Công Tác Thanh Tra, Kiểm Tra Được Quan Tâm Và Xử Lý Cương Quyết Trong Những Năm Qua


Trong năm 2010, nhiều công trình quan trọng đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng kịp thời phục vụ phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân như cầu Cần Thơ, Cảng Hàng không Quốc tế Cần Thơ, Cầu Thanh Trì (gói 3 và gói 3A), cầu Pá Uôn, cầu Hàm Luông, cầu Phùng, đường cao tốc TP. HCM – Trung Lương, cầu Vĩnh Tuy, đại lộ Thăng Long… đồng thời đã khởi công nhiều dự án quan trọng như: Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, Đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh, Đường vành đai 3 giai đoạn 2, cầu Bến Thuỷ 2, QL6 (đoạn Tuần Giáo - Mường Lay), QL24 (đoạn Quảng Ngãi – Kon Tum), QL30 (đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự), Dự án WB5, WB6, dự án luồng cho tàu biển có tải trọng lớn vào sông Hậu (Kênh Quan Chánh Bố), Đường lăn – sân đỗ nhà ga hành khách Quốc tế T2 Nội Bài… đã hoàn thành làm mới, nâng cấp, cải tạo 1.056 km đường bộ, xây mới 8.704 m cầu đường bộ; thay ray và tà vẹt 20Km đường sắt, 53 km hàng rào hộ lan; xây dựng 385 m cầu cảng biển…

* Tình hình triển khai KH 2011 (tính đến hết tháng 8/2011):

- Nguồn ngân sách nhà nước. 8 Tháng/2011 thực hiện 7.782/6.040 tỉ KH giao đạt 129% KH; giải ngân 8.443/6.040 tỉ KH giao đạt 139,8% KH (bao gồm hoàn ứng NSNN 500 tỉ và một số dự án ODA ứng Hợp đồng xây lắp). Trong đó, các dự án ODA: Vốn nước ngoài thực hiện 5.683/3.500 tỉ KH giao đạt 162,4% KH; giải ngân 6.127,3/3.500 tỉ KH giao đạt 175,1% KH. Vốn đối ứng các dự án ODA thực hiện 1.947,3/1.780 tỉ KH giao đạt 109,4% KH; giải ngân 1.683 tỉ/1.780 tỉ KH giao đạt 94,5% KH.

- NguồnTPC. Kết quả 8 tháng/2011 thực hiện 10.757/11.000 tỉ KH giao đạt 97,8% KH; giải ngân 10.388/11.000 tỉ đạt 94,4% KH (bao gồm cả phần hoàn ứng 720,9 tỉ đã giải ngân trong năm 2010).

Dự kiến cả năm 2011: Đến nay đã cơ bản giải ngân hết vốn KH được giao, đang trình TTgCP 1200 tỉ vốn đối ứng ODA để đáp ứng tiến độ giải ngân các dự án.


3.2.1.4. Công tác thanh tra, kiểm tra được quan tâm và xử lý cương quyết trong những năm qua

Từ năm 2005 đến năm 2007, Thanh tra Bộ Tài Chính đã tiến hành thanh tra 14 dự án do Bộ ngành Trung ương quản lý và thanh tra công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại 18 địa phương thông qua các cuộc Thanh tra quản lý ngân sách tại các địa phương. Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm về tài chính 3.212,4 tỷ đồng (trong đó tại 14 dự án đầu tư do các cơ quan trung ương quản lý với giá trị sai phạm phải xử lý 2.878,9 tỷ đồng), gồm các dạng: Lập dự án sai khối lượng, định mức, đơn giá, không có căn cứ 1.776 tỷ đồng; nghiệm thu, thanh toán, quyết toán sai (vượt khối lượng, định mức, đơn giá…) 1.436,4 tỷ đồng. Trên cơ sở kết quả phát hiện, đã kiến nghị xử lý: Thu hồi nộp ngân sách 727,6 tỷ đòng; giảm trừ khi thanh quyết toán 665,8 tỷ đồng; rà soát, bổ sung căn cứ thanh toán 251,2 tỷ đồng; ngoài ra còn kiến nghị điều chỉnh giảm dự toán theo đúng chế độ và chấn chỉnh công tác quản lý v.v… [ 13]. Hầu hết các dự án đều sai phạm trong công tác lập, phê duyệt dự toán và nghiệm thu, thanh quyết toán; điển hình tại một số dự án sau: Dự án hồ chứa nước Cửa Đạt (thanh tra năm 2006) phát hiện tổng dự toán tăng không đúng 885,125 tỷ đồng; thi công không thực hiện đúng thiết kế được phê duyệt về công tác đổ thải; đã đào tràn đắp trực tiếp đập chính; trữ đất đắp đê quai, đắp đập; v.v… làm lãng phí, thất thoát vốn đầu tư 53,887 tỷ đồng…Dự án Quản Lộ – Phụng Hiệp (thanh tra năm 2007); tính tăng sai giá các gói thầu 454 tỷ đồng dẫn đến phê duyệt giá trúng thầu và ký kết hợp đồng kinh tế vượt 373 tỷ đồng,…


Bảng 3.5. Tình hình và kết quả thanh tra dự án ĐTXD sử dụng vốn Nhà nước do Thanh tra Bộ Tài Chính thực hiện từ năm 2005 đến năm 2007

Đơn vị: Tỉ đồng



TT


Tên sự án được thanh tra


Tổng mức đầu tư

Phát hiện sai phạm

qua thanh tra

Kiến nghị xử lý


Dự toán sai

Nghiệm thu, thanh toán sai


Thu vào NSNN

Giảm trừ khi thanh quyết

toán

Làm rõ căn cứ để quyết

toán

A

Các dự án TW quản lý

28.982,9

1.657,5

1.221,4

701

541,8

235,1


Năm 2005

7.722,9

232,6

236,1

22,9

53

54,6

1

Đường tránh TP. Huế

392,8

5,7

29,1

0,1

7,6


2

Thuỷ lợi Linh Cảm

139,2

8,6

31,7

3,2

0,2

3,7

3

Quốc lộ 10 và các cầu trên

Quốc lộ 1

5.223,3

107,2

41,3

1,8

18,2

21,3

4

Trung tâm TM Hàng Hải

195,4

17,1

7,2


7,2


5

Cảng Hải phòng

1.772,3

94,0

126,8

17,9

19,8

29,5


Năm 2006

17,131.2

1,032.

892.2

592.7

99.0

180.5

6

Các dự án Kiên cố hoá

trường, lớp học

5.984,8


547




7

Hồ chứa Cửa Đạt

1.600

885,1

94,3




8

Quốc lộ 279

717,4

17,8

81,5



32,3

9

2 tuyến đường thuỷ phía

Nam và cảng C/Thơ

1.307


2,8

6

2,8


10

Thuỷ điện Tuyên Quang

7.522

129,1

166,6


1,9

148,2


Năm 2007

4128,8

393,0

93,1

85,4

389,9


11

Quốc lộ 4 (vành đai 1)

1.509

9,1

4,7


4,7


12

Tuyến Quản lộ - Phụng Hiệp

1.897,8

327,3

83,2

83,2

372,3

13

Quốc lộ 9 - GĐ 2

545,7

1,7

1,5


1,5

14

Quốc lộ 32

2.074,1

9,9

3,7

2,2

11,3

B

Các dự án địa phương quản lý


119

215

26,6

124

16,1


Năm 2005


80,4

168,0

10,3

89

16,1

1

TP. Hải phòng (thanh tra

chuyên đề về vốn đầu tư)


26,8

110

9,5

69,3

16,1

2

Ninh Bình

7,0

10,6


10,59


3

Hà Giang

38,9

38,9




4

Thái Nguyên

4

1,4


3,46


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam - 17




TT


Tên sự án được thanh tra


Tổng mức đầu tư

Phát hiện sai phạm

qua thanh tra

Kiến nghị xử lý


Dự toán sai

Nghiệm thu, thanh toán sai


Thu vào NSNN

Giảm trừ khi thanh quyết

toán

Làm rõ căn cứ để quyết

toán

5

Quang Ninh


3,7

6,4

0,78

5,66



Năm 2006


12,3

32,2

10,3

19,1

0,0

6

Thái Bình


4,9

5,7

2,13

3,54


7

Bình Thuận

3,3

6,2

2,59

3,61

8

Quảng Ngãi

1,6

9,4

0,98

7,37

9

Tuyên Quang

1,8

3,5

0,05

1,70

10

Quảng Bình

0,7

2,5

0,76

1,76

11

Vĩnh Long


3,6

3

0,57

12

Lâm Đồng


1,3

0,77

0,52


Năm 2007


25,8

14,9

6,1

15,9


13

Biên Biên


4,2

2,3

0,9

2,0


14

Yên Bái

3,5

4,0

2,1

3,5

15

Cao Bằng

5,2

2,9

0,2

3,6

16

Đăk Lăk

6,0

2,3

2,0

1,9

17

Bà Rịa Vũng Tàu

4,9

2,6

0,3

3,5

18

Hoà Bình

2,0

0,9

0,5

1,4


Tổng cộng (A+B)


1.776,0

1.436,4

727,6

665,8

251,2

Nguồn: Bộ Tài chính [ 13]


Trong 2 năm 2008 - 2009, Thanh tra Bộ Tài Chính đã tiến hành thanh tra tài chính toàn diện tại 12 dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng giao thông, thuỷ lợi. Kết quả cho thấy 100% dự án được thanh tra đều có sai phạm về tài chính, điển hình là tình trạng lập và phê duyệt dự toán các gói thầu xây lắp tăng không đúng quy định; nghiệm thu, thanh toán tăng không đúng chế độ, v.v…Tổng giá trị sai phạm đã phát hiện và kiến nghị xử lý giảm chi, chống thất thoát, lãng phí vốn nhà nước là 961,577 tỷ đồng, trong đó: Thu vào NSNN 145, 341 tỷ đồng; giảm trừ thanh toán, quyết toán vốn đầu tư 401,1 tỷ đồng; giảm dự toán công trình 407,9 tỷ đồng…[12]. Đặc biệt trong năm 2008, qua thanh tra tài chính Tập đoàn Vinashin,


mặc dù Thanh tra Bộ Tài chính không đi sâu thanh tra về lập dự toán và nghiệm thu, thanh quyết toán khối lượng hoàn thành tại các dự án, nhưng đã phát hiện 10 đơn vị thành viên có sai phạm về tài chính dự án đầu tư với số tiền trên 2.165 tỷ động, trong đó: (i) Chỉ định thầu sai quy định: 2.096 tỷ đồng (tại 33 gói thầu); (ii) lập, phê duyệt dự toán công trình tăng sai: 27,512 tỷ đồng; (iii) nghiệm thu, thanh quyết toán tăng sai: 41,622 tỷ đồng [ 14].

Bảng 3.6. Tình hình, kết quả thanh tra dự án ĐTXD sử dụng vốn Nhà nước do Thanh tra Bộ Tài chính thực hiện năm 2008 - 2009

Đv: Tỷ đồng



S T T


Dự án

Phát hiện và kiến nghị thanh tra


Tổng số

Trong đó

Thu hồi NSNN

Ghi thu, ghi chi

Giảm Dự toán

Giảm trừ thanh,

quyết toán


Khác


Năm 2008

872,330

86,910

0

407,926

377,379

0,115

1

Tuyến Quản Lộ - Phụng hiệp

846,623

83,141


391,163

372,319


2

Quốc lộ 32 (tại 3 chủ đầu tư)

13,678

2,222

9,894

1,447

0,115

3

Quốc lộ 53, 54 - Vĩnh Long

2,136


1,885

0,251


4

Quốc Lộ 60 - Sóc Trăng

0,392

0,190


0,202


5

Quốc Lộ 60 - Bến Tre

1,357

1,357




6

Quốc lộ L 53,54, 62 Trà Vinh

8,114


4,984

3,160



Năm 2009

89,247

58,431

0

0

23,733

7,083

7

Hồ chưa nước Ea soup

Thượng và Ia MLa

1,280

0,741



0,539


8

Hồ chứa nước Rào Đá

2,455


2,455


9

Đường nối từ Cảng Vũng áng

đến biên giới Việt Lào

1,022

0,202

0,820


10

Đường Nam Sông Hậu

52,353

52,353



11

Quốc lộ 14 C

6,025


1,092

4,933

12

Đường sắt Yên viên - Phả Lại

– Hạ Long - Cái Lân

26,112

5,135

18,827

2,150


Cộng

961,577

145,341


407,926

401,112

7,198

Nguồn: Thanh tra Bộ Tài chính [ 12]


3.2.2. Những hạn chế chủ yếu về quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trong ngành giao thông vận tải

Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN qua phiếu khảo sát 165 cán bộ quản lý đầu tư xây dựng và cán bộ nghiên cứu bằng cách cho điểm từ 1 đến 5, trong đó, điểm 5 là mức độ tốt nhất, kết quả cho thấy công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản các công trình giao thông bằng nguồn vốn từ NSNN hiện nay đang đạt ở mức độ trung bình.

Bảng 3.7. Đánh giá về quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN ở Việt nam hiện nay


TT


Chỉ tiêu


Tổng

Điểm

Trung bình

Độ

lệch chuẩn

1

QLNN trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch

163

2,60

1,23

2

QLNN trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt & đấu thầu

162

2,92

1,11

3

QLNN trong triển khai các dự án ĐTXDCB

163

2,91

1,07

4

QLNN trong nghiệm thu và QL chất lượng công trình

163

2,98

1,17

5

QLNN trong thanh toán, quyết toán vốn đầu tư

163

2,91

1,14

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra khảo sát của tác giả

Bảng trên cho thấy, nếu như điểm 3 là điểm trung bình, thì hầu hết các khâu quản lý nhà nước đối với đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN hiện nay chưa đạt được mức độ trung bình.

Sau đây là những hạn chế cụ thể trong quản lý nhà nước đối với công tác đầu tư xây dựng cơ bản các công trình giao thông.

3.2.2.1. Trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch

Thứ nhất, công tác quy hoạch đầu tư xây dựng trong ngành giao thông vận tải vẫn còn có bất cập.

Khảo sát ý kiến 165 cán bộ quản lý và các nhà khoa học cho thấy việc đánh giá về công tác quy hoạch và kế hoạch còn những hạn chế như sau:


Bảng 3.8 : Những hạn chế chế cơ bản của quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN hiện nay



Số tuyệt đối

Tỷ lệ %

Tổng số

Ý kiến

Không đồng ý

Đồng ý

Tổngsố Ý kiến

Không đồng ý

Đồng Ý

1

Chất lượng một số đồ án quy

hoạch xây dựng chưa cao

165

9

156

100,00

5,45

94,55


2

Quy hoạch chưa được triển khai triệt để từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch cụ thể.


165


11


154


100,00


6,67


93,33


3

Công tác quản lý quy hoạch xây

dựng nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức.


165


8


157


100,00


4,85


95,15


4

Quy hoạch xây dựng chưa sát với tình hình thực thực tế dẫn đến tình

trạng bố trí vốn dàn trải.


165


14


151


100,00


8,48


91,52

5

Làm quy hoạch tùy tiện, không có

tầm nhìn, thiếu chiến lược

165

35

130

100,00

21,21

78,79

6

Chưa nâng cao chất lượng công tác

thẩm định quy hoạch các dự án.

165

8

157

100,00

4,85

95,15


7

Tăng cường công tác dự báo và cung cấp thông tin phục vụ công

tác quy hoạch


165


8


157


100,00


4,85


95,15


8

Quy hoạch chung xây dựng một số nơi không còn phù hợp với nhu cầu phát triển, quy hoạch ngành, vùng,

lãnh thổ chưa ăn khớp, gắn kết.


165


14


151


100,00


8,48


91,52

Nguồn: Tổng hợp khảo sát của tác giả


Qua kết quả điều tra khảo sát thực tế ở bảng trên ta thấy:

1. Chất lượng một số đồ án quy hoạch xây dựng chưa cao: Tỷ lệ % đồng ý là 94,55. Trên thực tế còn nhiều đồ án xây dựng có chất lượng chưa cao, quy hoạch chưa thực sự đi trước một bước để làm căn cứ xác định địa


điểm xây dựng cho dự án đầu tư nên không ít dự án lớn quan trọng của nhà nước khi ra quyết định về chủ trương đầu tư đã thoát ly quy hoạch. Vì thế trong thực tế có không ít dự án khi xây dựng chưa có quy hoạch tổng thể được phê duyệt nên trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng dự án phải dời đi, dời lại gây tổn thất lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp. Chiến lược quy hoạch tổng thể chưa phù hợp, đầu tư không đồng bộ. Hậu quả là nhiều nhà máy xây dựng xong không có hiệu quả, hoạt động cầm chừng; nhiều nhà máy, cảng biển nếu hoạt động được thì công suất thấp, không đem lại hiệu quả kinh tế cho xây dựng, chợ xây xong không người họp, nhà xây xong không người đến ở vì chất lượng kém.

2. Quy hoạch chưa được triển khai triệt để từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch cụ thể: Tỷ lệ % ý kiến đồng ý là 93,33. Cụ thể như mãi đến năm 2004 lần đầu tiên quy hoạch phát triển GTVT Việt Nam mới được phê duyệt. Đối với thủ đô Hà Nội do quy hoạch tầm nhìn chưa xa dẫn đến đầu tư cơ sở hạ tầng GTVT phát triển quá chậm so với tăng trưởng nhu cầu đi lại của thành phố là nguyên nhân của tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên và tình trạng tai nạn giao thông xảy ra trầm trọng hiện nay. Trình độ lập quy hoạch của địa phương còn yếu kém: Nhiều tỉnh chưa có quy hoạch phát triển GTVT. Theo thống kê của dự án Giao thông Nông thôn 2 thì 30% các tỉnh không có quy hoạch phát triển GTVT.

3. Công tác quản lý quy hoạch xây dựng nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức. Tỷ lệ % ý kiến đồng ý là 95,15. Các quy hoạch của trung ương và địa phương không thống nhất. Sự phối hợp của các ngành, các cấp trong xây dựng quy hoạch yếu, các quy hoạch của trung ương chưa được phổ biến rộng đến các địa phương và lấy ý kiến địa phương, dẫn đến tình trạng có dự án thực hiện không phù hợp với quy hoạch phải điều chỉnh. Ví dụ: Dự án nâng cấp cải tạo Quốc lộ 2, đoạn tuyến km 194+300 đến 196+015 đi qua khu di

Xem tất cả 252 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí