DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1: Quy mô và cơ cấu lao động theo trình độ tại SHB 22
Bảng 2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại SHB 23
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo phương án trả lương tại SHB 24
Bảng 4: Kết quả trả lương nói chung và trả lương theo phương án trả lương theo kết quả lao động nói riêng tại SHB 24
Bảng 5: Quy mô và cơ cấu lao động của các phương án trả lương tại SHB 29
Bảng 6: Quy mô tổng quỹ tiền lương kế hoạch cho các phương án chi trả lương cho người lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB 30
Bảng 7: Bảng quy định về cách tính tiền lương sản phẩm cụ thể của bộ phận kinh doanh tiền tệ tại SHB giai đoạn 2015-2017 33
Bảng 8: Bảng tính tiền lương sản phẩm cụ thể của bộ phận kinh doanh tiền tệ tại SHB giai đoạn 2015-2017 33
Bảng 9: Bảng quy định về cách tính tiền lương sản phẩm cụ thể của bộ phận khai thác và phát hành thẻ giai đoạn 2015-2017 34
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện phương án trả lương theo kết quả lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội SHB - 1
- Khái Niệm Phương Án Trả Lương Theo Kết Quả Lao Động Trong
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phương Án Trả Lương Theo Kết Quả Lao Động Tại Doanh Nghiệp
- Nguyên Tắc Của Phương Án Trả Lương Theo Kết Quả Lao Động Tại Shb
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
Bảng 10: Bảng tính tiền lương sản phẩm cụ thể của bộ phận bộ phận khai thác và phát hành thẻ tại SHB giai đoạn 2015-2017 35
Bảng 11: Bảng quy định về cách tính tiền lương sản phẩm cụ thể của bộ phận tín dụng doanh nghiệp theo tín dụng doanh nghiệp giai đoạn 2015-2017 36
Bảng 12: Bảng quy định về cách tính tiền lương sản phẩm cụ thể của bộ phận kinh doanh thương mại quốc tế theo số thư tín dụng phát hành giai đoạn 2015-2017 37
Bảng 13: Bảng tổng hợp tiền lương theo kết quả lao động của 4 đối tượng hưởng lương theo kết quả lao động với hình thức trả lương theo sản phẩm tại SHB 38
Bảng 14: Quy định về việc xác định hệ số hiệu quả làm việc của SHB 39
Bảng 15: Bảng quy định về tính toán tiền lương kinh doanh quy đổi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB giai đọan 2015-2017 40
Bảng 16: Bảng tính lương kinh doanh quy đổi tại SHB giai đọan 2015-2017 41
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiền lương là hình thức của thù lao lao động. Đó là số tiền mà doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế dùng để trả cho người lao động căn cứ theo số lượng và chất lượng công việc mà họ đóng góp vào cho doanh nghiệp, cho tổ chức. Tiền lương và phương án trả lương được coi là một công cụ quản trị nhân sự quan trọng nhằm phân phối, sắp xếp một cách hợp lý, hiệu quả lao động trong doanh nghiệp. Lựa chọn và tổ chức thực hiện phương án trả lương hợp lý đối với người lao động sẽ góp phần khuyến khích người lao động hăng hái, tích cực tăng năng suất lao động, phát triển sản xuất.
Trong những năm qua, với phương châm để người lao động “Sống nhờ lương, giàu nhờ lương”, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB cũng đang tích cực kiện toàn hệ thống, quy chế tổ chức tiền lương, không ngừng xây dựng, đổi mới những phương án, hình thức trả lương nhằm đảm bảo “mức thu nhập, sự công bằng, sự tin cậy cao nhất” cho người lao động, đồng thời là đòn bẩy giữ chân, thu hút những lao động chất lượng cao về đóng góp cho sự phát triển của Ngân hàng.
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu công tác quản trị nhân lực tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB, tôi nhận thấy công tác quản lý tiền lương của Ngân hàng SHB hiện nay được tổ chức theo hai phương án là phương án trả lương theo cấp bậc - thời gian và phương án trả lương theo kết quả lao động. Những năm qua, tỷ lệ tăng trưởng về quy mô lao động được hưởng lương theo phương án trả lương theo kết quả lao động đang ngày càng mở rộng, nhiều nhóm công việc đã được định biên, được xác định kết quả công việc để trả lương. Người lao động làm việc tại SHB được hưởng lương theo phương án trả lương theo kết quả lao động được đánh giá là có hiệu quả cao do tiền lương người lao động nhận được tương xứng với kết quả thực hiện công việc của mình; phương án trả lương theo kết quả lao động đã kích thích người lao động gia tăng năng suất lao động, nỗ lực hơn trong việc tạo ra thành quả lao động để có mức lương ngày càng cao hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã làm được, vẫn còn rất nhiều khó khăn, hạn
chế cần được giải quyết.
Chính vì vậy tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện phương án trả lương theo kết quả lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn tìm ra những biện pháp nhằm giúp Ngân hàng SHB hoàn thiện công tác quản lý tiền lương và phương án trả lương theo kết quả lao động, hy vọng sẽ đóng góp một phần phần nhỏ bé vào sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
2. Lịch sử nghiên cứu
Các vấn đề về chi trả thù lao - tiền lương, trong đó có trả lương theo kết quả lao động, luôn là một chủ đề nóng bỏng được quan tâm hàng đầu trong mọi thời đại, đặc biệt trong thời đại kinh tế thị trường, hội nhập, mở cửa và sự phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng KHCN 4.0 hiện nay. Chủ đề này đã được nhiều các tác giả quan tâm nghiên cứu. Trong đó, phải kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu như sau:
a) Trong luận án tiến sĩ “Hoàn thiện phương pháp trả công theo lao động theo cơ chế thị trường trong các doanh nghiệp tại Hà Nội” (2012) của TS. Đỗ Thị Tươi đã đưa ra cơ sở lý luận về tiền lương, tiền công theo lao động và đã nghiên cứu các mô hình, phương án trả lương đặc biệt là phương pháp trả lương theo lao động trong cơ chế thị trường đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
b) Trong luận văn “Hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty Cổ phần Địa ốc Dầu khí” (2014), của tác giả Trần Ngọc Hoàng đã nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác tiền lương tại doanh nghiệp và phân tích những thực trạng công tác tiền lương tại Công ty Cổ phần Địa ốc Dầu khí trong giai đoạn 2010 - 2014, trong đó đề cập chủ yếu đến các hình thức trả lương trong Công ty và quy trình tổ chức thực hiện các hình thức tiền lương đó, trong đó có trả lương theo kết quả lao động.
c) Trong luận văn “Hoàn thiện cơ chế trả lương cho người lao động trong các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may ở Việt Nam” (2002), của tác giả Vũ Văn Khang đã phân tích thực trạng công tác trả lương cho người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam, đặc biệt là công tác hạch toán lương cho người lao động dựa trên việc phân loại, tập hợp các chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của người lao động trong khối doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam.
d) Luận văn “Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực ở khía cạnh quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương” của tác giả Phạm Đức Chính đã nghiên cứu và đưa ra các cơ sở lý luận và thực tiễn về tiền lương, về đặc điểm của các loại hình trả lương cho người lao động tại Việt Nam hiện nay như hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo kết quả lao động.
e) Trong giáo trình “Tiền lương - Tiền công” (2011) của đồng tác giả Nguyễn Tiệp và Lê Thanh Hà đã đưa ra những khái niệm, luận cứ về tiền lương, tiền công, thù lao của người lao động làm việc trong doanh nghiệp và các tổ chức quản lý nhà nước, trong đó nghiên cứu về tiền lương tối thiểu, tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế, các phương pháp hạch toán tiền lương, các hình thức trả lương, các cơ sở để tính lương cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức quản lý nhà nước.
f) Trong giáo trình “Thống kê lao động” (2012) của tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình, đã nghiên cứu về tiền lương, các hình thức tiền lương và phương pháp quản lý tổng quỹ tiền lương của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp. Trong đó, tác giả đã nêu ra các loại tiền lương khác nhau, đã nêu ra phương pháp tính lương theo sản phẩm, phương pháp tính lương theo sản phẩm thuê khoán hoàn thành nghiệm thu, phương pháp tính lương theo doanh thu và đã phân tích sự biến động của các nhân tố đến tổng quỹ tiền lương cũng như hiệu quả sử dụng tổng quỹ tiền lương của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế.
Các công trình nghiên cứu trên đã nêu rõ những thành công và những hạn chế trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện trả lương nói chung cũng như trả lương theo kết quả lao động nói riêng đối với người lao động ở Việt Nam với nhiều phạm vi nghiên cứu khác nhau, có giá trị nghiên cứu khác nhau. Các nghiên cứu đó sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng để kế thừa, phát triển về lý luận tiền lương, phương án trả lương theo kết quả lao động trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện bài khóa luận. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng trả lương theo kết quả lao động đối tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB để từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp, khuyến nghị để hoàn thiện phương án trả lương theo kết quả lao động cho người lao động làm việc tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB trong thời gian tới.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận về phương án trả lương theo kết quả lao động tại doanh nghiệp, tìm hiểu thực trạng và đánh giá những thành công, hạn chế trong việc thực hiện trả lương theo phương án trả lương theo kết quả lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương án trả lương theo kết quả lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, bài khóa luận sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về tiền lương nói chung và phương án trả lương theo kết quả lao động nói riêng trong doanh nghiệp.
Phân tích, đánh giá thực trạng về tình hình tổ chức phương án trả lương theo kết quả lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB. Từ đó đánh giá được những ưu, nhược điểm, những thuận lợi, những khó khăn, hạn chế còn tồn tại của phương án trả lương theo kết quả lao động tại SHB giai đoạn 2015 - 2017.
Tìm ra và đề xuất một số giải pháp cả trên phương diện xây dựng và tổ chức thực hiện nhằm hoàn thiện phương án trả lương theo kết quả lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phương án trả lương theo kết quả lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB.
Phạm vi về không gian: Đề tài khóa luận nghiên cứu phương án trả lương theo kết quả lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB.
Phạm vi về thời gian: Đề tài khóa luận được nghiên cứu về phương án trả lương theo theo kết quả lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB, trong giai đoạn từ năm 2015 - 2017.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Có một lượng lớn lao động trong SHB có mong muốn được trả lương theo phương án trả lương theo kết quả lao động.
Giả thuyết 2: Phương án trả lương theo kết quả lao động hiện nay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB còn nhiều hạn chế, tồn tại, chưa phát huy hết hiệu quả trong công tác quản trị nhân lực tại đơn vị.
Giả thuyết 3: Phương án trả lương theo kết quả lao động sẽ kích thích cán bộ làm việc tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả quản lý kinh tế và quản trị nhân lực cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB .
Giả thuyết 4: Nếu có những giải pháp hợp lý về cả mặt xây dựng nội dung và tổ chức thực hiện phương án trả lương theo kết quả tại SHB thì sẽ nâng cao hiệu quả quản lý tiền lương của Ngân hàng này.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp thu thập số liệu: Tôi đã tìm đọc và thu thập thông tin sơ cấp, thứ cấp từ các nguồn như: tài liệu nội bộ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB, các báo cáo, sách, sách giáo trình, báo chí, internet và cá tài liệu khác liên quan đến đề tài để tìm những cơ sở sắc đáng bài khóa luậ tốt nghiệp này.
Phương pháp so sánh thống kê: Là phương pháp dựa vào số liệu có sẵn để tiến hành so sánh đối chiếu bằng các số tương đối, số tuyệt đối và số bình quân như quy mô lao động, kết cấu lao động, tỷ lệ phần trăm quy mô lao động.
Phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê: Tổng hợp lại những nội dung cụ thể, từng đề mục từ các số liệu mà công ty cung cấp từ đó diễn giải sự biến động và đưa ra nguyên nhân của sự biến động về công tác tuyển dụng nhân lực.
Phương pháp quan sát: Qua quá trình thực tập và nghiên cứu tại doanh nghiệp, tôi đã được tận mắt chứng kiến, thu thập, rút ra được những kiến thức, bài học kinh nghiệm, thông tin thực tế về thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp để hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin: Từ việc phân tích các thông tin, tài liệu, dữ liệu, số liệu thực tế thu được từ các phương pháp nêu trên, tôi đã phân tích thực trạng nhằm tìm ra những mặt đã làm được và khó khăn của phương án trả lương theo kết quả lao động của SHB hiện nay nhằm tìm ra giải pháp phù hợp
để giải quyết vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Phương pháp khảo sát, điều tra bằng bảng hỏi: Khóa luận tốt nghiệp có sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi nhằm tổng hợp, khảo sát ý kiến của người lao động đang làm việc tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB về phương án trả lương theo kết quả lao động mà họ đang được áp dụng. Số phiếu phát ra 200 phiếu, thu về 200 phiếu hợp lệ.
8. Kết cấu đề tài
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, khóa luận tốt nghiệp của tôi bao gồm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận phương án trả lương theo kết quả lao động trong doanh nghiệp.
Chương 2. Thực trạng phương án trả lương theo kết quả lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB.
Chương 3. Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện phương án trả lương theo kết quả lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB.
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG ÁN TRẢ LƯƠNG THEO KẾT QUẢ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm liên quan đến phương án trả lương theo kết quả lao động trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm kết quả lao động
Theo quan điểm của Mác - Lênin, kết quả lao động là thành quả có ích lao động của người lao động tạo ra được trong sản xuất. Kết quả lao động được hiểu là các sản phẩm vật chất và phi vật chất mà người lao động thực hiện được trong quá trình sản xuất của cải vật chất.
Kết quả lao động phải được xem xét dưới dạng kết quả lao động có ích, có nghĩa là nó gắn với sản phẩm có giá trị nhất định. Giá trị ở đây bao gồm toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hóa cần thiết để người lao động tạo ra sản phẩm. Xem xét ở góc độ này, sản phẩm có giá trị sử dụng đáp ứng nhu cầu của con người chính là hàng hóa. “Hàng hóa là kết quả của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán”. [6, 189]
Sản phẩm, hàng hóa có thể tồn tại ở dạng là sản phẩm hàng hóa hữu hình và sản phẩm hàng hóa vô hình. Vì vậy, kết quả lao động cũng được chia ra làm hai loại là kết quả lao động hữu hình và kết quả lao động vô hình.
1.1.2. Khái niệm tiền lương
Trên thế giới hiện nay, có rất nhiều các cách định nghĩa khác nhau về tiền lương. Tùy theo mỗi nghiên cứu, mỗi nền kinh tế với những cách tiếp cận nhìn nhận khác nhau, khái niệm về tiền lương cũng trở nên rất đa dạng và phong phú.
Theo định nghĩa của Các Mác thì “Tiền lương là giá trị hay giá cả của sức lao động, nhưng biểu hiện ra bên ngoài như là giá cả của lao động” [6, 248].
Với cách định nghĩa này về tiền lương Các Mác đã khẳng định tính chất hàng hóa đặc biệt của sức lao động và bản chất của tiền lương, đặt nền móng cho các cơ sở lý luận của kinh tế học chính trị và học thuyết Mác - Lênin sau này.
Theo cách định nghĩa của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO thì “Tiền lương là số