Quan Điểm Về Lựa Chọn Nhà Thầu Và Trách Nhiệm Của Các Chủ Thể


- Thanh tra, kiểm tra trước hết có vai trò phát hiện kịp thời các vi phạm pháp luật để xử lý nghiêm minh, làm gương cho những người khác. Đồng thời, thanh tra, kiểm tra có tác dụng ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực có thể phát sinh khi có điều kiện.

Do có thanh tra, kiểm tra thường xuyên, những ý đồ tiêu cực như dùng ảnh hưởng cá nhân để can thiệp làm thay đổi kết quả đấu thầu, thông đồng giữa bên mời thầu và nhà thầu, cố ý chia nhỏ dự án, gói thầu một cách không hợp lý để thực hiện chỉ định thầu sẽ không có điều kiện thực hiện.

Thiếu thanh tra, kiểm tra, thiếu xử lý những vi phạm hoặc xử lý nhẹ là căn nguyên của các hiện tượng tiêu cực. Cứ sau một cuộc phát giác các vụ việc tiêu cực trong xã hội, những biểu hiện tiêu cực có chiều hướng giảm sút. Khi công tác thanh, kiểm tra tạm lắng xuống, các hiện tượng tiêu cực lại có điều kiện trỗi dậy. Vì vậy, cần thực hiện công tác này một cách thường xuyên và là chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước, các Bộ, Ban, Ngành.

Ba là, đẩy mạnh công khai hoá các hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu đã bị xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, thì vấn đề đấu thầu không chỉ được Nhà nước, mà ngay cả các nhà thầu và người dân cũng quan tâm sâu sắc. Đấu thầu ngày càng trở nên quen thuộc và trở thành một sân chơi cho những ai muốn tham gia đáp ứng các nhu cầu mua sắm và những ai muốn tìm kiếm nhà thầu có chất lượng để thoả mãn nhu cầu của mình.

Từ những năm 1990 đến nay, mặc dù Nhà nước ta đã không ngừng ban hành và hoàn thiện các quy định về đấu thầu dưới nhiều hình thức khác nhau như: Quy chế đấu thầu của Bộ xây dựng, Quyết định của Thủ tướng chính phủ về đấu thầu, Nghị định của Chính phủ về đấu thầu,... nhưng công tác đấu


thầu nói chung, công tác đấu thầu xây dựng các công trình giao thông ở Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ và mắc nhiều khiếm khuyết.

Các hiện tượng tiêu cực có lúc, có nơi diễn ra khá thường xuyên. Tuy nhiên, xã hội vẫn gần như không biết gì đến các đối tượng đã vi phạm pháp luật và bị xử lý như thế nào. Thậm chí có trường hợp vi phạm Quy chế đấu thầu đã được các phương tiện thông tin đại chúng phát hiện nhưng đơn vị có trách nhiệm cũng chỉ xử lý kỷ luật hành chính. Thông báo quyết định xử lý kỷ luật trên trang Web điện tử lại rất chung chung, chỉ biết số quyết định, người ký, nhưng không biết tên người và đơn vị vi phạm, hình thức xử lý kỷ luật là gì.

Hiện tượng thông thầu giữa các NT hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến dự án. Để tránh hiện tượng này cần có cơ chế và chế tài từ phía Nhà nước, xử phạt nghiêm minh các hiện tượng thông đồng, các bài thầu giống nhau phải loại bỏ ngay từ đầu. Đồng thời gắn trách nhiệm của CĐT trong việc này. Để làm được điều đó cần phải xây dựng một trang web công khai về năng lực của các CĐT, NT, TV cũng như tình trạng vi phạm luật xây dựng, thi công không đảm bảo chất lượng gây hậu quả, thông đồng, móc ngoặc, tiêu cực trong hoạt động xây dựng... của các đối tượng này.

Việc công bố các thông tin vi phạm Luật đấu thầu cần phải được thực hiện một cách công bằng giữa các đối tượng tham gia quá trình xét chọn nhà thầu xây dựng các công trình giao thông, không nên chỉ thông tin một chiều như hiện nay. Hiện nay thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên trang Web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao Thông Vận tải mới chỉ đăng tải các thông tin xử lý các nhà thầu mà không thấy các trường hợp khác vi phạm bị xử lý.

Nhiều đối tượng có liên quan vào quá trình lựa chọn nhà thầu thực hiện việc xây dựng các công trình giao thông như chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ


chuyên gia xét thầu, người có thẩm quyền,... Chỉ khi các cơ quan an ninh phát hiện thì báo chí mới biết được.

Tuy nhiên, việc thông tin nên có sự quản lý tập trung để tránh những thông tin không chính xác như hiện nay.

Theo kiến nghị của tác giả, trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, trước những vi phạm pháp luật đấu thầu của ngành giao thông vận tải, Bộ giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và đầu tư phải là người cung cấp những thông tin chính xác nhất, đáng tin cậy nhất để hoạt động đấu thầu xây dựng các công trình giao thông có thể đi vào hoạt động bình thường.

Biểu hiện qua số liệu khảo sát 163-164 cán bộ quản lý Nhà nước thì quan điểm trong triển khai đấu thầu và thi công các dự án ĐTXDCB từ vốn ngân sách nhà nước trong ngành giao thông vận tải như sau:

Bảng 4.4. Quan điểm về lựa chọn nhà thầu và trách nhiệm của các chủ thể




Diễn giải

Số tuyệt đối

Tỷ lệ %

Tổng số ý kiến


Không đồng ý


Đồng ý


Tổng số


Không đồng ý


Đồng ý


1

Lựa chọn các nhà thầu thi công, nhà thầu giám sát có năng lực tài chính, thiết bị, con người có uy tín thực hiện dự án.


163


6


157


100%


3,64


95,15


2

Quy định rõ trách nhiệm của từng chủ thể tham gia thực hiện Dự án để xác định lỗi khi xảy ra sự cố.


164


2


162


100%


1,21


98,18

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam - 25

Nguồn: Tổng hợp khảo sát của tác giả


Bốn là, lựa chọn các nhà thầu thi công, nhà thầu giám sát có năng lực tài chính, thiết bị, con người có uy tín thực hiện dự án: Khảo sát thực tế có tổng số 163 ý kiến. Trong đó có 157 ý kiến đồng ý với quan điểm này; đạt tỷ lệ 95,15%; còn lại có 06 ý kiến không đồng ý, chiếm 3,64%. Biểu hiện:

Hiện nay việc thất thoát trong quá trình thực hiện triển khai thi công là rất lớn. Khi tiến hành lựa chọn Nhà thầu thi công một dự án là một công việc rất quan trọng để xác định việc thực hiện dự án đó có khả thi hay không. Một nhà thầu thi công không có ‘‘năng lực’’ hay còn gọi là yếu thì các công việc thực hiện dự án đó sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho dự án: Nhà thầu yếu về tài chính, thiếu về nhân lực, con người sẽ làm cho dự án thi công bị đình trệ, kéo dài. Bản thân nội lực của Nhà thầu không tự độc lập về tài chính, không có uy tín và tài sản để thế chấp vay vốn ngân hàng để chủ động thực hiện dự án. Như vậy Chủ đầu tư có tiền đến đâu, nhà thầu thi công đến đấy. Trên thực tế, các công trình ĐTXDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong ngành GTVT được bố trí vốn và giải ngân theo các quy định, đồng thời có khối lượng thi công hoàn thành thì chủ đầu thanh toán trên cơ sở kế hoạch vốn năm được bố trí. Như vậy nếu Nhà thầu thi công năng lực yếu kém không có vốn, không có máy móc, thiết bị, đảm bảo nhân công để thực hiện thi công thì dự án đình trệ, kéo dài gây thất thoát lãng phí tiền bạc, mất cơ hội để khai thác dự án một cách hiệu quả. Bên cạnh đó vai trò và nhiệm vụ của tư vấn giám sát giai đoạn này là rất quan trọng. Tư vấn giám sát phải thực sự là người có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn để thực hiện công tác giám sát thường xuyên suốt quá trình thi công. Giám sát là quá trình kiểm tra, theo dõi dự án về tiến độ thời gian, chi phí, khối lượng và chất lượng công việc thực hiện. Do đó tư vấn giám sát có vai trò rất quan trọng đến đảm bảo chất lượng và hiệu quả của dự án.


Năm là, quy định rõ trách nhiệm của từng chủ thể tham gia thực hiện Dự án để xác định lỗi khi xảy ra sự cố. Qua bảng trên ta thấy: Khảo sát thực tế có tổng số 164 ý kiến. Trong đó có 162 ý kiến đồng ý với quan điểm này; đạt tỷ lệ 98,18%; còn lại có 02 ý kiến không đồng ý, chiếm 1,21%. Biểu hiện:

CĐT

Tư vấn

Nhà thầu

Thời gian

Chi phí

Công tác quản lý thực hiện các dự án ĐTXDCB từ NSNN trong ngành GTVT có nhiều chủ thể kinh doanh tham gia với những mục tiêu, lợi ích khác nhau nhưng lại có mối quan hệ tác động qua lại, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau khi thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ hợp đồng của mình đối với dự án, hướng đến việc biến quyết định đầu tư thành hiện thực, đạt mục tiêu của dự án. Nội dung hoạt động của các chủ thể có thể khác nhau nhưng phụ thuộc nhau rất chặt chẽ theo một trật tự và đều bị ràng buộc, chế định trong quá trình thực hiện. Vì vậy đòi hỏi trách nhiệm chính CĐT và của CĐT với các chủ thể kinh doanh: Tư vấn, nhà thầu và các ban quản lý dự án phải quan tâm, quản lý chặt chẽ ba nhân tố hình thành dự án (tam giác dự án). để dự án thành công, đòi hỏi mỗi chủ thể phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đối với dự án, ngược lại sự chậm trễ, thực hiện không đầy đủ các chức năng nhiệm vụ của CĐT, TV và nhà thầu đều dẫn đến hậu quả xấu cho mọi phía [41a].


Chất lượng


Hình 4.1 Tam giác dự án


Qua khảo sát thực tế cho thấy rằng trong quá trình thực hiện đấu thầu và triển khai thi công là một trong những khâu rất quan trọng để có thể nảy sinh tiêu cực và thất thoát lớn trong giai đoạn này. Do đó phương hướng hoàn thiện quản lý Nhà nước trong giai đoạn này là rất cần thiết.

4.2.4. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với nghiệm thu, thẩm định chất lượng và bàn giao công trình ĐTXDCB từ vốn ngân sách trong ngành GTVT

Việc nghiệm thu, thanh toán tăng không đúng giá trị khối lượng thực tế thi công do 2 nguyên nhân chủ yếu sau:

- Do nhà thầu cố tình hoặc vô ý (trường hợp vô ý rất ít xẩy ra) đề nghị nghiệm thu tăng không đúng giá trị khối lượng. Nhà thầu được nghiệm thu, thanh toán tăng không đúng sẽ được lợi ra một khoản tiền. Đối với DNNN, về mặt lý thuyết thì nếu doanh nghiệp hạch toán rõ ràng, minh bạch thì khoản tiền được nghiệm thu, thanh toán tăng không đúng sẽ làm tăng doanh thu, hoặc giảm chi phí làm tăng lợi nhuận, nộp thuế cho Nhà nước, trích quĩ phát triển sản xuất, quĩ phúc lợi, quĩ khen thưởng, quĩ dự phòng... hoặc làm giảm lỗ (đối với doanh nghiệp đang thua lỗ). Trường hợp này, việc đề nghị nghiệm thu, thanh toán tăng không đúng đem lại lợi ích cho cả tập thể một doanh nghiệp, lợi ích cá nhân của Giám đốc doanh nghiệp chỉ là một phần rất nhỏ và chắc hẳn không một giám đốc nào có ý định và đề nghị nghiệm thu thanh toán tăng không đúng nếu có quy định ràng buộc trách nhiệm cá nhân giám đốc. Trên thực tế hiện nay, khoản tiền nghiệm thu tăng không đúng này được phân chia “bí mậtcho nhiều đối tượng. Có thể là tạm ứng trước để chạy cho dự án được duyệt, được ghi kế hoạch vốn, sau đó là làm sao để có dự toán cao, được trúng thầu, được nghiệm thu thanh toán, được quyết toán...Phần còn lại sẽ là của giám đốc và một số bộ phận quan trọng của công ty như trưởng phòng kế hoạch, kế toán trưởng, đội trưởng thi công... Có rất nhiều cách rút tiền để


tham ô, hối lộ trong một doanh nghiệp xây lắp nhưng cuối cùng cũng chỉ có 2 con đường là bỏ hẳn doanh thu ra ngoài sổ sách hoặc kê khai “khống” chi phí tiền lương, vật liệu và chi phí khác vào giá thành.

- Do người nghiệm thu không kiểm tra, hoặc kiểm tra không kỹ nên không phát hiện ra phần tăng không đúng. Thực tế cho thấy với người giám sát, nghiệm thu có đủ tiêu chuẩn, năng lực thì không khó khăn lắm trong việc kiểm tra phát hiện những phần khối lượng nhà thầu đề nghị nghiệm thu, thanh toán tăng không đúng, mà chủ yếu do thông đồng giữa nghiệm thu và người đề nghị nghiệm thu để rút tiền của Nhà nước.

Để hạn chế tình trạng này trong thời gian tới cần có những qui định nhằm gắn chặt trách nhiệm của cá nhân người giám sát thi công. Người giám sát thi công phải theo dõi chặt chẽ hàng ngày, ghi chép và cùng ký xác nhận với nhà thầu khối lượng thi công, số lượng, giá cả, xuất xứ từng loại vật tư, thiết bị đưa vào công trình. Cán bộ giám sát không theo dõi, ghi chép đầy đủ, kịp thời sẽ bị xử phạt theo mức độ cụ thể (có thể theo tỉ lệ % giá trị khối lượng thi công, vật tư, thiết bị). Nếu phát hiện chất lượng công trình không đảm bảo như thiết kế, vật tư, thiết bị đưa vào công trình thiếu số lượng, kém chất lượng thì người giám sát thi công phải bồi thường. Người giám sát phải được hưởng phụ cấp trách nhiệm cao. Tiêu chuẩn hoá cán bộ giám sát về trình độ tối thiểu đối với từng loại công trình, về phẩm chất đạo đức. Thành phần tham gia nghiệm thu bắt buộc phải có cán bộ giám sát công việc đó.

Thời gian nghiệm thu, thời gian thanh toán nhất thiết phải được qui định rõ ràng trong hợp đồng giao nhận thầu thi công. Cuối năm (ngày 31/12) các bên A-B bắt buộc phải nghiệm thu xác nhận khối lượng, giá trị thực hiện trong năm làm cơ sở thanh, quyết toán vốn đầu tư thực hiện năm đó. Qui


định này nhằm nâng cao trách nhiệm đối với chủ đầu tư, tránh tình trạng nhiều chủ đầu tư không làm thủ tục, gây khó khăn, không nghiệm thu kịp thời cho các nhà thầu. Đối với nhà thầu, qui định này sẽ tạo điều kiện cho việc hạch toán doanh thu, chi phí, lãi lỗ trong năm được chính xác hơn, hạn chế được những hiện tượng doanh thu bỏ ngoài sổ sách hoặc kê khai không đúng các khoản chi phí nhằm rút tiền của Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng của qui định này cũng phải thấy những khó khăn khi thực hiện qui định này là làm tăng công việc cho cả chủ đầu tư và nhà thầu, việc nghiệm thu giá trị khối lượng thực hiện trong năm khi hạng mục công trình chưa hoàn thành có thể khó chính xác. Nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị chủ đầu tư và nhà thầu trong việc nghiệm thu thanh toán. Ngoài việc nộp lại số tiền tăng không đúng, nhà thầu còn bị phạt thêm số tiền tương ứng. Người ký biên bản nghiệm thu tăng không đúng phải chịu phạt đúng bằng số tiền nghiệm thu tăng không đúng. Trường hợp nhiều người ký biên bản nghiệm thu đó thì số tiền phạt sẽ chia đều cho mỗi người.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, phát huy vai trò giám sát của cộng đồng dân cư và xã hội trong QLNN đối với dự án ĐTXDCB trong ngành GTVTVN. Khuyến khích lợi ích vật chất đối với những cơ quan phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm nêu trên. Đơn vị nào phát hiện, xử lý thu hồi được phần tăng không đúng và phần phạt vào NSNN số tiền nghiệm thu thanh toán tăng không đúng đó thì sẽ được hưởng 50% số tiền phạt thu được. Quy định rõ trách nhiệm bảo đảm chất lượng công trình. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện đối với chất lượng công trình.

Cán bộ giám sát chịu trách nhiệm giám sát việc đưa đúng, đủ vật liệu, thiết bị thi công vào công trình, đảm bảo thi công theo đúng thiết kế. Chủ nhiệm đồ án thiết kế chịu trách nhiệm về những sai sót do thiết kế gây ra, những thiếu sót về các yêu cầu kỹ thuật không đưa ra đầy đủ, cụ thể. Nhà thầu

Xem tất cả 252 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí