Một là, xác định đúng sự cần thiết phải đầu tư: Trong điều kiện hiện nay việc đầu tư vào dự án nào cũng cần thiết. Do đó, cần xác định rõ tiêu chí cụ thể để đánh giá sự cần thiết phải đầu tư, qui mô đầu tư nhằm xác định được thứ tự ưu tiên cho từng dự án. Xây dựng và ban hành chỉ tiêu suất vốn đầu tư nhằm xác định chính xác chỉ tiêu tổng mức đầu tư của dự án làm cơ sở quản lý chi phí của dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Đối với những dự án chưa có suất vốn đầu tư cần xác định rõ phương pháp xác định từng loại chi phí trong tổng mức đầu tư. Tăng cường các thông tin kinh tế-xã hội, các dự báo về kinh tế-xã hội, về cung cầu thị trường trong và ngoài nước, hệ thống hoá các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các định mức, tiêu chuẩn, phục vụ cho việc lập và thẩm định dự án, quyết định đầu tư.
Hai là, việc thẩm định dự án phải xác định cụ thể phương pháp thẩm định, tiêu chuẩn để một dự án là khả thi về các kỹ thuật, tài chính, kinh tế - xã hội. Xác định đúng người có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt dự án thay cho việc ra quyết định đầu tư hiện nay vì sau khi các dự án được thẩm định sẽ được trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét ra quyết định đầu tư. So với một dự án đầu tư thì quyết định đầu tư chỉ mới bao gồm những nội dung cơ bản của dự án. Vì thế, để nâng cao hiệu quả của dự án, nên quy định người có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt dự án thay cho việc ra quyết định đầu tư như hiện nay. Dự án sau khi được phê duyệt sẽ là căn cứ pháp lý để tổ chức thực hiện đầu tư và cũng là căn cứ pháp lý cho việc kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện đầu tư và hiệu quả của dự án sau đầu tư. Xác định rõ trách nhiệm của người lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư.
Ba là, xác định rõ trách nhiệm người thực hiện: Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hoặc thuê tổ chức tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi hoặc báo cáo đầu tư. Người lập dự án có trách nhiệm giải trình đầy đủ, kịp thời những nội dung liên quan đến dự án đầu tư mà người thẩm định yêu cầu.
Người thẩm định dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thẩm định của mình. Trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường. Người phê duyệt dự án chịu trách nhiệm với tư cách là cấp trên của đơn vị chủ đầu tư và đơn vị thẩm định. Chịu trách nhiệm trực tiếp đối với những nội dung chưa được thẩm định. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm hoàn toàn về hiệu quả đầu tư của dự án và việc thực hiện các quy định trong việc lập, thực hiện dự án. Cơ quan, cá nhân thẩm định, quyết định chịu trách nhiệm khi thực hiện sai các thủ tục quy định.
Bốn là, nâng cao chất lượng tư vấn và thẩm định, phê duyệt các nội dung của dự án. Chất lượng công tác tư vấn và thẩm định, phê duyệt các nội dung của dự án là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả đầu tư của dự án. Sẽ gây tổn thất, lãng phí vốn đầu tư rất lớn nếu chất lượng công tác tư vấn và thẩm định các nội dung của dự án thấp, thậm chí toàn bộ vốn đầu tư không phát huy hiệu quả trong trường hợp chủ đầu tư đầu tư sai từ khâu quy hoạch. Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, cần thực hiện một số giải pháp nâng cáo chất lượng công tác tư vấn và thẩm định, phê duyệt các nội dung của dự án như sau:
* Hạn chế các tổ chức, các nhân tham gia hoạt động tư vấn xây dựng khi không đủ năng lặc, trình độ:
Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp, việc đăng ký kinh doanh và bổ sung ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp là rất dễ dàng, điều đó không tránh khỏi nhiều đơn vị, các nhân tham gia hoạt động tư vấn xây dựng trong điều kiện năng lực hành nghề xây dựng và năng lực hoạt động xây dựng còn yếu. Để khắc phục tình hình trên, cần phải thực hiện:
- Thực hiện quy định xét cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho các cá nhân phù hợp với loại, cấp công trình. Khi tham gia hoạt động thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, giám sát thi công xây
Có thể bạn quan tâm!
- Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Chưa Đáp Ứng Yêu Cầu
- Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Đối Với Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Vốn Ngân Sách Trong Ngành Giao Thông Vận Tải Việt Nam Những Năm Tới
- Bảng Tổng Hợp Nhu Cầu Vốn Đầu Tư Giai Đoạn 2011-2020
- Quan Điểm Về Lựa Chọn Nhà Thầu Và Trách Nhiệm Của Các Chủ Thể
- Mức Độ Quan Trọng Của Một Số Chỉ Tiêu Trong Khâu Nghiệm Thu, Thẩm Định Chất Lượng Về Đtxdcb Từ Vốn Nsnn Trong Ngành Gtvt
- Hoàn Thiện Cơ Chế, Chính Sách Đối Với Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Từ Ngân Sách Nhà Nước Trong Ngành Giao Thông Vận Tải Việt Nam
Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.
dựng, khi hoạt động độc lập phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp và phải chịu trách nhiệm cá nhân về công việc của mình. Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở hoạt động hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý tổ chức.
- Nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng, nhà thầu hoạt động xây dựng vượt quá điều kiện năng lực hành nghề xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng; chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực hành nghề xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng để thực hiện công việc.
* Phân định rõ trách nhiệm giữa tư vấn, chủ đầu tư, người thẩm định và người phê duyệt các nội dung của dự án theo nguyên tắc:
- Chủ đầu tư: Phải bồi thường thiệt hại do sử dụng tư vấn không phù hợp với điều kiện về năng lực lập dự án đầu tư xây dựng công trình, cung cấp thông tin sai lệch, thẩm định, nghiệm thu không theo đúng quy định và những hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Đơn vị tư vấn: Chịu trách nhiệm về chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình được lập; bồi thường thiệt hại khi sử dụng các thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, các giải pháp kỹ thuật không phù hợp và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Tổ chức, các nhân thẩm định dự án đầu tư xây dựng: Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định của mình. Người quyết định đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
Các nguyên tắc nêu trên cũng cần áp dụng thực hiện tương tự đối với việc lập, trình, thẩm định và phê duyệt các nội dung khác trong toàn bộ quá trình triển khai thực hiện dự án (thí dụ: khâu khảo sát, thiết kế, lập dự toán; khâu đấu thầu thi công xây lắp, khâu quyết toán công trình…)
Năm là, hoạt động tư vấn có vai trò đặc biệt trong quản lý dự án nhất là trong giai đoạn thiết kế và trong giai đoạn thi công.
*Trong giai đoạn thiết kế:
Lựa chọn tư vấn thiết kế phải có đủ năng lực, kinh nghiệm với một đội ngũ kỹ sư giỏi theo đúng chuyên ngành dự án đòi hỏi, có đề xuất kỹ thuật và phương pháp tiến hành phù hợp nhất với những yêu cầu của dự án. Trong quá trình triển khai thực hiện cần tăng cường công tác kiểm tra theo dõi việc tuân thủ các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng tư vấn về chất lượng nhân sự để phát hiện những chức danh tư vấn chưa đáp ứng được các yêu cầu công việc để từ đó có biện pháp khắc phục hoặc thay thế kịp thời.
Theo dõi giám sát phẩm chất con người trong tổ chức tư vấn là việc làm rất cần thiết, trong công việc tư vấn phải tuyệt đối trung thành với chủ đầu tư, tránh không để xảy ra thông đồng giữa tư vấn thiết kế và nhà thầu, tiết lộ các thông tin tài liệu có liên quan trong quá trình đấu thầu. Các số liệu khảo sát địa chất, địa hình, thủy văn, số liệu điều tra, dự báo lưu lượng giao thông... là đầu vào quan trọng cho khâu thiết kế. Phần kinh phí cho công tác này nằm trong hợp đồng tư vấn và thường bị cắt giảm nên trong quá trình thương thảo hợp đồng chủ đầu tư phải yêu cầu tư vấn giải trình thật cụ thể và chi tiết để đảm bảo những tài liệu này được cung cấp đầy đủ.
Cần phải tăng cường giám sát theo dõi công tác khảo sát cả về số lượng và chất lượng. Ngoài yếu tố giám sát chất lượng thiết kế thì việc kiểm tra tư vấn về tiến độ thực hiện cũng rất quan trọng. Để có một đồ án thiết kế phù hợp với uy hoạch phát triển cụ thể của từng địa phương có dự án đi qua, chủ đầu tư cần có hướng dẫn trợ giúp tư vấn lấy ý kiến của các Bộ ngành, các địa phương có liên quan. Đối với các tổ chức tư vấn nước ngoài việc hướng dẫn họ tuân theo những quy định và thủ tục cũng như điều kiện làm việc ở Việt Nam là hết sức cần thiết và thiết thực.
* Trong giai đoạn thi công:
Giai đoạn thi công chiếm một tỷ trọng vốn rất lớn trên toàn bộ vốn đầu tư cho dự án, quá trình thi công liên quan chặt chẽ đến lợi ích kinh tế của đơn vị thi công nên khâu giám sát chặt chẽ việc tuân thủ hợp đồng xây dựng rất quan trọng. Ngoài ra điều kiện thi công ngoài hiện trường luôn gặp phải những vấn đề thực tế rất khác nhau nếu kỹ sư tư vấn giám sát không đưa ra được biện pháp giải quyết hợp lý thì có thể gây ra ảnh hưởng không tốt tới công trình về mặt chất lượng cũng như tiến độ. Kinh nghiệm đối với công tác này là xây dựng được cơ chế trách nhiệm giữa ba bên “Chủ đầu tư - Tư vấn - Nhà thầu” phù hợp về lợi ích quy định trong các điều kiện của hợp đồng, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và bình đẳng giữa ba bên luôn là động lực tốt nhất để tạo ra công trình đạt yêu cầu về chất lượng, tiến độ và mỹ quan.
Tuyển chọn tư vấn giám sát là khâu rất quan trọng phải là người có năng lực chuyên môn theo đúng chuyên ngành dự án đòi hỏi, phải có kinh nghiệm thực tế phong phú, nhanh nhẹn, nhậy bén trong quá trình xử lý công việc, phải nghiêm túc trong công việc, có tư cách đạo đức tốt. Quản lý theo dõi kỹ sư tư vấn giám sát là trách nhiệm thường xuyên liên tục của chủ đầu tư, cần loại bỏ ngay những con người không phù hợp về năng lực cũng như về tư cách đạo đức phẩm chất. Chủ đầu tư cần theo dõi kiểm tra đôn đốc cả tư vấn và nhà thầu về khối lượng công việc thực hiện cả về mặt chất lượng và tiến độ thông qua các hình thức như kiểm tra đột xuất tình hình thi công ngoài công trường, phối hợp với các cơ quan chuyên môn kiểm tra chất lượng các hạng mục công việc đã hoàn thành, họp và kiểm tra tiến độ định kỳ.
*Xây dựng cơ chế kiểm tra giám sát hiệu quả:
Cần tăng cường hiệu lực pháp lý về điều kiện hành nghề của tư vấn giám sát, qui định trách nhiệm cho các tổ chức và cá nhân thực hiện giám sát.
Tăng cường vai trò thẩm định, kiểm tra giám sát của Cục giám định và quản lý chất lượng công trình. Nghiên cứu có thêm chế tài mạnh mẽ hơn nữa để các chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc công tác giám sát đánh giá đầu tư, gắn báo cáo với giám sát tại chỗ. Báo cáo giám sát đầu tư phải thực chất đi sâu vào phân tích nguyên nhân của các vướng mắc, tránh tình trạng báo cáo hình thức, đối phó cho qua chuyện.
4.2.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước trong triển khai đấu thầu và thi công các dự án ĐTXDCB từ NSNN trong ngành GTVT
Một là, thực hiện đấu thầu các dự án đầu tư đảm bảo tính đúng đắn, khách quan công bằng. Cần phải nhận thức rõ việc đấu thầu có tác dụng rất lớn thúc đẩy nhà thầu cạnh tranh lành mạnh, vươn lên làm chủ công nghệ, kỹ thuật thi công; đảm bảo chất lượng công trình với chi phí ngày càng giảm. Đấu thầu góp phần xoá bỏ cơ chế “xin cho” cửa quyền của các chủ đầu tư; hỗ trợ cho công tác lập dự toán (khi dự toán chưa chuẩn xác thì thông qua đấu thầu có thể thấy rõ và được khắc phục); hỗ trợ cho việc quản lý thiết kế (đấu thầu khách quan sẽ tránh được hiện tượng thông đồng giữa nhà thầu, chủ đầu tư và nhà thiết kế nâng hệ số an toàn lên quá cao để khi thi công dễ bớt xén, sử dụng vật liệu, thiết bị ngoại nhập đắt tiền...). Đấu thầu được coi là phương thức quản lý vốn đầu tư tiên tiến nhất mà hiện nay các nước trên thế giới đang áp dụng. Để phát huy tác dụng của cơ chế đấu thầu cần:
- Xác định rõ ràng các trường hợp phải đấu thầu rộng rãi. Bộ GTVT có quy định tất cả các gói thầu thuộc các dự án sử dụng vốn NSNN đều phải tổ chức đấu thầu rộng rãi trừ các trường hợp: Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ, sự cố cần khắc phục ngay; Gói thầu có tính chất thử nghiệm, bí mật quốc gia, bí mật an ninh, quốc phòng; Gói thầu xây lắp có giá trị dưới 5 tỉ đồng. Cần lưu ý không vận dụng các qui định chung chung, không rõ ràng trong qui luật đấu thầu để quyết định không tổ chức đấu thầu rộng rãi.
- Qui định cụ thể việc phân chia dự án thành các gói thầu. Đưa ra phương pháp phân chia dự án thành các gói thầu một cách cụ thể để thực hiện thống nhất, tránh tình trạng vận dụng một cách tuỳ tiện, chia nhỏ gói thầu để không phải đấu thầu. Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải được xác định ngay khi thiết kế để vừa đảm bảo chất lượng công trình vừa đảm bảo tính khách quan trong việc phân chia.
- Nên có cơ chế khuyến khích các nhà thầu tham gia đấu thầu, cạnh tranh lành mạnh để tất cả các doanh nghiệp được phép kinh doanh độc lập thuộc lĩnh vực mời thầu, đều được phép tham gia dự thầu.
- Đổi mới công tác xét thầu: đưa ra tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu một cách cụ thể, rõ ràng trong hồ sơ mời thầu; qui định cụ thể hơn nữa tiêu chuẩn đối với thành viên tổ chuyên gia, số lượng chuyên gia xét thầu; Qui định quyền độc lập đánh giá của từng chuyên gia, phương pháp tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, trách nhiệm của từng chuyên gia; Đảm bảo quá trình xét thầu, Tổ chuyên gia phải độc lập với các nhà thầu; thiết kế công trình phải được lập đầy đủ, chi tiết, cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ. Để đảm bảo tính khách quan, hồ sơ mời thầu có thể phải do chính nhà thiết kế lập.
Hai là, tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động đấu thầu để ngăn ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm những hiện tượng tiêu cực.
Dù Luật đấu thầu đã được ban hành và có hiệu lực, dù đã được đào tạo một cách có bài bản, nhưng chất lượng đấu thầu vẫn có thể không đạt được chất lượng như đòi hỏi của xã hội nếu như thiếu đi hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyên hoạt động đấu thầu.
Theo nhiều ý kiến đề nghị, cần phải siết chặt thanh tra, kiểm tra đấu thầu trong quá trình lựa chọn nhà thầu của chủ Đầu tư và kiên quyết khuyến khích, động viên các nhà thầu phát hiện và đưa ra ánh sáng các chủ Đầu tư, cán bộ bên mời thầu, những cán bộ nhân viên trong các tổ chuyên gia xét thầu có thái độ nhũng nhiều, đòi hỏi phải chia phần trăm để được trúng thầu.
- Các hoạt động tiêu cực như: nhà thầu và chủ Đầu tư, tổ chuyên gia xét thầu móc nối, thông đồng với nhau để có được những thông tin có lợi; chấm thầu sẽ “ưu ái” cho mình hơn; hiện tượng dàn dựng quân xanh quân đỏ; hiện tượng bố trí để cho những người thân (vợ, chồng con,...) của thành viên bên mời thầu hoặc tổ chuyên gia xét thầu tham dự thầu đang tồn tại như là cái ung nhọt làm suy yếu chất lượng của công cụ quản lý Nhà nước mới mẻ này.
Theo ý kiến đóng góp vào đề án “chống lãng phí, thất thoát trong Đầu tư xây dựng” do Bộ Xây dựng tổ chức tại Hà Nội của Ông Trần Hùng – Phó Chủ tịch Tổng Hội xây dựng Việt Nam trên báo điện tử vnexpress.net ngày 03 tháng 10 năm 2004 “Nguyên nhân do kẽ hở trong cơ chế chính sách Nhà nước không phải là quan trọng nhất, mà chính do những người có chức, có quyền thao túng, lợi dụng gây thất thoát lớn trong Đầu tư xây dựng, điển hình như ở vụ Lã Thị Kim Oanh, các vụ trong ngành Dầu khí, vụ ở khách sạn Bàn Cờ. Tình trạng móc ngoặc giữa các bên A-B và tư vấn, quân xanh, quân đỏ trong đấu thầu cũng là các vấn đề do con người. Chính vậy, trong nhiều biện pháp đề ra để trình Chính phủ lần này, mấu chốt phải tập trung thanh lọc, xây dựng đội ngũ có năng lực, phẩm chất đạo đức...’’
Thời gian 15 năm qua (1996-2010), công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động đấu thầu xây dựng các công trình giao thông ở Việt Nam tuy đã được tiến hành nhưng chưa thường xuyên, liên tục. Phát hiện các tiêu cực bị xem nhẹ do “người sai phạm thuộc quân mình.” Các chế tài xử phạt hoặc là quá nhẹ (xử lý hành chính), hoặc là cấm được tham dự các gói thầu nhưng phạm vi quá hẹp (trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, hay các dự án có tài trợ của Ngân hàng Thế giới) trong một thời gian 2, 3 năm. Đã đến lúc các cơ quan hữu quan có trách nhiệm cần chú trọng hơn nữa đến hoạt động thanh tra, kiểm tra.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra có một vị trí rất quan trọng trong quá trình đổi mới quản lý Nhà nước theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.