Tình Hình Vốn Đầu Tư Phát Triển Cơ Sở Hạ Tầng Giao Thông Trong Ngành Giao Thông Vận Tải (Do Bộ Gtvt Trực Tiếp Quản Lí).


bộ, đường sắt Việt Nam nằm trong mạng lưới đường sắt xuyên á, đường bộ xuyên á, Đường bộ ASEAN, hành lang Đông -Tây, cùng với hệ thống cảng hàng không đã và đang dần được hiện đại hoá, tạo ra sự liên kết giữa các nước trong khu vực và các nước trên thế giới.

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ GTVT rất chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng GTVT, do vậy đã đạt được những thành tựu đáng kể và có những biến đổi rất to lớn. Hệ thống hạ tầng giao thông vận tải được nâng cấp một bước cơ bản, kể cả vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa. Nhiều tuyến giao thông quan trọng, nhiều cầu lớn, bến cảng, sân bay được hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng phát huy tốt hiệu quả. Tuy vậy, so với các nước tiên tiến trong khu vực thì hệ thống giao thông thông vận tải Việt Nam vẫn còn yếu kém, đặc biệt là chưa có hệ thống đường cao tốc. Một khó khăn rất lớn hiện nay là thiếu vốn đầu tư để phát triển CSHT GTVT.

3.1.2 Tình hình vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trong ngành giao thông vận tải(do Bộ GTVT trực tiếp quản lí).

Thứ nhất, về tình hình huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông từ NSNN trong ngành giao thông vận tải do Bộ Giao thông vận tải quản lý

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta lãnh đạo và khởi xướng, các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển ngày càng được nâng cao, góp phần quan trọng tạo nên tốc đô tăng trưởng của nền kinh tế cao và tương đối ổn định. Vốn đầu tư của toàn xã hội năm 2001 là 8.518 tỷ đồng; năm 2010 là 175.785tỷ đồng, tăng gấp hơn 20 lần. So với GDP năm 2010 là 1.980914 tỷ đồng thì, vốn đầu tư toàn xã hội cho ngành giao thông do bộ giao thông quản lý chiếm gần 9% GDP của cả nước. Điều đó cho thấy, chỉ riêng các công trình do Bộ giao thông quản lý vốn đầu tư toàn xã hội huy động chiếm tỷ trọng đáng kể trên tổng GDP. (bảng 3.1 và biểu 3.1)

Vốn đầu tư khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất trong


tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tổng số vốn đầu tư của khu vực này giai đoạn 2001-2010 là 67.778 tỷ đồng, chiếm 38,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Về xu hướng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước về tổng mức vẫn có xu hướng tăng nhưng về tỷ trọng trong vốn đầu tư toàn xã hội lại có xu hướng giảm dần (năm 2001 là 78,3%, năm 2010 là 38,6%).

Bảng 3.1: Vốn đầu tư theo nguồn vốn của Bộ giao thông vận tải Việt Nam

Giai đoạn 2001-2010

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2001 -

2010

1. Vốn NSNN

6.673

5.662

4.389

4.891

5.761

6.770

7.562

8.688

9.069

8.308

67.778

-Vốn ngoài nước

3.778

3441

3158

2906

2492

3472

3600

3469

2815

3047

32.181

-Vốn trong nước

2895

2221

1231

1985

3269

3298

3962

5219

6254

5261

35.597

+ Trong đó vốn

đối ứng

1041

1290

600

1231

2307

1896

1340

2089

2050

2114

15960

2. Vốn tín dụng

ưu đãi của Bộ

1845

1760

1405

1330

685

118

293

218

0

0

7.656

3.Vốn đặc biệt

0

2958

2164

0

0

0

0

0

0

0

5.122

4. Vốn trái

phiếu chính phủ

0


3498

5165

9790

9624

6923

10261

11650

12300

69.212

5. Vốn BT, BOT

0


300

1200

1500

828

1724

2135

10369

7961

26.017

Tổng số vốn:

8518

10380

11756

12586

17736

17340

16502

21302

31088

28569

175.785

Tỷ trọng (%):

1. Vốn NSNN

78.3

54.5

37.3

38.9

32.5

39.0

45.8

40.8

29.2

29.1

38.6

-Vốn ngoài nước

56.6

60.8

72.0

59.4

43.3

51.3

47.6

39.9

31.0

36.7

47.5

-Vốn trong nước

43.4

39.2

28.0

40.6

56.7

48.7

52.4

60.1

69.0

63.3

52.5

+ Trong đó vốn

đối ứng

15.6

22.8

13.7

25.2

40.0

28.0

17.7

24.0

22.6

25.4

23.5

2. Vốn tín dụng

ưu đãi của Bộ

21.7

17.0

12.0

10.6

3.9

0.7

1.8

1.0

-

-

4.4

3.Vốn đặc biệt

-

28.5

18.4

-

-

-

-

-

-

-

2.9

4. Vốn trái

phiếu chính phủ

-

-

29.8

41.0

55.2

55.5

42.0

48.2

37.5

43.1

39.4

5. Vốn BT, BOT

-

-

2.6

9.5

8.5

4.8

10.4

10.0

33.4

27.9

14.8

Nguồn: V ụ KH- ĐT, B ộ GTVT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam - 14



78.3

54.5

45.8

37.3

38.9

39

40.8

32.5

29.2 29.1

100


80


60


40


20


0

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010


Vốn NSNN


Biểu đồ 3.1. Vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước của Bộ GTVT (giai đoạn 2001 – 2010)

Nguồn: V ụ KH- ĐT, B ộ GTVT

Như vậy, có thể thấy rõ một xu hướng thực tế là tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tổng mức đầu tư của từng nguồn vốn không ngừng tăng lên, tỷ trọng nguồn vốn của khu vực kinh tế nhà nước nói chung và nguồn vốn đầu tư từ NSNN nói riêng có xu hướng giảm dần.

Thứ hai, về đặc điểm nổi bật về đầu tư CSHT giao thông giai đoạn 2001-2010 là tăng cường huy động nguồn vốn đầu tư ngoài NSNN. Ngoài việc tiếp tục đầu tư bằng nguồn NSNN trong đó có các dự án ODA, đây là giai đoạn bắt đầu huy động vốn đầu tư từ nguồn vay tín dụng ưu đãi, phát hành TPCP để phát triển CSHT giao thông; ngoài ra, tập trung huy động vốn ngoài NSNN bằng nhiều hình thức như: BOT, BT, PPP, chuyển nhượng quyền thu phí, phát hành TPCT để thực hiện một số dự án lớn. Trong đó đặc biệt là các hình thức đầu tư BT, BOT ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đầu tư toàn xã hội cho giao thông. Tỷ trọng của nó tăng lên từ 2,6% năm 2003 lên 14, 8% năm 2010, thậm chí có những năm, nguồn vốn đầu tư này chiếm tới 33,4% vốn toàn xã hội như năm 2008. Thực tế này cho thấy một tất yếu là: để phát triển nền kinh tế nhanh chóng và bền vững thì phải phát huy được mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, thực hiện xã hội hoá các hoạt động đầu tư.


Do nhà nước tập trung nguồn lực, đặc biệt là vốn đầu tư để phát triển hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông nói riêng, vì vậy kết cấu hạ tầng giao thông có bước phát triển mạnh. Nhiều dự án, công trình quan trọng đã được xây dựng đưa vào sử dụng phát huy tác dụng, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước.

Khối lượng chủ yếu đạt được:Nâng cấp cải tạo và xây dựng mới khoảng 17.000 km đường Quốc lộ; 200.000 m cầu đường bộ, 6.800 m cầu đường sắt; 7.435 m hầm đường bộ; nâng cấp, cải tạo và khôi phục 1.600 km đường sắt; 14.500 m cầu cảng biển, nạo vét 12 triệu m3 luồng cảng biển và luồng đường sông; cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá đưa vào khai thác sử dụng 22 cảng hàng không (trong đó có 5 cảng hàng không quốc tế); Giao thông địa phương: Đã xây dựng mới được khoảng 30.000 km đường; sửa chữa, nâng cấp 140.000 km đường các loại; 150.306 md cầu bê tông cốt thép; 15.327 md cầu liên hợp; 16.196 md cầu sắt; 37.594 m cầu treo; 75.515 m cầu gỗ; thay thế 32.688 md cầu khỉ; xây dựng và cải tạo được 36.672 m ngầm tràn các loại.

Thứ ba, về kết quả hoạt động đầu tư XDCB các công trình giao thông vận tải.

Với số vốn đầu tư nêu trên, hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT đã được xây dựng mới và nâng cấp một bước cơ bản trên cả 05 lĩnh vực: Đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng hải và hàng không; đáp ứng nhu cầu vận tải phục vụ việc XD phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước.

*Về đường bộ:Đã hoàn thành cơ bản việc nâng cấp toàn tuyến trục dọc “xương sống”- Quốc lộ 1 từ Lạng Sơn đến Cà Mau; đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1, đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nâng cấp hệ thống quốc lộ gồm: Hệ thống đường hướng tâm tới Thủ đô HN, TP HCM và các đô thị lớn; hệ thống vành đai phía Bắc, phía Nam; các tuyến nối QL1A với đường Hồ Chí Minh, Tây Nguyên; các tuyến quốc lộ ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông


Cửu Long... Đang triển khai xây dựng một số tuyến đường cao tốc trong mạng đường cao tốc Bắc – Nam; đường HCM (GĐ2) đồng thời tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đường ngang kết nối các tuyến Quốc lộ chính với khu vực miền núi phía Bắc, Miền Trung, Tây nguyên, Tây Nam và đồng bằng Nam bộ; các vùng kinh tế trọng điểm, các CHK + cảng biển + cảng sông chủ yếu…

Cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, các địa phương đã tích cực huy động vốn để phát triển hệ thống giao thông địa phương. Đến nay hệ thống đường tỉnh, đường GTNT đã được mở mang, nâng cấp một bước, tạo được sự kết nối tốt hơn với hệ thống quốc lộ.

*Về đường sắt: Đã từng bước nâng cấp, hiện đại hóa các tuyến đường sắt hiện có. Khôi phục các cầu trên tuyến đường sắt thống nhất, hầm qua đèo Hải Vân và từng bước nâng cấp các tuyến đường sắt chủ yếu nâng cao năng lực, đảm bảo an toàn và đã rút ngắn thời gian chạy tàu trên những tuyến quan trọng. Đang triển khai dự án đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân và xúc tiến nghiên cứu xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam…

*Về đường sông: Hoàn thành nâng cấp 2 tuyến đường thuỷ phía Nam (TP HCM – Cà Mau, TP HCM – Kiên Lương); vận tải thủy phục vụ thủy điện Sơn La, tuyến Quảng Ninh – Phả Lại, Quảng Ninh- Cô Tô, cảng Việt Trì, cảng Ninh Phúc, cảng Long Bình, tuyến vận tải thủy Đồng Tháp Mười và TGLX.… Chuẩn bị triển khai nâng cấp tuyến vận tải thủy Việt Trì - Tuyên Quang, kênh Chợ Gạo vv…

*Về hàng hải: Đã hoàn thành nâng cấp giai đoạn 1 các cảng biển tổng hợp quốc gia chủ yếu như: Cảng Cái Lân, cảng Hải Phòng, cảng Cửa Lò, cảng Vũng áng, cảng Tiên Sa, cảng Quy Nhơn, cảng Nha Trang, cảng Sài Gòn, cảng Cần Thơ và hoàn thành nâng cấp một số cảng địa phương cần thiết đáp ứng lượng hàng hoá thông qua. Đang triển khai cảng Quốc tế Cái Mép – Thị Vải, Luồng cho tàu biển lớn vào sông Hậu. Chuẩn bị triển khai các Cảng:


Lạch Huyện, Vân Phong, Luồng vào cảng Quy Nhơn, Luồng vào cảng Tổng hợp Dung Quất…

*Về hàng không: Hoàn thành các dự án: Nhà ga T1, đường CHC 1B (Nội Bài); cải tạo hệ thống HCC, đường lăn cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ các cảng hàng không địa phương như: Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Côn Sơn, Vinh, Điện Biên Phủ, Pleiku CHK Đồng Hới, CHK Liên Khương, CHK Cần Thơ (GĐ1). Đang triển khai nhà ga hành khách CHKQT Đà Nẵng, kéo dài đường cất hạ cánh 35R-17L CHKQT Đà Nẵng, nhà ga T2 Nội Bài….

Với những kết quả đạt được, hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT đã được nâng cấp trong giai đoạn vừa qua, góp phần làm tăng đáng kể năng lực vận tải và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại. Kết cấu hạ tầng GTVT được cải thiện cũng góp phần nâng cao tốc độ chạy xe trên các tuyến đường bộ; rút ngắn thời gian chạy tàu trên các tuyến đường sắt, đường sông; nâng lượng hàng hoá thông qua các cảng biển; nâng lưu lượng hành khách và hàng hoá thông qua các cảng hàng không.

Giao thông đô thị, giao thông địa phương phát triển đã góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn rộng lớn. Tuy nhiên, việc xây dựng và nâng cấp cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông thời gian qua cũng chỉ mới tập trung cho những công trình quan trọng, cấp bách. Toàn bộ hệ thống giao thông chưa được nâng cấp đồng bộ. Mở mang hệ thống giao thống đô thị ở các thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc là nhu cầu cấp thiết nhưng chưa có phương án vốn khả thi để triển khai mạnh. Giao thông ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của các địa phương và đảm bảo an ninh quốc phòng quốc gia.


Nguồn vốn đầu tư từ nguồn NSNN hàng năm thấp, mặc dù đã huy động các nguồn vốn khác song vẫn không đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao trong việc XD KCHT giao thông của cả nước nói chung. Riêng vốn đầu tư phát triển đường bộ cao tốc chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, gồm phần ứng ngân sách nhà nước đầu tư đoạn đường cao tốc từ Sài Gòn đi Trung Lương; vốn góp xây dựng đường cao tốc Giẽ - Ninh Bình và vốn vay ODA của Nhật Bản để đầu tư tuyến cao tốc từ Hà Nội - Thái Nguyên.

Trong giai đoạn tới, nhu cầu về phát triển kết cấu hạ tầng GTVT hết sức lớn, tạo nên nhiều thách thách thức mới cho ngành GTVT. Một trong những thách thức rất lớn đó là xây dựng một cơ chế cấp vốn, huy động vốn bền vững cho phát triển kết cấu hạ tầng GTVT, đặc biệt là đầu tư phát triển hệ thống đường bộ cao tốc để từng bước đáp ứng cho công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Để thực hiện mục tiêu trên, ngày 11/4/2007, TTgCP đã có quyết định 412/QĐ-TTg phê duyệt danh mục đầu tư 31 dự án KCHT giao thông quan trọng thiết yếu đến 2020 với TMĐT dự kiến khoảng 68 tỉ USD, trong đó giai đoạn 2010 là 13tỉ USD, giai đoạn 2010-2020 khoảng 45 tỉ USD. Đây là số vốn đầu tư rất lớn cần phải có chính sách, giải pháp, kế hoạch thu hút tạo nguồn để thực hiện những dự án này.

3.2 . Thực trạng quản lý Nhà nước đối với ĐTXDCB từ vốn NSNN trong ngành GTVT của Việt Nam

3.2.1. Khái quát công tác quản lý nhà nước đối với ĐTXDCB từ vốn NSNN trong ngành GTVT những năm qua

3.2.1.1. Về công tác quy hoạch, kế hoạch

Quy hoạch là sự sắp xếp, bố trí hợp lý, cân đối giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất xã hội, phân công lại lao động xã hội hợp lý trên các vũng lãnh thổ đất nước. Do đó, quy hoạch phải đi trước một bước. Trong nhiều năm qua


công tác quy hoạch đã được chú ý, hàng năm chính phủ đều bố trí vốn đầu tư cho công tác lập quy hoạch. Nghị định số 08/2005/NĐ- CP ngày 24/1/2005 và luật xây dựng 2003 đã có các quy định về quản lý quy hoạch.

Kế hoạch là công cụ quản lý kinh tế chủ yếu của nhà nước nhằm đạt được các ý đồ, mục tiêu mong muốn. Kế hoạch đầu tư xây dựng giao thông là một bộ phận trong kế hoạch ĐTXDCB Nhà nước, là tổng hợp yêu cầu đầu tư cho các dự án XDGT. Kế hoạch đầu tư XDGT tác động vào hoạt động ĐTXD của ngành Giao thông, bắt đầu tư khâu chuẩn bị đầu tư đến hoạt động xây lắp. Xây dựng tốt kế hoạch là một điều kiện tiên quyết để quản lý hiệu quả đầu tư XDGT.

Bám sát chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã được Đại hội Đảng đề ra qua các kỳ đại hội và các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của đất nước qua các thời kỳ 2020 để xây dựng định hướng chiến lược đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ các nguồn vốn nói chung, vốn ngân sách nhà nước nói riêng. Trên cơ sở chiến lược đầu tư đã được kế hoạch hoá thành các chương trình, dự án, công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng có bước tiến đáng kể và ngày càng hoàn thiện.

Trong những năm qua, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng GTVT đã tập trung vào những công trình trọng điểm phục vụ trực tiếp cho các ngành đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng hải và hàng không nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Bộ GTVT đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra thực hiện quy hoạch, các dự án đều phải phù hợp với quy hoạch được phê duyệt. Các chiến lược, quy hoạch đã thường xuyên được rà soát, cập nhật, điều chỉnh cho sát với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và đối với từng địa phương.Chất lượng lập quy hoạch đã được nâng cao, bám sát thực tế hơn, khả thi hơn, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư.

Xem tất cả 252 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí