- Cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, giữa NHTM tư nhân và NHTM Nhà nước khá gay gắt, thậm chí còn chưa thật sự lành mạnh,việc chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay.
- Môi trường pháp lý chưa đồng bộ và sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương. Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ,Ngân hàng Nhà nước Lào và các cơ quan Chính phủ liên quan đã ban hành nhiều luật, vănbản hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Luật và các văn bản hướng dẩn đã có, song việc triển khai vào hoạt động ngân hànglại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số vănbản về việc cưỡng chế thu hồi nợ, cùngnhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng. Thêm vào đó một số điều trong Luật đất đai tại Lào gây khó khăncho các NHTM trong việc xem xét và đánh giá chính xác giá trị của tài sảnthế chấp gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động tín dụng của ngânhàng, đi sâu hơn, làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn cho ngân hàng.
Cơ hội – O 1. Chính sách mở cửa kinh tế Lào đem lại nhiều cơ hội đầu tư. 2. Chính phủ ban hành nhiều chính sách vĩ mô phù hợp với điều kiện thực tiễn. 3. Nhận được sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan, ban ngành chính phủ. 4. Lào có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế. | Thách thức – T 1. Cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại. 2.Ảnh hưởng khủng hoảng và suy thoái kinh tế. 3. Giá bất động sản biến động lớn. 4. Môi trường pháp lý chưa đồng bộ. | |
Điểm mạnh – S 1. Hệ thống NHTM Lào phát triển nhanh, vị trí kinh doanh thuận lợi. 2. Được thành lập và hoạt động lâu đời, uy tín. 3. Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ đầy nhiệt huyết. 4. Nhận được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Ngành Trung ương, NHNN Lào trên trong việc xử lý nợ xấu. | Giải pháp S – O S1, S2, S3, S4 + O1, O2, O4 Mở rộng đầu tư có chọn lọc S1, S2, S3, S4 +O1, O2, O3, O4 Tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo. | Giải pháp S – T S1, S2, S3 + T1, T2, T3, T4 Tăng cường hoạt động thu nợ, sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh. S4 + T4 Phối hợp với cơ quan địa phương trong thu hồi nợ và xử lý nợ xấu. |
Điểm yếu – W 1. Tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng. 2. Năng lực chuyên môn và | Giải pháp W – O W1, W3, W9 + O1, O2, O3, O4 Nâng cao chất lượng tín dụng. | Giải pháp W – T W1, W2, W3, W4, W5, W5, W6, W7, W8, W9 + T1, T2,T3,T4 Tăng |
Có thể bạn quan tâm!
- Khảo Sát Khách Hàng Cá Nhân Và Doanh Nghiệp Về Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Gửi Tiền Tại Nhtm Lào
- Kết Quả Nghiên Cứu Mô Hình Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng
- Mô Hình Nghiên Cứu Đánh Giá Các Yếu Tố Tác Động Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng
- Quản Trị Tốt Chất Lượng Thẩm Định Tín Dụng
- Quản trị hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Lào - 25
- Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Chuyên Gia
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
W2 + O1, O2, O3, O4 Nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng. W4 + O1, O2, O3, O4 Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng. W5 + O1, O2, O3, O4 Nâng cao chất lượng thẩm định. W7, W6 + O1, O2, O3, O4 Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy trình tín dụng, kiểm tra quá trình sử dụng vốn. W8 + O1, O2, O3, O4 Xây dựng chiến lược khách hàng. W9 + O1, O2, O3 Trích lập dự phòng, sử dụng công cụ phái sinh quản trị rủi ro tín dụng. | cường công tác mua bảo hiểm tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. |
6.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị hoạt động tín dụng ngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại Lào
6.3.1. Quản trị đầu tư tín dụng phù hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước
Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng của hệ thống NHTM Lào chưa thật đồng đều, mặc dù thị phần được mở rộng cả nước nhưng ngành thương mại, dịch vụ còn là chủ đạo chưa mạnh dạng đầu tư mở rộng đối với doanh nghiệp hay hộ gia đình chuyên sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Vì vậy trong thời gian tới hệ thống NHTM Lào cần mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế này để mở rộng thị trường, đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, vịêc mở rộng tín dụng đầu tư cần dựa trên nguyên tắc bảo đảm an toàn tín dụng.
Trong mỗi ngành sản xuất, khả năng sản xuất và quản lý của các thành phần kinh tế, các nhóm khách hàng khác nhau có sự khác nhau, nên hiệu quả thu được của vốn đầu tư có sự khác biệt. Vì vậy, trong từng ngành, tiểu ngành SX-KD phải xây dựng và quản lý hạn mức tín dụng đối với các thành phần kinh tế.
Việc chọn lĩnh vực, ngành nghề có tiềm năng để mở rộng cho vay là vô cùng cần thiết. Song, không dễ xác định đúng những đối tượng này; hơn nữa, môi trường kinh tế và pháp luật thường biến động bất ngờ khó dự đoán được nên không dễ đánh giá xác thực về xu thế phát triển của các lĩnh vực ngành nghề trong tương lai. Vì vậy, các NHTM
phải hết sức thận trọng lựa chọn dự án, ngành nghề để cho vay, giúp ngân hàng giảm thiểu nợ quá hạn.
6.3.2. Chú trọng hơn đến tài sản đảm bảo trong quản trị tín dụng
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, rủi ro tín dụng tiềm ẩn là rất lớn. Vì vậy, có tài sản đảm bảo khi cho vay là yêu cầu bức thiết, nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ. Với tỷ trọng cho vay các thành phần kinh tế như hiện nay, để giàm thiểu rủi ro, yêu cầu cấp thiết là phải tăng cường tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo. Đối với những khoản cấp tín dụng mới, các NHTM Lào cần chú trọng
tài sản đảm bảo ngay từ khi xét duyệt cấp tín dụng, còn đối với những khách hàng đã được duyệt cấp tín dụng, yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo có giá trị tương ứng với dư nợ hiện tại. Đặc biệt đối với những khoản vay có nguy cơ phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn, các NHTM Lào phải tìm mọi cách để tăng thêm tài sản cầm cố, thế chấp.
Khi xem xét, thẩm định tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng cần lưu ý đến các đặc điểm sau của tài sản:
Thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, sử dụng của khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh: Để chứng minh, khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh phải xuất trình Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền quản lý sử dụng tài sản hợp pháp. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất, khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được phép thế chấp theo quy định của pháp luật về đất đai. Đối với tài sản Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý, sử dụng, doanh nghiệp phải chứng minh được quyền được phép cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh tài sản đó.
Tài sản được phép giao dịch được hiểu là các loại tài sản mà pháp luật cho phép hoặc không cấm mua bán, tặng, cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các giao dịch khác.
Không có tranh chấp tại thời điểm ký kết Hợp đồng bảo đảm: Để thỏa mãn điều kiện này, Chi nhánh yêu cầu khách hàng vay, bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản về việc tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý tài sản đó và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình.
Phải mua bảo hiểm nếu pháp luật có quy định: Đối với các tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì NHTM Lào yêu cầu khách hàng vay, bên bảo lãnh xuất trình Hợp đồng mua bảo hiểm trong thời hạn bảo đảm tiền vay. Trường hợp khoản vay có thời hạn dài, khách hàng vay và bên bảo lãnh có thể xuất trình hợp đồng mua bảo hiểm có thời hạn ngắn hơn song phải có cam kết bằng văn bản về việc tiếp tục mua bảo hiểm trong thời gian tiếp theo cho đến khi hết thời hạn bảo đảm.
Tính dễ chuyển nhượng của tài sản: Nhằm đảm bảo khả năng thu nợ nhanh gọn, các NHTM chỉ nên lựa chọn các loại tài sản dễ chuyển nhượng, dễ bán trên thị trường khi nhận làm tài sản đảm bảo. Các ngôi nhà có giá trị nhỏ, ở sâu trong ngõ hẻm, máy móc thiết bị chuyên dụng, hàng hoá đặc biệt... là các loại tài sản cần hết sức thận trọng khi xem xét nhận thế chấp, cầm cố.
Tính mau hỏng, giảm giá trị nhanh theo thời gian: NHTM Lào không nên nhận các tài sản chóng bị hỏng và giảm giá trị nhanh theo thời gian làm tài sản đảm bảo. Riêng trường hợp đảm bảo tiền vay bằng các lô hàng hóa hình thành từ vốn vay, có thể được xem xét chấp nhận với điều kiện ngân hàng quản lý, giám sát được lô hàng và lô hàng đó dễ bán trên thị trường trong trường hợp có rủi ro xảy ra.
6.3.3. Quản trị chất lượng tín dụng để giảm thiểu rủi ro
- Chấp hành tốt các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng do Thống đốc NHTW Lào ban hành và các quy định liên quan về bảo đảm tiền vay.
- Việc thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh được coi là khâu quan trọng nhất trước khi quyết định cho vay hay bảo lãnh:
+ Kiểm tra tư cách pháp nhân của người xin vay, mức độ tín nhiệm trong quá trình giao dịch với ngân hàng, tham khảo thông tin tín dụng của khách hàng, tham khảo xếp loại định mức tín nhiệm doanh nghiệp do tổ chức độc lập có uy tín tuyên bố.
+ Xem xét cơ sở khoa học và thực tiển của việc lập dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, tổ chức đủ tư cách pháp nhân lập dự án đầu tư, thời gian lập đến khi xin vay vốn, đối chiếu với các quy định của Nhà nước Lào.
+ Dự kiến năng lực sản xuất, kinh doanh, mặt hàng, dịch vụ, giá thành, thị trường cung ứng vật tư hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, dự kiến thu nhập, lãi và thời gian hoàn vốn....
+ Các báo cáo tài chính là một căn cứ quan trọng để xem xét tình hình hoạt động, kinh doanh, năng lực tài chính của doanh nghiệp vay vốn. Theo qui định hiện hành, báo cáo tài chính của Tổng công ty phải được Kiểm toán Nhà nước xác nhận;
báo cáo của các công ty có niêm yết chứng khoán phải được Tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận.
Thực trạng hiện nay, các báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp tư nhân gửi cho ngân hàng thường mang tính đối phó hơn là tuân theo chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính Lào, các chỉ tiêu đều thiếu độ tin cậy. Để thẩm định tình hình và năng lực tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng nên tùy theo phân loại mức xin vay của dự án mà yêu cầu có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, đặc biệt là đối với các công ty cổ phần. Có như vậy mới giảm bớt tình trạng báo cáo tài chính thiếu trung thực.
- Đối với những dự án vay vốn lớn, các NHTM Lào nên thuê tổ chức tư vấn độc lập, có tư cách pháp nhân, có năng lực, uy tín để thẩm định, xác nhận trước khi xét duyệt cho vay. Việc này có thể tăng chi phí cho ngân hàng nhưng bảo đảm an toàn khi ngân hàng quyết định cho vay; cán bộ thẩm định của ngân hàng tuy có kinh nghiệm nhưng chưa toàn diện nên việc chấp thuận hoặc từ chối cho vay có thể chưa chuẩn xác. Cần phân cấp mức phán quyết cho vay đối với từng chi nhánh, phòng giao dịch nhằm phân rõ quyền hạn và trách nhiệm trong ngân hàng.
- Trong quá trình cho vay, ngân hàng cần chuyển khoản thẳng vào tài khoản của tổ chức cung ứng vật tư, hàng hóa, dịch vụ hoặc đơn vị thi công công trình theo các hợp đồng kinh tế đã ký kết, trên cơ sở hóa đơn bán hàng, biên bản nghiệm thu từng hạng mục công trình, hạn chế phát tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản của khách hàng vay trừ các món nhỏ như chi phí cho Ban quản lý dự án. Đối với khách hàng cá nhân, tuỳ trường hợp cụ thể có thể phát tiền mặt nhưng thông thường số tiền cho cá nhân vay không lớn như đối với doanh nghiệp. Đây là biện pháp để đảm bảo sử dụng tiền vay đúng mục đích.
- Tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ hoàn thành từng hạng mục dự án đầu tư, quá trình nhập vật tư hàng hóa thông qua các báo cáo định kỳ của doanh nghiệp và các hóa đơn mua, bán hàng để xem xét việc giải ngân tiền vay, nếu phát hiện những sai phạm trong quá trình sử dụng vốn vay sai mục đích, cán bộ tín dụng kiến nghị thu nợ trước hạn, chuyển nợ quá hạn hoặc đưa ra cơ quan pháp luật để xử lý.
- Sau khi hoàn thành dự án đầu tư hoặc hoàn thành chu chuyển vốn vay đối với sản xuất kinh doanh theo thời hạn cho vay, cán bộ tín dụng cần bám sát diễn biến về thu nhập của người vay để đôn đốc thu nợ đúng hạn. Nếu không hoàn trả nợ do nguyên nhân khách quan, khi người vay có đơn xin gia hạn, cán bộ tín dụng xác nhận rồi đề nghị Giám đốc ngân hàng cho gia hạn nợ theo qui định.
- Đa dạng hóa khách hàng trong hoạt động tín dụng. Các NHTM Lào cần cho vay nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Song song với việc cho vay ở mọi thành phần kinh tế, ngân hàng đẩy mạnh hoạt động bán lẻ trong đầu tư tín dụng. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng thường chỉ có thể đáp ứng tốt cho một nhóm khách hàng mà thôi nên việc đa dạng hóa khách hàng là việc không thể thực hiện ngay lập tức. Việc NHTM có thể giữ được các khách hàng truyền thống đã khó, việc đa dạng hóa khách hàng lại càng khó khăn hơn, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ bộ phận marketing của từng NHTM.
- Về đồng tài trợ: Đối với những dự án lớn, các ngân hàng cần mời gọi nhiều ngân hàng khác cùng tham gia tài trợ và cùng quản lý vốn cho vay. Nền kinh tế phát triển, đòi hỏi ngân hàng phải hợp tác và liên kết chặt chẽ với nhau để hỗ trợ nhau và tăng cường khả năng cùng tồn tại và phát triển trong nền kinh tế. Đồng thời, sự hợp tác, liên kết này cũng chính là sự phân tán rủi ro, tránh tập trung rủi ro lớn vào một ngân hàng, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, cách thức này có thể ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng và tạo điều kiện cho khách hàng tiếp xúc với ngân hàng khác; vì vậy, ngân hàng chỉ nên thực hiện đồng tài trợ đối với các khách hàng thuộc ngành xây dựng, vay vượt quá tỷ lệ vốn tự có của ngân hàng do NHNN Lào quy định trong từng thời kỳ (hiện hành là 15%).
- Cần thận trọng khi đầu tư vốn quá mức cần thiết vào các dự án dài hạn, vì thường gặp rủi ro cao hơn cho vay ngắn hạn. Mặc dù hiện nay NHNN Lào quy định chỉ cho vay dài hạn từ 30% đến 40% tổng số nguồn vốn; nhưng ngân hàng chủ yếu huy động nguồn vốn ngắn hạn, nếu xảy ra diễn biến bất thường, người gửi tiền cùng lúc rút khỏi ngân hàng một lượng vốn lớn, ngân hàng dễ