Tình Hình Thực Hiện Và Giải Ngân Vốn Đtxdcb Các Dự Án Do Bộ Gtvt Quản Lý Qua Các Năm Đều Tăng Lên Theo Hướng Ngày Càng Đáp Ứng Nhu Cầu Phát Triển


dụng triển khai một số công nghệ tiên tiến từ khảo sát, thiết kế, chế tạo sản phẩm, xây lắp, duy tu bảo dưỡng... trong ngành GTVT.

Việc hoàn thành nhiều công trình, sản phẩm có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp hoàn toàn do các kỹ sư, công nhân Việt Nam đảm nhiệm đã khẳng định bước tiến bộ vượt bậc cả về “chất” và “lượng” của đội ngũ cán bộ quản lý dự án, cán bộ kỹ thuật và công nhân ngành Giao thông vận tải đạt tầm khu vực và đang từng bước tiếp cận trình độ thế giới.

* Trong lĩnh vực tư vấn, khảo sát thiết kế các công trình xây dựng giao thông. Đã tập trung nghiên cứu từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng công trình giao thông. Cho đến nay về cơ bản đã hoàn thành được Bộ tiêu chuẩn xây dựng cho tất cả các lĩnh vực Đường bộ, Hàng không, Đường sắt, Hàng hải, Đường thuỷ nội địa. Hệ thống tiêu chuẩn hiện đang được tiến hành cập nhật, chuyển đổi theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Việc xem xét, áp dụng các tiêu chuẩn nước ngoài phù hợp theo Thông tư số 09/2005/TT-BXD ngày 07/4/2005; Thông tư số 40/2009/TT-BXD ngày 09/12/2009 của Bộ Xây dựng (nay là Thông tư số 18/2010/TT-BXD ngày 15/10/2010 của Bộ Xây dựng) cũng đã được triển khai kịp thời tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng Dự án. Đã triển khai ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại phục vụ công tác điều tra, khảo sát như dùng phần mềm TOPO trong công tác đo đạc số hóa bình đồ, định vị bằng hệ tọa độ GPS, GIS; phần mềm TSW-3 xác định các thông số cơ bản của đất nền dùng để phân tích nền móng công trình giao thông.Sử dụng rộng rãi nhiều phần mềm chuyên dụng phục vụ phân tích kết cấu như RM- 5, RM-7, RM-2000, RM-2006, MISES-3, SAP-2000, MIDAS-Civil,

NOVA-TND, Soft Deck, Road Plan, MIKE-21...

*Công nghệ xây dựng cầu đã được hoàn thiện thêm một bước như: Hoàn thiện các công nghệ xây dựng cầu bê tông cốt thép như công nghệ đúc


hẫng cân bằng cho nhịp dài đến 150m (cầu Hàm Luông - hoàn thành năm 2010), công nghệ đúc đẩy, công nghệ đẩy đà giáo (MSS) thích hợp cho các chiều dài vượt nhịp từ 40- 70m. Đến nay hầu hết các công nghệ xây dựng cầu bê tông cốt thép hiện đại đã được chuyển giao vào Việt Nam để đảm bảo tính linh hoạt, thích ứng với nhiều loại địa hình trong xây dựng.

Đẩy mạnh việc nghiên cứu chuyển giao công nghệ xây dựng cầu treo và cầu dây văng nhịp lớn có kết cấu và công nghệ xây dựng hiện đại như cầu Cần Thơ, Bãi Cháy, Thuận Phước, Nhật Tân... Đã làm chủ và áp dụng thành công vào thực tế công trình cầu dây văng nhịp lớn do các đơn vị trong nước tự thiết kế, thi công (cầu Rạch Miễu, nhịp chính dài 270m - hoàn thành năm 2009). Tự thiết kế xây dựng các công trình giao thông ở địa hình và tính chất kỹ thuật phức tạp sử dụng vật liệu chất lượng cao và công nghệ thi công đặc biệt như cầu Pá Uôn (hoàn thành năm 2010) có trụ cao 97.5m. Thiết kế và xây dựng hoàn thành các công trình cầu vượt, cầu trong các đô thị và các nút giao thông có yêu cầu kỹ thuật phức tạp như cầu chéo góc, cầu cong không gian, cầu có chiều cao kiến trúc thấp, cầu phân nhánh…

*Công nghệ xây dựng hầm giao thông: năm 2005 đã hoàn thành hầm đường bộ theo công nghệ NATM. Trên cơ sở đó đã tự chủ thiết kế và thi công hoàn thành một số hầm đường bộ khác như hầm Đèo Ngang, hầm A- Roòng-1, A-Roòng-2. Về xây dựng hầm thành phố đã áp dụng công nghệ hầm dìm Thủ Thiêm qua sông Sài Gòn và một số hầm chui trong các thành phố lớn.

- Trong xây dựng nền đường và xử lý nền đất yếu, đã áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến như dùng biện pháp gia tải khử lún kết hợp với sử dụng vải địa kỹ thuật, bấc thấm, cọc cát, giếng cát, cọc đất gia cố xi măng, công nghệ cố kết chân không...


- Cải tiến nâng cao chất lượng thi công móng và mặt đường đảm bảo độ bền, độ bằng phẳng. Đã áp dụng công nghệ lớp phủ siêu mỏng (Novachip) để thi công mặt đường cao tốc có độ nhám cao, thoát nước tốt, giảm tiếng ồn cho các tuyến đường cao tốc như Dự án T.P Hồ Chí Minh - Trung Lương, Láng - Hòa Lạc...

- Cải tiến và nâng cao chất lượng các thiết bị an toàn như sơn vạch đường, kết cấu hộ lan, biển báo hiệu đường bộ. Ngoài công nghệ xây dựng đường bộ có mặt đường bằng bê tông nhựa cũng đã chú trọng hoàn thiện công nghệ xây dựng mặt đường bộ bằng bê tông xi măng cho cả đường giao thông nông thôn và các Quốc lộ. Đã và đang tiếp tục hoàn thiện công nghệ xây dựng mặt đường bê tông xi măng theo hướng hiện đại, cơ giới hoá đồng bộ, chất lượng cao.

*Về xây dựng đường sắt: Trong giai đoạn 2005 - 2010 đã tập trung nhiều giải pháp kỹ thuật, công nghệ cải tạo và nâng cấp một số tuyến đường sắt nâng cao tốc độ chạy tàu lên 80-90km/h. Ứng dụng các công nghệ vật liệu mới như sử dụng ray hàn liền, lắp đặt các loại phụ kiện liên kết đàn hồi mới, áp dụng thử nghiệm các tấm lát đường ngang bằng cao su theo công nghệ của Đức, Trung Quốc, Việt Nam; sử dụng các công nghệ hiện đại để thi công và kiểm tra chất lượng cầu, hầm, đường trên các tuyến đường sắt như máy chèn đường, máy đo kiểm tra Matisa...Đã từng bước tiếp cận các công nghệ hiện đại trong xây dựng tuyến đường sắt mới, đường sắt đô thị. Bước đầu triển khai khởi công xây dựng được một số tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và T.P. Hồ Chí Minh. Chuẩn bị cơ sở để nối mạng đường sắt xuyên Á; lập kế hoạch nghiên cứu các Dự án xây dựng hệ thống đường sắt tốc độ cao và đường sắt cao tốc với công nghệ hiện đại cho từng khu đoạn và thời điểm phù hợp.


*Công nghệ xây dựng cảng, luồng hàng hải, đường thủy nội địa: Triển khai xây dựng các cảng lớn, nước sâu, cảng trung chuyển đáp ứng nhu cầu cho phép các tàu biển cỡ lớn 100.000T đến 200.000T cũng đã được triển khai trên thực tế ở nhiều địa điểm như Cái Lân, Cái Mép - Thị Vải, cảng Tiên Sa...., các luồng cho tàu biển lớn vào sâu trong nội địa, cải tạo một số tuyến đường thủy nội địa quan trọng như luồng tàu lớn vào sông Hậu, dự án kênh Quan Chánh Bố, dự án cải tạo kênh Chợ Gạo…Trong quá trình thực hiện các dự án đã áp dụng một số công nghệ mới như cọc đất gia cố xi măng (DMM), bấc thấm sâu trên 30m, cọc ống BTCT dự ứng lực...

*Về xây dựng trong ngành Hàng không: Áp dụng nhiều công nghệ mới trong xây dựng, nâng cấp, mở rộng các cảng hàng không Quốc tế và nội địa như công nghệ cọc đất gia cố xi măng gia cố nền móng và lớp phủ bề mặt bằng bê tông polyme cho sân bay Trà Nóc (Cần Thơ), Nhà ga Quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất....

*Lĩnh vực an toàn giao thông: Đã áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến như thiết bị chống chói trên đường bộ, gờ giảm tốc, hộ lan... nhằm tăng an toàn, giảm thiểu tai nạn.

Một số hình ảnh về ứng dụng và phát triển KHCN điển hình trong Tổng Công ty tư vấn Thiết kế Giao thông vận tải (TEDI) - Bộ Giao thông - Phụ lục 2.

3.2.1.3. Tình hình thực hiện và giải ngân vốn ĐTXDCB các dự án do Bộ GTVT quản lý qua các năm đều tăng lên theo hướng ngày càng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước: Biểu hiện:

Công tác quản lí và thực hiện đầu tư xây dựng đã được tăng cường, chấn chỉnh, đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án đầu tư, an toàn lao động trong thi công và phát triển bền vững môi trường. Các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đúng hướng, phù hợp quy hoạch được duyệt;


Đến nay, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông có bước phát triển; về cơ bản đã hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp hệ thống quốc lộ chính yếu, gồm: Trục dọc Bắc – Nam, hệ thống quốc lộ hướng tâm, hệ thống đường vành đai biên giới phía Bắc, Tây Nguyên và Tây – Nam Bộ, các tuyến quốc lộ nối đến các Cửa khẩu Quốc tế, các Cảng biển, các Cảng hàng không, các vùng kinh tế trọng điểm vv... hệ thống đường cao tốc đã hình thành và đang được triển khai xây dựng. Cơ sở hạ tầng GTVT được nâng cấp đã góp phần nâng cao tốc độ khai thác trên các tuyến đường bộ; rút ngắn thời gian chạy tàu trên các tuyến đường sắt, đường sông; nâng lượng hàng hoá thông qua các cảng biển; nâng lưu lượng hành khách và hàng hoá thông qua các cảng hàng không. Giao thông đô thị được mở mang một bước. Giao thông địa phương phát triển góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn rộng lớn.

Công tác đầu tư xây dựng cơ bản được Bộ GTVT xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nhất của ngành vừa để thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư của Chính phủ, vừa tranh thủ thời cơ thuận lợi để phát triển nhanh cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

Thực hiện năm 2008 [18]: Đầu năm 2008, vốn ngân sách nhà nước giao Bộ GTVT thấp (5.666 tỷ), chỉ đủ bố trí cho các dự án ODA, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai kế hoạch 2008 và được Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho ứng trước 3.022 tỷ để bố trí cho các dự án chuyển tiếp của kế hoạch 2007 và một số dự án cấp bách.


Bảng 3.4. Tình hình thực hiện & giải ngân vốn ĐTXDCB các dự án

do Bộ GTVT quản lý năm 2008, 2009, 2010 ĐVT : Tỷ đồng



Nguồn vốn

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2008-2010

Thực hiện

Giải ngân

Thực hiện

Giải ngân

Thực hiện

Giải ngân

Thực hiện

Giải ngân

1. Trái phiếu chính phủ

8600

8300

13785

11650

16419

13102

38,804

33,052

2. Nguồn vốn NSTW

4857

5451

8768

9923

11525

10215

25150

25589

- Ngoài nước

3247

3851

6332

7516

8768

7486

18,347

18,853

- Trong nước

1610

1600

2436

2407

2757

2729

6,803

6,736

3. Ứng trước KH 2008

3125

3022

3535

3508

2703

2614

9,363

9,144

4. Các nguồn khác

4,345

4,218

10,533

7,606

7,963

7,961

22,841

19,785

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam - 16

Nguồn: Bộ giao thông vận tải [18]; [19]; [19a].


Năm 2008, vốn nước ngoài thực hiện 3.247 tỷ đạt 93,6% kế hoạch (thực hiện không hết kế hoạch do ứng hợp đồng của một số dự án), giải ngân 3.851 tỷ, đạt 111% kế hoạch; vốn đối ứng thực hiện 1.610,3 tỷ đạt 77,57%, giải ngân 1.600 tỷ đạt 77% kế hoạch (còn lại xin kéo dài giải ngân trong năm 2009 do vướng GPMB); vốn ứng trước kế hoạch 2008 thực hiện 3.125 tỷ đạt 103% kế hoạch, giải ngân 3.022 tỷ đạt 100% kế hoạch; vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện 8.600 tỷ đạt 107,5% kế hoạch, giải ngân 8.300 tỷ đạt 104% kế hoạch. Nguồn vay tín dụng thực hiện 43,3 tỷ, giải ngân 29,2 tỷ. Nguồn ngoài ngân sách (các dự án BOT và dự án đường cao tốc TP Hồ CHí Minh - Trung Lương) khối lượng thực hiện đạt 4.345 tỷ, giải ngân đạt 4.218 tỷ .

Nhiều công trình hoàn thành đảm bảo chất lượng được đưa vào khai thác góp phần cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông như: Cầu Rạch Miễu, QL61, tuyến N1 (Tịnh Biên - Hà Tiên), QL2 (Nội Bài - Vĩnh Yên), QL18


(Nội Bài - Bắc Ninh), Đường HCM (Hoài Lạc - Thạch Quảng, Nghi Sơn - Bãi Trành, Đức Hòa - Thanh Hóa…), luồng ngoài cảng Cái Lân, cảng hàng không Đồng Hới…; nhiều dự án trọng điểm được khởi công như Dự án xây dựng cảng Quốc tế Cái Mép - Thị Vải; Dự án đường Hồ Chí Minh (đoạn Pắc Bó - Cao Bằng, Chơn Thành - Đức Hòa, Mỹ An - Cao Lãnh); QL50 (dự án thành phần 2 đoạn Gò Công - Mỹ Tho); cầu Đồng Nai; QL12 và cầu Hang Tôm tránh ngập thủy điện Sơn La; tiểu dự án Lim - Phả Lại thuộc dự án xây dựng đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân; Dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Phú Quốc…; đã nâng cấp, cải tạo, làm mới 990km quốc lộ, hơn 13.500m cầu, nạo vét 8km luồng ngoài cảng Cái Lân, đưa vào sử dụng 375m đê chắn cát cảng Cửa Lò, hoàn thành xây dựng mới cảng hàng không Đồng Hới với năng lực thông qua 300.000HK/năm.

Thực hiện năm 2009[19]: vốn nước ngoài thực hiện 5.355,2 tỷ đồng đạt 190,2% kế hoạch, giải ngân 6.589,2 tỷ đồng, đạt 234,1% kế hoạch; vốn đối ứng thực hiện và giải ngân 2.050 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch; vốn ứng trước ngân sách thực hiện 3.535,8 tỷ đồng, đạt 86,56%, giải ngân 3.508,1 tỷ đồng, đạt 85,87% (khối lượng thực hiện và giải ngân vốn ứng trước ngân sách không hết kế hoạch do một số dự án vướng công tác giải phóng mặt bằng); vốn trái phiếu Chính phủ thực h iện 13.537 tỷ đồng, đạt 135,4% kế hoạch, giải ngân 11.460,3 tỷ đồng, đạt 114,6% kế hoạch; các dự án ngoài ngân sách (BOT, ứng ngân sách -bán quyền thu phí, dự án của Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam) khối lượng thực hiện đạt 10.533,7 tỷ đồng, giải ngân đạt 8.856,2 tỷ đồng.

Thực hiện năm 2010[19a]: Công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông được Bộ GTVT xác định là một tong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nhất của ngành. Bộ GTVT đã triển khai các quyết định giao kế hoạch năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ để được chấp thuận ứng trước kế hoạch 2011 các dự án sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước và bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ cho các dự án quan trọng, cấp bách. Song song với nguồn


vốn từ ngân sách , vốn vay ODA, trái phiếu Chính phủ, Bộ đã chủ động xúc tiến kêu gọi đầu tư để huy động vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước theo hình thức BOT, BO, BT và đặc biệt đang tiến tới thí điểm thực hiện những dự án đầu tiên theo hình thức hợp tác công tư PPP…góp phần tăng thêm nguồn lực đầu tư cho giao thông.

Năm 2010 ngành GTVT đã thực hiện và giải ngân đạt mức cao kỷ lục trong bối cảnh gặp rất nhiều khó khăn về vốn trong những tháng cuối năm. Biểu hiện, vốn nước ngoài thực hiện 8.767,8 tỷ đạt 287,7% kế hoạch, giải ngân 7.486,8 tỷ đạt 245,7% kế hoạch; vốn đối ứng thực hiện 2.718 tỷ đạt 128,6% kế hoạch, giải ngân đạt 2.689 tỷ đạt 127% kế hoạch.Vốn ứng trước của kế hoạch năm 2011 nguồn ngân sách nhà nước: Mặc dù đầu năm được giao 3.060 tỷ, nhưng do vướng mặt bằng nên một số dự án không giải ngân hết kế hoạch. Cuối năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép điều chuyển 545 tỷ cho vốn đối ứng các dự án ODA nên thực chất chỉ còn 2.615 tỷ, kết quả giải ngân cả năm 2.491,5 tỷ, đạt 95,2%.Vốn trái phiếu chính phủ thực hiện 16.418,6 tỷ đạt 133,5% kế hoạch, giải ngân 12.300 tỷ đạt 100%. Các dự án ngoài ngân sách (BOT, BT,…) phần vốn của các nhà đầu tư khối lượng thực hiện đạt 7.963 tỷ, giải ngân đạt 7.961 tỷ.

Về trả nợ các khoản ứng: Nợ ứng trước theo quyết định 910/QĐ-TTg ngày 17/8/2001: Năm 2010, Bộ GTVT đã được thủ tướng chính phủ bố trí trả nợ dứt điểm số vốn còn nợ (1.730,7 tỷ). Về nợ ứng trước kế hoạch: Tổng số Bộ GTVT nợ ứng trước kế hoạch các năm 2008, 2009, 2010, 2011 khoảng

9.000 tỷ. Cuối năm 2010, Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép sử dụng nguồn vượt thu, bội chi ngân sách Nhà nước năm 2009 để cấp bổ sung cho Bộ GTVT trả nợ 5.224,378 tỷ; Bộ GTVT đã rà soát gửi Bộ Tài Chính để hoàn ứng; đồng thời kế hoạch năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã thu hồi 56 tỷ; kế hoạch năm 2011 thu hồi 500 tỷ; tổng cộng đã trả nợ 5.780 tỷ, đến nay còn nợ khoảng 3000 tỷ.

Xem tất cả 252 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí