống, quan điểm, tâm tính của dân cư đối với hiện tượng du lịch và các dữ liệu văn hoá.

- Những hình thái về thiết chế, chính trị, pháp chế, hành chính.


- Những hình thái xã hội, nhất là cơ cấu xã hội của đất nước, sự tham gia của dân chúng vao nền dân chủ trong nước, sự sắp đặt thời gian làm việc và nghỉ ngơi, những ngày nghỉ có lương, trình độ và các tập tục về giáo dục, y tế và vui chơi.

- Những điều tốt đẹp và mọi dịch vụ, các phương tiện vận chuyển và trang bị: hạ tầng cơ sở đặc trưng của vui chơi giải trí.

- Những hoạt động kinh tế tài chính.

Dù sản phẩm du lịch được sắp xếp theo nguyên tắc nào đi nữa, chúng ta vẫn thấy rằng để đạt được hiệu quả kinh doanh du lịch, để có được một sản phẩm du lịch đạt chất lượng cao, đòi hỏi người thực hiện chương trình du lịch (người hướng dẫn viên) có khả năng ngôn ngữ và am hiểu sâu sắc giá trị văn hoá, giá trị thiên nhiên và phương pháp tổ chức các đoàn du lịch.

2.4 Xét từ góc độ tìm kiếm thị trường:


Để đạt được hiệu quả kinh doanh du lịch, những người làm công tác du lịch luôn đặt mục tiêu đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách lên hàng đầu. Để thực hiện được điều này, người làm du lịch cần nghiên cứu nhu cầu của du khách. Đáp ứng nhu cầu của du khách tức là làm công tác du lịch thành công trong việc thu hút du khách

đến với mình, từ đó nâng cao khả năng mở rộng thị trường, tạo tiền đề cho sự tìm kiếm thị trường mới.


2.5 Xét từ tỷ lệ khách du lịch

Tỷ lệ khách du lịch đến một nước nào đó cao hơn so với nước khác không hẳn nước đó có nền kinh tế phát triển mà chính là bởi nước đó có một nền kinh tế du lịch phát triển. Chúng ta cần phải phân biệt rõ ngành kinh tế du lịch với các ngành kinh tế khác, phân biệt nhu cầu của khách du lịch với khách kinh tế. Điều làm khách du lịch đến thăm

quan một nước nhiều hơn so với nước khác là do nước đó có tiềm năng nhân văn và


tiềm năng thiên nhiên giàu có, có quốc sách phát triển du lịch đúng đắn, thoả mãn được tối ưu nhu cầu của khách du lịch. Họ có thể thưởng thức nhiều cảnh đẹp nổi tiếng, truyền thống văn hoá lâu đời, nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Chính những giá trị văn hoá, tinh thần đó đã lôi quốn, thu hút họ đi du lịch. Đó cũng chính là bản chất của du lịch mà chúng ta muốn tìm hiểu.

3. Một số khái niệm cơ bản của du lịch

Tổng thống Mexico Gustavo Diaz Ordaz đã từng nói: “Thế giới đừng bao giờ coi du lịch chỉ đơn thuần là một ngành kinh doanh, mà phải coi đây là một phương thức để con người có thể biết và hiểu lẫn nhau; việc hiểu được nhau của con người là bản chất quan trọng nhất của thế giới thực tại”.

Du lịch có thể được định nghĩa là ngành khoa học, nghệ thuật và ngành kinh doanh bằng cách thu hút và chuyên chở khách thăm quan, cung cấp nơi ăn nghỉ và đáp ứng nhu cầu và ước muốn của du khách một cách tốt nhất. Mọi cố gắng nhằm định nghĩa


về du lịch và mô tả bao quát về phạm vi của lĩnh vực du lịch đều phải xét đến các nhóm người khác nhau tham gia và chịu ảnh hưởng bởi nền công nghiệp này. Mối liên hệ giữa các nhóm này rất quan trọng cho việc đưa ra một định nghĩa toàn diện.

Bốn mối liên hệ khác nhau của du lịch được phân biệt như sau:

1.Khách Du Lịch (The Tourist): Khách du lịch có nhiều nhu cầu khác nhau về tinh thần về vật chất và muốn nhận được sự thoả mãn. Bản chất của những vấn đề này sẽ có quyết định rất lớn trong việc lựa chọn những điểm đến và các hoạt động vui chơi khác.


2.Các công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ du lịch (The business providing tourist goods and services): Những nhà kinh doanh coi du lịch là cơ hội để kiếm lời bằng cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ mà thị trường khách du lịch yêu cầu.

3. Chính phủ tại địa bàn du lịch (The government of the host community or area):

Các nhà chính trị quan niệm ngành du lịch như một nhân tố thịnh vượng trong nền

13


kinh tế dưới thể chế của họ. Mối tương quan giữa chúng có quan hệ tới những thu nhập mà công dân của họ nhận được từ ngành kinh doanh này. Các nhà chính trị cũng chú trọng tới doanh thu về ngoại tệ có được từ du lịch quốc tế cũng như là khoản thuế thu được từ tiêu dùng của du khách dù là trực tiếp hay gián tiếp.

4. Dân chúng địa phương (The host community): Người dân địa phương thường quan niệm ngành du lịch là nhân tố văn hoá và tạo việc làm. Vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới nhóm này đó là sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa rất nhiều người nước ngoài và dân địa phương. Ảnh hưởng này có thể có lợi, có thể có hại, hoặc cả hai.

Chính vì vậy, du lịch được định nghĩa là toàn bộ những hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ việc trao đổi qua lại giữa khách du lịch, doanh nghiệp, chính phủ, và cộng đồng dân chúng địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón những du khách này.

Một số khái niệm của Tổ chức Du lịch Thế giới – WTO (World Trade Organisation) về du lịch đã được Liên Hợp Quốc thừa nhận:


- Du khách quốc tế (International Tourist): Là một người lưu trú trong một thời kỳ ít nhất là 1 đêm, nhưng không vượt quá 1 năm.

- Du khách trong nước (Domestic Tourist): Là một người đang sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác trong quốc gia đó khác nơi tường trú hiện tại trong thời gian ít nhất là 24 giờ và không vượt qua 1 năm với bất cứ mục đích gì ngoài làm việc để lĩnh lương ở nơi đến.

Những thuật ngữ được Uỷ Ban Thống Kê Liên Hợp Quốc (United Nations Statistical Commission) công nhận ngày 4/4/1993 theo đề nghị của WTO để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch:

- Du lịch quốc tế (International Tourism):

+ Khách du lịch nước ngoài vào trong nước (Inbound Tourism): Gồm những nguời từ nước ngoài đến thăm một quốc gia.


+ Khách du lịch trong nước ra nước ngoài (Outbound Tourism): Gồm những người

đang sống trong một quốc gia đi viếng thăm nước ngoài.

- Du lịch của người dân trong nước (Internal Tourism): Gồm những người đang sống trong một quốc gia đi thăm quan trong nước.

- Du lịch trong nước (Domestic Tourism): Gồm Inbound Tourism cộng với Internal Tourism. Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú trong nước và các nguồn thu hút khách du lịch của một quốc gia.

- Du lịch quốc gia (National Tourism): Gồm Outbound Tourism cộng với Internal Tourism. Đây là thị trường cho các đại lý lữ hành và các hãng hàng không.

Du lịch là một tổng thể các hoạt động, dịch vụ và các ngành công nghiệp đem lại hoạt động du lịch. Du lịch liên quan đến giao thông đi lại, nghỉ ngơi, ăn uống, mua sắm, giải trí, những tiện nghi du lịch, và những dịch vụ hiếu khách khác dành cho những khách lẻ hay đoàn đi du lịch. Nó bao gồm tất cả những nhà cung ứng và các dịch vụ dành cho khách. Du lịch là toàn bộ ngành công nghiệp du lịch thế giới, khách sạn, vận chuyển, và tất cả các thành phần khác, gồm cả chương trình xúc tiến


phục vụ nhu cầu và mong muốn của du khách. Cuối cùng, du lịch là tổng các tiêu dùng của du khách trong vùng lãnh thổ của một nước hoặc vùng thuộc chính phủ hoặc khu vực kinh tế của các quốc gia tiếp giáp nhau.

4. Những loại hình doanh nghiệp du lịch cơ bản

4.1. Đại lý du lịch hoặc lữ hành (Travel Agency):

Là loại hình doanh nghiệp chuyên thực hiện các dịch vụ phục vụ khách du lịch như: dịch vụ du lịch trọn gói, dịch vụ đại lý như bán vé vận chuyển, đăng ký chỗ tại các cơ sở lưu trú, dịch vụ và thị thực, dịch vụ hướng dẫn du lịch…

Ngành kinh doanh lữ hành là ngành đặc trưng, ngành xương sống của kinh tế du lịch, nó đã trở thành một ngành công nghiệp (Travel Industry) có vai trò quyết định đối


với sự phát triển của thế giới. Trên 80% khách du lịch quốc tế sử dụng dịch vụ của ngành lữ hành.

4.2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú (khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ…) Đây là loại hình doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ về ở cho khách du lịch. Tất cả các khách sạn đều được phân cấp tiêu chuẩn quốc tế: từ 1 sao – 5 sao tuỳ thuộc vào mô hình, không gian, trang thiết bị tiện nghi, chất lượng dịch vụ của khách sạn.

4.3. Doanh nghiệp kinh doanh về dịch vụ ăn uống: (nhà hàng, quán Bar…)

Là loại hình doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ về ăn uống cho khách du lịch. Các khách sạn ngày càng mở rộng kinh doanh các loại hình dịch vụ bổ xung như giải trí, hàng hoá lưu niệm, cho thuê phương tiện vận chuyển, giặt là, viễn thông, phiên dịch, hướng dẫn viên, tổ chức hội nghị, hội thảo...

4.4. Các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch:

- Doanh nghiệp vận tải hàng không: Gồm các hãng hàng không có tuyến bay chuyên phục vụ khách du lịch bằng chuyên cơ và các chuyến bay dừng chân (Stop-over)…

- Doanh nghiệp vận tải hành khách và khách du lịch bằng đường thuỷ, đường biển,

đặc biệt là các hãng tàu biển chuyên chở khách theo tuyến (Cruise).


Ngoài ra, khách du lịch còn có thể sử dụng các phương tiện vận chuyển truyền thống vận chuyển trong cự ly ngắn nhưng thú vị, lạ và thu hút du khách như: voi, xe ngựa, thuyền rồng, thuyền độc mộc, xích lô, xe đạp...

4.5. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giải trí, văn hoá, thể thao:

- Nhiều dịch vụ giải trí như: vũ trường, karaoke, công viên, khu giải trí liên hợp.

- Dịch vụ văn hoá: kinh doanh các diểm thăm quan du lịch, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, viện bảo tàng, công trình kiến trúc, các loạI hình lễ hội.

- Dịch vụ thể thao: sân golf, bể bơi, tennis, phòng tập thể dục...

4.6. Doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, hàng hoá tiêu dùng và các dịch vụ liên quan tới phục vụ khách du lịch.

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 07/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí