Đánh giá việc xác định GHTD cho KH - Căn cứ số liệu về dư nợ vay và số dư cam kết ngoại bảng theo khách hàng, thông tin vê tình hình cấp GHTD cho KH tại CN, lọc các trường hợp: - KH thuộc đối tượng phải xác định GHTD (dư nợ ngắn hạn và CKNB lớn hơn 5 tỷ đồng) nhưng chưa được xác định GHTD. - Khách hàng có số dư nợ ngắn hạn và cam kết ngoại bảng lớn hơn giá trị GHTD được cấp. | ||||
2.14 | Khách hàng vay vốn tại nhiều CN - Chú ý các khách hàng có dư nợ lớn tại nhiều chi nhánh | |||
2.15 | Tài sản bảo đảm - Đánh giá chung về tình hình bảo đảm tiền vay tại chi nhánh qua một số chỉ tiêu: - Tỷ lệ dư nợ không có TSBĐ/dư nợ - Giá trị khấu trừ TSBĐ/Tổng giá trị TSBĐ - Biến động giá trị TSBĐ các loại qua các kỳ - Các KH có TSBĐ thuộc loại cần chú ý (phương tiện vận tải biển, hàng tồn kho, quyền tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba….) | |||
2.16 | Giải ngân: - Tỷ lệ giải ngân theo từng loại hình giải ngân. Chú ýcác KH có doanh số giải ngân tiền mặt lớn. Các trường hợp giải ngân tiền mặt bằng ngoại tệ, kiểm tra xem có bút toán bán lại ngoại tệ cho CN không? - Căn cứ số liệu do IT cung cấp, lọc các trường hợp khách hàng rút vốn- thu nợ cùng ngày với số tiền tương tự để làm cơ sở kiểm tra các trường hợp vay đảo nợ. | |||
2.17 | Rà soát việc sửa xóa thông tin tài khoản vay - Căn cứ số liệu về sửa/ xóa thông tin tài khoản do IT cung cấp, lọc các trường hợp sửa/xóa có giá trị lớn, các trường hợp có thể ảnh hưởng đến trạng thái nợ của tài khoản vay. - Đánh giá mức độ sửa/ xóa thông tin tài khoản vay của chi nhánh. | |||
2.18 | Rà soát mã truy cập - Đối chiếu danh sách cán bộ các phòng khách hàng, QLN, PGD của chi nhánh với Bảng phân quyền truy cập do IT cung cấp để ghi nhận các trường hợp mã truy cập, mã duyệt chưa phù hợp. |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Tổ Chức Của Kiểm Toán Nội Bộ Tại Nhtmnn (Theo Ngành Dọc Hay Chỉ Có Hội Sở Chính; Tại Hsc, Các Khu Vực Và Chi Nhánh Tổ Chức Như Thế Nào). Tên
- Đơn Vị Tổ Chức Học Tập, Đào Tạo, Bồi Dưỡng Chuyên Môn Cho Ktnb Ngân Hàng
- Không Chú Trọng Chính Sách Phát Triển Khách Hàng Mới, Củng Cố Khách Hàng Cũ Dẫn Đến Mất Khách Hàng Do Cạnh Tranh.
- Hoàn thiện quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam - 20
- Hoàn thiện quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam - 21
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
Các vấn đề ghi nhận theo Biên bản kiểm tra/thanh tra - Tổng hợp các vấn đề sai phạm mang tính hệ thống hoặc trọng yếu qua các Biên bản kiểm tra, cập nhật tình hình thực hiện kiến nghị của CN; - Sử dụng kết quả tổng hợp sai phạm và thực hiện kiến nghị của chi nhánh để đánh giá sơ bộ về tính tuân thủ, chất lượng quản lý trong hoạt động tín dụng của chi nhánh - Đánh giá công tác tự kiểm tra của CN | ||||
2.20 | Xác định trọng tâm kiểm toán - Tổng kết, đánh giá chung về quy mô/ chất lượng/ tính chất của hoạt động tín dụng tại chi nhánh, chất lượng nhân sự, chất lượng công tác tự kiểm tra của chi nhánh; - Xác định các vấn đề/ chuyên đề trọng tâm cần tập trung kiểm toán. | |||
B. | CHỌN MẪU KIỂM TOÁN | |||
1 | Tiêu chí chọn mẫu: - Tiêu chí về chất lượng tín dụng: (i)Khách hàng thuộc nhóm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5, theo kết quả phân loại nợ. (ii)Khách hàng có nợ quá hạn, nợ cơ cấu. (iii) Khách hàng có phát sinh nhận nợ bắt buộc từ cam kết ngoại bảng. - Tiêu chí về quy mô tín dụng: Khách hàng doanh nghiệp/cá nhân thuộc nhóm khách hàng doanh nghiệp/cá nhân có dư nợ vay và cam kết ngoại bảng lớn nhất tại Chi nhánh đến thời điểm kiểm toán; - Tiêu chí đối với KH có số dư cam kết ngoại bảng về TTTM: (i) Khách hàng có số dư cam kết ngoại bảng đã hết hiệu lực (ii) Khách hàng có số dư bảo lãnh giá trị lớn, kỳ hạn kéo dài. - Tiêu chí về XHTD: KH có biến động XHTD giữa các quý, KH có chênh lệch lớn giữa điểm PTC-TC, KH có điểm XHTD ở mức giáp ranh giữa hai bậc XHTD/ hai nhóm nợ - Tiêu chí về bảo đảm tiền vay: (i) KH không có bảo đảm bằng tài sản hoặc giá trị TSBĐ thấp (ii) KH có TSBĐ khó quản lý (iii) TSBĐ có sụt giảm lớn về giá trị (iv) TSBĐ thuộc loại phức tạp, khó định giá. | |||
2 | Lập bảng chọn mẫu. |
KIỂM TOÁN TẠI CHI NHÁNH | ||||
I | Thu thập tài liệu: | |||
- Hồ sơ tín dụng liên quan đến các mẫu chọn - Báo cáo PLN, trích lập DPRR chi tiết trong 4 quý | ||||
II | Phỏng vấn Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng thuộc khối tín dụng, PGD, phòng KTGSTT - Tìm hiểu vấn đề phân công công việc trong các phòng thuộc khối tín dụng, các phòng giao dịch (bố trí sắp xếp cán bộ, khối lượng công việc, năng lực chuyên môn). - Những thay đổi về nhân sự tại các phòng trong khối tín dụng, các PGD và Ban Giám đốc Chi nhánh. - Quy trình xử lý hồ sơ tín dụng, sự phối hợp giữa các phòng trong việc thực hiện quy trình tín dụng tại Chi nhánh. - Đánh giá tình hình tự kiểm tra của CN. | |||
III | Kiểm toán chi tiết | |||
1 | Kiểm tra quy trình thông báo/cài đặt/ áp dụng lãi suất - Làm việc với bộ phận chịu trách nhiệm xây dựng/cài đặt lãi suất của chi nhánh để kiểm tra các trường hợp mức lãi suất thông báo của CN thấp hơn mức sàn lãi suất của TW/ các trường hợp cài lãi suất chưa phù hợp với thông báo lãi suất. - Kiểm tra hồ sơ HĐTD và các hồ sơ liên quan đối với các trường hợp lãi suất cho vay áp dụng cho KH thấp hơn thông báo lãi suất, các trường hợp cho vay trung dài hạn áp dụng lãi suất cổ định. | |||
2 | Kiểm tra mã truy cập các chương trình hệ thống của chi nhánh - Làm việc với bộ phận IT chi nhánh và các phòng liên quan để kiểm tra các trường hợp mã truy cập chưa phù hợp | |||
3 | Kiểm tra việc sửa, xóa thông tin tài khoản - Làm việc với phòng quản lý nợ, các PGD để kiểm tra các trường hợp sửa, xóa thông tin tài khoản | |||
4 | Kiểm tra việc xác định GHTD cho KH - Kiểm tra các trường hợp (i) KH thuộc đối tượng phải xác định GHTD nhưng chưa được xác định GHTD (ii) KH có số dư nợ ngắn hạn. |
Kiểm tra việc tuân thủ quy trình cho vay đối với các hồ sơ chọn mẫu | ||||
5.1 | Kiểm tra quy trình xếp hạng tín dụng - Đánh giá tính cập nhật và chính xác của thông tin định vị, thông tin tài chính. - Đánh giá tính hợp lý của các thông tin phi tài chính so với thông tin khách hàng trên hồ sơ tín dụng, thông tin về ngành hàng, và các nguồn thông tin khác Chú ý các KH có mức điểm giáp ranh giữa hai bậc XHTD, hai nhóm nợ; các KH đang có biến động lớn về PLN; KH có chênh lệch điểm phi tài chính-tài chính lớn - Phỏng vấn cán bộ QLN, cán bộ KH, cán bộ PGD về các trường hợp thông tin XHTD chưa phù hợp. | |||
5.2 | Kiểm tra quy trình đề xuất tín dụng - Đánh giá tính đầy đủ/ phù hợp của hồ sơ vay vốn - Đánh giá tính đầy đủ và chất lượng của Báo cáo đề xuất cấp tín dụng/ GHTD - Tính đầy đủ của thông tin trên báo cáo (gồm các thông tin tối thiểu theo mẫu Báo cáo quy định trong quy trình và các thông tin cần thiết khác); - Tính cập nhật của thông tin sử dụng phân tích trên báo cáo đề xuất; - Việc phân tích đánh giá cụ thể từng yếu tố có thể gây tác động rủi ro trong việc cấp tín dụng đến khách hàng - Đánh giá việc thẩm định biện pháp bảo đảm tín dụng - Đánh giá tính phù hợp của việc lựa chọn áp dụng hình thức bảo đảm cho khách hàng sovới quy định về Bảo đảm tiền vay của ngân hàng? - Đối với trường hợp cho vay có bảo đảm toàn bộ, đánh giá tính phù hợp của tỷ lệ cấp tín dụng/giá trị TSBĐ so với quy định của ngân hàng. - Đánh giá việc thẩm định điều kiện TSBĐ/ khả năng chuyển nhượng của TSBĐ - Đánh giá tính hợp lý của cơ sở định giá TSBĐ - Đánh giá việc thẩm định hồ sơ TSBĐ. - Đánh giá về kết luận và đề xuất GHTD: - Kết luận thẩm định có phù hợp với kết quả thẩm định ở phần trên không? - Nội dung để xuất phê duyệt có cụ thể, rõ ràng không? |
Kiểm tra quy trình phê duyệt tín dụng - Đánh giá tính tuân thủ quy định về thẩm quyền phê duyệt tín dụng. - Đánh giá tính tuân thủ về trình tự phê duyệt tín dụng. | ||||
5.4 | Kiểm tra quy trình ký kết hợp đồng - Ghi nhập và giám sát dữ liệu trên hệ thống - Lưu giữ hồ sơ tín dụng. - Kiểm tra nội dung, tính hợp lệ, hình thức hợp đồng; đối chiếu với các nội dung đã được phê duyệt. - Kiểm tra thủ tục ký kết hợp đồng: Đảm bảo chữ ký trên hợp đồng là của (i) người đại diện hợp pháp của khách hàng theo quy định của pháp luật (ii) cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng của NHNT. - Đối chiếu lịch trả nợ với các điều khoản trong hợp đồng vay vốn (thời hạn trả nợ, thời gian ân hạn, thời gian bắt đầu trả nợ, chu kỳ trả nợ, số tiền từng kỳ). - Phỏng vấn cán bộ cho vay về thủ tục ghi nhập dữ liệu vào hệ thống; thủ tục giám sát, cập nhật dữ liệu thường xuyên trên hệ thống. - Kiểm tra thông tin nhập trên hệ thống với hồ sơ thực tế (số tiền vay, ngày đến hạn, lãi suất, lịch trả nợ,…). - Đánh giá tính đầy đủ/cập nhật của hồ sơ lưu tại phòng nghiệp vụ cho vay với các mẫu đã chọn | |||
5.5 | Kiểm tra các thủ tục ký kết, giao nhận hồ sơ TSBĐ, bảo hiểm tài sản. - Kiểm tra việc thực hiện các thủ tục ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay, công chứng, đăng ký GDBĐ, đăng ký thể chấp; - Đối với TSBĐ là GTCG, kiểm tra thủ tục xác nhận phong tỏa GTCG của tổ chức phát hành; - Đánh giá việc thực hiện các biện pháp bảo hiểm tài sản với các tài sản pháp luật quy định mua bảo kiểm hoặc tài sản có mức độ rủi ro cháy nổ, hỏng hóc,…cao: CN có yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm không? Hồ sơ bảo hiểm có đầy đủ và còn hiệu lực? Có bảo đảm VCB là người thụ hưởng đầu tiên? CN có kiểm tra việc thanh toán phí bảo hiểm của KH? | |||
5.6 | Kiểm tra quy trình giải ngân - Kiểm tra các hồ sơ chứng từ rút vốn (có chứng minh được mục đích sử dụng vốn của KH không), đối chiếu với Hợp đồng tín dụng, Thông báo đủ điều kiện rút vốn. |
- Kiểm tra chữ ký phê duyệt trên Thông báo đủ điều kiện rút vốn. - Kiểm tra thủ tục mở tài khoản vay và phê duyệt giải ngân tại phòng QLN. - Lưu ý các khoản giải ngân tiền mặt lớn, các khoản giải ngân- thu nợ cùng ngày (dựa trên kết quả SXPT), các khoản chuyển tiền lòng vòng. | ||||
5.7 | Kiểm tra quy trình kiểm tra, giám sát tín dụng, phát hiện và xử lý các dấu hiệu rủi ro. | |||
- Kiểm tra kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay định kỳ (đối với tất cả các mẫu chọn) và kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay đột xuất (đối với những mẫu chọn thuộc nhóm 3-5). - Việc kiểm tra sử dụng vốn vay phải thực hiện ít nhất 6 tháng một lần. - Kế hoạch kiểm tra phải xác định lịch kiểm tra, phương thức kiểm tra, hồ sơ cần thiết lập hoặc sao chụp. - Kiểm tra các biên bản kiểm tra sử dụng vốn để đánh giá: - Việc thực hiện kế hoạch kiểm tra - Nội dung Biên bản kiểm tra có đáp ứng yêu cầu về giám sát sau cho vay không? - Việc giám sát, chỉ đạo của lãnh đạo phòng khách hàng với công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay; - Kiểm tra thủ tục giám sát việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn: - Phỏng vấn phòng KH và phòng QLN để đánh giá cơ chế phối hợp giữa hai phòng - Với các trường hợp không thực hiện đúng lịch kiểm tra, đánh giá tính kịp thời của các biện pháo đôn đốc từ phòng quản lý nợ (sau 10 ngày: thông báo bằng văn bản cho trưởng phòng khách hàng/ đầu tư dự án, sau 20 ngày: báo cáo lên cấp cao hơn). - Kiểm tra việc phát hiện và xử lý các trường hợp có dấu hiệu rủi ro: - Đánh giá tính kịp thời của việc thông báo thông tin giữa phòng quản lý nợ và phòng khách hàng/ giữa phòng TTTM và phòng khách hàng trong các trường hợp khách hàng có phát sinh nợ quá hạn, cơ cấu/ khách hàng không thực hiện đúng cam kết tài trợ thương mại: - Đánh giá các biện pháp xử lý của chi nhánh trong trường hợp phát hiện khách hàng có dấu hiệu rủi ro/ |
KH bị phân vào nhóm nợ xấu: (i) báo cáo cấp trên phụ trách trực tiếp về tình hình và đề xuất các biện pháp trực tiếp (ii) chấm điểm, xếp hạng tín dụng lại KH (iii) theo dõi và thực hiện các biện pháp xử lý được phê duyệt. - Với các khoản vay vượt thẩm quyền chi nhánh: kiểm tra tính kịp thời của báo cáo của chi nhánh lên cấp thẩm quyền (ngay khi phát hiện rủi ro) | ||||
5.8 | Kiểm tra quy trình điều chỉnh tín dụng - Kiểm tra Báo cáo đề nghị phê duyệt: đánh giá việc phân tích nguyên nhân, tính hợp lý và mức độ rủi ro của đề xuất điều chỉnh tín dụng. - Kiểm tra việc tuân thủ quy định về thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh tín dụng. - Kiểm tra việc cập nhật dữ liệu sửa đổi trên hệ thống | |||
5.9 | Kiểm tra quy trình thu nợ - Phỏng vấn phòng Quản lý nợ và phòng Khách hàng về cơ chế phối hợp trong công tác thu nợ; - Kiểm tra các hồ sơ nhắc nợ của chi nhánh: - Bảng liệt kê các khoản nợ đến hạn do phòng quản lý nợ lập chuyển phòng khách hàng (chậm nhất 10 ngày trước ngày đến hạn); - Kiểm tra Thông báo nợ đến hạn gửi khách hàng do phòng khách hàng lập (chậm nhất 5 ngày trước ngày đến hạn); - Với các khách hàng phát sinh nợ quá hạn hoặc cơ cấu trong kỳ, đánh giá về biện pháp phát hiện sớm dấu hiệu khách hàng không trả được nợ đúng hạn và các biện pháp xử lý của chi nhánh. - Kiểm tra sao kê trả nợ gốc/ lãi (các hồ sơ khách hàng đã chọn mẫu) để đánh giá quá trình trả nợ của khách hàng. Với các khoản vay trung dài hạn, đối chiếu giữa sao kê trả gốc với lịch trả nợ. | |||
6 | Kiểm tra cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các hồ sơ chọn mẫu - Kiểm tra bản khai báo, cam kết, xác nhận của khách hàng về tiền gửi tại các TCTD.(Chú ý các GTCG phát sinh từ 1/2/09 sẽ bị tính vào vốn tự có tham gia dự án, chỉ HTLS với phần chênh lệch giữa dư nợ vay và giá trị GTCG) - Kiểm tra đối tượng HTLS, các điều kiện/ thủ tục HTLS |
Kiểm tra các gói sản phẩm cho vay theo lãi suất ưu đãi - Kiểm tra việc đáp ứng các yêu cầu theo quy định đối với từng gói ưu đãi lãi suất: (i) đối tượng vay vốn (ii) thời hạn vay vốn (iii) điều kiện với khách hàng - Kiểm tra tính tuân thủ quy định về lãi suất áp dụng, thời gian áp dụng lãi suất ưu đãi. Trường hợp áp dụng lãi suất thấp hơn mức sàn: kiểm tra văn bản trình có phê duyệt của TGĐ. - Kiểm tra văn bản thỏa thuận về lãi suất giữa chi nhánh và khách hàng. - Kiểm tra các báo cáo của chi nhánh gửi TGĐ đối với các khoản vay đã đáo hạn. | ||||
8 | Kiểm tra cho vay ngoại tệ - Kiểm tra việc thẩm định các yêu cầu về cho vay ngoại tệ đối với khách hàng/ phương án vay vốn theo quy định của NHNN/ ngân hàng về cho vay ngoại tệ - Kiểm tra việc thẩm định khả năng trả nợ bằng ngoại tệ tư nguồn thu sản xuất-kinh doanh của khách hàng và các hồ sơ thuyết minh kèm theo - Với các khoản cho vay ngoại tệ đối với nhu cầu sử dụng vốn trong nước để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh hàng hóa xuất khẩu: kiểm tra giao dịch bán lại ngoại tệ cho chi nhánh ngay sau khi nhận nợ vay của khách hàng. | |||
9 9.1 | Kiểm tra quy trình chiết khấu/ ứng trước chứng từ hàng xuất Kiểm tra hồ sơ đề xuất chiết khấu/ứng trước: - Kiểm tra Thư yêu cầu thanh toán hàng xuất do khách hàng lập: - Có nêu rõ yêu cầu không (chiết khấu có truy đòi/ miễn truy đòi, ứng trước vốn bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất) - Đối với chiết khấu L/C: kiểm tra xem có đáp ứng yêu cầu về đối tượng chiết khấu không? (chiết khấu L/C trả ngay hoặc trả chậm kỳ hạn dưới 360 ngày). - Kiểm tra Phiếu kiểm tra chứng từ hàng xuất (đối với chiết khấu L/C): xem bộ chứng từ có hoàn toàn phù hợp không? Trường hợp không phù hợp: xem ý kiến phê duyệt của lãnh đạo chi nhánh trên Tờ trình chiết khấu |
- Kiểm tra Thông báo tác nghiệp của bộ phận chức năng cấp và quản lý hạn mức chiết khấu của khách hàng (đối với chiết khấu có truy đòi và ứng trước vốn bộ chứng từ nhờ thu): xem số tiền chiết khấu có nằm trong hạn mức chiết khấu chưa sử dụng của khách hàng không. - Đối với chiết khấu miễn truy đòi: Kiểm tra L/C xem có điều khoản quy định vận đơn lập theo lệnh ngân hàng phát hành/ ngân hàng xác nhận hoặc toàn bộ vận đơn gốc được xuất trình qua ngân hàng không? - Đối với ứng trước bộ chứng từ nhờ thu: Kiểm tra Thư yêu cầu thanh toán hàng xuất và hồ sơ liên quan để kiểm tra xem toàn bộ vận đơn gốc (nếu có) có được xuất trình qua ngân hàng hoặc vận đơn có được lập theo lệnh của ngân hàng không? - Kiểm tra thời điểm thực hiện chiết khấu: - Bộ chứng từ đã xác định được ngày đáo hạn: có thể chiết khấu ngay khi gửi chứng từ đi - Bộ chứng từ chưa xác định được ngày đáo hạn khi gửi chứng từ đi: Chiết khấu khi nhận được điện/ hối phiếu chấp nhận thanh toán. Nếu chiết khấu ngay khi gử chứng từ đi: cần có phê duyệt của lãnh đạo chi nhánh. - Kiểm tra cam kết của khách hàng: - Kiểm tra Thư yêu cầu thanh toán hàng xuất xem khách hàng có cam kết đầy đủ các nội dung theo quy định không - Đối với trường hợp chiết khấu miễn truy đòi: kiểm tra xem có Giấy chuyển nhượng tất cả các quyền quyền thụ hưởng, quyền đòi thanh toán, quyền sở hữu và các quyền lợi khác liên quan đến bộ chứng từ không? | ||||
9.2 | Kiểm tra hồ sơ phê duyệt chiết khấu/ ứng trước - Kiểm tra Tờ trình chiết khấu: xem có chữ ký phê duyệt của Lãnh đạo chi nhánh trong các trường hợp theo quy định không? - Các trường hợp chiết khấu miễn truy đòi, ứng trước vốn bộ chứng từ nhờ thu - Các trường hợp chiết khấu L/C có truy đòi trong đó (i) chứng từ không phù hợp (ii) bộ chứng từ chưa xác định được ngày đáo hạn nhưng thực hiện chiết |
khấu ngay khi gửi chứng từ đi. - Kiểm tra số tiền chiết khấu xem có đảm bảo không vượt quá trị giá bộ chứng từ đòi tiền không? - Kiểm tra Thư yêu cầu thanh toán hàng xuất/ Tờ t nh chiết khấu xem có thể hiện nội dung về lăi suất chiết khấu/ứng trước không? - Kiểm tra thời hạn chiết khấu/ứng trước: - Đối chiếu thời hạn chiết khấu/ứng trước so với quy định hiện tại (i) Chứng từ trả ngay: 60 ngày kể từ ngày ghi có số tiền chiết khấu/ứng trước (ii) Chứng từ có kỳ hạn: ngày đáo hạn thanh toán theo quy định của LC/ bộ chứng từ nhờ thu - Kiểm tra tờ trình chiết khấu xem có nội dung về thời hạn chiết khấu không? | ||||
9.3 | Kiểm tra quy trình thực hiện chiết khấu: - Kiểm tra việc cập nhật thông tin trên hệ thống xem các thông tin trên hồ sơ phê duyệt chiết khấu có được cập nhật chính xác không (số tiền, thời hạn, loại hình, lãi suất) - Kiểm tra việc thu lãi chiết khấu: (i) trả ngay: thu khi tất toán/hoàn trả (ii) có kỳ hạn: thu lãi ngay khi thực hiện chiết khấu. | |||
9.4 | Kiểm tra quy trình điều chỉnh tăng trị giá/ gia hạn chiết khấu/ ứng trước: - Kiểm tra xem việc tăng giá trị chiết khấu /ứng trước có đảm bảo giá trị sau điều chỉnh không vượt quá hạn mức chiết khấu của khách hàng không? - Kiểm tra xem việc gia hạn thời gian chiết khấu/ứng trước có đảm bảo thời hạn sau điều chỉnh không vượt quá 12 tháng kể từ ngày chiết khấu/ứng trước không? | |||
9.5 | Kiểm tra việc theo dõi hồ sơ chiết khấu/ứng trước - Đối với các khoản chiết khấu có truy đòi/ ứng trước quá hạn: Kiểm tra các văn bản yêu cầu khách hàng thanh toán, các báo cáo gửi Ban giám đốc để đánh giá công tác theo dõi, xử lý của chi nhánh - Đối với các khoản chiết khấu miễn truy đòi đáo hạn chưa được thanh toán: kiểm tra các báo cáo gửi phòng QHNLĐL | |||
9.6 | Kiểm tra việc thu hồi số tiền chiết khấu/ứng trước - Trường hợp ngân hàng thanh toán/ngân hàng thu hộ thanh toán: - Kiểm tra hồ sơ thu nợ gốc/lãi chiết khấu |
- Kiểm tra thủ tục hạch toán trong trường hợp số tiền Báo có chênh lệch so với số tiền chiết khấu/ứng trước. - Trường hợp ngân hàng thanh toán/ngân hàng thu hộ từ chối thanh toán: - Đối với chiết khấu có truy đòi/ ứng trước vốn: kiểm tra Thông báo yêu cầu khách hàng hoàn trả chiết khấu/ ứng trước - Đối với chiết khấu miễn truy đòi: kiểm tra (i) việc trích TK tạm ứng số tiền đã chiết khấu để tất toán TK chiết khấu (ii) tờ trình gửi Lãnh đạo chi nhánh đề xuất hướng xử lý. - Trường hợp khách hàng hoàn trả chiết khấu/ứng trước: - Kiểm tra hồ sơ thu nợ gốc/lãi chiết khấu - Kiểm tra thủ tục chuyển trạng thái bộ chứng từ chiết khấu/ứng trước sang bộ chứng từ đòi tiền - Trường hợp khách hàng không có khả năng hoàn trả số tiền chiết khấu/ứng trước quá hạn: Kiểm tra thủ tục (i) chuyển nợ quá hạn (ii) nhận nợ vay bắt buộc | ||||
10 | Kiểm tra quy trình bảo lãnh - Kiểm tra giấy đề nghị phát hành bảo lãnh của khách hàng và các hồ sơ liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh. - Kiểm tra hồ sơ thẩm đinh cấp bảo lãnh xem có thể hiện được các nội dung thẩm định về hạn mức tín dụng, rủi ro từ hoạt động cấp bảo lãnh, khả năng thực hiện nghĩa vụ của người đề nghị phát hành bảo lãnh,… - Đối với bảo lãnh bằng ngoại tệ: kiểm tra thủ tục thẩm định các điều kiện về quản lý ngoại hối đối với nghĩa vụ bảo lãnh. - Kiểm tra việc tuân thủ quy định về thẩm quyền phê duyệt bảo lãnh - Kiểm tra Hợp đồng cấp bảo lãnh xem có thể hiện (i)chính xác các nội dung theo phê duyệt (ii) đầy đủ các nội dung về quyền và nghĩa vụ của các bên, trong đó quy định về việc bên đề nghị bảo lãnh phải nhận nợ vay bắt buộc trong trường hợp chưa hoàn trả được khoản tiền chi nhánh đã trả thay. - Đối với các trường hợp chi nhánh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: kiểm tra các thủ tục thông báo/ ghi nợ số tiền phải trả thay/ chuyển nợ vay bắt buộc khi bên nợ chưa hoàn trả được. - Đối với các cam kết bảo lãnh đã hết hiệu lực: |
- Kiểm tra các gia hạn bảo lãnh (nếu có) - Với các khoản bão lãnh không có gia hạn: tìm hiểu nguyên nhân chưa tất toán số dư cam kết ngoại bảng. - Đánh giá việc quản lý/ thu phí bảo lãnh. | ||||
8 | Kiểm tra quy trình quản lý, giám sát TSBĐ | |||
8.1 | Kiểm tra việc quản lý tài sản - Đánh giá công tác kiểm tra và định giá lại TSBĐ định kỳ (tối thiểu hàng năm, riêng TSBĐ hình thành từ vốn vay: tối thiểu 6 tháng/lần) - Đánh giá tính đầy đủ của nội dung kiểm tra TSBĐ - Đối với TSBĐ có giá trị biến động lớn (BĐS, chứng khoán,…) kiểm tra tính kịp thời của công tác đánh giá lại giá trị TSBĐ. - Kiểm tra việc tuân thủ quy định về thẩm quyền phê duyệt báo cáo kiểm tra TSBĐ và định giá lại giá trị TSBĐ - Đối với các TSBĐ hình thành từ vốn vay đã hình thành đưa vào sử dụng và bên bảo đảm có quyền sở hữu đối với tài sản: - Kiểm tra thủ tục sửa đổi bổ sung HĐBĐ (mô tả đặc điểm, xác định giá trị, các thỏa thuận liên quan). - Kiểm tra thủ tục đăng ký GDBĐ nếu cần thiết. - Với TSBĐ là bảo lãnh của bên thứ ba: - Kiểm tra việc định kỳ đánh giá lại năng lực tài chính, khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh (tối thiểu hàng năm) - Kiểm tra việc tuân thủ quy định về thẩm quyền phê duyệt đánh giá lại bảo lãnh. - Đối với TSBĐ nhận cầm cố do chi nhánh quản lý: kiểm tra các thủ tục bảo quản, theo dõi, kiểm kê TSBĐ nhận cầm cố. - Với TSBĐ do bên thứ ba quản lý: - Kiểm tra việc chi nhánh thực hiện thẩm định, lựa chọn bên thứ ba, việc tuân thủ các quy định về điều kiện với bên thứ ba (QĐ 30) - Kiểm tra hợp đồng thỏa thuận ba bên về việc quản lý tài sản, trong đó chú ý tới điều khoản về quyển kiểm soát tài sản của chi nhánh. - Đánh giá các biện pháp kiểm soát của chi nhánh với tài sản - Kiểm tra các thủ tục thực hiện trong trường hợp khách hàng rút bớt/ bổ sung/thay thế TSBĐ/ thay |